Tải bản đầy đủ (.docx) (167 trang)

nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.26 KB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN

NHU CẦU THỂ HIỆN BẢN DẠNG GIỚI CỦA HỌC SINH
LGBTQ+ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC TRƯỜNG HỌC

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN

NHU CẦU THỂ HIỆN BẢN DẠNG GIỚI CỦA HỌC SINH
LGBTQ+ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm Lý Học Trường Học
Mã số
: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC TRƯỜNG HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC SƠN

Hà Nội, 2020



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam kết đây chính là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hỗ
trợ của giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Đức Sơn. Tất cả các nội dung được đề
cập đến trong đề tài này đều trung thực và xác tín, cụ thể: Phần nội dung lý luận được
trích dẫn đầy đủ và có nguồn gốc rõ ràng; Phần kết quả nghiên cứu và số liệu hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Hội đồng về kết quả luận
văn nếu phát hiện bất kì sự gian lận nào.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2020
Học viên ký tên

Nguyễn Thị Vân


LỜI CẢM ƠN


Tôi vô cùng biết ơn tất cả Quý Thầy Cô, Phòng Sau đại học, tất cả các cá nhân và
tập thể đã hỗ trợ tôi trong từng giai đoạn thực hiện đề tài, vì nếu không có sự giúp đỡ
quý giá đó, cá nhân tôi không thể nào hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Xin chân
thành tri ân Tất cả!
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô và ban quản lí trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, quý thầy cô khoa Tâm lí giáo dục cùng các thầy cô phòng Sau Đại
học.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong hội đồng chấm đề cương
vì đã hướng dẫn, tạo điều kiện để tôi hoàn thiện đề tài của mình trong bước đầu đầy bỡ
ngỡ. Xin chân thành tri ân Quý thầy cô!
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Hội cha mẹ học sinh, thầy cô giáo chủ

nhiệm, giáo viên tâm lý học đường và đặc biệt là các em học sinh các khối lớp 10, lớp 11
và lớp 12 tại các trường THPT Võ Thị Sáu, Bình Khánh, Marie Curie, Nguyễn Tất
Thành, Nguyễn Hữu Thọ, Trần Phú, Phước Kiển và Nguyễn Hữu Cảnh ở Tp. Hồ Chí
Minh đã dành thời gian quý báu tham gia khảo sát. Đặc biệt là quý thầy, cô đã rất tận
tình giúp đỡ để tôi có thể tiến hành khảo sát trên các em học sinh.
Sau cùng, Tôi xin chân thành gởi lời tri ân sâu sắc nhất dành cho giáo viên hướng
dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Sơn. Thầy luôn nhắc nhở, chỉ dạy tôi bằng sự nhiệt tâm của
nhà giáo dục với mong muốn tôi phát triển về tri thức. Và trên hết, tôi vô cùng biết ơn
tất cả sự dẫn dắt và hỗ trợ quý báu của Thầy trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2020


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.

CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT
ĐLC
ĐTB
GDGT & SKSS

CHỮ ĐẦY ĐỦ

Bộ Giáo dục & Đào tạo
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Gay, Lesbian & Straight Education Network

5.

GLSEN

(Mạng lưới hỗ trợ cho thanh thiếu niên LGBT bị kì thị và

6.

GSD

7.
8.

GV
GVCN

9.
10.

HS
LGB

11.


LGBTQ+

12.

SGM

13.

SOGI

14.
15.

TPHCM
THPT

16.

UNESCO

17.

UNFPA

18.

UNICEF

19.


WHO

phân biệt đối xử)
Gender and Sexuality Diversity
(Đa dạng giới và tính dục)
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Học sinh
Đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính
Đồng tính, song tính, chuyển giới và đa dạng giới hoặc
những người vẫn còn đang trong giai đoạn tìm hiểu về mình
Sexual and Gender Minorities
(Dân số thiểu số về tính dục và giới tính)
Sexual orientation and gender identity
(Xu hướng tính dục và bản dạng giới)
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung học phổ thông
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc)

United Nations Population Fund
(Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc)
United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc)
World Health Organization
(Tổ Chức Y Tế Thế Giới)
DANH MỤC BẢNG




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng giới là xu hướng tất yếu của một
nền giáo dục tiên tiến và hiện đại. Điều 15 trong luật giáo dục 2019 (Luật số:
43/2019/QH14) quy định: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp
ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình
đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người
học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử” [5].
Phong trào về cộng đồng LGBTQ+ đang là một trong những phong trào lớn
xã hội và nó đang tiến vào môi trường học đường. Nó mang lại một làn sóng mới
cho các học sinh LGBTQ+, các em có thể sẽ tự tin để thể hiện bản dạng giới của
bản thân hơn. Nhưng làm thế nào để học sinh LGBTQ+ có một nhân cách khỏe
mạnh để tham gia vào cộng đồng xã hội chung mà không bị kì thị mới là câu hỏi
lớn dành cho người làm nghiên cứu.
Hiện nay, đã và đang có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về cộng đồng
LGBTQ+ trên các lãnh vực xã hội, y tế, luật pháp,…Các nghiên cứu này đã cung
cấp một lượng kiến thức rộng lớn, ở mức độ khái quát hoặc chuyên sâu về cộng
đồng LGBTQ+. Nhiều vấn đề của cộng đồng LGBTQ+ đã được đề cập đến, đặc
biệt là các vấn đề về ước mơ khát vọng được sống là chính mình; vấn đề bị kì thị và
bạo lực ở gia đình, trường học, tại nơi công cộng; những khó khăn và thách thức về
luật pháp đối với người LGBTQ+, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người LGBTQ+,
…Phần lớn nhằm mục đích phòng chống bạo lực giới và thúc đẩy nhân quyền của
con người. Cộng đồng LGBTQ+ đang đấu tranh giành nhân quyền cho chính mình
để được tham gia vào cộng đồng xã hội chung một cách bình đẳng.
Bên cạnh gia đình, thì trường học là môi trường mà phần lớn học sinh dành
nhiều thời gian nhất để phát triển bản thân, hình thành nhân cách và thiết lập các
mối quan hệ. Trường học là môi trường cần đề cao tính đa dạng và sự bao dung,
nhưng các nghiên cứu phát hiện ra một thực tế khác hẳn như vậy. Theo nghiên cứu
của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường năm 2016 một nửa học sinh
LGBTQ+ từng bị bạn bè bắt nạt và gần một phần tư bị giáo viên, cán bộ nhà trường

