Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Một số vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.54 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG CHÍNH
1 1
Lời mở đầu
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền
kinh tế. Vấn đề vốn luôn đặt ra hàng đầu cho nền kinh tế công nghiệp
hoá. Đối với nước ta, sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích luỹ
trongg nước còn hạn hẹp thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế. Nước
ta lại có nhiều tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do
trình độ còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật còn ngèo nàn lạc hậu,
nên chưa có điều kiện khai thác tiềm năng ấy.
Nước ta muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, bằng cách tăng
cường phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn
định. Để thực hiện được nhiệm vụ này, khi mà trên thế giới có một số
nước nắm trong tay một lượng lớn vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra
nước ngoài thì đó là cơ hội để nước ta tranh thủ nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế.
Xuất phát từ quan điểm này, Em xin trình bày đề tài : “Một số
vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công
nghiệp ở nước ta”.
2 2
Nội dung bài viết bao gồm ba phần chính :
Phần I : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó
trong sự nghiệp phát triển công nghiệp ở nước ta.
Phần II : Thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài cho phát triển công nghiệp.
Phần III : Biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
PHẦN I :
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ


VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP Ở NƯÓC TA.
I. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.
A. Quan niệm về vốn đầu tư.
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và các nguồn khác được
đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm
lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
sinh hoạt của mỗi người dân.
3 3
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp lần đầu tiên được hình
thành, tiền này được dùng để mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà
xưởng, các yếu tố sản xuất,. .. Để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật. Tiền
này còn được dùng để trả lương cho công nhân trong chu kỳ sản xuất
kinh doanh đầu tiên.
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, tiền này được sử dụng
mua sắn trang thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, đổi mới công nghệ
và làm tăng vốn lưu động, nhằm mở rộng quy mô hoạt động hiện có và
sửa chữa các tài sản cố định.
Số tiền cần cho hoạt động trên là rất lớn có thể huy động trong
nước hay ngoài nước.
B. Các nguồn vốn đầu tư.
- Căn cứ vào nguồn vốn bao gồm :
+Vốn tự có :
Là phần vốn có sẵn trong các doanh nghiệp, đây chính là phần
tiết kiệm của các công ty và các khoản chi phí trong hoạt động kinh
doanh. Phần tiết kiệm của chính phủ dùng để đầu tư vào lĩnh vực công
4 4
nghiệp. Đối với nước ta hiện nay, thì tiết kiệm của chính phủ là hạn
hẹp, nên vốn tự có chủ yếu là vốn tiết kiệm của các doanh nghiệp.

+Vốn đi vay: Bao gồm hai nguồn :
. Vốn đi vay trong nước.
Là vốn vay từ nhân dân thông qua phát hành trái phiếu hoặc tín
phiếu kho bạc nhà nước. Hình thức huy động vốn này là rất quan trọng
cho phát triển nền kinh tế, sử dụng được những đồng vốn nhàn rỗi, đó
chính là phần tiết kiệm của dân cư.
. Vốn đi vay nước ngoài.
Là vốn mà chính phủ hoặc các công ty trong nước vay của chính
phủ hoặc các công ty nước ngoài.
- Căn cứ vào quan hệ quản lý của người đầu tư vốn bao gồm hai
loại :
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đây là phần vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước
đang phát triển, là nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phát
triển kinh tế. FDI không những cung cấp nguồn vốn mà nó còn thực
hiện quá trình chuyển dao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và tìm
5 5
thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt khác FDI còn gắn với trách nhiệm
bảo toàn và phát triển vốn. Do đó, thu hút được nguồn vốn này sẽ
giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển.
+ Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ( ODA).
Là nguồn vốn do các cơ quan chính thức của một nước hoặc một
tổ chức quốc tế tại trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này. Nội dung viện
trợ bao gồm :

Viện trợ không hoàn lại : thường chiếm 25% tổng vốn ODA

Hợp tác kỷ thuật


Cho vay ưu đãi : Bao gồm :
. Cho vay không lãi suất
. Cho vay vớ lãi suất ưu đãi : từ 0,5 đến 5% / năm và trả
vốn sau 3 đến 10 năm. Hoàn vốn trong thời gian 10 đến 15 năm.
Ngày nay nguồn ODA không chỉ từ các nước DAC, mặc dù các
nước này vẫn chiếm đại bộ phận ( 85%). Ngoài ra còn từ các nước
Đông Âu ( 10% ) và các nườc ả rập có dầu mỏ ( 5%). ODA được thực
6 6
hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Viện trợ đa phương
thông qua các tổ chức quốc tế.
C . Sự vận động của vốn đầu tư
Là sự vận động của đồng vốn trong các giai đoạn đầu tư; Chuẩn
bị đầu tư; thực hiện đầu tư; và sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về bản chất chính là quá trình
thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo nên
những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt.
TRước hết đồng vốn đầu tư được huy động từ các nguồn vốn khác
nhau trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa vào
quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công xưởng, nhà máy, nhà kho, sân
bãi. .. Sau khi xây dựng cơ bản được hoàn thành thì bước tiếp theo là
tạo ra sản phẩm của ngành theo quy trình công nghệ từ đó tạo ra tài
sản cố định cho doanh nghiệp thu hồi vốn sau khi đã khấu hao.
Ngày nay vốn đầu tư được coi là yếu tố quan trọng của quá
trình sản xuất. Nếu lao động và tài nguyên được coi là yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất, thì vốn sản xuất vừa được coi là yếu tố đầu
vào vừa được coi là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất.
7 7
II. VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ.
A. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định có ba

