Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường thpt long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.78 KB, 39 trang )

TÓM TẮT

Trong môi trường kinh doanh đầy sự cạnh tranh như ngày nay, việc nghiên cứu
thị trường là việc làm không thể thiếu đối với hầu hết các doanh nghiệp muốn hoạt
động thành công. Nhất là do trên thị trường Long Xuyên hiện nay chưa có dịch vụ
cho thuê xe đạp đôi nên đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của
học sinh trường THPT Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang” được
thực hiện, nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp cho thuê xe hiểu rõ nhu
cầu của khách hàng về từng thành phần của dịch vụ để có thể lập chiến lược kinh
doanh phù hợp, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu khách
hàng.
Đầu tiên, để nghiên cứu hiệu quả, nhanh chóng, và đảm bảo đề tài đi đúng
hướng, mô hình nghiên cứu được hình thành dựa trên lý thuyết về nhu cầu và các
thành phần của dịch vụ. Trên cơ sở đó, bản hỏi phỏng vấn chuyên sâu được lập nên
nhằm khai thác thông tin về các vấn đề có liên quan đưa vào bản hỏi chính thức,
một giai đoạn nghiên cứu cần phải có trước khi hoàn thiện bản hỏi chính thức là
bước nghiên cứu thử nghiệm trên 5-10 học sinh, bước này nhằm kiểm tra tính logic
của bản hỏi và giới hạn những biến nghiên cứu không cần thiết trước khi bản hỏi
chính thức.
Khi đã hoàn thành bản hỏi chính thức, tiến hành thu dữ liệu trên 60 học sinh.
Sau đó, làm sạch và xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel. Kết quả cho thấy, đa số các
học sinh có nhu cầu và rất quan tâm đến dịch vụ cho thuê xe đạp đôi, mặc dù có một
số khác biệt giữa nam và nữ sinh. Song, nhu cầu đó đều được thể hiện cụ thể trong
mong muốn được cùng bạn bè đi dạo, đi chơi trên chiếc xe đạp đôi gọn nhẹ màu đen
hay xanh biển, các bạn cũng mong được đảm bảo độ an toàn nhất định thông qua cơ
quan kiểm soát chất lượng. Đồng thời nhu cầu còn thể hiện ở mong muốn được giao
dịch với nhân viên cửa hàng vừa thân thiện lại nhiệt tình, chân thành và đặc biệt có
kinh nghiệm tạo bầu không khí vui vẽ khi tiếp xúc với khách hàng. Nếu cửa hàng
cho thuê có thể đặt tại khu bờ hồ Nguyễn Du thì sẽ thuận tiện hơn, và cửa hàng phải
có phương thức giao dịch phù hợp để thu hút khách hàng, chẳng hạn như: thanh
toán 50% giá thuê khi nhận xe, số còn lại sẽ thanh toán khi trả xe, được đặt hàng và


giao nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng, được khuyến mãi vào những ngày lễ hay khi
thuê dài hạn (khoảng 10% - 20% chi phí thuê), được hổ trợ xử lý khi xảy ra sự cố,…






2

MỤC LỤC



Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 2
1.1. Cơ sở hình thành đề tài: ................................................................................. 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................... 2
1.4. Khái quát về phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu: ................................................................................. 3
1.6. Kết cấu của bài báo cáo: ................................................................................. 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 4
2.1. Giới thiệu chƣơng: .......................................................................................... 4
2.2. Các khái niệm về nhu cầu: ............................................................................. 4
2.2.1. Nhu cầu (Needs): ......................................................................................... 4
2.2.2. Mong muốn (Wants): .................................................................................. 4
2.2.3. Yêu cầu (Demands): .................................................................................... 4
2.3. Lý thuyết về dịch vụ: ...................................................................................... 5
2.3.1. Định nghĩa dịch vụ: ..................................................................................... 5