quấy rầy, bắt nạt bởi vì các em học sinh được coi là LGBTQ+ [4].
8


Các đề tài nghiên cứu về tâm lý của học sinh LGBTQ+ ở trong nhà trường
THPT vẫn còn hạn chế vì đây là lứa tuổi học sinh, các em đang chịu sự quản thúc
của gia đình và nhà trường. Nhưng đây là khoảng thời gian quan trọng mà các em
đang trong giai đoạn định hình bản dạng giới và định đình nhân cách của bản thân.
Vậy nên, nhà trường nên tìm ra những định hướng hỗ trợ học sinh LGBTQ+ để các
em thể hiện bản dạng giới của mình mà hành vi, cử chỉ, điệu bộ, kiểu tóc...của các
em vẫn phù hợp với cộng đồng xã hội và môi trường học đường.
Xuất phát từ những lý do nhân văn ở trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ ở một số trường THPT tại Tp.
Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài góp phần mang lại những định
hướng tốt đẹp cho học sinh LGBTQ+ trong việc thể hiện bản dạng giới của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng nhu cầu thể hiện bản dạng giới của
học sinh LGBTQ+ tại các trường THPT, đề xuất các biện pháp hỗ trợ tâm lý cho học
sinh, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện, tích cực.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ của nhu cầu thể hiện bản dạng giới và các yếu tố tác động
đến nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh LGBTQ+ ở một số trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ THPT được thể hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó học sinh LGBTQ+ THPT thể hiện bản dạng
giới của mình qua ngoại hình cơ thể bao gồm quần áo, phụ kiện, kiểu tóc, trang
sức, mỹ phẩm, cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ, và các khuôn mẫu hành vi trong giao tiếp

với người khác.
Nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ THPT chịu sự chi phối
từ những yếu tố bên trong tâm lý cá nhân, bao gồm sự tin tưởng bản thân, ý chí,
năng lực học tập và chịu sự chi phối từ các yếu tố bên ngoài cá nhân, bao gồm gia
đình, nhà trường, bạn bè, cộng đồng xã hội.
9


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nhu cầu, bản dạng giới, nhu cầu thể hiện
bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ THPT, mục đích và các yếu tố tác động đến
nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ THPT.
Khảo sát, đánh giá thực trạng, bao gồm biểu hiện, mức độ, mục đích và các
yếu tố tác động đến nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ THPT.
Đề xuất một số biện pháp và định hướng hỗ trợ tâm lý cho học sinh LGBTQ+
trong trường THPT.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về mặt thời gian và khả năng nghiên cứu, cũng như giới hạn về
số lượng mẫu (học sinh LGBTQ+ THPT là học sinh thiểu số), nên đề tài chỉ tập
trung khảo sát và phỏng vấn trên học sinh LGBTQ+ ở một số trường THPT tại Tp.
Hồ Chí Minh. Cụ thể gồm: trường THPT Marie Curie, trường THPT Nguyễn Hữu
Thọ, trường THPT Nguyễn Tất Thành, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, trường
THPT Võ Thị Sáu, trường THPT Trần Phú, trường THPT Lê Trọng Tấn, trường
THPT Phước Kiển, trường THPT Bình Khánh.
Đề tài cũng khảo sát thêm học sinh THPT ngoài LGBTQ+ (học sinh dị tính)
để so sánh và đối chiếu với học sinh LGBTQ+ THPT.
Ngoài khảo sát trên học sinh, đề tài cũng tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu
thêm các giáo viên tâm lý học đường đang hỗ trợ tâm lý cho học sinh LGBTQ+
THPT, các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm nhằm phác họa rõ nét hơn bối
cảnh về nhu cầu thể hiện bản dạng giới, cũng như những thuận lợi và khó khăn của

học sinh LGBTQ+ THPT trong nhà trường phổ thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
10


- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
7.3. Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu
- Phương pháp xử lý thống kê.
8. Đóng góp mới của luận văn
Phần lớn các đề tài khác nghiên cứu về học sinh THPT trên diện rộng còn đề
tài đi vào nhóm học sinh LGBTQ+, nhóm học sinh thiểu số. Hơn nữa, các đề tài
khác nghiên cứu về người LGBTQ+ ở lứa tuổi trưởng thành, sau 18 tuổi. Còn đề tài
này tập trung vào lứa tuổi học sinh THPT, lứa tuổi các em đang định hình và phát
triển nhân cách.
Đề tài tập trung vào tìm hiểu về tâm lý học sinh LGBTQ+, nhu cầu thể hiện
bản dạng giới thật sự bên trong tâm lý của các em, chứ không chỉ tìm hiểu về bối
cảnh bên ngoài bản thân của các em.
Đề tài hướng đến xây dựng một sức khỏe tâm lý khỏe mạnh cho các em học
sinh LGBTQ+ để các em tự thân phát triển, tự đối diện với vấn đề của cộng đồng
xã hội thay vì chỉ đấu tranh, kêu gọi cộng đồng xã hội giảm sự kì thị đối với các em
học sinh LGBTQ+.

9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phân mở đầu, luận văn có cấu trúc như sau:
Chương 1. Lí luận tâm lý học về nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh
LGBTQ+ THPT.
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng về nhu cầu thể hiện bản dạng giới
của học sinh LGBTQ+ THPT

11


CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN TÂM LÍ HỌC VỀ NHU CẦU THỂ HIỆN BẢN DẠNG
GIỚI CỦA HỌC SINH LGBTQ+ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Hướng nghiên cứu về ý nghĩa và tầm quan trọng của tâm lý học trong
nghiên cứu LGBTQ+

Kitzinger và Coyle (2002) lưu ý rằng tâm lý học chính thống đối phó với các
chủ đề chính như giáo dục, công việc và giải trí, phát triển tuổi thọ, nuôi dạy con
cái, sức khỏe,…Như vậy, nếu bỏ qua những người đồng tính nữ hay những người
đồng tính nam hoàn toàn, thì điều này giống như những người đồng tính nữ và
đồng tính nam không bao giờ được đi học, không có việc làm hoặc hoạt động giải
trí, không lớn lên hay già đi, không bao giờ có con cái,…[39].
Theo nhà nghiên cứu chính Charlotte Patterson về lý do tại sao chúng ta cần đến
tâm lý học LGBTQ+, nghiên cứu tâm lý học về xu hướng tính dục và bản dạng giới
không phải là công việc duy nhất chúng ta làm, nhưng nó có thể là một cánh cửa mà
chúng ta phải mở khóa. Nó giúp chúng ta hiểu và khẳng định được xu hướng tính dục
và bản dạng giới tính của bản thân. Hơn thế nữa, nghiên cứu về cuộc sống của cộng
đồng LGBTQ+ có thể giúp chúng ta hiểu cuộc sống của chính mình [18].

