Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý hạch toán TSCđ hữu hình trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.73 KB, 6 trang )

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý hạch toán TSCđ hữu hình trong
doanh nghiệp
I. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình theo chế độ kế toán
hiện hành trong các doanh nghiệp:
Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ
chế kinh tế, hệ thống kế toán Việt nam nói chung và chế độ kế toán quy định việc tổ chức quản lý
và hạch toán TSCĐ đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc
tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp.
1. Những ưu điểm:
Quy định của chế độ kế toán hiện hành đối với việc tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ
trong doanh nghiệp nhìn chung đã phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt nam, đã
vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu và
trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp Việt nam hiện nay và bộc lộ nhiều ưu điểm như
dễ làm, dễ hiểu, minh bạch, công khai, dễ kiểm tra, kiểm soát, cụ thể:
- Về phân loại TSCĐ hữu hình: Qua cách phân loại TSCĐ hữu hình theo các tiêu chí, doanh
nghiệp có thuận lợi hơn trong việc nắm được tổng quát tình hình, cơ cấu những TSCĐ hiện có.
Trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định trong và ngoài sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp tăng cường khai thác năng lực củ TSCĐ hiện có
cũng như quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn.
- Về kế toán chi tiết TSCĐ: bao gồm việc đánh số TSCĐ, ghi sổ đăng ký TSCĐ, thẻ
TSCĐ…giúp cho công tác quản lý và kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thuận lợi hơn.
- Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kế toán và công tác
quản lý kinh tế, tài chính nói chung và quản lý TSCĐ nói riêng trong mỗi doanh nghiệp. Nhờ có
phương pháp chứng từ mà kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ,
kịp thời, chính xác và trung thực những thông tin về sự biến động tăng giảm TSCĐ cũng như tình
hình khấu hao, sửa chữa và có đề xuất kịp thời đối với việc nâng cấp và sửa chữa TSCĐ.
- Xét thực tế, nhìn chung các doanh nghiệp đã biết lựa chọn hình thức tổ chức công tác quản
lý và hạch toán TSCĐ phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình và phù hợp với chế độ,
thể lệ kế toán nhà nước đã ban hành và phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học
kỹ thuật trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.
2. Những mặt hạn chế:


Thực trạng công tác tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói
riêng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như:
- Về chế độ kế toán nói chung, kế toán Việt nam chưa có những chuẩn mực thống nhất áp
dụng cho mọi hình thức doanh nghiệp.
Cụ thể chế độ quản lý TSCĐ đã đề cập trong nội dung đề án cũng mới chỉ áp dụng cho
các doanh nghiệp Nhà nước, gồm: Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, doanh
nghiệp độc lập; Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như công ty
TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư có vốn
nước ngoài,…chỉ bắt buộc áp dụng các quy định liên quan đến việc xác định chi phí để tính
thuế; các quy định khác chỉ mới khuyến khích áp dụng.
- Trong chế độ về nâng cấp, sửa chữa TSCĐ hữu hình có quy định: Với một số doanh
nghiệp mà chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh không đều giữa các kỳ, nếu doanh nghiệp muốn trích
trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trình Bộ tài chính xem
xét trước, quyết định rồi sau đó có ý kiến bằng văn bản của Bộ tài chính mới được thực hiện. Quy
định này làm hao phí nhiều thời gian của các doanh nghiệp trong việc chờ đợi các quyết định được
duyệt. Do đó làm chậm lại tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do TSCĐ chưa được sửa
chữa nâng cấp kịp thời, làm giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về trình độ, phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói
riêng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán trong nhiều doanh nghiệp chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý.
Tính cập nhật thông tin trong các doanh nghiệp chưa cao. Mặc dù chúng ta đang sống ở
thời đại thông tin, song các thông tin về các quy định mới, chính sách mới vẫn chưa được cập nhật
thường xuyên trong doanh nghiệp do thiếu phương tiện thiết bị. Hệ thống sổ sách kế toán còn cồng
kềnh, ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp chưa vận dụng được chương trình kế toán máy, do đó
chưa tiết kiệm được thời gian và chi phí cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ.
II. Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình
trong doanh nghiệp:
Xuất phát từ những điểm còn tồn tại ở chế độ kế toán Việt nam hiện hành đối với công tác
tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp, em xin mạnh dạn đưa ra

một số ý kiến sau đây:
ý kiến thứ nhất: Về chế độ kế toán nói chung
Về chế độ kế toán, chúng ta cần thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu
của nền kinh tế thị trường ở Việt nam, nên vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế
toán. Hơn nữa, nhà nước nên đổi mới về cơ chế vận hành trong hệ thống sổ kế toán được lập, cần
áp dụng những nghiệp vụ kế toán mới của các nước tiên tiến để thực sự bước vào thời kỳ mới của
công tác hạch toán, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường. Cần có những quy
định rõ ràng trong hạch toán các nghiệp vụ nói chung và TSCĐ nói riêng để công tác tính giá, tính
khấu hao không có những kẽ hở và không bị thất thoát tài sản của nhà nước.
ý kiến thứ hai: Về chế độ nâng cấp sửa chữa TSCĐ hữu hình
Nhà nước nên hạn chế bớt những thủ tục mang tính hình thức máy móc, có thể cho phép
các doanh nghiệp được quyền quyết định việc sửa chữa hay nâng cấp những TSCĐ như các thiết
bị, dụng cụ quản lý… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, nâng
cấp kịp thời TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
ý kiến thứ ba: Về trình độ, phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ
Để khắc phục những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý và những khó khăn trong
việc hạch toán TSCĐ, Nhà nước ta và mỗi doanh nghiệp cần phải:
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật,
khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức trang bị và ứng dụng phương tiện
kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin hiện đại trong công tác kế toán, tạo ra khả năng điều kiện cho
đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán thực hiện tốt trách nhiệm ngày càng nặng nề, phát huy tốt vai trò
của kế toán trong quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Hiện nay, người ta đã xây dựng được một số chương trình sử dụng máy vi tính vào công
việc kế toán nói chung (phần mềm) nhưng chưa có chương trình nào giải quyết được các yêu cầu
của thông tin kế toán, đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý của các tổ chức. Để có thể sử dụng máy vi
tính vào công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, các doanh nghiệp cần có kế hoạch trang bị máy, bồi
dưỡng trình độ tin học cho cán bộ, nhân viên kế toán và tìm hiểu chương trình phần mềm kế toán,
tiến hành mã hoá toàn bộ các đối tượng cụ thể ở đơn vị mình để có thể sử dụng máy thực hiện
từng phần công việc của kế toán trong đơn vị.

- Bản thân mỗi kế toán viên, các nhà quản lý phải nỗ lực học hỏi, nâng cao vốn kiến thức
nghiệp vụ chuyên môn của mình.
- Trong phạm vi doanh nghiệp của mình, các nhà quản lý phải nắm vững nhiệm vụ SXKD
của mình trong từng thời kỳ. Nắm vững nguồn lực đặc biệt là nguồn lực về TSCĐ, cân đối năng
lực với nhiệm vụ để có phương án sử dụng tốt nhất các yếu tố cuả SXKD.
Xét về mặt khách quan trong nền KTTT hiện nay, với những khó khăn nhiều mặt như thiếu
vốn, thiếu hành lang pháp lý, thiếu những nhà quản lý có trình độ thật sự thích hợp với kinh tế
hàng hoá…đòi hỏi nhà nước phải có chính sách để triển khai và khuyến khích và tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp phát triển mạnh.

×