hình thức chính đó là: Xí nghiệp liên doanh; Xí nghiệp 100% vốn
nước ngoài; Hợp tác kinh tế trên cơ sở hợp đồng và hình thức ký hợp
đồng Xây Dựng – Kinh Doanh – Chuyển Giao (BOT) và Xây Dựng -
Chuyển Giao (BT) với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tính đến
tháng 6 năm 1996 hình thức xí nghiệp liên doanh chiếm 64,6% số dự
án và 65,3% số vốn đầu tư; Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm
27,1% và chiếm 17,85 số vốn đầu tư; Hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng và hình thức ký hợp đồng (BOT) và (BT) chiếm 8,3% số dự
án và 16,9% số vốn đầu tư.
a1. Xí nghiệp liên doanh.
Theo quy định của luật mới, doanh nghiệp liên doanh là doanh
nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sơ hợp đồng kinh doanh,
được ký kết giữa bên hoặc các bên Việt Nam với bên hoặc các bên
Nước Ngoài để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Liên doanh có thể
thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và
8 8
chính phủ Nước ngoài hoặc dựa trên cơ sở góp vốn của liên doanh tồn
tại với một hoặc một số đối tác Việt Nam.
a2. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hửu của nhà đầu tư nước
ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh.
Hình thức này được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lựa chọn
ngày càng nhiều vì nó có phần dễ thực hiện và thuận lợi hơn cho họ.
NHưng bằng hình thức đầu tư này, về phía nước nhận đầu tư thường
chỉ nhận được lợi ích trước mắt. Về lâu dài, hình thức đầu tư này
không hứa hẹn những lợi ích tốt đẹp, mà thậm chí nước nhận đầu tư
còn phải ghánh chịu nhiều hậu quả khó lường như: Ô nhiễm môi
trường, khai thác bừa bãi. ..
a3. Hợp tác kinh tế trên cơ sở hợp đồng và ký hợp đồng

(BOT) và (BT).
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo đó bên nước
ngoài và bên Việt Nam, cùng nhau thực hiện một hợp đồng được ký
kết giữa hai bên, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của
9 9
mỗi bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi bên dữ nguyên tư
cách pháp nhân của mình mà không thành lập một pháp nhân mới.
B. Đặc điểm cuả nguồn vốn đầu tư trực triếp nước ngoài.
Nói chung đó là các hình thức biểu hiện cuả vốn đầu tư.
- Vốn bằng tiền :
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam bằng tiền
mặt hoặc ngoại tệ
- Vốn bằng hiện vật :
Vốn biểu hiện bằng hiện vật như là thiết bị, máy móc, nhà
xưởng, nguyên vật liệu.
- Bản quyền công nghiệp :
Đây là hình thức phổ biến ngày nay, bản quyền công nghiệp
gồm:
+ Sáng chế.
Là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới,
có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế
xã hội.
+ GIải pháp hửu ích.
10 10
Là giải pháp kỹ thuật mới so với thế giới có khả năng áp dụng
vào các lĩnh vực kinh tế xã hội, nhà nước khuyến khích mọi hoạt động
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.
+ Kiểu dáng công nghiệp.
Là hình dáng bên ngoài một sản phẩm, được thể hiện bằng
đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có

tính chất mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo ra sản
phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
+ Nhãn hiệu hàng hoá.
Là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng
loại của các cơ sở kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ,
hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc.
+ Tên gọi xuất xứ của hàng hoá.
Là tên địa lý của một địa phương dùng để chỉ xuất xứ mặt hàng
từ nước địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất,
chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý, độc đáo và ưu việt
bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp hai yếu tố đó.
11 11
C. Ưu nhược của vốn đàu tư trực tiếp nước ngoài.
c1. Ưu điểm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu điểm sau :
- Có nguồn tư bản rẻ hơn do khả năng tài chính của công ty mẹ.
- Quản lý tốt hơn so với các hãng địa phương.
- Công nghệ hiệ đại hơn hoặc có kinh nghiệm sử dụng công nghệ
hiệu quả hơn.
- Tiếp cận tốt hơn với nguồn nguyên vật liệu.
- Có ưu thế về trang thiết bị nên có thể thực hiện kinh tế theo
quy mô.
- Có khả năng, có được các ưu đãi và khuyến khích đầu tư từ
chính phủ của nước chủ nhà.
+ Đối với nước tiếp nhận đầu tư có ưu điểm sau.
- Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư trong nước
góp phần phát triển kinh tế.
- Góp phần chuyển giao công nghệ mới như: nhập khẩu máy móc
thiết bị, các thoả thuận trợ giúp kỹ thuật, các dịch vụ tư vấn.

