MỤC LỤC
Nội dung
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Thế giới đang bước vào thời đại với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc ứng dụng
công nghệ. Trong thế giới đó, tất cả lĩnh vực và ngành nghề đều phải chịu tác động
và đang tự chuyển mình thay đổi. Giáo dục không phải trường hợp ngoại lệ. Trước
những biến chuyển lớn, các giáo viên cũng phải thay đổi để bắt nhịp với thời đại.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không còn chỉ đơn giản là
trình chiếu các bài giảng hay hình ảnh minh họa bằng Powerpoint, violet… nữa, mà
giáo viên cần phải biết cách sử dụng các công cụ online, các trang web trực tuyến
được thiết kế và hỗ trợ cho việc dạy học nhằm làm cho tiết học trở nên sinh động,
hào hứng hơn, giúp mở rộng không gian kết nối ra ngoài lớp học và tạo ra nhiều hình
thức học tập đa dạng.
Hòa cùng với xu hướng phát triển đó, bản thân đã không ngừng học hỏi và tìm
kiếm các công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy học. Hai trong những công cụ online
mà tôi đã tìm hiểu và ứng dụng để tạo các bài tập trắc nghiệm online; kiểm tra nhanh
tại lớp; giao bài tập và quản lý việc làm bài tập về nhà của HS và đó là:
+ Quizizz: Đây là ứng dụng tạo bài trắc nghiệm online. Với ứng dụng này
giáo viên có thể kiểm tra nhanh kiến thức của học sinh ngay tại lớp, hoặc giao bài tập
về nhà cho HS dưới hình thức các câu hỏi trắc nghiệm. Điều thú vị của ứng dụng này
là HS sẽ được làm bài tập dưới hình thức như chơi game online rất thú vị. Một điều
thuận lợi nữa là HS có thể hoàn thành bài tập mọi lúc mọi nơi, có thể làm trên máy
tính, có thể làm trên điện thoại, có thể làm ở nhà hoặc lúc đi ra ngoài cùng bạn bè; có
thể làm cá nhân, cũng có thể làm theo nhóm. Tuy nhiên, với ứng dụng này giáo viên
mất khá nhiều thời gian khi gõ các công thức toán học hoặc tải các hình ảnh liên
quan đến bài tập.
+ Shub Classroom: Ứng dụng này cũng có chức năng tương tự như Quizizz.
Tuy không thể tạo bài tập dưới hình thức game nhưng ứng dụng này cho phép tải bài
1
tập dạng file được định dạng sẵn nên rất tiện lợi cho giáo viên, đặc biệt là các môn
học có nhiều công thức toán học, dạng đồ thị, hình ảnh…… Với ứng dụng này ngoài
việc giao bài tập giáo viên còn có thể tải lên các file bài giảng, bài giải để HS tham
khảo. Học sinh còn có thể chụp các bài tập tải lên ứng dụng để hỏi bài lẫn nhau. Việc
làm bài tập về nhà trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ có sự tương tác qua lại giữa các thành
viên trong lớp hoặc thậm chí có thể tương tác với các bạn khác lớp.
Qua thời gian ứng dụng hai phần mềm trên vào việc dạy học, bản thân nhận
thấy đây là những ứng dụng trực tuyến rất hữu ích, giúp giáo viên có thể giao bài tập
cho học sinh và theo dõi, đánh giá tình hình làm bài tập của học sinh thông qua các
báo cáo thống kê do phần mềm tạo ra. Qua các báo cáo, giáo viên có thể biết chính
xác học sinh đang gặp vấn đề khó khăn ở loại câu hỏi và dạng bài tập nào để từ đó có
biện pháp hỗ trợ phù hợp. Học sinh được chấm điểm ngay khi kết thúc việc làm bài
tập, và có thể nhìn thấy vị thứ của mình so với các bạn trong lớp, điều này tạo động
lực giúp các em cố gắng hơn. Thêm vào đó, giáo viên cũng có thể tạo các bài kiểm
tra online và cho HS làm bài kiểm tra đồng loạt tại lớp. Khi hết giờ bài thi sẽ được
khóa ngay lập tức. Sau đó, kết quả sẽ được tổng kết ngay bằng các báo cáo. HS rất
hào hứng với các hình thức kiểm tra mới mẻ, linh động; giáo viên không còn tốn
nhiều thời gian để chấm bài và phân loại học sinh nữa. Thật tuyệt vời. Ngoài ra, cả
hai ứng dụng này đều có hỗ trợ tính năng gửi kết quả về cho phụ huynh, giúp phụ
huynh có thể theo dõi việc học tập của con em mình.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên trong quá trình tiếp cận các ứng
dụng hỗ trợ dạy học online, trong đề tài này tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu về cách thức
sử dụng hai ứng dụng Quizizz và Shub classroom sao cho có thể phát huy được hết
mọi tính năng của ứng dụng. Đồng thời, tôi cũng đã làm một bảng so sánh về các ưu,
nhược điểm của hai ứng dụng trên để giáo viên biết cách lựa chọn và phối hợp hiệu
quả nhất trong quá trình giảng dạy của mình.
