Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng và quản lí nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.21 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 73-80

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP

Nguyễn Thanh Sơn
Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội
Tóm tắt. Trong thời gian qua giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên cùng với những thách thức chung của
giáo dục, sự phát triển nhanh về số lượng không song hành cùng chất lượng đã làm
giảm uy tín của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, tạo ra sự phân biệt
đối xử, thành kiến của xã hội đối với môi trường ngoài công lập. Trong tình hình
hiện nay các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chọn hướng đi nào, sẽ phát
triển ra sao, điều đó phụ thuộc vào công tác lãnh đạo của Đảng, công tác quản lí
Nhà nước đối với giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập. Nếu chúng ta có cách
nhìn đúng đắn về giáo dục ngoài công lập nó sẽ giúp chúng ta hoạch định chính
sách chiến lược phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập, Đảng, quản lí Nhà nước.

1. Mở đầu
Năm 1986 đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng đã khởi xướng và tiến hành công cuộc
đổi mới đất nước cùng với những đổi mới về kinh tế đã tác động lên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài sự vận động đó. Nhân tố mới
giáo dục ngoài công lập xuất hiện như một yếu tố khách quan, với nhiều đổi mới trong cơ
chế, thông thoáng, tính tự chủ cao đã tạo ra sự năng động, thu hút sự quan tâm của xã hội,
tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng tham gia vào phát triển giáo dục đào tạo, làm giảm


đỡ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời tận dụng được khả năng trí tuệ và tâm
huyết của đội ngũ các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lí tiếp tục tham gia đóng góp cho
sự nghiệp giáo dục, tạo cơ hội cho nhiều người được đi học, được lựa chọn hình thức học
tập, nâng cao trình độ, có điều kiện tìm việc làm lập thân, lập nghiệp, có thu nhập, góp
phần làm ổn định tình hình chung của xã hội, đồng thời nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu
Ngày nhận bài 7/7/2013. Ngày nhận đăng 25/08/2013.
Liên lạc Nguyễn Thanh Sơn, e-mail:

73


Nguyễn Thanh Sơn

học tập của xã hội, cung cấp nguồn nhân lực cho các địa phương, các ngành kinh tế xã
hội. Tuy nhiên sự phát triển nhanh đã bộc lộ những tồn tại hạn chế, yếu kém, hậu quả là
xã hội quay lưng với trường ngoài công lập. Nhiều cơ quan, địa phương khi tuyển dụng đã
công khai không tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập,
dẫn đến các trường khó khăn trong tuyển sinh. Nhiều trường khi tuyển sinh đã phải tung
ra những chiêu thức quảng bá như: khuyến mại học bổng, giảm học phí, đề nghị Bộ Giáo
dục – Đào tạo hạ điểm sàn...v.v, lại càng làm cho xã hội hoài nghi về chất lượng các trường
đại học, cao đẳng ngoài công lập. Thực tế hiện nay cho thấy vẫn có một số trường đại học
ngoài công lập thành công, khẳng định vị trí của mình trong giáo dục đại học, song nhìn ở
bức tranh tổng thể thì giáo dục đại học ngoài công lập đang đứng trước những vấn đề cấp
bách. Sự ra đời của các trường ngoài công lập là tất yếu, phù hợp với sự phát triển của giáo
dục thế giới, bản thân mô hình trường ngoài công lập không có lỗi về những yếu kém hiện
nay. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, song chủ quan là chính, đó là về phía các cơ quan Nhà nước chưa thực sự quan tâm
đến các trường ngoài công lập, chưa biến các chủ trương của Đảng thành các chính sách
cụ thể, chậm nghiên cứu tổng kết thực tiễn từ đó định hướng cho sự phát triển các trường
ngoài công lập. Nhiều văn bản quản lí lạc hậu, không mang tính chiến lược, chồng chéo,

mâu thuẫn khó thực hiện, dẫn đến tình trạng vừa làm vừa mò mẫm, vừa vận dụng, theo
kiểu biết đến đâu làm đến đó. Để tiếp tục đưa các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
tiếp tục phát triển khẳng định vị trí đối với xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng
đất nước và hội nhập quốc tế, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường
quản lí Nhà nước đối với đối các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là nhân tố quyết
định sự thành công [1].