12 12
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá.
c2. Nhược điểm.
+. Đối với nhà đầu tư.
- Chưa hiểu nhiều về môi trường kinh doanh cũng như phong tục
tập quán tại nước mà họ đầu tư.
- Vấn đề về thủ tục và thể chế.
- Cơ sở hạ tầng mà họ đầu tư còn lạc hậu, nghèo nàn.
+ Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
- Sẽ làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu
tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hoá của các công ty
đa quốc gia.
- Các công ty nước ngoài thường chuyển dao những công nghệ
kỹ thuật lạc hậu hoặc các máy móc thiết bị cũ vào nước tiếp nhận và
đánh giá nó cao hơn mức bình thường.
- Gây ô nhiễm môi trường, khai thác một cách bừa bãi và một số
vấn đề bất lợi khác.
13 13
D. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự
phát triển Công nghiệp.
- Biện Pháp Huy Động Vốn :
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thúc huy
động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, Hơn nữa, dầu
tư trực tiếp nước ngoài có những ưu thế hơn các hình thức khác như:
Việc vay vốn nước ngoài luôn đi với một mức lãi suất nhất định và đôi
khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Hoặc các khoản viện trợ
thường đi kèm với các điều kiện về chính trị, can thiệp vào nội bộ của
đất nước.
-Biện Pháp Thu Hút Công Nghệ Thích Hợp :

Qua tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề đổi mới
công nghệ ở Việt Nam cho tháy chúng ta đã tiếp cận được một số kỹ
năng công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với quá trình phát triển
của thế giới. THông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chúng ta có
thể tiếp cận được công nghệ thích hợp.
- Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Công Nghệ:
14 14
Các nhà đầu tư lắp đặt thiết bị máy móc hiện đại tại Việt Nam.
Để vận hành và đưa vào sản xuất đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân có
kỹ thuật cao, tay nghề vững chắc. Do đó các lao động nước ta được
tuyển vào sẽ được đào tạo để vận hành khối máy móc đó, giúp nâng
cao năng lực công nghệ của công nhân trong nước.
Từ cách tiép cận như vậy, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng
thiết yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình công
nghiệp hoá.
Thứ nhất, về bản chất FDI là sự triển khai mạng lưới sản xuất
quốc tế, là quá trình di chuyển công nghệ và vốn trên phạm vi toàn
cầu.
Thứ hai, FDI lại làm tăng tiềm lực xuất khẩu hoặc làm tăng khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế nhận đầu tư và do đó đẩy nhanh khả
năng thâm nhập thị trường thế giới. Hơn nữa, sự thống nhất và gắn bó
của đầu tư trực tiệp nước ngoài – chuyển dịch cơ cấu –thương mại là
cốt lõi của quá trình công nghiệp hoá trong thời đại ngày nay.
15 15
III. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIÊP Ở NƯỚC TA
1. Mục tiêu.
a. Mục tiêu tổng quát.
Đánh giá đúng tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài, Đảng và Chính Phủ đã ban hành chính sách khuyến khích thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu tổng quát là tranh thủ
nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến và mở
rộng thị trường nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Một dự án đầu tư nước ngoài thường không đảm bảo các yêu cầu
muạc tiêu của chúng ta, vì vậy chúng ta phải biết lựa chọn mục tiêu
nào là chính với từng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong điều
kiện hiện nay của nền kinh tế Việt Nam có những tiềm năng về lao
động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên, do đó nên thu hút những dự án
đàu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng lao động tại chổ hoặc khai thác
những tiềm năng sẵn có.
16 16
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại hiệu quả trước mắt như
việc tạo ra nguồn tài chính cho đất nước, đưa lại lợi nhuận cho các đối
tác liên doanh, tạo ra chỏ làm việc và thu nhập cho người lao động và
đặc biệt là tận dụng những cơ sở vật chất hiện có của các doanh
nghiệp Việt Nam... Nhưng về lâu dài, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ
góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đó
là những ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, đào tạo chuyên
gia, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.
b. Mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu cụ thể là huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
được định ra trên cơ sở tính toán đến khả năng huy động vốn trong
nước. Theo nguyên tắc thì khi tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đòi hỏi phải có lượng vốn đôí ứng trong nước, tỷ kệ vốn đối ứng
trong nước tối thiểu cũng phải bằng với số lượng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Còn về lâu dài thì phải tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong
nước, như thế mới tiếp nhận một cách có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tránh nguy cơ bị thuộc vào nước ngoài.

17 17

×