2
II. GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại dạy học theo công nghệ 4.0, việc trang bị cho mình vốn kiến
thức về các công cụ hỗ trợ dạy học hiệu quả là điều hết sức cần thiết cho mỗi giáo
viên. Ngoài các công cụ hỗ trợ soạn giảng, thì hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ
tạo bài tập trắc nghiệm online và kiểm tra trực tuyến giúp GV tiết kiệm được rất
nhiều thời gian và quản lý hiệu quả hơn việc làm bài tập về nhà của học sinh.
Đối với học sinh, việc làm bài tập về nhà luôn là một nỗi ám ảnh. Đặc biệt là
trước mỗi kỳ thi. Chắc chắn học sinh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, nếu cứ sau mỗi bài
học lại được giáo viên phát cho một xấp bài tập và yêu cầu HS phải hoàn thành trước
khi bắt đầu tiết học kế tiếp.Vậy, phải làm sao để có thể giảm bớt áp lực cho HS đối
với một “núi” bài tập như vậy, phải làm sao để HS có được cảm giác vui vẻ và tự
giác làm bài tập về nhà?.
Đối vơi giáo viên, quản lý và giám sát việc làm bài tập về nhà của tất cả các
học sinh trong lớp cũng là một vấn đề nan giải. Với cách giao bài tập trước đây,
thường thì để kiểm soát việc làm bài tập của HS, giáo viên thường kiểm tra vở của
HS, tuy nhiên điều này trở nên bất cập đối với các bài tập trắc nghiệm, số lượng bài
tập rất nhiều. Vậy bằng cách nào trong một thời gian ngắn giáo viên có thể biết được
số lượng và mức độ hoàn thành BT về nhà của HS; đánh giá được khả năng tiếp thu,
vận dụng kiến thức của từng đối tượng học sinh trong lớp thông qua việc làm bài tập
trên lớp cũng như ở nhà để từ đó có phương hướng hỗ trợ HS kịp thời.
Trước những những trăn trở đó, bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu các ứng dụng
hỗ trợ dạy học hiệu quả, giúp giải quyết những khó khăn trên. Trong quá trình nghiên
cứu, bản thân nhận thấy Quizizz và Shub Classroom là hai trong số nhiều ứng dụng
cho phép giáo viên ra đề thi trắc nghiệm online cũng như giao và giám sát việc làm bài
tập của HS theo hình thức trắc nghiệm rất hiệu quả. Tính năng ưu việt của các ứng
dụng này là giúp thống kê ngay kết quả làm bài tập của tất cả các học sinh, nhờ đó
giáo viên không còn phải mất nhiều thời gian để chấm bài, và kiểm tra việc làm BT
của HS. Mặc khác, Thông qua các bảng báo cáo thống kê mà phần mềm cung cấp, GV
có thể nắm bắt được việc tiếp nhận kiến thức của học sinh để điều chỉnh cách dạy của
mình hợp lý hơn. Đồng thời, với các ứng dụng này, HS có thể biết ngay kết quả việc
3
làm BT của mình, còn có thể so sánh và theo dõi quả kết quả của mình với các bạn
trong lớp. Chính điều này cũng góp phần thúc đẩy HS phải cố gắng làm bài tập nhanh
chóng và chính xác để được có tên trong danh sách xếp loại. Kết quả làm bài tập của
HS cũng có thể được gởi đến phụ huynh, giúp phụ huynh có thể theo dõi và giám sát
việc học tập của con em mình. Đặc biệt, bài tập giao trên ứng dụng Quizizz được tạo
ra dưới dạng Game với nhiều hình ảnh và âm thanh sinh động nên HS thường cảm
thấy rất hứng thú và không có cảm giác như đang phải làm quá nhiều bài tập về nhà.
Chỉ cần cài đặt các ứng dụng này trên điện thoại, HS có thể hoàn thành BTVN ở bất cứ thời
điểm nào trong ngày, có thể làm ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu, rất linh động và tiện lợi.
Vì những tính năng rất hữu ích trên, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng
thành công hai ứng dụng dạy học trực tuyến Quizizz và Shub classroom trong việc tạo
đề thi online; mở bài; củng cố; giao và theo dõi việc làm bài tập về nhà của học sinh.
2. Hiện trạng và giải pháp thay thế
Hiện nay, hầu hết học sinh vẫn đang được làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên
giấy và giáo viên phải dành thời gian để chấm bài, đánh giá, thống kê kết quả bài làm
của HS. Việc giao bài tập về nhà thường được giáo viên in ra giấy và phát cho HS. HS
có thể hoàn thành hết các bài tập, cũng có thể chỉ làm một phần, thậm chí có em không
làm bài tập, giáo viên không có cách nào để kiểm tra, giám sát việc làm BTVN của tất
cả các HS. Học sinh thì có tâm lý ngại làm bài tập về nhà.
