Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

6 Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.04 KB, 16 trang )

Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
I. Xuất khẩu tư bản:
1. Khái niệm xuất khẩu tư bản:
Trong thế kỷ XIX diễn ra quá trình tích tụ và tập trung Tư Bản mạnh mẽ.
Các nước công nghiệp phát triển đã tích luỹ được những khoản TB khổng lồ đó là
tiền đề cho xuất khẩu Tư Bản và đến giai đoạn chủ nghĩa độc quyền, xuất khẩu Tư
Bản là một đặc điểm nổi bật có tầm quan trọng đặc biệt, và trở thành sự cần thiết
của chủ nghĩa Tư Bản. Đó là vì Tư Bản tài chính trong quá trình phát triển đã xuất
hiện cái gọi là "Tư Bản thừa". Thừa so với tỷ suất, lợi nhuận sẽ cao hơn. Trong lúc
ở nhiều nước kinh tế lạc hậu cần Tư Bản để mở mang kinh tế và đổi mới kỹ thuật,
nhưng chưa tích luỹ Tư Bản kịp thời. Vậy thực chất xuất khẩu Tư Bản là đem Tư
Bản ra nước ngoài, nhằm chiếm được giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác được
tạo ra ở các nguồn lợi khác được tạo ra ở các nước nhập khẩu Tư Bản.
Ta đã thấy rằng việc xuất khẩu Tư Bản là "Tư Bản thừa" xuất hiện trong các
nước tiên tiến. Nhưng thực chất vấn đề đó là mang tính tất yếu khách quan của một
hiện tượng kinh tế khi mà quá trình tích luỹ và tập trung đã đạt đến một độ nhất
định sẽ xuất hiện nhu cầu ra nước ngoài. Đây cũng là quá trình phát triển sức sản
xuất của xã hội vươn ra Thế Giới, thoát khỏi khuân khổ chật hẹp của quốc gia,
hình thành quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Theo Lê Nin "Các nước xuất
khẩu Tư Bản hầu như bao giờ cũng có khả năng thu được một số "lợi" nào đó"
[29,90]. Chính đặc điểm này là nhân tố kích thích các nhà Tư Bản có tiềm lực hơn
trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Bởi vì khi mà nền công nghiệp đã phát
triển, đầu tư trong nước không còn có lợi nhuận cao nữa. Mặt khác các nước lạc
hậu hơn có lợi thế về đất đai, nguyên liệu, tài nguyên nhân công… lại đưa lại cho
nhà đầu tư lợi nhuận cao, ổn định, tin cậy và giữ vị trí độc quyền
Theo Lê Nin " Xuất khẩu tư bản" là một trong năm đặc điểm kinh tế của chủ
nghĩa đế quốc, thông qua xuất khẩu tư bản, các nước tư bản phát triển thực hiện
việc bóc lột đối với các nước lạc hậu và thường là thuộc địa của nó: Nhưng ông
không phủ nhận vai trò của nó. Trong thời kỳ đầu của chính quyền Xô Viết, Lê
Nin chủ trương sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài và khi đưa ra "Chính sách kinh
tế mới" đã nói rằng những người cộng sản phải biết lợi dụng những thành tựu kinh


