Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại phú thọ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.97 KB, 37 trang )

PHẦN I
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH PHÚ THỌ
I. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch & Đầu tư
Tỉnh Phú Thọ:
Công tác kế hoạch - đầu tư bản chất là một công cụ để quản lý và phát
triển kinh tế. Chính vì vậy ngay từ những ngày tháng đầu cách mạng thành công,
ngày 31/12/1945 Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết, tiền thân của Uỷ ban kế hoạch nhà nước trước đây và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ngày nay, với mở đầu của bản Sắc lệnh: “Xét rằng, ngay khi lo
việc kháng chiến, chính phủ đã bắt đầu công việc kiến quốc, nhưng sự kiến quốc
cần phải có một chương trình cụ thể được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng...”.
Từ đó đến nay, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc qua những
chặng đường lịch sử của dân tộc, ngành kế hoạch và đầu tư đã có nhiều đóng
góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và nhà nước đã đề ra
trong từng thời kỳ.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác kế hoạch
được xây dựng phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc, thực
hiện khẩu hiệu “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”. Ngành kế hoạch,
mặc dù mới ra đời nhưng đã có nhiều chương trình kế hoạch giúp Chính phủ cân
đối nguồn lực, thi đua tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, bao vây kinh tế địch, thực
hiện giảm tô, giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất, thiện hiện người cày có
ruộng; chương trình mở lớp dạy chữ, chương trình nuôi dưỡng sức dân, sức
quân với mục tiêu diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Khi hoà bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện nhiệm vụ
khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất tổ quốc; ngành kế hoạch đầu tư với
chức năng, nhiệm vụ của mình đã tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội 5 năm đầu tiên 1961- 1965 lấy mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
1
xã hội làm trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây


dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn
thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc trở thành kinh tế
xã hội chủ nghĩa. Khi cuộc chiến tranh leo thang bằng không quân của Đế quốc
Mỹ lan rộng, Đảng, Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế sang thời chiến,
ngành kế hoạch đầu tư đã làm tốt vai trò tham mưu xây dựng kế hoạch chuyển
nền kinh tế sang thời chiến (1965- 1975).
Có thể nói, trong bối cảnh đó công cụ kế hoạch hoá thực hiện theo cơ chế
tập trung đã phát huy tác dụng, chúng ta đã thực hiện thành công công cuộc khôi
phục và phát triển kinh tế, những mục tiêu của kế hoạch 5 năm đầu tiên và
chuyển nền kinh tế phù hợp với thời chiến. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu, trình độ dân trí thấp kém, đời sống khó khăn, thiếu thốn, kế hoạch hợp tác
hoá nông nghiệp đã đưa người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, từ chỗ
thiếu đói lương thực đã từng bước tự cấp được lương thực và đảm bảo cung cấp
cho bộ đội chiến trường ăn no đánh thắng. Công nghiệp từ chỗ không có gì, chỉ
trong thời gian ngắn hàng loạt nhà máy, xí nghiệp được tạo dựng, các khu công
nghiệp - nền móng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội ra đời.
Cơ chế kế hoạch hoá đã giúp cho miền Bắc động viên được sức người, sức của
cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện đắc lực cho cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, góp phần làm nên chiến công Đại thắng mùa
xuân năm 1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, sự nghiệp
xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong cả nước đòi hỏi ngày càng cao về
chất lượng nghiên cứu và phạm vi công tác kế hoạch hoá, đòi hỏi phải có những
đổi mới về phương thức quản lý kinh tế. Công tác kế hoạch hoá đã bước vào
một quá trình thử nghiệm theo hướng thu hẹp bao cấp, thu hẹp chỉ tiêu pháp
lệnh, mở rộng chỉ tiêu hướng dẫn, định hướng, trao quyền chủ động trong xây
dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các đơn
vị kinh tế.
2
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và những thử nghiệm, với