Để biến những giờ kiểm tra và làm bài tập trở nên thú vị hơn và không phải tốn
quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đánh giá, phân tích kết quả làm bài của HS, tôi đã
tìm hiểu và sử dụng kết hợp hai ứng dụng hỗ trợ tạo bài kiểm tra và giao bài tập online
cho HS đó là Quizizz và Shub Classroom. Với hai ứng dụng này, HS đã không còn
ngần ngại khi làm bài tập về nhà, việc tự học và làm bài tập trở nên thú vị và không
còn nhàm chán nữa. Nhiều em còn trông chờ để được làm các GAME bài tập mới.
Việc ôn tập cũng trở nên dễ dàng hơn đối với GV và HS.
Mặc dù, cùng với xu hướng đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo định
hướng tiếp cận năng lực học sinh, việc sử dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá và
tăng cường áp dụng CNTT; vận dụng các công cụ, mô hình thống kê trực tuyến vào
việc phân tích, xử lý kết quả đánh giá là điều hết sức cần thiết và đang được khuyến
khích nhân rộng. Thế nhưng, việc đổi mới này vẫn chưa diễn ra đồng bộ và mạnh mẽ.
4
Nhiều giáo viên vì hạn chế về khả năng tin học nên không đủ năng lực để tự tìm kiếm
và áp dụng các công cụ hỗ trợ dạy học online.
Chính vì vậy trong đề tài này, tôi đã nghiên cứu và trình bày về cách sử dụng
kết hợp Quizizz và Shub Classroom sao cho hiệu quả nhất để có thể giúp GV tiết kiệm
được thời gian trong việc soạn đề và giao BT trắc nghiệm cho HS, đồng thời có thể
theo dõi và đánh giá kết quả làm bài của HS từ đó có những điều chỉnh hợp lý về
những phương án tổ chức các hoạt động dạy học của mình, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
3. Vấn đề nghiên cứu
Ứng dụng hỗ trợ dạy học online Quizizz và Shub Classroom có giúp GV tiết
kiệm được thời gian trong việc tạo bài kiểm tra và giao bài tập trắc nghiệm cho HS hay
không; Có quản trị được kết quả làm bài tập của HS hay không; Có giúp phụ huynh
theo dõi và giám sát việc làm bài của con em mình hay không; HS có cảm thấy hào
hứng và giảm bớt áp lực khi được làm bài tập dưới dạng game hay không; HS có thích
được giao bài tập trên Quizizz và Shub Classroom hơn cách thông thường hay không?.
4. Giả thiết nghiên cứu
Sử dụng Quizizz và Shub Classroom để tạo bài kiểm tra và bài tập trắc nghiệm
Online sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian và thuận lợi hơn trong việc theo dõi,
đánh giá, thống kê kết quả làm bài của HS theo từng lớp.
Nâng cao tính tự giác làm bài tập của HS. Học sinh sẽ cảm thấy hào hứng và
thú vị hơn khi được làm bài tập Online trên Quizizz và Shub Classroom.
Nâng cao chất lượng học tập của HS.
II. GIẢI PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Trong năm học này, tôi đã tiến hành giao bài tập (đối với bài tập trắc nghiệm) và
quản lý việc làm bài tập của HS bằng Quizizz và Shub Classroom. Đồng thời tôi cũng
đã dùng hai ứng dụng này để cho HS kiểm tra online, ôn tập, củng cố, test nhanh khả
năng hiểu bài của HS những lớp tôi đang dạy như 10C1, 10C2, 10 A4, 12A3.
Trong đó tôi chọn lớp 10C2 làm lớp thực nghiệm và lớp 10C1 làm lớp đối chứng.
Đây là hai lớp có các môn học nâng cao thiên về xã hội, đa số các em không cảm thấy
5
hứng thú với môn Vật lý, khả năng tư duy đối với các môn tự nhiên nói chung và môn
vật lý nói riêng có phần hạn chế, số tiết bài tập trên lớp lại rất ít vì vậy các em gặp rất
nhiều khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vật lý để giải bài tập, có lẽ cũng vì lí do
đó mà ở các lớp này rất nhiều em không thích làm bài tập về nhà.
Đặc điểm cụ thể của hai lớp như sau:
Bảng 1. Sĩ số, giới tính, thành phần dân tộc
STT
1
2
LỚP
10 C1
10 C2
SĨ SỐ
47
43
GIỚI TÍNH
Nam
Nữ
12
11
DÂN TỘC
MÔN HỌC
Kinh
Kinh
NÂNG CAO
Văn, sử, địa
Văn, sử, địa
35
32
Qua bảng 1 cho thấy hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng: đều là lớp chọn học ban khoa học xã hội, không có sự chênh lệch lớn trình độ và
thái độ học tập.
2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi lựa chọn kiểu thiết kế : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các
nhóm ngẫu nhiên.