Có thể nói tâm lý học LGBTQ+ là một mô hình thu nhỏ của tâm lý học và nó
bao hàm rất nhiều quan điểm về ai hoặc những gì chúng ta nghiên cứu, các lý
thuyết và phương pháp chúng ta sử dụng khi tiến hành nghiên cứu. Các cuộc tranh
luận giữa các nhà tâm lý học LGBTQ+ thường sôi nổi hoặc sống động hơn, cũng
giống như giữa các nhà tâm lý học LGBTQ+ và các nhà tâm lý học chính thống.
Nó tìm cách xóa bỏ định kiến và phân biệt đối xử giữa người LGBTQ+ so với
những đặc quyền của người dị tính trong tâm lý học và trong xã hội rộng lớn hơn.
Nó cung cấp một loạt các quan điểm tâm lý về cuộc sống và trải nghiệm của những
người LGBTQ+ và về tính dục và giới tính của LGBTQ+ [19].
Như vậy, tâm lý học LGBTQ+ và không LGBTQ+ được đan kết với nhau sẽ
tạo ra một bức tranh về sống đời sống mạnh hơn và bền vững hơn. Cũng như đối
với học sinh LGBTQ+ trong nhà trường, cùng nhau chung tay xây dựng một môi
12


học đường đường phong phú và đa dạng, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt về bản
dạng giới, hướng tới một cộng đồng xã hội nhân ái và văn minh.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về trẻ em LGBTQ+
Trẻ em đa dạng giới (GSD) phải đối mặt với các vấn đề về quyền tự chủ và
đưa ra quyết định phù hợp với sự phát triển của các em so với những đứa trẻ khác.
Trẻ em đa dạng giới có thể bị áp lực với những lỗ hổng từ phía gia đình và (hoặc) bị
từ chối nếu trường hợp của các em thuộc một nhóm giới tính thiểu số hoặc giới tính
ít được tiết lộ. Đối với một số trẻ em, lỗ hổng này mạnh đến mức nếu gia đình biết về
tình trạng GSD của các em, các em có nguy cơ bị đuổi khỏi nhà và một số trẻ em
phải đối mặt với sự xấu hổ này, có thể cảm thấy không có lựa chọn nào khác ngoài tự
sát. Một ước tính thận trọng là 20% thanh thiếu niên vô gia cư là GSD, nhiều hơn
nhiều so với ước tính của GSD trong dân số nói chung. Do bị bắt nạt, ở trường hoặc
ở nhà, trẻ em GSD ở độ tuổi 7-12 có khả năng tự tử cao gấp đôi so với các bạn dị
tính cùng lứa trang lứa [57].
Để giải quyết những nguy cơ đáng kể này cho thanh thiếu niên GSD, các nhà

nghiên cứu phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các thiết kế các nghiên cứu
để bảo vệ quyền riêng tư và “tính toàn diện” cho thanh thiếu niên GSD. Đối với
những trẻ em chưa cảm thấy an toàn khi chia sẻ danh tính giới tính hoặc giới tính
của mình thì thường không đủ sự cho phép từ cha mẹ. Những gia đình này cũng có
thể cần tiếp cận với những người chuyên môn và đáng tin cậy để cung cấp một
bảng đánh giá khi xem xét tham gia nghiên cứu [63].
Hiện nay, nhận thức, hỗ trợ và chấp nhận danh tính GSD cao hơn nên giới trẻ
GSD ngày nay có thể quản lý được những áp bức và phân biệt đối xử tốt hơn so với
các cá nhân lớn lên ở thời gian trước (20, 30 hoặc 40 năm trước). Trong một cuộc
thăm dò của Gallup từ năm 2013, 70% thanh niên từ 18 đến 29 tuổi ủng hộ hôn
nhân đồng giới hợp pháp, tăng từ 41% vào năm 1996 . Trong cùng một cuộc thăm
dò, chỉ có 41% từ 65 tuổi trở lên ủng hộ hôn nhân đồng giới hợp pháp vào năm
2013, tăng từ 14% năm 1996 [35].
Nghiên cứu của Katz-Wise (2016) nghiên cứu về sự gắn bó, sự chấp nhận và
chối bỏ của cha mẹ và có ý nghĩa như thế nào đối với bản dạng giới và sức khỏe
của giới trẻ LGBT. Nghiên cứu đã phân tích hai trường hợp lâm sàng để minh họa
13


tác động của sự chấp nhận và sự từ chối từ gia đình trên hai đối tượng: một thanh
niên chuyển giới và một thanh niên không xác định giới. Kết quả nghiên cứu quan
sát, phân tích định tính đã cho thấy sự chấp nhận và từ chối của gia đình là rất quan
trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của thanh niên LGBT. Cần nhiều nghiên cứu
hơn để hiểu hơn về sự ảnh hưởng của sự chấp nhận và từ chối của gia đình đến đời
sống của thanh niên trong cộng đồng LGBT. Những chuyên gia trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tinh thần ở cộng đồng LGBT trẻ tuổi nên giải quyết các vấn đề
về sự chấp nhận và từ chối từ gia đình trong các lần khám lâm sàng để đảm bảo
rằng các thanh thiếu niên phát triển ý thức lành mạnh về xu hướng tình dục và bản
dạng giới của các em [38].
1.1.1.3. Các nghiên cứu về LGBTQ+ trong trường học