2.3.2. Mô hình dịch vụ: ......................................................................................... 5
2.4. Mô hình nghiên cứu: ....................................................................................... 6
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 7
3.1 Giới thiệu chƣơng: .......................................................................................... 7
3.2 Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................................... 7
3.2.1 Các giai đoạn nghiên cứu ........................................................................... 7
3.2.2 Quy trình nghiên cứu: ................................................................................ 8
3.3 Các giai đoạn của nghiên cứu: ....................................................................... 9
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ: ........................................................................................ 9
3.3.2 Nghiên cứu chính thức: .............................................................................. 9
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 12
4.1. Giới thiệu........................................................................................................ 12
4.2. Mô tả đặc điểm mẫu: .................................................................................... 12
4.3. Mục đích của việc thuê xe đạp đôi:.............................................................. 12
4.3. Lý do muốn sử dụng xe đạp đôi:.................................................................. 13


3
4.3.1. Sử dụng xe đạp đôi không tốn nhiên liệu và không gây ô nhiễm môi
trƣờng: ................................................................................................................... 13
4.3.2. Xe đạp đôi là phƣơng tiện giúp rèn luyện sức khỏe tốt: ........................ 14
4.4. Mô tả mong muốn của học sinh đối với các thành phần của dịch vụ cho
thuê xe đạp đôi: ......................................................................................................... 14
4.4.1. Đặc điểm của xe đạp đôi: .......................................................................... 17
4.4.2. Kiểu dáng xe đạp đôi mong muốn: .......................................................... 18
4.4.3. Màu sắc xe đạp đôi mong muốn: ............................................................. 18
4.4.4. Độ an toàn xe đạp đôi mong muốn: ......................................................... 19
4.5. Địa điểm đặt cửa hàng cho thuê xe đạp đôi: ............................................... 20
4.6. Nhân viên giao dịch của cửa hàng: .............................................................. 20
4.6.1. Thái độ của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: .................................. 22

4.6.2. Kinh nghiệm của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: ......................... 23
4.6.3. Tính cách của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: .............................. 23
4.7. Giá của dịch vụ cho thuê xe đạp đôi: .......................................................... 24
4.8. Phƣơng thức giao dịch: ................................................................................. 25
4.8.1. Phƣơng thức thanh toán thích hợp: ........................................................ 25
4.8.2. Mức giảm giá mong muốn khi thuê xe đạp đôi: ..................................... 25
4.8.3. Phƣơng thức đặt hàng thuận tiện: ........................................................... 27
4.8.4. Phƣơng thức nhận và trả xe thuận tiện: ................................................. 27
4.8.5. Hình thức xử lý sự cố: ............................................................................... 27
4.8.6. Hình thức bảo hiểm mong muốn: ............................................................ 28
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 29
5.1. Kết luận: ......................................................................................................... 29
5.2. Hạn chế của đề tài và đề xuất nghiên cứu tiếp theo:.................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC 1: ĐỀ CƢƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN
SÂU ................................................................................................................................. 30
PHỤ LỤC 1: ĐỀ CƢƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ....................................... 31
PHỤ LỤC 2: BẢN HỎI CHÍNH THỨC ..................................................................... 32




4
DANH MỤC BẢNG BIỂU



DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Mô hình dịch vụ ............................................................................................. 6
Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 6

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các giai đoạn nghiên cứu............................................................................... 7
Bảng 3.2. Các biến và thang đo .................................................................................... 10
Bảng 4.1. Mong muốn giảm giá gắn với từng trƣờng hợp ........................................ 26


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu mẫu ............................................................................................... 12
Biểu đồ 4.2. Mục đích của việc thuê xe đạp đôi .......................................................... 13
Biểu đồ 4.3. Mức độ đồng ý đối với lý do không tốn nhiên liệu và ........................... 14
Biểu đồ 4.4. Mức độ đồng ý đối với lý do xe đạp đôi giúp rèn luyện sức khỏe ........ 14
Biểu đồ 4.5. Mức độ quan tâm đến thành phần của dịch vụ cho thuê ..................... 15
Biểu đồ 4.6. Mức độ quan tâm đến đặc điểm xe đạp đôi. .......................................... 15
Biểu đồ 4.7. Mức độ quan tâm đến nhân viên của cửa hàng ..................................... 15
Biểu đồ 4.8. Mức độ quan tâm đến địa điểm đặt cửa hàng ....................................... 16
Biểu đồ 4.9. Mức độ quan tâm đến giá thuê dịch vụ .................................................. 16
Biểu đồ 4.10. Mức độ quan tâm đến phƣơng thức giao dịch của cửa hàng ............. 16
Biểu đồ 4.11. Mức độ đồng ý chung đối với các đặc điểm của xe ............................. 17
Biểu đồ 4.12. Mức độ đồng ý của nữ đối với các đặc điểm của xe ............................ 17
Biểu đồ 4.13. Mức độ đồng ý của nam đối với các đặc điểm của xe ......................... 17