Lớp 10C2 là nhóm thực nghiệm, lớp 10C1 là nhóm đối chứng. Bài kiểm tra
KSCL đầu năm được sử dụng để kiểm tra khả năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng
của học sinh trước tác động. Qua kết quả nhận được là có độ lệch (Xem phụ lục). Vì
vậy, tôi dùng giá trị p (ttest) để kiểm chứng điểm trung bình của hai lớp đối chứng và
thực nghiệm. Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng xác định các nhóm tương đương
Giá trị trung bình
p
Lớp 10C2
Lớp 10C1
(Thực nghiệm)
6.4
(Đối chứng)
6.4
0.485963869
Qua kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy, giá trị p = 0.40208> 0.05. Từ đó kết
luận điểm số trung bình, chất lượng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác
động là không có ý nghĩa, hay nói cách khác, hai nhóm tương đương về đặc điểm,
trình độ, khả năng.
6
Kiểm tra sau tác động:
Lớp
10C2
Tác động
Sử dụng kết hợp 2 ứng dụng hỗ
Kiểm tra sau tác động
Nhóm thực nghiệm
trợ dạy học online là Quizizz và
01
Shub Classroom để tạo kiểm tra
online, kiểm tra nhanh, củng cố,
ôn tập và giao bài tập trắc
nghiệm.
10C1
Nhóm đối chứng
Kiểm tra và giao bài tập theo
01
cách thông thường
3. Quy trình nghiên cứu
- Đối với lớp 10C1 là lớp đối chứng giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra trắc
nghiệm trên giấy và phần bài tập về nhà học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa
và làm thêm bài tập trên giấy do giáo viên in và phát cho cả lớp.
- Đối với lớp 10C2 là lớp thực nghiệm, GV đã thiết kế tiến trình nghiên cứu như sau:
3.1 Chuẩn bị:
- GV tìm hiểu nghiên ứng ứng dụng của Quizizz và Shub classroom.
- Tìm hiểu kĩ về các chức năng của Quizizz và Shub Classroom.
- Vào trang Quizizz.com và shub.edu.vn đăng kí, sau đó đăng nhập với vai trò
giáo viên. (Có hướng dẫn sử dụng trong phần phụ lục).
Hình 1. Giao diện của Quizizz.com
7
Hình 2. Giao diện của Shub Classroom
- Gửi link đăng kí để học sinh đăng nhập với vai trò là học sinh. (Hướng dẫn
trong phần phụ lục)
- Nghiên cứu kỹ phân phối chương trình và chuẩn bị nội dung bài tập và lập kế
hoạch kiểm tra, giao bài tập online cho học sinh.
- Tính toán thời gian hợp lý cho mỗi câu hỏi; mỗi bài tập hoặc mỗi bài kiểm tra.
- Tùy vào mục tiêu cụ thể GV nên lựa chọn và phân loại dạng bài tập phù hợp với
ứng dụng Quizizz hoặc Shub classroom để có thể phát huy tối đa các tính năng của
mỗi ứng dụng. Ví dụ: Nên sử dụng Quizizz cho các dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập
đơn giản ở mức độ hiểu, biết hoặc vận dụng ở mức thấp. Đối với những dạng bài tập
trắc nghiệm mà nội dung câu hỏi có độ dài đáng kể (khoảng 4 dòng trở lên), có công
thức phức tạp, nhiều hình ảnh (đồ thị, mạch điện) thì giáo viên nên giao bài tập trên
Shub Classroom sẽ tiện lợi hơn vì Shub cho phép tải bài tập từ file phi cấu trúc dưới
mọi định dạng (bao gồm các file được tạo sẵn trong Word, PDF; bitmap…).
3.2. So sánh các tính năng và ưu, nhược điểm của Quizizz và shub Classroom
a. Giống nhau
- Có thể tạo danh sách lớp học. Học sinh tham gia lớp học và làm bài tập trên ứng
dụng bằng điện thoại hoặc máy tính có nối mạng.
- Hệ thống tự động chấm bài và thống kê kết quả, xếp loại giúp giáo viên nắm
bắt tình hình lớp học.
- Hiển thị kết quả cho học sinh ngay khi làm bài.
- Có thể qui định khung thời gian phải hoàn thành bài tập.
- Kết quả bài làm của học sinh có thể được gởi đến phụ huynh.
8
b. Khác nhau
Quizizz
- Bài tập được thể hiện như một trò chơi
(game) và học sinh chỉ cần có mã game là
có thể chơi (làm bài).
- Thời gian được qui định cho từng câu
hỏi và khi học sinh làm bài cột thời gian
sẽ giảm dần để HS có thể chú ý hơn đến
thời lượng.
- Học sinh có thể biết ngay đáp án ngay
sau khi hoàn thành một câu hỏi hoặc sau
khi làm hết tất cả các câu.
- Giao diện đẹp, âm thanh sống động. Các
câu hỏi và đáp án được xáo trộn ngẫu nhiên.
- Khi làm bài học sinh có cảm giác như
đang được chơi game. Học sinh được làm
bài trên nền nhạc, có meme (Hình ảnh
động xuất hiện sau mỗi câu trả lời để
động viên bạn hoặc để cảnh báo bạn),
được gieo xúc để làm lại một vài câu sai;
khi chọn đúng con thú may mắn thì dù
làm sai vẫn không bị trừ điểm.