Các nghiên cứu gần đây cung cấp bằng chứng rõ ràng về xu hướng tính dục
và sự chênh lệch liên quan đến bản dạng giới trong các trải nghiệm ở trường học:
Một báo cáo dựa trên dữ liệu từ cuộc khảo sát giám sát sức khỏe học đường
lớn nhất toàn quốc tại Hoa Kỳ (Hệ thống giám sát hành vi rủi ro của thanh thiếu
niên) đã ghi nhận rằng 34% thanh niên đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính
(LGB) có khả năng bị bắt nạt ở trường so với 19% thanh niên dị tính [37]. Một
nghiên cứu quốc gia khác ở Hoa Kỳ về thanh niên LGBTQ+ cho thấy 89% đã trải
qua ít nhất một loại nạn nhân; cụ thể, 67% là nạn nhân vì xu hướng tính dục của họ
và 60% vì thể hiện giới tính của họ [29].
Cũng có các bằng chứng mạnh mẽ về những tác động bất lợi của việc bắt nạt
và phân biệt đối xử đối với sức khỏe và hạnh phúc của thanh thiếu niên ở tuổi đi
học [20] bao gồm cả việc thành công trong học tập và cảm nhận không khí giống
như thù địch ở học đường [12].
Bên cạnh đó, có sự phát triển một số chính sách và thực tiễn về xu hướng tính dục
và bản dạng giới (SOGI) của nhà trường, bao gồm sự phát triển chuyên môn của nhân
viên, tài nguyên và thông tin, cùng với sự hiện hữu của môi trường học tập an toàn và
nhóm các học sinh lãnh đạo. Nó cho thấy môi trường học đường đã được cải thiện tích
cực dành cho tất cả thanh thiếu niên và giảm hành vi bắt nạt và phân biệt đối xử [55],[56].
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn nhưng những kiến thức hiện tại đã bị cắt
giảm do một số hạn chế đáng chú ý của các nghiên cứu trước đây. Đầu tiên, gần
14


như tất cả các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào thanh niên LGB, hoặc thanh
niên LGBT như một nhóm nguyên khối kết hợp duy nhất, điều này có khả năng che
khuất những trải nghiệm đặc biệt liên quan đến tính độc lập của bản dạng giới trong
xu hướng tính dục. Lỗ hổng trong tài liệu này đặc biệt liên quan đến bằng chứng
được đưa ra trong báo cáo: thanh thiếu niên chuyển giới trải qua môi trường học
đường đặc biệt khắc nghiệt liên quan đến quấy rối và cảm thấy không an toàn ở
trường học [47].

Một hạn chế thứ hai là gần như tất cả các nghiên cứu trước đây đã được rút ra
từ các nghiên cứu địa phương, khu vực hoặc quốc gia được thiết kế để điều tra kinh
nghiệm học đường của thanh niên LGBT. Những nghiên cứu này thường dựa trên
các mẫu trong cộng đồng không có giới hạn hoặc có giới hạn về mặt địa lý. Với
điều đáng chú ý là càng ngày càng gia tăng sự chênh lệch liên quan đến xu hướng
tính dục và bản dạng giới trong trường học. Các nỗ lực giám sát đã nhiều hơn, được
bắt đầu từ các câu hỏi về xu hướng tính dục và bản dạng giới của từng thanh niên.
Việc đưa ra các biện pháp tập trung vào SOGI đã tạo ra những nỗ lực mới để
nghiên cứu các chính sách và thực tiễn: ở cấp bậc trường học nào thì liên quan đến
thông tin về sức khỏe và hạnh phúc của học sinh cấp ở cấp bậc đó.
Như vậy, để mang tính toàn diện hơn chúng ta nên xem xét trải nghiệm ở cả học
sinh LGBTQ+ và học sinh dị tính. Để từ đó, chúng ta có cái nhìn bao quát và đưa ra
những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho học sinh LGBTQ+ trong cộng đồng chung.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1 Các nghiên cứu về LGBTQ+

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây các nghiên cứu về LGBTQ+ nói
chung và trong bối cảnh học đường nói riêng đã được thực hiện.
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2011) nhằm
đánh giá hiểu biết xã hội của người dân tại Hà Nội, Hà Nam, TP. Hồ Chí Minh và
An Giang về đồng tính cho thấy thì một phần lớn người dân đang có kiến thức sai
về đồng tính hoặc có thái độ tiêu cực về đồng tính như: 48% người tham gia đồng ý
rằng đồng tính có thể chữa được, 57% cho rằng đồng tính là trào lưu xã hội, 62%
cho rằng người đồng tính không thể sinh con và đặc biệt 77% người trả lời cho rằng
họ sẽ thất vọng nếu con cái của họ là người đồng tính và 58% sẽ ngăn cản con chơi
15


với người đồng tính [7].
Nghiên cứu của Đặng Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Phượng, Đinh Thị

Huyền Trang và Bùi Văn Vân (2012) đã tiến hành khảo sát trên 200 sinh viên
trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng nhằm tìm hiểu thái độ của sinh viên
đối với tình dục đồng giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên có hiểu biết,
nhận thức đúng chiếm 75.9%, tuy nhiên nhận thức chưa đầy đủ và tiêu cực vẫn còn
một tỉ lệ khá cao, chiếm 24.1%. Nghiên cứu cũng nhận thấy sinh viên được học về
giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản (GDGT & SKSS) có nhận thức đúng và sâu
sắc hơn nhóm sinh viên chưa được học; 33,1% sinh viên có xúc cảm tiêu cực và chỉ
có 47% sinh viên có hành vi tích cực trong khi có đến 53% sinh viên có hành vi
còn tiêu cực đối với tình dục đồng giới. Điều đó cho thấy sinh viên đã có nhận thức
và xúc cảm tốt nhưng chưa chuyển hóa thành hành vi tích cực trong thái độ đối với
tình dục đồng giới. Xét theo góc độ giới tính, có sự chênh lệch trong thái độ của hai
giới nam và nữ như sau: nữ sinh viên có nhận thức tốt hơn nam sinh viên. Tuy
nhiên, nam sinh viên có xúc cảm tình cảm và hành vi tốt hơn nữ sinh viên [3].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh đã thực hiện khảo sát trên 150 nhân
viên y tế bao gồm 61 câu hỏi và 12 cuộc phỏng vấn sâu tại hai đô thị trung tâm ở
Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu sự hiểu lầm và thiếu
kiến thức của các chuyên gia y tế tại Việt Nam liên quan đến quan hệ tình dục nam
giới với nam giới (MSM) và chuyển giới. Nghiên cứu này sử dụng khảo sát dựa
trên ba chủ đề chính bao gồm (1) kiến thức chung của nhân viên y tế về MSM và
người chuyển giới; (2) kiến thức của họ về sức khỏe sinh sản tình dục và virus suy
giảm miễn dịch ở người, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV / AIDS) có
nguy cơ mắc ở MSM và người chuyển giới; và (3) thái độ và hành vi của họ đối với
MSM và người chuyển giới. Một trong những phát hiện đáng chú ý là mức độ phổ
biến của những nhận thức sai về những chủ đề trên, ở cả nhân viên của cả hai giới,
trong hai thành phố, tại các loại cơ sở y tế, ở các vị trí công việc và trình độ học vấn
khác nhau. Trong khi một nửa số người được hỏi cho rằng người chuyển giới có
vấn đề về tâm thần có thể chữa được thì có 45% số người được hỏi cho rằng MSM
chỉ quan hệ tình dục với nam giới. Đáng chú ý nhất, 12,7% nêu rõ nếu họ được lựa
chọn, họ không muốn thực hiện bất kỳ hành vi gì đối với MSM và người chuyển
16