tế và khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa Tư Bản thông qua hình thức kinh tế và khoa
học kỹ thuật của chủ nghĩa Tư Bản thông qua hình thức " Chủ nghĩa Tư Bản nhà
nước" đã nói rằng những người cộng sản phải biết lợi dụng những thành tựu kinh
tế và khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản thông qua hình thức "chủ nghĩa tư
bản nhà nước". Theo quan điểm này nhiều nước đã "chấp nhận phần nào sự bóc lột
của chủ nghiã tư bản để phát triển kinh tế, như thế có thể còn nhanh hơn là sự vận
động tự thân của mỗi nước. Tuy nhiên việc "xuất khẩu tư bản" phải tuân theo pháp
luật của các nước đế quốc vì họ có sức mạnh kinh tế, còn ngày nay thì tuân theo
páhp luật, sự điều hành của mỗi quốc gia nhận đầu tư.
2. Các hình thức xuất khẩu tư bản.
Gồm c ó hai hình thức chính:
Xuất khẩu tư bản cho vay: là hình thức cho chính phủ hoặc do tư nhân vay
nhằm thu được tỷ suất cao.
Xuất khẩu tư bản hoạt động: là đem tư bản ra nước ngoài, mở mang xí
nghiệp tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hoá, trong đó có giá trị thặng dư tại nước
nhập khẩu.
Đầu tư hoạt động gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp: là đầu tư chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngaòi đầu tư toàn bộ
hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điêù hành hạơc tham
gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các Công ty sở tại (ở mức khống chế
nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ
bỏ vốn đầu tư. Vốn này được trả bằng tiền gốc lẫn lợi tức dưới hình thức tiền tệ
hay dưới hình thức hàng hoá.
Còn đối với hình thức xuất khẩu cho vay thì có xuất khẩu tư bản cho vay dài
hạn và xuất khẩu tư bản cho vay ngắn hạn. Gốm có.
Thứ nhất: Xuất khẩu máy móc, thiết bị công nghệ từ các nước phát triển
sang các nước nhận đầu tư.
Thứ hai: Xuất khẩu trực tiếp, gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài có 3 dạng.

+ Nước công nghiệp phát triển đầu tư vào các nước công nghiệp tp
+ Nowcs công nghiệp phát triển đầu tư vào nước công nghiệp kém phát triển
+ Đầu tư giữa các nước kém phát triển
II. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1. Khái niệm vốn đầu tư.
Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ
sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng cá nhân và xã hội.
Nguồn vốn đầu tư có thể là những tài sản hàng hoá như tiền vốn, đất đai, nhà
cửa, máy móc, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát
minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương
mại… Các doanh nghiệp có thể đầu tư bằng cổ phần, trái phiếu, các quyền sở hữu
khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tế như các
quyền thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn thiên nhiên.
Thời kỳ đầu thế kỷ XX, theo quan điểm của LêNin thì loại sử dụng vốn một
cách áp đặt dưới dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài về thực chất là khoản chi phí mà
các nước tư bản bỏ ra để củng cố địa vị trong chiến hữu thuộc địa và cuối cùng là
nhằm đạt được lợi nhụân cao hơn.
Theo phân tích đánh giá của LêNin thì sự phát triển của đầu tư trực tiếp
nước ngoài luôn gắn với lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư banr. Xuất phát từ điều
kiện chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới lúc bấy giờ mà Lênin cho rằng loại vốn
được sử dụng dưới sạng đầu tư trực tiếp nước ngoài là công cụ bóc lột, là hình thức
chiếm đoạt của chủ nghĩa tư bản. Và theo quan niệm củaR.Nurkse quan niệm, dù
"đầu tư trực tiếp nước ngoài trước hết phục vụ cho lợi ích của các nước công
nghiệp xuất vốn chứ chưa phải nước nhận vốn"{32, 26} tuy nhiên là nhân tố quan
trọng, là giải pháp tích cực để cho nền kinh tế chậm phát triển có thể "vươn tới thị
trường mới". Mặc dù, đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn cung cấp một lượng
vốn đáng kể cho công nghiệp hoá, cho tăng năng suất lao động, tăng thu nhập….
làm phá vỡ sự khép kín của vòng luẩn quẩn, nhưng nó không phải là tất cả mà nó
chỉ phát huy tác dụng khi khả năng tích luỹ vốn bằng con đường tiết kiệm nội bộ