quyết tâm đổi mới toàn diện xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát
triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã
đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong đổi mới tư duy và đường lối phát triển
kinh tế đất nước trong thời kỳ mới.
Ra đời cùng với hệ thống cơ quan kế hoạch địa phương của cả nước
(12/1955) theo Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ lúc đó, ngành Kế hoạch và
Đầu tư Phú Thọ đã tiếp nối truyền thống của ngành, bắt tay ngay vào việc
nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trên quê
hương đất Tổ (1955-1960). Từ đó đến nay dưới dự lãnh đạo của Tỉnh uỷ,
HĐND và UBND tỉnh, sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lớp
lớp đội ngũ những người làm công tác kế hoạch địa phương đã phấn đấu vươn
lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào công
cuộc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Với chức năng là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế của cấp
uỷ Đảng, chính quyền địa phương, ngành Kế hoạch Phú Thọ đã nghiên cứu, vận
dụng các cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa
phương, tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây dựng mục
tiêu, phương hướng phát triển kinh tế- xã hội thông qua xây dựng các định
hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm và
các cơ chế điều hành, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện các mục tiêu kinh
tế- xã hội đã đề ra.
Trải qua hơn 50 năm, cùng với thời gian, ngành Kế hoạch & Đầu tư Phú
Thọ đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng; đã xây dựng và tập
hợp được một đội ngũ công chức, chuyên gia có trình độ, có bề dày kinh
nghiệm, không ngừng đổi mới cả tư duy quản lý và phương pháp công tác, luôn
đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn phát triển của Tỉnh, phù hợp với xu
thế chung của cả nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực hiện chức

năng của Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Phú Thọ:
1. Cơ cấu tổ chức:
1.1. Lãnh đạo Sở:
Gồm : Giám đốc và các Phó Giám đốc.
1.2. Các đơn vị giúp Giám đốc thực hiện chức năng QLNN.
1.2.1. Văn phòng Sở.
1.2.2. Phòng tổng hợp.
1.2.3. Phòng xây dựng – hạ tầng.
1.2.4. Phòng Thẩm định và quản lý dự án.
1.2.5. Phòng kinh tế ngành.
1.2.6. Phòng văn xã.
1.2.7. Phòng đối ngoại.
1.2.8. Phòng đăng ký kinh doanh.
1.2.9. Thanh tra Sở.
1.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
1.3.1. Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư.
1.3.2. Trung tâm thông tin kinh tế – xã hội.
2. Chức năng:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham
mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về Kế hoạch & Đầu tư: Tham
mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức thực
hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh: đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương; quản lý nguồn vốn ODA,
đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; về các dịch vụ công
thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của
pháp luật.
4
Sở Kế hoạch & Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về

chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
3.1. Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định,
Chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm
vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
3.2. Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công,
phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp
huyện và các Sở, ban ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách
nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó.
3.3. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra
việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và
đầu tư ở địa phương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của cả nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến
việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng các nguồn lực để phát
triển kinh tế – xã hội của mình.
3.4. Về quy hoạch và kế hoạch:
3.4.1. Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch
dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân
sách địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh, trong đó có
cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
3.4.2. Trình UBND chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm
theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo
5
UBND tỉnh điều hoà, phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội
của tỉnh.
3.4.3. Thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch

được UBND tỉnh giao.
3.4.4. Hướng dẫn các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội chung của tỉnh đã được duyệt.
3.4.5. Thẩm định các quy hoạch phát triển kinh tế ngành, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của ngành, huyện, thành,thị đảm bảo phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt.
3.4.6. Phối hợp với Sở tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ
ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh.
3.5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
3.5.1. Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn
ĐTNN cho từng kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
3.5.2. Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
UBND tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh, về bố trí cơ cấu vốn đầu tư
theo ngành, lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án
thuộc NSNN do địa phương quản lý, tổng mức hỗ trợ tín dụng Nhà nước hàng
năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước, tổng hợp phương án phân bổ
vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các
chương trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn.
3.5.3. Chủ trì phối hợp với Sở tài chính và các Sở, ban ngành có liên quan
giám sát kiểm tra đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án XDCB, chương trình
mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý.
6
3.5.4. Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ
tịch UBND tỉnh trình UBND tỉnh; cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các dự
án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.
Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước,
ĐTNN vào địa bàn tỉnh và đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật; tổ

chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp GPĐT thuộc
thẩm quyền.
3.6. Về quản lý ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ:
Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và
hướng dẫn các Sở, ban ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình
sử dụng vốn ODA, tổng hợp các danh mục và chương trình sử dụng vốn ODA.
Đánh giá thực hiện các chương trình dự án làm đầu mối xử lý theo thẩm
quyền việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA.
3.7. Về quản lý đấu thầu:
- Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình
chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói
thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã
được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
3.8. Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất:
Chủ trì thẩm định và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công
nghiệp, khu chế xuất; cụm công nghiệp, cụm làng nghề và các cơ chế quản lý
đối với các cụm công nghiệp, cụm làng nghề phù hợp với tình hình phát triển
thực tế của địa phương.
3.9. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:
- Chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành liên quan trình UBND tỉnh chương
trình kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà nước do địa
phương quản lý.
7
- Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp
xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý, tổng hợp tình
hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn
thuộc thẩm quyền của Sở, hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ

quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện.
- Phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý
theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại
địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành đề xuất các mô hình và cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân;
hướng dẫn theo dõi tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch & Đầu tư
về tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
3.10. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
cho cơ quan chuyên môn của UBND huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN về
kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
3.11. Tổ chức và chỉ đạo
iệc thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ;
thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của
pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp
dịch vụ công thuộc Sở.
3.12. Thanh tra, kiểm tra
và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật về kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi QLNN của Sở; giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3.13. Tổng hợp, báo cáo định kỳ
và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với
UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
8
3.14. Quản lý về tổ chức bộ máy,
biên chế, cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở và
phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư địa phương.

3.15. Quản lý tài chính,
quản lý tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy
định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
3.16. Thực hiện nhiệm vụ
do UBND tỉnh giao: Quản lý, vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả
trang thông tin (Web) của tỉnh và một số nhiệm vụ khác.
PHÒNG TỔNG HỢP – SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ TỈNH PHÚ THỌ
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
- Đánh giá, tổng hợp cân đối toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
dài hạn, trung hạn và hàng năm của tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất và vận dụng các chính sách phát triển kinh tế – xã
hội áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện công tác chuẩn bị
đầu tư, công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và phân vùng
kinh tế, theo dõi tổng hợp quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phòng theo dõi.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế xây dựng dự toán thu chi ngân sách
hàng năm của tỉnh.
- Theo dõi tổng hợp kế hoạch các ngành, lĩnh vực: an ninh, quốc phòng,
thống kê, khoa học công nghệ và các ngành nội chính.
- Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Kế hoạch & Đầu
tư, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh.
- Triển khai các chương trình và ứng dụng công nghệ thông tin.
9
- Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, theo dõi tình
hình huy động, phân bổ, cấp phát các nguồn vốn đầu tư từ NSNN.
- Tổng hợp, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự kiến giao chỉ
tiêu kế hoạch hàng năm hàng năm trình với UBND tỉnh quyết định.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI PHÚ THỌ

1. Sự cần thiết phải thu hút FDI tại Tỉnh Phú Thọ
1.1. Đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư
Trong quá trình phát triển KT-XH, tỉnh Phú Thọ cũng như các tỉnh thành khác
trên cả nước huy động liên tục mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu KT-XH, trong
đó nhu cầu về vốn đầu tư là không thể thay thế. Tỉnh Phú Thọ đang trong thời
kỳ CNH-HĐH, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Dự kiến
tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh thời kỳ 2006-2010 là 19.093 tỷ
đồng. Vốn đầu tư toàn xã hội được tỉnh Phú Thọ huy động tăng lên liên tục qua
các năm, tuy nhiên do tỷ lệ tích lũy thấp nên tỉnh không thể tự đáp ứng các nhu
cầu vốn đầu tư ngày càng tăng lên đó.
Nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh rất hạn chế, thời kỳ vừa qua, Phú Thọ luôn ở
trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Hàng năm, tỉnh phải nhận trợ cấp từ Nhà
nước 2/3 nguồn ngân sách để chi tiêu, do đó, trông chờ vào khả năng đầu tư của
tỉnh là điều khó khăn. Trong khi đó, NSNN cũng chỉ có hạn, nguồn vốn từ
NSTW đưa xuống tỉnh cũng chỉ trợ giúp được phần nào. Thành phần kinh tế tư
nhân thì trong những năm sau đổi mới đã tăng lên không ngừng và ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng đầu tư, song ở thời điểm hiện tại vẫn chiếm tỷ
trọng chưa cao. Giai đoạn 2001-2007, lượng vốn dân doanh mới chỉ chiếm có
14,15% tổng đầu tư toàn tỉnh.
Do vậy, vốn đầu tư nước ngoài là một phần không thể thiếu để bù đắp sự thiếu
hụt về vốn đầu tư. ODA thực chất là các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi và
sớm hay muộn chúng ta vẫn phải hoàn trả lại. Duy chỉ có vốn FDI là không tồn
10
tại như dạng cho vay, bởi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta là để
tìm kiếm lợi nhuận. Sự có mặt của vốn FDI do đó cung cấp nguồn bổ sung quan
trọng cho các nguồn vốn trong nước mà không đòi hỏi phải hoàn trả lại. Để thực
hiện mục tiêu đưa Phú Thọ trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thực sự có vai trò lớn và
tầm quan trọng đáng kể trong việc giải quyết những khó khăn về vốn và khai
thác tiềm năng sẵn có của tỉnh.