giới. Nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ đáng kể các chuyên gia y tế thiếu kiến thức
về sự đa dạng của xu hướng tình dục, bản dạng giới và các vấn đề sức khỏe liên quan
đến nhóm có xu hướng tính dục thiểu số và bảng dạng giới chưa xác định. Để cải thiện
quy trình lâm sàng phục vụ các nhóm có nguy cơ này, nghiên cứu cho thấy giáo dục liên
tục cho nhân viên y tế cần được bổ sung vào đào tạo chính quy cũng như tại cơ sở làm
việc [50].
Phạm Thu Hoa & Đồng Thị Yến (2015) đưa ra nhận định định kiến, kỳ thị và
phân biệt đối xử đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của cộng đồng LGBTQ+ ở Việt
Nam. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cộng đồng LGBTQ+ phải chịu đựng bạo lực
thể xác ở mức độ cao, quấy rối tình dục và xúc phạm bằng lời nói. Nhưng có lẽ, sự
tổn thương lớn nhất đối với họ chính là sự chối bỏ của gia đình, công việc không ổn
định. Sự bi quan trong tình yêu đã khiến người đồng tính, chuyển giới trở nên chán
nản, bi quan và trầm cảm. Nhiều người đồng tính, chuyển giới vì sự xa lánh và kỳ
thị của gia đình, nhà trường và xã hội mà có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
Rất nhiều người trong cộng đồng LGBTQ+ đã trải qua giai đoạn khủng hoảng
trước những quyết định quan trọng của cuộc đời mình đó là có “công khai” bản
dạng giới hoặc đi phẫu thuật hay không? Ngay cả những người đã công khai hoặc
đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính cũng sẽ mất vài năm đầu hoang mang, khủng
hoảng khi phải chịu sự định kiến, kỳ thị của xã hội [2].
Hiện nay, quan niệm về cộng đồng LGBTQ+ rất đa dạng. Điều này phản ánh
sự đa dạng về cách hiểu thế nào là người đồng tính, người chuyển giới của xã hội.
Sự đa dạng này xuất phát từ cách nhìn nhận các khía cạnh khác nhau trong cuộc
sống xã hội, từ góc độ con người sinh học, đặc điểm cấu tạo cơ thể, thay đổi nội tiết
tố bên trong cơ thể, thể hiện giới ra bên ngoài, hay vai trò giới,…
Trước đây tình dục đồng tính bị xem là một căn bệnh, một rối loạn cần phải
được chữa trị. Nhưng khi y học và tâm thần học đã công bố thì khác biệt hoàn toàn.
Năm 1973, đồng tính được chính thức đưa ra khỏi Sổ tay liệt kê và Hướng dẫn chẩn
đoán các rối loạn tâm thần (DSM-3) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA). Vì

LGBTQ+ không phải là bệnh nên xã hội cần có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các
cá nhân trong xã hội, trên cơ sở đó tôn trọng quyền của họ như quyền của người dị
tính. Tránh sự khắc họa chân dung người đồng tính và người chuyển giới dựa trên
17


những định kiến về “khuôn mẫu giới”. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực của định kiến, kỳ thị đối với cộng đồng LGBTQ+ ở Việt Nam.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về trẻ em LGBTQ+
Nghiên cứu của Horton (2014) tại Việt Nam đã thực hiện các cuộc phỏng vấn
bán cấu trúc với những thanh thiếu niên đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính ở
thủ đô Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cộng nhận về sự hiện diện của cộng
đồng LGBT trong đời sống văn hóa - xã hội tại Việt Nam và mô tả những nhận
thức sai lầm của người dị tính về những người LGBT. Dựa trên lời kể của những
người trẻ LGBT, bài viết nhấn mạnh những tác động tiêu cực có thể có, sự nhận
thức sai lầm như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và cảm nhận hạnh
phúc của những người trong cộng đồng LGBT. Nghiên cứu cũng nhận thấy các
cuộc tuần hành và thảo luận về quyền LGBT gần đây về hôn nhân đồng giới đã đẩy
vấn đề đồng tính luyến ái trở nên nổi bật [33].
Nghiên cứu so sánh giữa hai xã hội Việt Nam và Trung Quốc (2012) cho thấy
tỷ lệ thanh thiếu niên có quan điểm tích cực về LGBT (nghĩa là cho rằng điều đó là
bình thường hoặc chấp nhận được) là thấp, đặc biệt là ở hai thành phố lớn ở hai
quốc gia bao gồm: Hà Nội và Thượng Hải. Quan điểm tích cực về cộng đồng
LGBT từ thấp đến cao lần lượt là Hà Nội đến Thượng Hải đến Đài Bắc cho cả giới
nam và nữ. Nhìn chung, những yếu tố liên quan đáng kể đến nhận thức của thanh
thiếu niên về cộng đồng LGBT bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của người
dân (thành thị / nông thôn, tuổi tác, tình trạng kinh tế, trình độ học sinh và trình độ học
vấn), thể loại phim / video ưa thích, tự nhận dạng xu hướng tính dục cá nhân, kiến thức
về sức khỏe sinh sản và tình dục, giá trị gia đình, giá trị vai trò giới và thái độ đối với
quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nghiên cứu này đã kết luận trong ba thành phố châu

Á này bao gồm các quần thể có quan điểm chủ yếu chịu ảnh hưởng của Nho giáo,
thanh thiếu niên chủ yếu giữ nhận thức tiêu cực về cộng đồng LGBT. Cần phải chú ý
nhiều hơn đến việc phổ biến kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục bao gồm cả
LGBT và những nỗ lực nhằm thúc đẩy khai phóng tư duy, suy nghĩ của thanh thiếu
niên về nhận thức xung quanh chủ đề LGBT. Điều này có thể làm giảm sự kỳ thị, từ đó
cải thiện chất lượng cuộc sống của thành viên trong cộng đồng LGBT [23].
1.1.2.3. Các về LGBTQ+ trong trường học
18