5
Biểu đồ 4.14. Kiểu dáng xe đạp đôi mong muốn ........................................................ 18
Biểu đồ 4.15. Màu sắc xe đạp đôi mong muốn ........................................................... 19
Biểu đồ 4.16 Tiêu chí đánh giá độ an toàn của xe đạp đôi ........................................ 19
Biểu đồ 4.17. Mong muốn chung về địa điểm đặt cửa hàng ...................................... 20

Biểu đồ 4.18. Mong muốn của nam và nữ về địa điểm đặt cửa hàng ....................... 20
Biểu đồ 4.19. Mức độ đồng ý chung đối với các tiêu chí đánh giá ............................ 21
chất lƣợng phục vụ của nhân viên cửa hàng .............................................................. 21
Biểu đồ 4.20. Mức độ đồng ý của nữ đối với các tiêu chí đánh giá ........................... 21
chất lƣợng phục vụ của nhân viên cửa hàng .............................................................. 21
Biểu đồ 4.21. Mức độ đồng ý của nam đối với các tiêu chí đánh giá ........................ 22
chất lƣợng phục vụ của nhân viên cửa hàng .............................................................. 22
Biểu đồ 4.22. Thái độ của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: ............................... 23
Biểu đồ 4.23. Kinh nghiệm của nhân viên giao dịch trong cửa hàng ....................... 23
Biểu đồ 4.24. Tính cách của nhân viên giao dịch trong cửa hàng............................. 24
Biểu đồ 4.25. Giá mong muốn đối với từng hình thức thuê xe .................................. 24
Biểu đồ 4.26. Phƣơng thức thanh toán thích hợp ....................................................... 25
Biểu đồ 4.27. Phƣơng thức đặt hàng thuận tiện ......................................................... 27
Biểu đồ 4.28. Hình thức xử lý sự cố ............................................................................. 27
Biểu đồ 4.29. Hình thức bảo hiểm mong muốn .......................................................... 28
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


2
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
sống, làm việc và học tập của mỗi người dân Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói
riêng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do khí thải của các phương tiện giao
thông như: Ô tô, xe gắn máy, tàu thủy, … Nhận thấy tình trạng đó, không chỉ những nhà
khoa học không ngừng nghiên cứu, sáng tạo những phương tiện mới thân thiện với môi
trường, mà giới trẻ hiện nay cũng có ý thức rất cao về vấn đề này, đồng thời đã chủ
động lựa chọn cho mình một phương tiện phù hợp, giảm thiểu chi phí nhiên liệu, đó là

