Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

5 Một số suy nghĩ về hạch toán vật liệu hiện nay trong các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.58 KB, 3 trang )

Một số suy nghĩ về hạch toán vật liệu hiện nay trong các
doanh nghiệp
1. Về yêu cầu “chính xác” của thông tin kế toán về vật liệu
Đã từ lâu, “chính xác” được xem như một yêu cầu hàng đầu của thông tin
kế toán. Tuy nhiên, đứng ở nhiều góc độ, yêu cầu này khó thực hiện trong thực
tiễn của hoạt động kế toán. Cụ thể là về vấn đề vật liệu nói riêng và hàng tồn
kho nói chung.
Để có thể tổng hợp tài sản và xác định lợi nhuận, kế toán phải quy tất cả
các đối tượng thành một thước đo duy nhập là giá trị. Và khó khăn duy nhất mà
kế toán phải vượt qua là xác định phương pháp đánh giá để quy đổi ra chỉ tiêu
giá trị các đối tượng của kế toán.
Thứ nhất, qua xem xét các phương pháp tính giá vật liệu đã nói tới trong
bài viết này dễ thấy rằng không có một phương pháp tính giá nào là hoàn toàn
“chính xác” tuyệt đối, mỗi phương pháp tính giá chỉ thích hợp với một số trường
hợp hoặc yêu cầu nhất định. Chẳng hạn đánh giá vật liệu tồn kho, các phương
pháp nhập trước xuất trước, nhập sâu xuất trước hay bình quân gia quyền đều có
cơ sở của nó nhưng không có phương pháp nào phản ánh chính xác trị giá vật
liệu tồn kho mà chỉ xác định giá trị này một cách hợp lý trong những trường hợp
nhất định.
Thứ hai, có những phương pháp có thể cho kết quả thực tế hơn nhưng bị
cản trở bởi tính khách quan của nó. Thí dụ giá hiện hành vật liệu phản ánh giá trị
vật liệu hợp lý tại thời điểm mua vật liệu. Tuy nhiên giá mua vẫn giữ vai trò
quan trọng trong việc phản ánh vật liệu, bởi giá hiện hành khó có thể xác định
một cách khách quan và có thể kiểm chứng được.
Thứ ba, có những phương pháp có thể cho biết kết quả có mức chính xác
cao hơn các phương pháp khác, như phương pháp giá thực tế đích danh được coi
là cố gắng nhất để phản ánh chính xác giá trị vật liệu tồn kho (hàng tồn kho nói
chung), nhưng đòi hỏi chi phí vượt khỏi lợi ích mà nó mang lại.
Thứ tư, cuối cùng về công tác kế toán:
Mặc dù hiện nay đã áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán nhưng chưa
sử dụng ở mọi phần hành. Công tác kế toán thủ công vẫn còn chiếm phần lớn


trong công tác kế toán ở đơn vị. Công ty nên có kế hoạch phát triển việc sử dụng
máy vi tính vào công tác không chỉ ở một vài phần hành mà nên mở rộng ra
nhiều lĩnh vực. Sự phân công kế toán cũng cần sắp xếp lại sao cho phù hợp với
công việc để không có sự chồng chéo lẫn nhau. Công tác ghi sổ kế toán cũng
nên tiến hành thường xuyên chẳng hạn như việc vào bảng kê, sổ, thẻ chi tiết,
chứng từ ghi sổ nên lập hàng ngày.
1
1
Do những trở ngại nêu trên dẫn đến việc yêu cầu chính xác của kế toán vật
liệu là một điều kiện khó thực hiện.
Bởi vậy, nên thay yêu cầu “chính xác” bằng các yêu cầu cụ thể và thích
hợp hơn. Mặt khác, yêu cầu “chính xác” nên được dùng theo một nghĩa hẹp hơn,
nghĩa là sau khi loại bỏ các phức tạp nảy sinh từ các phương pháp kế toán vật
liệu, nên hiểu “chính xác” như là yêu cầu chỉ về mặt tình toán và ghi chép. Tính
toán giá trị vật liệu chính xác theo nghĩa số học, điều này hoàn toàn có thể thực
hiện được trong thực tế. Ghi chép chính xác, tức là quá trình ghi chép từ các
chứng từ sổ sách và sự chính xác này cũng hoàn toàn có khả năng thực hiện
trong thực tế.
2. Về hai phương pháp hạch toán tổng hợp vật liệu
Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp vật liệu
thì tồn kho vật liệu trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào
trong kỳ kế toán. Tuy nhiên việc kiểm kê kho vật liệu lại không được thực hiện
thường xuyên, mà theo định kỳ hoặc đột xuất doanh nghiệp có thể lập ban kiểm
kê tài sản để kiểm kê vật liệu, xác định số tồn kho thực tế sau đó so sánh với số
tồn kho trên sổ kế toán, để nếu có chênh lệch thì phải xử lý kịp thời. Bởi vậy nếu
doanh nghiệp thực hiện phương pháp kê khai thường xuyên mà định kỳ kiểm kê
kho vật liệu cũng vào cuối kỳ thì so với phương pháp kiểm kê định kỳ trong
trường hợp này thì chỉ khác nhau về tài khoản sử dụng; phương pháp kê khai
thường xuyên sử dụng tài khoản 152 để hạch toán vật liệu còn phương pháp
kiểm kê định kỳ sử dụng một tài khoản trung gian đê hạch toán vật liệu là tài

khoản 5111 “mua vật liệu”. Hai tài khoản này nếu xét ở một khía cạnh nhất định
thì thực ra chúng chỉ là một.
Bởi vậy, doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán
vật liệu, việc hạch toán sẽ rất đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch
toán. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có hệ thống kho, bến bãi, quản lý bảo quản
tương đối tốt thì sẽ khác phục được nhược điểm của phương pháp này là đánh
giá vật liệu xuất còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống trên. áp dụng phương pháp này
thường có ưu thế hơn phương pháp kê khai thường xuyên, nếu so sánh với một
số nước phát triển, như nước Pháp, thì họ hạch toán vật liệu tương tự như
phương pháp kiểm kê định kỳ ở nước ta, tức là cũng chỉ xác định được số vật
liệu tồn kho thông qua kiểm kê kho cuối kỳ.
2
2
Kết luận
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được tiến hành
trong cơ chế thị trường, trong đó kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc
quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô.
Hạch toán vật liệu là một trong những công tác trọng tâm của kế toán các
doanh nghiệp sản xuất. Nó liên quan đến việc tính chính xác lợi nhuận của
doanh nghiệp đã đạt được trong kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ ngày 01-01-1996, chế độ kế toán mới đã được ban hành và áp dụng
thống nhất trong cả nước. Tổ chức hạch toán vật liệu phù hợp với chế độ kế toán
mới và yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đang trở thành mối quan tâm đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất,
xây dựng.
Do trình độ có hạn, bài viết này còn nhiều sai sót trong cách hiểu vấn đề và
cách bố trí kết cấu. Tuy nhiên khi thực hiện đề án này đã giúp em có những hiểu
biết sâu sắc về hạch toán vật liệu, đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm để
chuẩn bị tốt cho quá trình thực hiện chuyên đề sắp tới.
3

3

×