Một nghiên cứu về bạo lực học đường của Trung tâm sáng kiến sức khỏe và
dân số (CCIHP) thực hiện năm 2012 cho thấy 40.7% người LGBT đã từng bị bạo
lực và phân biệt đối xử ở trường học, 13.2% bị bạo lực bởi các thầy cô giáo trong
trường. Nghiên cứu này cũng cung cấp thêm một số thông tin về bối cảnh của bạo
lực: tuổi trung bình lần đầu bị bạo lực là 12.39 tuổi, 15% bị bạo lực hàng ngày, thời
gian diễn ra phổ biến nhất là giờ nghỉ giải lao, địa điểm là trong chính lớp học, với
nguyên nhân hàng đầu cũng là cách ăn mặc, đi đứng [6].
Một nghiên cứu gần đây về bạo lực học đường trên cơ sở giới với học sinh
LGBT của UNESCO năm 2015 tại 20 nước ở Châu Á, trong đó có Việt Nam, cho
thấy 70% học sinh LGBT từng bị bắt nạt bằng lời nói (gọi tên và các kiểu chọc
ghẹo), cao nhất so với các nước cùng bảng khảo sát là Úc, Trung Quốc, Hong
Kong, Nhật, Hàn, Thái Lan. Con số 70% này khá phù hợp với phát hiện 67.5%
người LGBT từng nghe, nhìn thấy những nhận xét, hành động tiêu cực từ bạn bè.
Các hành vi phân biệt đối xử khác mà người tham gia khảo sát báo cáo còn có: bạn
bè ngừng kết bạn khi phát hiện ra là LGBT, bị bàn tán về ngoại hình, bị tẩy chay
trong lớp học,…dẫn đến các hậu quả như phải trốn học (9.8%) hoặc thậm chí bỏ
học (5.0%) vì sự phân biệt đối xử này. Học sinh đến trường không phải để học cách
kì thị và thù ghét người khác. Ở Việt Nam, đôi khi vấn đề bắt nạt giữa học sinh với
nhau thường được xem là “chuyện con nít” và chưa được đánh giá đúng mức độ
nghiêm trọng của nó nên những học sinh là nạn nhân của sự bắt nạt và trêu chọc.

Thực tế, hậu quả của những sự phân biệt đối xử này để lại kéo dài tới cả cuộc đời
và ảnh hưởng tiêu cực lên nhân cách và khả năng hòa nhập của học sinh. Bắt nạt
thường có đặc tính kéo dài, liên tục với mức độ tăng dần và quá trình “bình thường
hóa” hành vi bắt nạt. Học sinh LGBT trở nên trầm cảm, ngại tiếp xúc bạn bè, suy
giảm khả năng học tập, dẫn tới áp lực từ gia đình rồi lại tiếp tục che giấu, học hành
sa sút như một vòng lẩn quẩn [62].
Bên cạnh gia đình, thì trường học là môi trường mà phần lớn người dưới 18
tuổi dành nhiều thời gian nhất để phát triển bản thân, hình thành nhân cách và thiết
lập các mối quan hệ. Vốn dĩ trường học là môi trường cần hơn cả sự đề cao tính đa
dạng và bao dung, nhưng các phát hiện đã chỉ ra một thực tế chưa hẳn như vậy.
Hơn một nửa từng bị bạn bè bắt nạt, và gần một phần tư bị giáo viên, cán bộ nhà
19


trường quấy rầy, bắt nạt bởi vì họ được coi là LGBT. Đáng chú ý, gần một phần ba
cho biết họ bị đối xử không công bằng vì có quan điểm ủng hộ LGBT. Tương tự
như ở gia đình, cử chỉ, điệu bộ, kiểu tóc cũng là yếu tố khiến người LGBT bị phân
biệt và gây áp lực nhiều nhất. Đồng phục thể hiện bản dạng giới là một trở ngại đáng
kể ảnh hưởng tới chất lượng học tập cũng như tâm lý của người chuyển giới. Các
phân biệt đối xử từ phía nhà trường và gia đình thường có mối liên hệ rất chặt chẽ
với nhau [4].
1.1.2.4. Thành tựu trong pháp luật
Ngoài các công trình nghiên cứu, cộng đồng LGBTQ+ ở Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu nhất định trong luật pháp như:
Ngày 10/5/2013, Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội
tổ chức hội thảo “Người đồng tính, song tính và chuyển giới: Quy định pháp luật và
quan điểm của cộng đồng.”
Trong phiên họp thứ 18 của Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát về Nhân
quyền (UPR) vào tháng 6 năm 2014, Chính phủ Việt Nam chấp nhận khuyến nghị
và ban hành một đạo luật chống phân biệt đối xử bao gồm trên cơ sở bản dạng giới

và xu hướng tính dục. Tháng 9 năm 2014, Việt Nam bỏ phiếu thông qua nghị quyết
về nhân quyền, xu hướng tính dục và bản dạng giới của Hội đồng Nhân quyền, thể
hiện cam kết loại bỏ bạo hành và kì thị dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng
giới.
Ngày 24/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật Dân sự hợp pháp
hóa quyền chuyển đổi giới tính, trong đó ghi nhận sẽ có quy định pháp luật cụ thể
điều chỉnh. Điều này mở ra một bước tiến cho người chuyển giới.
Như vậy, những thành tựu trong pháp luật phần nào cho thấy những thuận lợi
nhất định của người LGBTQ+ trong xã hội hiện nay. Những thay đổi về luật pháp đã
tạo nhiều cơ hội cho người LGBTQ+ trên nhiều lĩnh vực như tham gia vào nghề
nhiệp, chăm sóc sức khỏe,... để họ khẳng định và thể hiện bản thân trong cộng đồng xã
hội.
1.2. Lí luận về nhu cầu thể hiện bản dạng giới của học sinh LGBTQ+ trung
học phổ thông
1.2.1. Khái niệm về nhu cầu thể hiện bản dạng giới
20


1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu
Theo Abraham Maslow (1908-1970), con người có những nhu cầu nhất định
phải được đáp ứng để có cuộc sống lành mạnh. Những nhu cầu này thúc đẩy chúng
ta hành động theo cách chúng ta làm để đạt được, thỏa mãn những nhu cầu chúng ta
mong muốn mà chưa được đáp ứng [45].
Ngoài ra, Maslow cho rằng những nhu cầu này không phải đều quan trọng
như nhau, nhưng nó tồn tại trong một hệ thống phân cấp (có hình dạng như một
kim tự tháp), với những nhu cầu cơ bản, quan trọng nhất ở phía dưới. Ông chỉ ra
rằng con người được thúc đẩy bởi năm loại nhu cầu cơ bản, theo thứ tự như sau:
- Sinh lý: chúng đề cập đến
các nhu cầu thể chất cơ bản như
uống khi khát hoặc ăn khi đói. Theo