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vấn đề quản lí giáo dục ngoài công lập
Các trường ngoài công lập là cụm từ dùng để chỉ các trường không phải là trường
công lập (hay quốc lập) trong hệ thống giáo dục đào tạo. Trường ngoài công lập là cơ sở
giáo dục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, các cá nhân
thành lập đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân
sách Nhà nước, hoạt động theo quy chế và các quy định của pháp luật. Đặc trưng cơ bản
của các trường ngoài công lập là quyền sở hữu tài sản thuộc về nhà đầu tư, không thuộc
sở hữu của Nhà nước như các trường công lập, đây cũng chính là điểm mấu chốt làm phát
sinh những vấn đề mới [1]. Vậy Nhà nước quản lí đến đâu, quản lí như thế nào để vừa thúc
đẩy sự phát triển vừa đảm bảo chất lượng và định hướng giáo dục, chúng ta cùng nhau
phân tích một số nội dung sau:
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi giáo dục phải
thích ứng và nhận thức xã hội đã thay đổi, chấp nhận đầu tư tư nhân vào lĩnh vực giáo
dục. Các trường đại học cao đẳng buộc phải hoạt động theo cơ chế như một doanh nghiệp,
quản lí như một công ti có cổ phần, có nhiều cổ đông góp vốn, nhà đầu tư nào có vốn
góp lớn thì nắm quyền điều hành. Việc đầu tư xây dựng trường, thuê đội ngũ giảng viên,
cán bộ quản lí và các chi phí khác, để bù các chi phí trưởng phải tuyển được sinh viên
74


Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng và quản lí Nhà nước đối với các trường đại học...


để thu học phí, buộc nhà đầu tư phải hướng tới lợi nhuận. Như vậy trong hoạt động kinh
doanh cũng phải chấp nhận rủi ro nếu trường không có người đến học, cổ đông có thể
chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư có thể thay đổi lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực
khác. Trường ngoài công lập hoạt động trong cơ chế như vậy thì trường có phải là doanh
nghiệp không, mục tiêu của trường là lợi nhuận hay mục tiêu giáo dục, việc này còn phải
xem nhà đầu tư là ai, nếu nhà đầu tư là doanh nghiệp chỉ coi giáo dục là thị trường để sinh
lời như các thị trường thuần túy khác thì đó quả là điều đáng lo ngại bởi mục tiêu giáo
dục sẽ bị lệch lạc. Còn nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, bên cạnh lợi nhuận thì
còn vì sự nghiệp giáo dục thì đó là may mắn. Thực tế cũng có cơ sở giáo đại học ngoài
công lập khi các cổ đông góp cổ phần không phân biệt người ít hay người nhiều, lợi tức
không chia theo tỉ lệ vốn góp mà chia theo lãi suất tiết kiệm theo quy định của Nhà nước
tương ứng với từng phần vốn góp, mỗi người đều có quyền biểu quyết và tiếng nói như
nhau, song trong thực tế mọi việc vẫn được quyết định bởi vai trò cá nhân hay một số cá
nhân, đó là những người có uy tín trong xã hội, có công sáng lập đang nắm vị trí lãnh đạo
cao nhất của nhà trường, đưa nhà trường phát triển vì mục tiêu giáo dục, hướng tới mục
tiêu không vì lợi nhuận. Nhưng sau họ người kế tiếp họ có thể thay đổi, bởi không có một
hành lang pháp lí nào buộc họ phải theo mục tiêu của người trước và mọi cái có thể thay
đổi. Chừng nào các chuẩn mực của giáo dục được quyết định bởi ý chí của một cá nhân
hay một số cá nhân dù tích cực hay tiêu cực thì giáo dục đại học ngoài công lập vẫn tiềm
ẩn những yếu tố khó lường.
Quyết định 07/QĐ/CP/2009, của Chính phủ về điều kiện thành lập trường đại học,
tư thục, quy định trường đại học phải có tổng diện tích xây dựng không ít hơn 05ha; tại
thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất diện tích nhà xây dựng đưa vào sử dụng đạt bình
quân tối thiểu là 09m2 /sinh viên; trong đó diện tích học tập là 06m2 /sinh viên; diện tích
nhà ở sinh hoạt tối thiểu là 03m2 /sinh viên; diện tích làm việc của giảng viên tối thiểu
là 08m2 /giảng viên. Nếu đạt được các tiêu chí trên đây với một trường có khoảng 10.000
(mười nghìn sinh viên), thì nhà đầu tư cần phải có tối thiểu là 780 tỉ đồng chi cho xây
dựng cơ vật chất của trường, chưa tính đến đầu tư chiều sâu trang thiết bị dạy học, nghiên
cứu khoa học. Như vậy là chi phí quá lớn trong tình trạng suy thoái về kinh tế, các nhà
đầu tư Việt Nam thì nhỏ lẻ, manh mún, nếu không có ưu đãi của Nhà nước và trong tình