- Có hạn chế số độ dài của mỗi câu hỏi
hoặc câu trả lời. Chỉ hỗ trợ gõ một số
công thức đơn giản.
- Chỉ có thể upload đề thi được tạo sẵn
bằng EXCEL.
- Không có tính năng trao đổi, hỏi bài.
Shub Classroom
- Học sinh cần phải có mã lớp, mã bảo vệ
để vào lớp làm bài.
- Chỉ có thể qui định tổng thời gian cho
tất cả các câu giống như một đề thi trên
giấy.
- Học sinh chỉ có thể biết đáp án sau khi
làm hết tất cả các câu.
- Giao diện ít thu hút. HS có thể đọc hết
các câu hỏi trong đề thi và lần lượt chọn
đáp án thích hợp.
- Gần giống như hình thức làm bài tập
trên giấy.
- Không hạn chế.
- Có thể upload đề thi dưới dạng file
Word, PDF, Bitmap…
- Tạo môi trường cho các học sinh có thể
trao đổi với giáo viên, hoặc trao đổi lẫn
nhau hoặc trao đổi với các bạn ở khắp nơi
thông qua công cụ hỏi bài.
3.3. Các bước cần chuẩn bị khi giao bài tập cho học sinh trên Quizizz và Shub
Classroom
+ Giới thiệu với học sinh về ứng dụng Quizizz và Shub Classroom. Hướng dẫn
HS đăng nhập với vai trò học sinh. Yêu cầu HS nhập đúng họ tên thật và địa chỉ mail
của phụ huynh.
+ Trong Quizizz GV tạo lớp học và gửi đường link cho học sinh đăng kí vào lớp
(HS chỉ cần đăng kí lớp 1 lần); Trong Shub Classroom GV tạo lớp, gửi mã lớp và bảo
vệ cho HS để HS đăng nhập vào lớp. GV theo dõi số lượng học sinh đăng kí vào lớp
để nhắc nhở hoặc hỗ trợ những bạn chưa thể vào lớp học.
9
+ Thông báo thời gian mở và đóng bài tập. Nên công bố trước hình thức thưởng
– phạt để HS cố gắng hơn.
+ GV mở bài tập. Trong Quizizz bài tập được tạo dưới dạng game. Khi game
được mở các thành viên trong các lớp sẽ nhận được lời mời và HS chỉ cần chấp nhận
lời mời và bắt đầu làm bài. Trong Shub Classroom học sinh vào lớp chọn đúng tên bài
tập mà giáo viên đã thông báo để làm bài.
+ Sau khi đóng bài tập GV căn cứ vào bảng thống kê kết quả để ghi nhận kết quả
làm bài của HS, đồng thời lưu ý những câu hỏi mà HS làm sai nhiều để sửa bài cho HS
vào tiết sau.
3.4. Kết quả đạt được sau qui trình nghiên cứu
- Giáo viên thấy được giá trị mà công nghệ mang lại.
- GV tích cực hơn trong việc tìm kiếm và ứng dụng các công cụ hỗ trợ dạy học online.
- Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chấm bài, sửa bài.
- Giáo viên quản lý hiệu quả hơn việc làm bài tập về nhà của HS.
- Tạo được nguồn bài tập online trên Quizizz và Shub Classroom.
- Học sinh được tiếp cận công nghệ, làm quen với phương pháp học tập online.
- Học sinh chủ động hơn trong việc làm bài tập về nhà. Rèn luyện kỹ năng làm
bài tập online và làm bài thi trực tuyến.
- HS tỏ ra thích thú khi được làm bài tập với nhiều hình thức khác nhau.
- Nâng cao tinh thần tự giác làm bài tập của HS.
- Nâng cao tinh thần tự học của HS vì HS cần phải tự giác xem lại bài trước khi
tham gia làm bài tập online.
- Phụ huynh thấy hài lòng hơn khi có thể đồng hành cùng giáo viên theo dõi và
quản lý việc học tập của con em mình.
4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm do Tổ Vật
lý Trường THPT Nguyễn Huệ ra cho khối 10.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra Học kì I do Tổ Vật lý Trường THPT
Nguyễn Huệ ra cho khối 10.