Maslow, một số nhu cầu này liên
quan đến những nỗ lực của chúng ta
để đáp ứng nhu cầu của cơ thể
cho cân bằng nội môi; nghĩa là, duy
trì mức độ phù hợp trong các hệ
thống cơ thể khác nhau (cho ví dụ,
duy trì nhiệt độ cơ thể là 37°C).
Maslow coi nhu cầu sinh lý là nhu

Maslow's hierarchy of needs. Adapted from Abraham Maslow (1943)

cầu thiết yếu nhất trong nhu cầu của chúng ta. Nếu ai đó đang thiếu nhiều hơn một
nhu cầu, họ có thể sẽ cố gắng đáp ứng những điều này nhu cầu sinh lý trước. Ví dụ,
nếu ai đó cực kỳ đói, thật khó để tập trung vào bất cứ điều gì khác ngoài thức
ăn. Một ví dụ khác về nhu cầu sinh lý sẽ là nhu cầu cho giấc ngủ đầy đủ.
- Sự an toàn: một khi các yêu cầu sinh lý của mọi người được đáp ứng, nhu
cầu tiếp theo nảy sinh là Môi trường an toàn. Nhu cầu an toàn của chúng ta rõ ràng
ngay từ khi còn nhỏ, vì trẻ em có nhu cầu về môi trường an toàn và có thể dự đoán
được và thường phản ứng với nỗi sợ hãi hoặc lo lắng khi những điều này không
được đáp ứng. Maslow chỉ ra rằng ở những người trưởng thành sống ở các quốc gia
phát triển, nhu cầu an toàn rõ ràng hơn trong các tình huống khẩn cấp (ví dụ như
chiến tranh và thảm họa), nhưng nhu cầu này cũng có thể giải thích tại sao chúng ta
21


có xu hướng thích quen thuộc hoặc tại sao chúng ta làm những việc như mua bảo
hiểm và đóng góp vào một tài khoản tiết kiệm.
- Tình yêu / thuộc về: theo Maslow, nhu cầu tiếp theo trong hệ thống phân
cấp liên quan đến cảm giác được yêu thương và được chấp nhận. Nhu cầu này bao
gồm cả mối quan hệ tình yêu cũng như mối quan hệ với bạn bè và người thân. Nó

cũng bao gồm nhu cầu của chúng ta để cảm thấy rằng chúng tôi thuộc về một nhóm
xã hội. Điều quan trọng, nhu cầu này bao gồm cả cảm giác được yêu và cảm thấy
yêu đối với người khác. Kể từ thời Maslow, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục khám
phá cách yêu và thuộc về cần tác động hạnh phúc. Ví dụ, có kết nối xã hội có liên
quan đến tốt hơn sức khỏe thể chất và ngược lại, cảm thấy bị cô lập (nghĩa là có
nhu cầu không được đáp ứng) có những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe và hạnh
phúc.
- Kính trọng: nhu cầu lòng tự trọng của chúng ta liên quan đến mong muốn
cảm thấy tốt về bản thân. Theo Maslow, nhu cầu quý trọng bao gồm hai thành
phần. Đầu tiên liên quan đến cảm giác tự tin và cảm thấy tốt về bản thân. Thành
phần thứ hai liên quan đến cảm giác được người khác coi trọng; đó là, cảm thấy
rằng những thành tựu và đóng góp của chúng ta đã được được người khác công
nhận. Khi nhu cầu của mọi người được đáp ứng, họ cảm thấy tự tin và xem những
đóng góp và thành tựu của họ là có giá trị và quan trọng. Tuy nhiên, khi nhu cầu về
lòng tự trọng của họ không được đáp ứng, họ có thể trải nghiệm những gì nhà tâm
lý học Alfred Adler gọi là cảm giác tự ti.
- Tự thực hiện hóa: nhu cầu tự thực hiện đề cập đến cảm giác thỏa mãn, hoặc
cảm thấy rằng chúng ta đang sống theo tiềm năng. Một tính năng độc đáo của tự
thực hiện là nó trông khác nhau đối với mọi người. Đối với một người, tự thực hiện
có thể liên quan đến việc giúp đỡ người khác hay cho người khác, nó có thể liên
quan đến thành tích trong một lĩnh vực nghệ thuật hoặc sáng tạo. Về cơ bản, tự
thực hiện có nghĩa là cảm thấy rằng chúng ta đang làm những gì chúng ta tin rằng
chúng ta sẽ làm.
1.2.1.2. Khái niệm nhu cầu thể hiện bản thân
Mọi người đều có khả năng và có mong muốn tiến lên cấp bậc thể hiện hóa
bản thân trong tháp nhu cầu. Nhưng thật không may, tiến độ thường bị gián đoạn
22