trạng giáo dục ngoài công lập khó khăn như hiện nay, thì việc đầu tư vào giáo dục trong
thời gian tới sẽ không còn hấp dẫn nữa.
Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định đại
học tư thục được xây dựng theo cơ chế cổ phần, cổ đông và lợi nhuận được chia cho người
góp vốn. Thành phần hội đồng quản trị của trường đại học tư thục được quy định chỉ có
các cổ đông góp vốn, không nhắc đến thành phần đại diện đội ngũ giáo chức, những người
có công sáng lập trường, những tài sản trừu tượng như trí tuệ, công sức. Như vậy, khái
niệm trường đại học tư thục trên đã mang đậm nét vì lợi nhuận. Trong khi Luật giáo dục
năm 2005 - điều 20 khẳng định “cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích lợi
nhuận” và luật giáo dục đại học mới ban hành vẫn giữ nguyên quan điểm đó, như vậy ở
đây có sự mâu thuẫn.
Thực hiện quyết định 122/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc chuyển
đổi trường đại học dân lập sang thành đại học tư thục, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban
75


Nguyễn Thanh Sơn

hành thông tư số 20/2010/TT- BGD&ĐT, quy định nội dung, trình tự thủ tục, theo thông
tư này căn cứ cụ thể để công nhận là người “góp vốn”, là tiền bạc, đất đai vật dụng mà
người đó mang vào trường, không tính đến các loại vốn “trừu tượng”, công sức, trí tuệ
của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lí, trong suốt quá trình xây dựng nhà trường đó là
điều bất hợp lí. Vì vậy trong quá trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục ở một số trường
những người có công thực sự đóng góp công sức trí tuệ cho sự phát triển của nhà trường
đã bị tuột khỏi tay mọi quyền lợi, quyền lực đã rơi vào những người có tiền góp vốn tham
gia Hội đồng quản trị. Mặt khác, phần vốn tích tụ khi còn là trường dân lập của nhân dân
đóng góp thông qua các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp khi chuyển sang tư
thục thì xử lí thế nào, ai đại diện cho sở hữu phần vốn này, địa vị pháp lí của họ đến đâu
trong trường đại học tư thục? Dù Bộ Giáo dục đã có hướng dẫn nhưng chưa sát thực tế và
khó thực hiện, còn những trường chưa chuyển đổi được từ trường đại học dân lập sang đại