1.2. Tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu rất lớn
về nguồn nhân lực. Đặc biệt đối với những tỉnh thành như Phú Thọ, với chi phí
nhân công thấp (chỉ bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí
Minh) và nguồn lao động dồi dào thì các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư
vào những ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép,...sử dụng rất nhiều lao
động. Do vậy, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI giải quyết một khối lượng
việc làm lớn và góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tỉnh.Các lao
động được doanh nghiệp FDI tuyển dụng thường có yêu cầu cao hơn lao động
trong nước và phải qua một quá trình đào tạo mới làm việc được. Điều đó góp
phần nâng cao trình độ tay nghề chung của nguồn nhân lực trong tỉnh.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến với Phú Thọ đa số đầu tư vào
ngành công nghiệp. Giai đoạn 2001-2007, có tới 60 dự án FDI đầu tư vào ngành
công nghiệp, chiếm 78,96% số dự án trong giai đoạn. Các doanh nghiệp FDI
góp phần làm gia tăng tiềm lực công nghiệp của tỉnh, giúp tỉnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH bằng cách tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
trong cơ cấu GDP của tỉnh. Mục tiêu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào
năm 2020 của Phú Thọ, trong đó cơ cấu kinh tế có sự đóng góp vượt trội của
ngành công nghiệp và dịch vụ, muốn thành công không thể không có sự đóng
góp tích cực của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
11
1.3. Tiếp cận thị trường thế giới
Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Phú Thọ thường là các doanh nghiệp
chế biến các sản phẩm công nghiệp hay nông sản tại tỉnh, sau đó xuất khẩu ra
nước ngoài, thường đó chính là các nước chính quốc. Thông qua việc liên doanh
với các doanh nghiệp này, các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận được
với thị trường thế giới. Năm 2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đóng góp 70,4 % giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Chất lượng hàng
hóa, uy tín của thương hiệu và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị
trường quốc tế cũng góp phần làm cho thế giới biết về Việt Nam cũng như tỉnh

Phú Thọ. Các doanh nghiệp trong tỉnh nhờ liên doanh đã học hỏi được rất nhiều
kinh nghiệm quý báu về cách tiếp cận các thị trường rộng lớn bên ngoài.
1.4. Khai thác tiềm năng về công nông nghiệp và du lịch
So với các tỉnh lân cận khác như: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Bắc Cạn, Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng về công nghiệp, nông lâm nghiệp
và du lịch. Về công nghiệp, tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng tương
đối lớn nhưng phân bố rải rác với nhiều kim loại quý hiếm, song việc khai thác
còn nhỏ lẻ và đặc biệt là chưa có công nghệ chế tách tiên tiến; về nông nghiệp,
tỉnh có nhiều tiềm năng về các loại cây công nghiệp và đặc biệt là cây chè Phú
Thọ khá nổi tiếng song khả năng trồng và chế biến còn hạn chế; Phú Thọ có một
số thắng cảnh tự nhiên đẹp và đường giao thông tương đối thuận lợi nhưng du
lịch phát triển chưa quy mô và bài bản. Mặc dù có nhiều tiềm năng như vậy
nhưng kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ chậm chạp so với các địa phương
khác. Vấn đề ở chỗ tỉnh chưa khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có cho
phát triển kinh tế xã hội do thiếu công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và
bên cạnh đó là một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp giúp
tỉnh cải thiện những khó khăn về nhiều mặt, khai thác các tiềm năng sẵn có và
góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế. Đó cũng là góp phần thực hiện chủ trương
12
xã hội hóa đầu tư mà tỉnh đã đề ra, để từ đó thu hút mọi nguồn lực trong tỉnh
cũng như ngoài tỉnh vào công cuộc phát triển KT-XH.
1.5. Tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Trong quá trình sản xuất kinh doanh tại tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài mang
đến tỉnh Phú Thọ các dây chuyền sản xuất tiên tiến, các công nghệ hiện đại và cả
đội ngũ quản lý chuyên nghiệp trình độ cao. Khi các dây chuyền, công nghệ này
đã cũ, nhà đầu tư thường có xu hướng thay thế bằng các công nghệ mới hơn và
chuyển giao các công nghệ đã cũ này cho các doanh nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên,
đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có trình độ kỹ thuật lạc hậu thì những công
nghệ để lại này vẫn đủ tiên tiến và góp phần nâng cao mặt bằng công nghệ