chiếc “xe đạp đôi”.
Xe đạp đôi không những là một phương tiện dễ vận hành, không tốn nhiên liệu,
không gây ô nhiễm môi trường, mà nó rất thích hợp cho những cuộc dã ngoại cùng gia
đình, bạn bè, ... Nó sẽ góp phần tạo không khí ấm cúng, thân thiện, kết nối mọi người
lại gần nhau hơn. Đồng thời, nó còn giúp rèn luyện sức khỏe, đây là vấn đề lớn của
người dân Thành phố Long Xuyên.
Bên cạnh đó, sau những giờ học mệt mỏi, các em học sinh thường tìm cho mình
những điểm du lịch hay những trò chơi, dịch vụ giải trí hữu ích nhằm thư giãn, vui chơi,
chuẩn bị một tinh thần luôn thoải mái, phấn khởi khi đến lớp, từ đó cải thiện chất lượng
học tập. Một trong những loại hình phổ biến nhất được lựa chọn là đi dạo phố, và gắn
liền với nhu cầu dạo phố là một dịch vụ không thể không kể đến đó là “dịch vụ cho thuê
xe đạp đôi”.
Đặc biệt, trong những ngày lễ như: Valentine, Noel, … Khi cưỡi trên "con ngựa
sắt” là chiếc xe đạp đôi sẽ một phần tạo nên phong cách mới, cá tính và không kém
phần lãng mạn cho người sử dụng.
Nhận thấy, xe đạp đôi được nhóm khách hàng học sinh chú trọng quan tâm. Mà
trường Trung học phổ thông Long Xuyên (THPT Long Xuyên) là trường nằm ở trung
tâm thành phố với mức sống khá cao, nhu cầu thư giãn là nhu cầu rất thiết thực, có điều
kiện sử dụng dịch vụ này, nên trường THPT Long Xuyên sẽ được lựa chọn để tiến hành
nghiên cứu.
Những lý do trên cho thấy đề tài “ Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học
sinh trường THPT Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang” là cần thiết
để tiến hành nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này thực hiện nhằm đạt những mục tiêu sau:
 Mô tả mong muốn thuê xe đạp đôi của học sinh trường THPTLong Xuyên.
 Khảo sát sự khác biệt giữa nam và nữ về nhu cầu thuê xe đạp đôi.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thực hiện trên học sinh trường THPT Long Xuyên năm học 2009-
2010.


Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


3
1.4. Khái quát về phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ trải qua ba bước nghiên cứu:
 Đầu tiên là bước nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ
thuật phỏng vấn trực tiếp từ 5 đến 10 học sinh liên quan đến vấn đề liên quan
đến việc thuê xe đạp đôi, thu thập thông tin về những ý kiến của đáp viên để
thiết kế bản câu hỏi dùng cho bước nghiên cứu tiếp theo.
 Tiếp theo là bước nghiên cứu thử nghiệm nhằm hoàn thiện bản hỏi thông qua
những thông tin tổng hợp được ở bước đầu tiên.
 Bước cuối cùng là nghiên cứu chính thức: Thực hiện nghiên cứu định lượng
bằng kỹ thuật điều tra bản câu hỏi, với cỡ mẫu nghiên cứu là 60 học sinh.
Các dữ liệu thu được sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và dùng
kiểm định phi tham số để khảo sát sự khác biệt giữa nam và nữ trong mong muốn thuê
xe đạp đôi.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho các doanh
nghiệp cho thuê cũng như các nhà sản xuất xe đạp đôi do:
 Sự hiểu rõ về nhu cầu dịch vụ thuê xe đạp đôi có thể sẽ giúp nhà sản xuất lập
kế hoạch sản xuất các loại xe đạp đôi có mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với từng
nhóm khách hàng. Từ đó, hoạch định chiến lược Marketing thích hợp nhằm xúc
tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, tăng doanh số và thu nhập doanh nghiệp.
 Ngoài ra, việc nghiên cứu giúp các học sinh trường Trung học phổ thông có
điều kiện thể hiện nhu cầu, sở thích của mình về dịch vụ này. Đồng thời, các học
sinh có thể được đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời, phù hợp, thể hiện được
phong cách cá nhân hay vui chơi một cách thoải mái, lành mạnh và an toàn.

1.6.Kết cấu của bài báo cáo:
Bài báo cáo được trình bày gồm 3 chương:
 Chƣơng 1: Giới thiệu: Khái quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm
vi, phương pháp, ý nghĩa nghiên cứu.
 Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Tập trung trình bày các
lý thuyết về nhu cầu và dịch vụ, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu thích hợp.
 Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ chú trọng trình bày
phương pháp để thực hiện nghiên cứu, bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu, mô tả các giai đoạn của nghiên cứu (nghiên cứu sơ bộ, thử nghiệm
và nghiên cứu chính thức). Trong đó, cách lấy mẫu, mô tả biến và thang đo,
phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sẽ được đặc biệt trình bày ở bước
nghiên cứu chính thức.
 Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày cụ thể từng kết quả thu được sau
quá trình phân tích và xử lý dữ liệu.
 Chƣơng 5: Kết luận: Chương này sẽ đúc kết lại kết quả chính đã đạt được
của đề tài nghiên cứu, đồng thời hạn chế của nghiên cứu cũng được trình bày.

Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu chƣơng:
Chương này sẽ chú trọng trình bày các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, trên cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu thích hợp.
2.2. Các khái niệm về nhu cầu:
1


2.2.1. Nhu cầu (Needs):
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu của con người là rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu
sinh lý cơ bản về ăn mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội,, về
sự thân thiết gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó, cũng như những nhu cầu cá nhânề tri
thức và tự thể hiện mình.
Nếu nhu cầu không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất
hạnh... Một người chưa được đáp ứng sẽ phải lựa chọn một trong hai hướng giải quyết:
bắt tay vào làm để tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu, hoặc cố
gắng kìm chế nó.
2.2.2. Mong muốn (Wants):
Như đã nói nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một thứ gì đó thì mong muốn được đề
cập với cấp độ phát triển cao hơn của nhận thức.
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu
sâu xa hơn đó.
Một người Mỹ có nhu cầu thức ăn và mong muốn có món hamburger, có nhu cầu
về quần áo và mong muốn có bộ đồ Pierre Cardin, có nhu cầu này về sự quý trọng và
muốn mua một chiếc xe Mercedes. Trong một xã hội khác thì những nhu cầu này lại
được thỏa mãn theo một cách khác: Những người thổ dân Úc thỏa mãn cơn đói của
mình bằng chim cánh cụt; nhu cầu về quần áo bằng mảnh khố; Sự quý trọng bằng một
chuỗi vòng vỏ ốc để đeo cổ.Mặc dù nhu cầu của con người là ít, nhưng mong muốn của
họ là rất nhiều. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và định hình bởi các
lực lượng và định chế xã hội, như nhà thờ, trường học, gia đình và các công ty kinh
doanh.
2.2.3. Yêu cầu (Demands):
Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẩn của khả
năng và thái độ sẵn sàng mua chúng.
Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ. Nhiều người mong muốn có
chiếc xe Mercedes, nhưng chỉ có một số ít người có khả năng và sẵn sàng mua kiểu xe
đó. Vì thế các công ty không những phải lượng định xem có bao nhiêu người mong

muốn sản phẩm của mình, mà điều quan trọng hơn là có bao nhiêu người thực sự sẵn
sàng và có khả năng mua.
Mong muốn của cá nhân có rất nhiều nhưng có điều kiện chi trả cho từng mong
muốn đó thì rất ít. Ví như: khi bạn muốn mua chiếc máy vi tính nhằm hỗ trợ cho việc

1
Kotler, Philip. 2001. Quản Trị Marketing. Nhà xuất bản thống kê
TỰ
THỂ
HIỆN MÌNH
(Được làm những
việc mình thích thú)
NHU CẦU ĐƢỢC TÔN
TRỌNG
(Địa vị, uy thế)

NHU CẦU TÌNH CẢM
(Tình yêu, tình bạn, tình đồng đội,…)
NHU CẦU AN TOÀN
(Sự bảo vệ)
NHU CẦU SINH LÝ
(Ăn, uống, ngủ)
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


5
học hay làm việc. Mặc dù bạn rất thích chiếc Laptop vừa gọn nhẹ lại sành điệu, nhưng
bạn phải chọn mua chiếc máy tính để bàn vừa cồng kềnh mà không thể di chuyển,...vì
giá của chiếc Laptop đắt hơn nhiều so với chiếc máy vi tính để bàn kia.