bởi những kinh nghiệm sống ở bậc dưới, bao gồm như sự mất mát, sự kì kị có thể

khiến một cá nhân đó dao động giữa các cấp bậc của hệ thống tháp nhu cầu. Do đó,
không phải ai cũng sẽ tiến lên các cấp bậc trong tháp nhu cầu theo một hướng đi
lên mà có thể di chuyển qua lại giữa các loại nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu “phát triển” không xuất phát từ việc cá nhân thiếu một cái gì đó, mà
là nó xuất phát từ mong muốn được thể hiện bản thân trong cộng đồng của họ. Một
khi những nhu cầu “phát triển” này đã được thỏa mãn một cách hợp lý thì người ta
có thể đạt đến mức cao nhất được gọi là tự thực hiện hóa bản thân [45].
Carl Rogers (1902-1987) là một nhà tâm lý học nhân văn, người đã đồng ý
với các giả định chính của Abraham Maslow. Tuy nhiên, Rogers (1959) nói thêm
rằng để một người “phát triển”, họ cần một môi trường cung cấp cho họ sự chân
thực (cởi mở và tự bộc lộ), chấp nhận (được nhìn nhận với sự quan tâm tích cực vô
điều kiện) và sự đồng cảm (được lắng nghe và thông hiểu). Không có những điều
này, các mối quan hệ và tính cách lành mạnh sẽ không phát triển như bình thường,
giống như một cái cây sẽ không phát triển nếu không có ánh sáng mặt trời và nước.
Rogers tin rằng mỗi người đều có thể đạt được mục tiêu, mong muốn và mong
muốn của mình trong cuộc sống. Hay đúng hơn là nếu họ làm như vậy, thì quá
trình tự thực hiện hóa bản thân đã diễn ra.
1.2.1.3. Khái niệm bản dạng giới
Bản dạng giới là một yếu tố trong tính dục, cảm nhận về giới tính của mình là
nam hay nữ. Bản dạng giới không nhất thiết phải trùng với giới tính sinh học. Bản
dạng giới cũng độc lập với xu hướng tính dục, vì bản dạng giới liên quan tới việc
một người nghĩ mình thuộc giới tính nào, còn xu hướng tính dục liên quan tới việc
một người cảm thấy hấp dẫn với ai [1].
Một định khác: bản dạng giới là giới tính mà bản thân cảm thấy là gì. Những
người có bản sắc giới tính phù hợp với giới tính của họ được chỉ định khi sinh đã
được các nhà hoạt động chuyển giới gọi là “Cisgender” [59]. Những cá nhân khác
có thể xác định là “Transgender”, là một thuật ngữ bao hàm sự khác biệt về bản
dạng giới, trong đó giới tính sinh học được chỉ định của một người không khớp với
nhận dạng bản dạng giới qua cảm nhận của người đó. Thuật ngữ này bao gồm
những người không cảm thấy họ phù hợp với cơ cấu giới tính chia đôi (họ không

23


được xác định là nam hay nữ). Những người thuộc nhóm này như thể họ đang cảm
thấy sai giới tính, nhưng nhận thức này có thể có hoặc không tương quan với mong
muốn phẫu thuật hoặc chuyển đổi nội tiết tố [48].
Có rất nhiều bản dạng giới và điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong
văn hóa, bằng chứng là sự thay đổi của Facebook cho phép người sử dụng lựa chọn
nhận dạng giới tính tới 56 lần [54].
Như vậy, có một sự đa dạng và phong phú trong trải nghiệm về bản dạng giới
của mỗi cá nhân khác nhau.
1.2.1.4. Khái niệm thể hiện bản dạng giới
Thể hiện giới mô tả những cách mà một người truyền đạt bản dạng giới tính
của mình cho người khác biết. Điều này có thể bao gồm kiểu tóc, quần áo, dáng đi
(tư thế) và trang điểm. Thể hiện giới là cách mà một người mong muốn được hiểu
về giới tính của họ [28].
Một định nghĩa khác của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (2015) định nghĩa thể hiện
bản dạng giới phản ánh bản sắc giới tính của một người (ý thức bên trong về giới
tính của chính họ), nhưng không phải trong mọi trường hợp. Thể hiện giới là riêng
biệt và độc lập với các khái niệm xu hướng tính dục và giới tính bẩm sinh [10],[11].
Thể hiện giới còn là cách một người bày tỏ công khai đặc tính về giới mà họ
mong muốn được xã hội và người xung quanh nhìn nhận họ là ai. Thể hiện giới có
thể biểu hiện dưới hình thức hành vi và ngoại hình như trang phục, tóc, trang điểm,
ngôn ngữ cơ thể và giọng nói. Kể cả những yếu tố như tên biệt danh và đại từ danh
xưng cũng là những cách phổ biến để thể hiện bản dạng giới [52].
Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý đến ảnh hưởng của văn hóa, các đặc điểm xã
hội đến thể hiện giới. Một người thể hiện giới tính của mình có thể hoặc không thể
phù hợp với vai trò giới được quy định trong xã hội và có thể hoặc không thể phản
ánh bản sắc giới tính của người đó [9]. Ví dụ như tại Myanmar, đàn ông có thể thoa
lên mặt các lớp kem chống nắng như phụ nữ và không bị kì thị.

Hiệp hội chuyên khoa thế giới về sức khoẻ chuyển giới (WPATH) ra tuyên bố
vào tháng 5 năm 2010 coi việc không theo chuẩn giới không phải là một vấn đề
bệnh lý. Tuyên bố này nhấn mạnh rằng “việc thể hiện các đặc điểm giới, bao gồm
24


bản dạng giới mà không liên quan đến giới tính sinh học của một người là một hiện
tượng phổ biến và mang tính đa dạng về văn hoá của con người, và không nên bị
coi là tiêu cực hay bệnh lý mang tính di truyền” [64].
Như vậy, thể hiện bản dạng giới là cách và một người truyền tải những đặc
tính được định nghĩa bởi văn hóa về sự nam tính, nữ tính (hoặc cả hai, hoặc không
cái nào) ra bên ngoài thông qua ngoại hình cơ thể (bao gồm quần áo, phụ kiện, kiểu
tóc, trang sức, mỹ phẩm), cử chỉ điệu bộ, nói năng, và các khuôn mẫu hành vi trong
giao tiếp với người khác.
Biểu đồ dưới đây giúp phân biệt rõ ràng hơn giữa giới tính sinh học với bản
dạng giới, thể hiện giới và xu hướng tính dục:

Gender inclusive training handouts, adapted from and reprinted with permission of Center for Gender Sanity, 2012

1.2.1.5. Khái niệm nhu cầu thể hiện bản dạng giới
Hiệp hội Cha mẹ nước Úc đã phân tích rằng hầu như tất cả trẻ em bắt đầu thể
hiện bản dạng giới tính của mình vào khoảng 2-3 tuổi thông qua tên, quần áo, hành
vi, kiểu tóc hoặc giọng nói. Trẻ làm điều này theo cách các nói về bản thân và
thông qua trang phục được lựa chọn. Trẻ em có thể rất vững về giới tính của mình
từ khi còn nhỏ. Ví dụ, trẻ mới biết đi thường tuyên bố “Con là con trai!” hoặc “Con
là con gái!”. Nhiều trẻ em đa dạng giới cũng thể hiện bản dạng giới của mình vào
khoảng 2-3 tuổi. Trẻ có những ý niệm vững chắc về giới tính của mình, ví dụ, một
đứa trẻ có thể tức giận khi mọi người gọi mình là trai hay gái, từ chối mặc quần áo
đặc biệt hoặc nói rằng trẻ là một giới tính khác. Những đứa trẻ đa dạng giới khác có
thể bắt đầu nói về bản sắc giới tính của chúng khác nhau khi chúng ở trường tiểu

học. Đối với một số người, điều này xảy ra sau tuổi dậy thì và một số có thể không
25


×