của một nước đạt tới mức nhất định. Cũng như R.Nurkes, quan điểm của A.
Samuelson coi vốn là yếu tố quyết định đảm bảo cho hoạt động có năng suất cao,
hay nói cách khác, vốn là yếu tố có sức mạnh nhất có thể làm cho "vòng luẩn
quẩn" dễ bị phá vỡ. Theo quan điểm của hai ông nhấn mạnh, đa số các nước đang
phát triển đều thiếu vốn, mức thu nhập thấp, chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, do đó khả
năng tích luỹ hạn chế và để "tích luỹ vốn cần phải hy sinh tiêu dùng trong nhiều
thập kỷ". Vì vậy A.Samuelson đặt vấn đề: Đối với nước nghèo, nếu có nhiều trở
ngại như vậy như vậy đối với việc cấm thành tư bản do nguồn tài chính trong
nước, tại sao không dựa nhiều hơn vào những nguồn vốn nước ngoài?
2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
a. Khái niệm
Về mặt kinh tế: FDI là một hình thức đầu tư quốc tế đặc trưng bởi quá trình
di chuyển tư bản từ nước này qua nước khác. FDI được hiểu là hoạt động kinh
doanh, một dạng kinh doanh quan hệ kinh tế có quan hệ quốc tế. Về đầu tư quốc tế
là những phương thức đầu tư vốn, tư sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh
doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế, xã hội
nhất định.
Về mặt nhận thức: Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác
biệt ở sự khác biệt quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên
tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở sự di chuyển tư bản bắt
buộc phải vượt qua tầm kiểm soát quốc gia.
Vì vậy, FDI là hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở quá trình di
chuyển tư bản giữa các quốc gia chủ yếu là do các pháp nhân và thể nhân thực hiện
theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá
trình đầu tư.
Một số nhà lý luận khác lại cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài về thực chất
là hình thức kéo dài "chu kỳ tuổi thọ sản xuất", "chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật" và "nội
bộ hoá di chuyển kĩ thuật". Bản chất kỹ thuật của đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà lý luận. Tuy còn có sự khác
nhau về cơ sở nghiên cứu, về phương pháp phân tích và đối tượng xem xét…

Nhưng quan điểm của các nhà lý luận gặp nhau ở chỗ: trong nền kinh tế hiện đại
có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản
xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là điều kiện tồn
tại và phát triển của mình.
b) Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong những thập kỷ gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên
mạnh mẽ và có những đặc điểm sau đây:
* Cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế
biến và dịch vụ.
Sự phát triển kinh tế luôn luôn đặt ra vấn đề là phải dịch chuyển cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại hoá và phù hợp với xu thế hội nhập với nền kinh tế. Dưới
tác động của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều ngành kinh tế ra đời và phát
triển nhanh chóng, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới ra đời thay thế cho lĩnh
vực sản xuất kinh doanh trước đây. Hiện nay một cơ cấu được coi là hiện đại là cơ
cấu kinh tế trong đó các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ chiếm một tỷ lệ
lớn. Tại sao trong cơ cấu đầu tư vẫn lựa chọn tối ưu vào hai ngành này mà không
phải là ngành công nghiệp nặng,… Bởi vì có những nguyên nhân sau. Thứ nhất,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất ngày một
nâng cao, vì vậy mà nhu cầu về các loại dịch vụ phục vụ đời sống và sản xuất kinh
doanh tăng lên mạnh mẽ, nhất là dịch vụ kỹ thuật, tài chính, du lịch, đòi hỏi ngành
dịch vụ phải được phát triển tương ứng. Thứ hai, ngành công nghiệp chế biến là
ngành có nhiều phân ngành, mà những phân ngành đó thuộc các lĩnh vực mũi nhọn
của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, như điện tử, thông tin liên lạc, vật liệu
mới… Thứ ba, do đặc tính kỹ thuật của hai ngành này là dễ dàng thực hiện sự hợp
tác. Ví dụ như ngành công nghiệp chế tạo có những quy trình công nghệ có thể
phân chia ra nhiều công đoạn và tuỳ theo thế mạnh của mỗi nước có thể phân chia
ra nhiều công đoạn và tuỳ theo thế mạnh của mỗi nước có thể thực hiện một trong
những khâu mà hai ngành này cho phép nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao, đỡ gặp
rủi ro hơn và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. Vì vậy mà hầu hết các nước đều tập
trung mọi cố gắng điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

hai ngành này. Xuất phát từ yêu cầu phát triển một cơ cấu kinh tế hiện đại theo
hướng CNH mà chính phủ của nhiều nước đang phát triển đã dành nhiều ưu đãi
cho những nước ngoài đầu tư vào hai ngành này, điều đó tạo ra sức hấp dẫn mạnh
mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
* Hiện tượng hai chiều trong đầu tư trực tiếp nước ngoài

×