2.3.Lý thuyết về dịch vụ:
Do đề tài đang nghiên cứu về dịch vụ thuê xe đạp đôi nên một số lý thuyết về
dịch vụ cần được làm rõ.
2.3.1. Định nghĩa dịch vụ:
2

Có rất nhiều định nghĩa về dịch vụ, nhưng tất cả đều có điểm giống nhau là: dịch
vụ là những gì ta không thể sờ thấy được và dịch vụ được cảm nhận đồng thời với tiêu
dùng.
Dịch vụ bao gồm tất cả những hoạt động trong nền kinh tế mà đầu ra của nó
không phải là sản phẩm vật chất. Nói chung, dịch vụ được tiêu thụ cùng lúc với sản xuất
và nó cung cấp giá trị tăng thêm cho khách hàng như sự tiện lợi, giải trí, thời gian nhàn
rỗi, sự thoải mái hay sức khỏe,…
2.3.2. Mô hình dịch vụ:
3

Đặc trưng của dịch vụ: (1) vô hình, (2) không đồng nhất, (3) tiếp xúc cao với
khách hàng, (4) mau hỏng, (5) khánh hàng tham gia vào quá trình cung cấp, (6) dễ bị
cạnh tranh, (7) khách hàng dễ tiếp cận. Do vậy thiết kế dịch vụ là không dễ, đo lường
chất lượng dịch vụ càng khó hơn. Mô hình một dịch vụ được thể hiện như hình 2.1.
Các thành phần cần chú ý khi thiết kế dịch vụ:
 Công dụng (để đáp ứng nhu cầu vật lý/tâm lý).
 Các thành phần vật lý/cơ sở vật chất tham gia tạo ra dịch vụ.
 Đặc tính thiết kế: qui trình và các đối tượng tham gia thiết kế dịch vụ.
 Đặc tính cung ứng: qui trình và các đối tượng tham gia cung ứng, tiêu thụ dịch
vụ.
 Nhân viên: yêu cầu năng lực, phẩm chất và các chuẩn mực khác.

2
Nguyễn Thị Ngọc Lan. 2008. Quản Trị Chất Lượng. Khoa KT_QTKD trường Đại Học An Giang.

3
Nguyễn Thành Long. 2009. Thiết Lập Và Thẩm Định Dự Án Đầu Tư. Khoa KT_QTKD trường Đại
Học An Giang.
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


6















Hình 2. 1: Mô hình dịch vụ
2.4. Mô hình nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về nhu cầu và dịch vụ được trình bày phía
trước kết hợp với nghiên cứu khám phá tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu để khảo
sát về nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh như sau:











Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu
Theo mô hình nghiên cứu này, các yếu tố về nhận thức là lý do đã dẫn đến nhu
cầu. Đồng thời, nhu cầu đó thể hiện qua mong muốn của học sinh về 5 thành phần của
dịch vụ thuê xe đạp đôi. Dựa trên việc hiễu rõ các thành phần đó, nghiên cứu có thể mô
tả mong muốn thuê xe đạp đôi của học sinh trường THPT Long Xuyên một cách nhanh
chóng và thuận lợi hơn.
CƠ SỞ VẬT CHẤT
YÊU CẦU
(mã hóa)
cung ứng
DỊCH VỤ
HÀNG HÓA
Chuyển giao
DỊCH VỤ
HÀNG HÓA
Tư vấn
THIẾT KẾ
CUNG ỨNG
Yêu cầu
THIẾT KẾ
CUNG ỨNG
NHÂN VIÊN

phía trƣớc
NHÂN VIÊN
tuyến sau
NHU
CẦU

MỘT SỐ YẾU TỐ
VỀ NHẬN THỨC

MONG MUỐN


PHƢƠNG THỨC
ĐẶC ĐIỂM
NHÂN VIÊN
ĐỊA ĐIỂM
GIÁ CẢ
KHÁCH HÀNG
lợi ích CẢM GIÁC & TÂM LÝ
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


7
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu chƣơng:
Ở chương 2, tác giả đã trình bày các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
trên cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu thích hợp. Chương 3 sẽ chú trọng trình bày
phương pháp nghiên cứu góp phần giúp đề tài được thực hiện nhanh và hiệu quả. Phần

này khái quát về thiết kế nghiên cứu (gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu khám phá và nghiên
cứu chính thức); đồng thời đặc điểm tổng thể, cách chọn mẫu, xác định thang đo, biến
nghiên cứu …cũng được trình bày theo từng bước nghiên cứu.
3.2 Thiết kế nghiên cứu:
3.2.1 Các giai đoạn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn:

