Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

6giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.32 KB, 14 trang )

giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài theo hướng phục vụ tốt hơn
công cuộc CNH, HĐH của đất nước.
Trước nhiệm vụ phát triển kinh tế của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, để đạt
nhịp độ tăng trưởng GDP trên 7% năm, Việt Nam chủ trương tiếp tục thu hút nhiều
hơn, với chất lượng cao hơn nguồn vốn đầu trực tiếp nước ngoài để đẩy nhanh
CNH - HĐH đất nước.
Mục tiêu trong 5 năm 2001 - 2005 đối với vốn đầu tư nước ngoài là thu hút
mới được 12 tỷ USD vốn đăng ký và 11 tỷ USD vốn thực hiện. Đến năm 2005,
ĐTNN sẽ đóng góp khoảng 15% GDP, 25% kim ngạch xuất khẩu và trên 10%
tổng thu ngân sách. Đây là thách thức lớn trong bối cảnh sau khủng hoảng tài chính
- tiền tệ năm 1997, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm, trong khi nhiều
nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư
và trở thành điểm hút mạnh nguồn vốn FDI. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải đổi
mới đồng bộ, khẩn trương cơ chế chính sách, nhất là khâu điều hành để thực hiện
thắng lợi mục tiêu thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI theo
tinh thần nghị quyết đại hội IX của Đảng. Theo hướng này cần thống nhất về nhận
thức, xây dựng chính sách đảm bảo sự ổn định, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi
cho các dự án đang hoạt động, mở rộng mục tiêu, quy mô dự án, đa dạng hoá các
hình thức đầu tư, phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết hội nhập kinh tế
quốc tế.
Rồi thế cần phải có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để thúc đẩy hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phục vụ tốt hơn công cuộc CNH,
HĐH đất nước.
I. Các giải pháp đẩy mạnh để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ nhất: Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bộ máy, nhà nước trong sạch,
vững mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo lòng tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước bảo đảm trật tự an ninh xã hội,
ngăn chặn và xử lý thật nghiêm khắc mọi hành vi gây rối, bảo vệ tốt tính mạng và
tài sản của các thành viên trong xã hội.
Thứ hai: giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng, kiềm


chế lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả.
Thứ ba: Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài bằng các điều khoản có tính chất ưu đãi về mặt lợi ích kinh tế của họ
và đảm bảo an toàn về vốn cho họ. Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và
đồng bộ, đảm boả thi hành pháp luật nghiêm chỉnh.
Thứ tư: Xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư với nước ngoài trên cơ sở của
chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Khẩn trương hoàn htiện quy hoạch tổng thể
đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó cần có quy hoạch cụ thể về cơ cấu
kinh tế (theo ngành và lãnh thổ), quy hoạch các khu công nghiệp, các sản phẩm
quan trọng…
Thứ năm: Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng
bộ tạo điều kiện cho chính thị trường đầu tư hoạt động có hiệu quả. Nhanh chóng
hình thành thị trường tài chính ngân hàng, đáp ứng những đòi hỏi bức bách của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ sáu: Tích cực chủ động tiến hành xúc tiến đầu tư, tạo lập và lựa chọn
các đối tác đầu tư nước ngoài, lựa chọn các hình thức thu hút FDI phù hợp và có
hiệu quả, đa dạng và đa phương hoá trong hợp tác đầu tư. Tăng cường quan hệ
ngoại giao với các nước theo chủ trương "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả với
các nước".
Thứ bảy: Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và tay nghề
theo hướng trang bị kiến thức cơ bản và đào tạo chuyên sâu.
Thứ tám: Củng cố quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI, nâng cao năng
lực quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị hợp tác đầu tư với
nước ngoài. Phân cấp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo sự tập trung thống nhất,
khắc phục hiện tượng chia cắt phân tán. Cải các thủ tục hành chính theo hướng
nhanh gọn, hiệu quả, đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận FDI.
Thứ chín: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng. Đây không
phải là một công việc dễ dàng trong điều kiện tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn
nhỏ bé, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Vì vậy, một mặt chúng
ta phải huy động tối đa khả năng của mình, cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức

và chính phủ các nước. Khi chưa có đủ điều kiện phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở
hạ tầng của nền kinh tế thì nên tập trung xây dựng dứt điểm những công trình then
chốt của nền kinh tế.
Thứ mười: Phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước và sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó một mặt phải củng cố
kinh tế quốc doanh theo hướng hiệu quả, đồng thời phải phát triển mạnh kinh tế tư
nhân dưới nhiều hình thức.
Mười một: Dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với phân công
lao động quốc tế. Một cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tậ trung phát triển mạnh những
ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh.
Mười hai: Mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, nhất là thông tin kinh
tế, thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ dưới mọi hình thức. Thiết lập
một thị trường thông tin công bằng đối với mọi thành viên trong xã hội, đảm bảo
quyền được thông tin của mọi người dân và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Như vậy: Những yếu tố trên đây có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu
hút vốn FDI. Nhưng nếu chỉ có các điều kiện vật chất của nền kinh tế thì chưa đủ.
Điểm quan trọng là phải dung hoà lợi ích của cả hai bên. Vì những mục đích lâu
dài của đất nước, trong một số trường hợp chúng ta cũng đành phải nhượng bộ và
chấp nhận hy sinh lợi ích trước mắt. Chúng ta sẽ thành công trong hợp tác nước
ngoài nếu chúng ta biết xử lý vấn đề một cách khôn kheó và không để mắc những
sai lầm có tính nguyên tắc.
1. Xây dựng định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể về thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chiến lược thu hút FDI được xem là một hình thức biểu hiện cụ thể của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phản ánh sự kết hợp hài hoà của
việc phát huy nội lực với phát huy nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để xây dựng các quy
hoạch và kế hoạch thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực kinh tế và vùng lãnh thổ. Tuy
nhiên, đến nay chúng ta chưa xác định chính thức quy hoạch phát triển đối với một
số ngành chủ chốt, trong khi đó một số ngành tỏ ra có sức hấp dẫn đối với nhiều

nhà đầu tư thì gần như bão hoà về nhu cầu đầu tư. Đây là một trong những lý do
tình trạng chừng lại và giảm sút của đầu tư TTNN vào Việt Nam. Để cải thiện tình
hình này, một mặt chúng ta phải cải thiện và tăng tính hấp dẫn của các văn bản
pháp quy thì việc nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút FDI cũng trở nên cần
thiết thế nên phải chú trọng công tác dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong
nước, quốc tế, đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch về kế hoạch đảm bảo sự
thống nhất giữa quy hoạch các bộ, ngành và địa phương trong việc thu hút FDI.
Cần xây dựng danh mục kêu gọi dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 5 năm tới.
Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngaòi trong việc
lựa chọn dựáan đầu tư. Mặt khác công khai làm căn cứ cho các ngành, địa phương
tính toán chủ động trong kêu gọi vốn đầu tư một cách hợp lý, có hiệu quả, giải toả
được những bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư nước ngoài theo kinh tế, kỹ thuật, và
vùng lãnh thổ vừa qua.
Để xây dựng chiến lược tốt phải dựa trên cơ sở xác định một cách khoa học
các yếu tố cần thiết để có một cơ cấu kinh tế CNH, HĐH thích hợp với yêu cầu
phát triển của đất nước trong tương lai. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng
hơn trong việc phê duyệt các dự án đầu tư. Đối với vấn đề này một mặt chúng ta có
những chính sách ưu đãi tương xứng hơn với mức độ chênh lệch về các điều kiện
kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… Giải pháp bổ sung nhằm khắc phục tình trạng này
là một mặt nhà nước ta tìm cách huy động các nguồn ODA, cùng với vốn ngân
sách nhằm chủ động đầu tư vào những vùng, những ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng…
Mặt khác tiếp tục nghiên cứu bổ sung các chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các
dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực công nghiệp chế biến (trong đó
chú ý hơn cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản) đầu tư vào các vùng có
cơ sở hạ tầng chưa phát triển điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, vùng xâu,
vùng xa.
2. Cải thiện môi trường đầu tư.
Cải thiện môi trường đầu tư được thực hiện trong cả 5 năm (luật pháp, cơ sở
hạ tầng, thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, hệ thống trọng tài và toà án).
a. về vấn đề thủ tục hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng.

Giải quyết về thủ tục hành chính: những trở ngại về thủ tục hành chính đang
là một nhân tố cản trở quá trình thu hút FDI. Môi trường đầu tư có được cải thiện
hay không, theo ý kiến của đại bộ phận các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước, chính là có cải cách được bộ máy nhà nước, giảm thiểu được thủ tục
hành chính không cần thiết giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian hình thành và
triển khai dự án đầu tư… Do vậy chính phủ cần dành nhiều thời gian để chỉ đạo có
hiệu lực hơn công việc cải cách hành chính, cần có các hình thức khen thưởng và
kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân và tổ chức trong viẹec thực hiện chủ
trương quan trọng và có ý nghĩa thời sự trọng đại này.
Cơ sở hạ tầng yếu kém. Những bất cập của yếu tố quản lý cần sớm được
khắc phục. Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam như đường sá, cầu, bến cảng, sân bay, điện
nước, thông tin liên lạc đã được ưu tiên đầu tư và có nhiều thay đổi sâu sắc, góp

×