10
IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Trình bày kết quả
a. Kiểm tra trước tác động:
Nhóm
Trước tác động
Trung bình
Yếu
5-6.4
3->4.9
Điểm
Giỏi
8-
Khá
6.5->7.9
Kém
0->2.9
Lớp thực nghiệm
>10
12
8
15
7
1
10 C2 (SL:43)
Lớp đối chứng
11
11
18
6
1
10 C1 (SL:47)
b.Kiểm tra sau tác động:
Kiểm tra sau tác động lần 1 (Bài kiểm tra 15 phút)
Nhóm
Điểm
Lớp thực nghiệm
Giỏi
8->10
27
Khá
6.5->7.9
9
10 C 2(SL:39)
Lớp đối chứng
11
9
Sau tác động
Trung bình
Yếu
5-6.4
3->4.9
4
3
21
5
Kém
0->2.9
0
1
10 C3(SL:41)
Kiểm tra sau tác động lần 2 ( Bài thi HK1)
Nhóm
Điểm
Lớp thực nghiệm
Giỏi
8->10
16
Khá
6.5->7.9
15
10 C 2(SL:39)
Lớp đối chứng
7
15
Sau tác động
Trung bình
Yếu
5-6.4
3->4.9
10
2
22
3
10 C3(SL:41)
c. So sánh kết quả
Lớp
Điểm TBC
11
Điểm TBC
Điểm TBC
Kém
0->2.9
0
0
trước tác
động
10 C2 (Nhóm thực nghiệm)
6.4
10C1(Nhóm đối chứng)
6.4
Chênh lệnh
0
2. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
sau tác động
sau tác động
lần 1
7.5
6.4
1.1
lần 2
7.3
6.5
0.8
Qua kết quả so sánh ta thấy kết quả điểm trung bình của hai nhóm trước tác
động là tương đương nhau, nhưng sau tác động điểm trung bình giữa hai nhóm đã có
sự chênh lệch là: 1,1 và 0,8. Điều đó cho thấy rõ ảnh hưởng tích cực của tác động mà
giáo viên đã đưa vào.
Mặc khác, so sánh kết quả tác động thông qua giá trị xác suất p và mức độ ảnh
hưởng của các tác động trong nghiên cứu (SMD) cho thấy:
Giá trị p
SMD
Trước tác động
Sau tác động lần 1
0.485963869
0.01903767
0.001
0.63735173
Sau tác động lần 2
0.005
0.56911575
Vậy, có thể thấy rõ giá trị p sau tác động p<0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu mà
tôi thu thập được là có giá trị, có ý nghĩa. Hay nói cách khác là kết quả thu thập được
không bị tác động của ngẫu nhiên mà có tính khách quan.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy việc ứng dụng
Quizizz và Shub Classroom trong việc tạo đề kiểm tra và bài tập trắc nghiệm online rất
hiệu quả. Nó giúp cho giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, kể cả chi phí in bài
tập. Đồng thời với những ứng dụng này giáo viên có thể quản lý việc làm bài tập của
học sinh hiệu quả hơn. Thông qua các bảng báo cáo thống kê từ các ứng dụng giáo
viên có thể biết được học sinh của mình đang gặp khó khăn ở phần nội dung kiến thức
nào từ đó có kế hoạch và biện pháp hỗ trợ học sinh kịp thời.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập đã tạo được hứng thú cho học
sinh, nâng cao tinh thần tự học. Học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt,
học sinh rất hào hứng khi được làm bài tập trên ứng dụng Quizizz bởi với giao diện
đẹp mắt, âm thanh, hình ảnh sống động, học sinh lại được làm bài tập thông qua việc
chơi game nên các em cảm thấy rất vui vẻ khi được vừa học vừa chơi. Nhiều em HS
còn yêu cầu được làm bài tập nhiều hơn nữa trên các ứng dụng này.
Kết quả thu được sau khi ứng dụng Quizizz và Shub Classroom trong dạy học đã
cho thấy thái độ học tập của HS đối với việc làm bài tập về nhà có sự thay đổi, HS trở nên
12
tự giác và tích cực hơn, chủ động hơn trong việc tự học. Đồng thời, học sinh cũng trở nên
yêu thích môn học hơn từ đó giúp cho hiệu quả học tập được nâng cao rõ rệt.
2. Kiến nghị
a. Đối với học sinh:
- Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên để đạt hiệu quả cao nhất
trong việc học tập online.
- Tự giác hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên đã giao phó đúng thời hạn.
- Thường xuyên theo dõi thông tin trên nhóm để biết chính xác thời gian mở và
đóng bài tập.
b. Đối với giáo viên
- Cần tìm hiểu và nghiên cứu kĩ cách sử dụng Quizizz và Shub Classroom.
- Cần nghiên cứu kỹ phân phối chương trình, mục tiêu dạy học từ đó có kế
hoạch soạn thảo bài tập và tổ chức cho HS làm bài tập online theo mục tiêu đã đề ra.
- Có các biện pháp thích hợp để khuyến khích học sinh làm bài tập online.
- Theo dõi, nhắc nhở và hỗ trợ học sinh kịp thời.
c. Đối với nhà trường và tổ, nhóm chuyên môn:
- Nhà trường và tổ chuyên môn cần quan tâm khuyến khích hơn nữa việc đổi
mới và áp dụng hiệu quả CNTT vào dạy học.
- Trang bị thêm các thiết bị công nghệ thông tin có kết nối WIFI tại các phòng
học hoặc phòng chức năng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc áp dụng công nghệ thông tin
vào dạy học.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tiếp cận và tham gia học tập thêm
về các phần mềm ứng dụng hỗ trợ dạy học mới.