chung của tỉnh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên doanh: Bên nước ngoài
thường đảm trách khâu quản lý và dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhờ hợp tác
với bên nước ngoài, các doanh nghiệp của tỉnh có cơ hội tiếp thu kinh nghiệm
quản lý các công nghệ này. Công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến
là yếu tố giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất cho sản phẩm
và đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, cũng là góp phần
khắc phục những mặt còn yếu kém trong nền kinh tế địa phương.
2. Các biện pháp thu hút FDI đã thực hiện tại Phú Thọ
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công việc đầu tiên và hết sức quan
trọng của bất cứ địa phương nào. Đây là bước khởi đầu để các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia bỏ vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể hiểu
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một địa phương xây dựng các
chính sách, áp dụng các biện pháp, công cụ nhằm vận động nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào địa phương dưới những hình thức nhất định. Nhận thức được
điều này, trong những năm vừa qua tỉnh Phú Thọ đã áp dụng các biện pháp sau
nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh:
2.1. Xúc tiến đầu tư nước ngoài
Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ định kỳ tổ chức các hoạt động
quảng bá, xúc tiến đầu tư như:
13
- Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hà Nội.
- Quảng bá về tiềm năng đầu tư của tỉnh Phú Thọ tại Hội chợ Thương mại và Du
lịch Việt Bắc.
Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉ đạo trực tiếp cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- trực
thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ tham gia vào các hội nghị xúc tiến đầu tư
của trung ương. Để quảng bá về tiềm năng thu hút các dự án FDI của tỉnh, Phú
Thọ còn tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài
phát thanh và truyền hình địa phương, các báo trung ương. Phú Thọ cũng đang
hoàn thiện và làm phong phú thêm trang Web giới thiệu tiềm năng phát triển
kinh tế của địa phương.

Công tác xúc tiến đầu tư đã được tỉnh quan tâm nhưng chưa được đầu tư kinh
phí tương xứng nên còn nhiều hạn chế so với các tỉnh khác. Thực tế, các nhà đầu
tư nước ngoài khi đến Việt Nam vẫn còn hạn chế thông tin về một số tỉnh trung
du miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
2.2. Tiếp nhận, thụ lý và cấp phép các dự án FDI
Các thủ tục tiếp nhận hồ sơ được thực hiện thống nhất theo quy định của Chính
phủ và được thực hiện theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Phú
Thọ, trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ. Nhà đầu tư được miễn mọi chi
phí có liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư, trừ việc nộp lệ phí đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Quy trình thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư được quy định riêng tại tỉnh: Nhà
đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thành hồ sơ
dự án FDI, nhận giấy phép đầu tư và triển khai thủ tục thực hiện dự án (hoặc
trực tiếp với Ban Quản lý các KCN tỉnh đối với các dự án đầu tư vào KCN ).
Bên cạnh đó, thời gian đăng ký cấp giấy phép đầu tư là 7 ngày làm việc; thời
gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư là 20 ngày làm việc; 10 ngày làm việc đối
với dự án mà UBND tỉnh tham gia ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm
định và cấp giấy phép đầu tư. Thời gian quy định đối với các thủ tục trên mặc dù
14

×