Bảng 3.1. Các giai đoạn nghiên cứu
Giai
đoạn
Dạng
nghiên cứu
Phƣơng pháp
nghiên cứu
Kỹ thuật
1
Sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên sâu
2
Chính thức Định lượng
Điều tra trực tiếp bằng
bản câu hỏi

 Giai đoạn đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ. Đây là bước nghiên cứu định tính
với kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu, được thiết kế dưới dạng câu hỏi mở và số
lượng đáp viên từ 5 đến 10 học sinh của trường THPT Long Xuyên.
Bên cạnh đó, giai đoạn nghiên cứu này giúp tác giả hiểu rõ hơn về vấn đề
nghiên cứu. Thông tin thu thập từ cuộc phỏng vấn sẽ được tổng hợp lại, làm cơ
sở để thiết lập bản câu hỏi phỏng vấn chính thức.
 Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu thử nghiệm. Ở giai đoạn này, bản hỏi dự
kiến sẽ được thử nghiệm với 10 học sinh. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này,

các biến dư thừa sẽ được loại bỏ, bổ sung các biến cần thiết để hoàn chỉnh bản
hỏi chính thức.
 Giai đoạn cuối cùng là nghiên cứu chính thức. Tác giả thiết kế hoàn thiện
bản hỏi chính thức và phát bản hỏi trên tổng số mẫu là 60 học sinh. Đây là
bước nghiên cứu định lượng với phương pháp chọn mẫu theo hạn mức. Khi đã
tiến hành thu thập dữ liệu; việc tiếp theo là làm sạch dữ liệu, mã hóa, nhập và
xử lý dữ liệu.
Mục đích chính của bước nghiên cứu này là thu thập thông tin định lượng của
các thành phần liên quan đến nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh.
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


8
3.2.2 Quy trình nghiên cứu:
Toàn bộ nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau:




























Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu
Làm sạch/ Mã hóa
dữ liệu
Điều tra chính thức
(n=60)
BẢN HỎI
CHÍNH THỨC
Thử nghiệm bản hỏi
(n=10)

Tiến hành phỏng vấn
chuyên sâu (n=5)
DỊCH VỤ
XE ĐẠP ĐÔI
ĐỀ CƢƠNG PHỎNG
VẤN CHUYÊN SÂU
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
về nhu cầu và dịch vụ
XỬ LÝ/PHÂN TÍCH
DỮ LIỆU

SOẠN THẢO
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


9
3.3 Các giai đoạn của nghiên cứu:
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ: Bao gồm 2 bước thực hiện:
 Đề cương phỏng vấn chuyên sâu: Dựa trên cơ sở lý thuyết về nhu cầu
dịch vụ kết hợp với kiến thức sẵn có về xe đạp đôi, đề cương phỏng vấn
chuyên sâu được soạn thảo bao gồm những câu hỏi mở để đáp viên có
thể thoải mái trả lời, thảo luận xoay quanh vấn đề nghiên cứu. Tiến hành
phỏng vấn trên 5 học sinh, thu thập thông tin từ đó rút kinh nghiệm, xác
định các biến có liên quan để xây dựng bản hỏi chính thức.
 Nghiên cứu thử nghiệm: Sau giai đoạn phỏng vấn chuyên sâu, bản câu
hỏi được thiết kế và tiến hành điều tra thử 10 học sinh nhằm đánh giá
chất lượng của bản câu hỏi, loại bỏ những biến, những yếu tố không
thích hợp, xác định tính khách quan, kiểm tra tính logic và mức độ thấu
hiểu của đáp viên đối với từng câu hỏi. Trên cơ sở đó điều chỉnh bản câu
hỏi lần cuối cho phù hợp để thực hiện bước nghiên cứu chính thức.
3.3.2 Nghiên cứu chính thức:

 Tổng thể và mẫu:
Tổng thể của nghiên cứu là tất cả học sinh của trường THPT Long xuyên có
khoảng 1.500 học sinh
4
, bao gồm 3 khối lớp: lớp 10, lớp 11, lớp 12.
Thông qua việc khảo sát sơ bộ, giới tính được xác định là tiêu chí phản ánh cao về
sự khác nhau trong nhu cầu của học sinh so với các tiêu chí: khối lớp, thu nhập, sự tham
gia chơi theo nhóm hay học sinh đã có người yêu chưa,... Đồng thời, học sinh ở mỗi
nhóm nữ và nam có đặc điểm cá tính, sở thích khác nhau nên nhu cầu của học sinh
trong từng nhóm đó cũng khác nhau, nhưng các phần tử trong từng nhóm đó thì không
có sự biến động lớn về nhu cầu. Vì thế, nghiên cứu sẽ được thực hiện trên 2 nhóm chia
theo giới tính để thuận tiện trong thu mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đối tượng cần khảo sát của vấn đề nghiên cứu này là học sinh phổ
thông, rất dễ tiếp xúc và đặc biệt đáp viên thường tập trung học tại một địa điểm cố định
là tại trường. Ngoài ra, do đây là khối lớp phổ thông nên tỉ lệ phân bố học sinh Nam và
Nữ cũng khá đồng đều giữa các lớp nên cỡ mẫu được chọn phỏng vấn thuận tiện là 30
học sinh cho từng nhóm (tổng cộng trên toàn bộ tổng thể nghiên cứu là 60 học sinh).
Kích cỡ này không quá nhỏ và đủ đại diện cho nhóm tổng thể, nghĩa là làm tăng tính đại
diện của tổng thể nghiên cứu so với tổng thể thực tế.
Vì những lý do trên, việc áp dụng phương pháp chọn mẫu hạn mức cho nghiên
cứu này là thích hợp nhất. Đồng thời đây là phương pháp tiết kiệm được thời gian và
việc tiến hành thu dữ liệu cũng được nhanh chóng.
 Biến và thang đo:
Biến nghiên cứu là mong muốn thuê xe đạp đôi gồm 5 thành phần: địa điểm; nhân
viên; giá cả; kỹ thuật của xe (được biểu hiện thông qua kiểu dáng, màu sắc, độ an toàn);
phương thức thuê xe (biểu hiện thông qua hình thức thế chấp, hình thức cho thuê,
phương thức đặt hàng,...). Trong đó, mỗi thành phần biểu hiện được sử dụng thang đo
khác nhau để phân tích. Dưới đây là bảng thể hiện việc sử dụng thang đo cụ thể cho
từng biến nghiên cứu và được thực hiện với phương pháp phân tích thích hợp.


4
Theo số liệu thống kê của trường THPT Long Xuyên.
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


10
Bảng 3.2. Các biến và thang đo

Thành phần và biểu hiện của
biến mong muốn
Thang đo
Phƣơng pháp phân
tích
Đặc điểm của xe
Likert Thống kê mô tả
1. Kiểu dáng
Danh nghĩa

Thống kê mô tả

2. Màu sắc
3. Độ an toàn
Nhân viên của cửa hàng
Likert Thống kê mô tả
4. Phẩm chất
Danh nghĩa

Thống kê mô tả


5. Kiến thức
6. Tính cách
7. Kinh nghiệm
8. Thái độ
Địa điểm đặt cửa hàng
Danh nghĩa Thống kê mô tả
Giá cả mong muốn
Danh nghĩa Thống kê mô tả
Phƣơng thức cho thuê
Danh nghĩa Thống kê mô tả
9. Hình thức cho thuê
Danh nghĩa

Thống kê mô tả

10. Hình thức thế chấp
11. Phương thức thanh toán
12. Giảm giá
13. Phương thức đặt hàng
14. Hình thức nhận/trả xe
15. Hình thức xử lý sự cố
16. Bảo hiểm
Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường Trung học phổ thông
Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang


11
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nghiên cứu chính thức áp dụng kỹ thuật điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi,
được gửi cho 60 học sinh của trường THPT Long Xuyên để thu dữ liệu.

 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, nhập liệu vào phần mềm
Excel. Trên cơ sở kết quả xử lý được, tác giả dùng phương pháp mô tả để mô tả
lại kết quả và trình bày dưới dạng biểu đồ, biểu bảng.



×