Trên đây là đề tài khoa học sư phạm ứng dụng “Ứng dụng phần mềm Quizizz
và Shub Classroom trong việc tạo bài tập trắc nghiệm online, giao và quản lý việc
làm bài tập về nhà của học sinh ” của cá nhân tôi. Tuy đã rất cố gắng rất nhiều nhưng
vì thời gian có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn !
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung
học phổ thông – Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2006.
2. Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay – Phùng
Đình Mẫn (chủ biên) – Huế 2003.
3. Sách giáo khoa, Sách giáo viên vật lý 10- Bộ giáo dục và đào tạo.
4. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lý lớp 10, 11, 12, Bộ giáo dục và đào
tạo 2010.
14
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
BẢNG ĐIỂM LỚP 10 C1 (Lớp đối chứng)
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Trước
HỌ VÀ TÊN
NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG ANH
NGUYỄN TUYẾT ANH
BÙI GIA BẢO
BÙI DUY BẢO
HUỲNH NGỌC CẢNH
ĐỖ TRẦN BẢO CHÂU
NGUYỄN ĐỨC CHÍNH
NGUYỄN NGỌC THÁI BÌNH
Sau tác
tác động động lần 1
3
4
3.7
4
4.7
4
6.3
6
5.7
4
6
6
5
6
DƯƠNG
ĐỖ KHÁNH HÀ
LÊ THỊ THU HIỀN
PHAN KHẢI HOÀN
NGUYỄN THỊ THANH HOÀNG
NGUYỄN TRẦN QUỲNH HƯƠNG
NGUYỄN ANH HUY
PHAN ĐÌNH HUY
TRƯƠNG THỊ KHOA
LÊ THỊ KIM LIÊN
NGUYỄN ĐOÀN PHƯƠNG LINH
TRƯƠNG NGỌC TRÀ MY
HÀ HỒ MY NA
PHAN NỮ NHƯ NGỌC
NGUYỄN THỊ THANH NGUYỆT
NGUYỄN THÙY THU NGUYỆT
TÔ UYỂN NHI
PHẠM NGỌC HỒNG NHUNG
LÊ NGUYỄN QUỲNH NHƯ
NGUYỄN LÊ PHONG
PHẠM HOÀNG PHÚC
TRẦN GIA PHƯỚC
NGUYỄN TRÚC PHƯƠNG
15
6
6
3
5
7.3
6
8.3
7
7
6
6.7
4.7
8.3
5.7
6
8
6
6.7
7
7
8.7
6.7
5.3
5
8
6
5
7
6
6
7
7.5
6
6
4
7
5
5
6
8
5
6
6
8
5
5
Sau tác động
Lần 2
4.3
6
6
7.3
6.3
6.3
6.7
7
8.7
5.3
6.7
9.3
6
7
6
6.7
5.7
7.7
5.7
6
5
7
6.7
6.3
5.7
6.3
7.3
8.7
7
6
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
HUỲNH KIM QUYÊN
NGÔ NGỌC NHƯ QUỲNH
NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH
VÕ THỊ THU THẢO
NGUYỄN PHẠM HOÀI THƯ
NGÔ THỊ THUẬN THƯƠNG
PHẠM THỊ BÍCH TRÂM
ĐINH THỊ NGỌC TRÂM
PHẠM NGUYỄN BẢO TRÂN
ĐẶNG NGUYỄN UYỂN TRÂN
TRÌNH BẢO TRÂN
NGUYỄN TRƯƠNG HOÀNG HẠ UY
NGUYỄN HỒ THỤC UYÊN
TRẦN TÚ UYÊN
LÊ ĐỨC ANH VIỆT
NGUYỄN ĐỨC VINH
NGÔ QUỲNH NHƯ Ý
16
8.7
7.7
8
4.3
9
9.7
6.3
6.7
5
2.7
8.7
6
5
6.3
8
6.7
8.7
8
6
8
10
7
10
6
10
7
2
9
7.5
8
6
7
8
7
7
6.7
7
8.7
8
9.7
6.3
5
4
3
8
5.3
5
6
7.7
5
6.3
BẢNG ĐIỂM LỚP 10 C2 (Lớp thực nghiệm)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
TTĐ
STĐ lần 1
STĐ lần 2
7.7
8
7
8
8
9
8.3
8
9
4
5
5
TRẦN BẢO HOÀNG CHÂU
3.3
4
5
VÕ NGỌC DÂN
7.7
8
7.7
PHAN LÊ HỒNG DUYÊN
8
8
9.3
NGUYỄN VŨ THỤC ĐOAN
5
7
5.7
MAI VIỆT ĐỨC
6
8
8
NGUYỄN THÀNH ĐƯỢC
6.3
7
6.7
TRẦN PHÚC HẢO
7.3
8
7
8
9
9
ĐẶNG THÁI GIA HUY
4.3
7
7.7
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
8.3
9
9.3
MAI LÊ GIA LAM
3.3
4
4
LÊ THỊ NGỌC LINH
6
9
8.7
ĐỖ NGUYỄN THÙY LINH
8
8
8
LÊ NGUYỄN HOÀNG LY
2.7
4
3.3
TRẦN ĐĂNG MINH
4
6
5.3
NGUYỄN NGỌC THẢO MY
5
8
6.7
HUỲNH VÕ THANH NGÂN
7.3
8
7.3
NGUYỄN PHAN MINH NGỌC
5.3
7
6
PHẠM NGUYỄN THÀNH NHÂN
5
8
6
HUỲNH LÊ UYÊN NHI
4
6
6.7
BÙI TUYẾT NHI
5.3
9
6.3
PHẠM THỊ THIỆN NHI
8.7
8
9
TRẦN KIM OANH
7.3
8
7.7
9
8
8
5.7
8
7.7
NGUYỄN ĐẶNG KIM PHƯỢNG
8
9
9
TRẦN THỊ CẨM QUỲNH
9
7
9
NGUYỄN TRẦN HUỆ TÂM
7.3
9
9
NGUYỄN THU DIỆU THẢO
7.7
9
8.7
8
9
8
6.7
7
7.7
LÊ TỐNG TÂM THƯ
9
8
9.3
NGUYỄN NGỌC TRUNG TÍN
5
7
7.3
HỌ VÀ TÊN
VÕ THỊ BẢO ANH
TRƯƠNG LÊ PHƯƠNG ANH
ĐẶNG THỊ KIM ANH
NGUYỄN THỊ HOÀI ẨN
ĐỖ KIM HÂN
TRẦN DIỆP NHƯ PHAN
TRẦN THANH PHÚC
LÊ MINH THU
PHẠM THỊ MINH THƯ
17
38
39
40
41
42
43
TRẦN THỊ MINH TRANG
6
8
6.7
HUỲNH THỊ QUYỀN TRÂM
4.3
5
5
TRẦN VŨ BẢO TRÂM
6.3
7
6.7
ĐOÀN THANH TRỰC
6
8
7.3
NGUYỄN TIẾN TRƯỜNG
6
7
6.3
NGUYỄN LÊ TƯỜNG VY
5.3
8
6
18
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUIZIZZ
1. Truy cập đường link: .
2. Nhấp vào chữ Sign up để đăng kí.
+ Đăng kí bằng gõ địa chỉ email của bạn vào ô Sign up with email (Lưu ý: Mỗi email
chỉ đăng kí được 1 lần). Sau đó chọn Next.
* Đối với giáo viên:
+ Chọn vai trò là giáo viên.
19
+ Giao diện hiện ra như sau:
+ Hoàn tất các mục theo yêu cầu:
+ Sau đó nhấn Complete sign up. Trên màn hình xuất hiện thông báo:
+ Nhấn continue, giao diện sau xuất hiện có nghĩa là bạn đã đăng kí và đăng nhập
thành công. Trong những lần sau bạn chỉ cần đăng nhập (Log in) bằng địa chỉ mail hoặc tên
người dùng đã đăng kí.
20
* Đối với học sinh:
+ Chọn vai trò học sinh: Giao diện xuất hiện như sau. Bạn nhập
tháng/ngày/năm sinh.
+ Hoàn thành bảng kế tiếp
+ Nhấn Complete Sign up. Cửa sổ sau hiện ra, bạn nhấn Continue
21
+ Giao diện cho HS sẽ xuất hiện như sau:
+ Bạn chỉ cần nhập Game code do giáo viên cung cấp là có thể làm bài.
3. Các tính năng chính trong Quizizz:
+ Find a quiz: Tìm một Quiz (bài tập) có sẵn.
+ Create a quizizz: tạo bài tập mới.
Chọn
Write your
own để tạo bài tập của
riêng bạn.
22
Nhập câu hỏi
Cho phép nhập biểu thức toán học
Cho phép chèn âm thanh và hình ảnh. học
Nhập đáp án và đặt dấu tick vào trước đáo án đúng.
Cho phép cài đặt thời gian làm bài cho mỗi câu
Lưu câu hỏi.
+ My quizizz: hiển thị danh sách những bài tập đã được bạn tạo ra trước đó.
+ Reports: Báo cáo kết quả làm bài của học sinh (Tỉ lệ câu đúng; xếp hạng; số lượng
học sinh lựa chọn các đáp án đúng trong mỗi câu, …)
Số thành viên lớp học
Số học sinh hoàn thành
Số học sinh chưa hoàn thành
23
Báo cáo điểm số và xếp loại của
HS.
Lịch sử bài làm của mỗi học sinh.
- Tỉ lệ lựa chọn các đáp án.
- Cho phép xuất và in kết quả làm bài của học sinh theo từng lớp.
24
+ Memes: tạo memes (ảnh động) cho game.
+ Collections: Tạo thư mục chứa các bài tập.
+ My Class: tạo danh sách theo từng lớp.
+ Chọn và
giao bài
tập cho HS:
chọn bài
tập trong số
các bài
tập đã tạo sẵn.
- Live game: làm BT ngay sau khi GV nhấn chọn.
- Homework: giao bài tập về nhà cho HS.
Thời hạn nộp bài
25