học tư thục vì chưa xử lí được vấn đề tài sản thì gọi là trường dân lập hay trường tư thục,
vì theo quyết định 122/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì việc chuyển đổi từ dân lập sang
tư thục phải hoàn thành trước 30/6/2007, có nghĩa sau ngày này ở cấp đại học sẽ không
còn trường dân lập nữa, khi mổ xẻ vấn đề này thì các trường cho rằng gọi mình là trường
dân lập hay trường tư thục đều được theo như nguyên tắc là chưa rành mạch.
Vấn đề trường vì lợi nhuận và trường phi lợi nhuận trên lí thuyết đã phân định
tương đối rõ ràng. Điều quan trọng là trên cơ sở đó để xem xét ta có trường phi lợi nhuận
hay không, ai phân định điều đó và phân định để làm gì, để từ đó Nhà nước có chính sách
đầu tư hỗ trợ. Vì thực tiễn, bất cứ trường nào cũng có thể nhận mình là trường phi lợi
nhuận và nếu bàn luận mãi chỉ để đưa ra khái niệm thì cũng không cần phải tốn nhiều giấy
mực như vậy.
Vấn đề quyết định nhân sự của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị,
Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Theo Nghị định 115/2010
của Chính Phủ về quy định trách nhiệm quản lí Nhà nước về giáo dục, hiện nay việc chuẩn
y Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị và Hiệu trưởng trường đại học ngoài công
lập được giao cho UBND các tỉnh, thành phố; Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Hiệu trưởng các trường cao đẳng ngoài công lập thì giao cho các Sở giáo dục các tỉnh
thành phố. Việc này thuần túy chỉ là bớt đi của các cơ quan khác một việc và thêm cho
cơ quan khác một việc, về bản chất đang làm khó khăn hơn trong công tác quản lí. Việc
này có thể ví như bình thường một trận bóng đá trọng tài chính phải ở trong sân cỏ, nhưng
trường hợp này trọng tài chính lại ở bên ngoài sân cỏ, vì thế rất khó áp dụng các quy trình
đánh giá cán bộ, đồng thời cũng không đánh giá được công tác chuyên môn, rất thiếu
thông tin để thể hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan quản lí cán bộ, dẫn đến việc này đôi
khi chỉ là thủ tục hành chính thông thường chứ không còn là công tác tổ chức nhân sự nữa.
Trong thực tế nếu mô hình hoạt động của các trường ngoài công lập đang theo dạng như
một công ti cổ phần ngoài Nhà nước, thì việc thay đổi nhân sự phải phụ thuộc vào chính
họ, vào kết quả kinh doanh để lựa chọn nhân sự phù hợp với sự phát triển của trường. Nếu
mỗi lần thay đổi lại phải trình các cấp lãnh đạo của thành phố, Sở giáo dục đào tạo, sẽ
làm cho trường ngoài công lập mất đi sự năng động và cơ hội trong nắm bắt thời cơ, mặt
khác dù các cơ quan quản lí Nhà nước có nắm quyền chuẩn y, công nhận các chức danh

trên thì cũng không chi phối được, chủ đầu tư là người sở hữu tài sản của trường sẽ vẫn
76


Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng và quản lí Nhà nước đối với các trường đại học...

quyết định mọi vấn đề [2].

2.2. Vấn đề xây dựng Đảng trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công
lập hiện nay
Trong quản lí Nhà nước về giáo dục đào tạo dù muốn hay không muốn các trường
đại học, cao đẳng ngoài công lập vẫn phải thực hiện các quy chế, các quy định của pháp
luật về quản lí đào tạo. Trong xây dựng Đảng thì khác, cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng
ngoài công lập nếu thấy có nhu cầu thì xin thành lập tổ chức Đảng, trên cơ sở có đầy đủ
các điều kiện, cấp có thẩm quyền cho phép thành lập tổ chức Đảng. Tổ chức Đảng trong
các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập không lãnh đạo toàn diện như các trường
công lập, vì quyền sở hữu thuộc về nhà đầu tư, họ toàn quyền quyết định những liên quan
đến phương hướng phát triển của nhà trường, về tổ chức nhân sự, tài chính và đào tạo.
Trước yêu cầu của của công tác xây dựng Đảng trong các cơ sở ngoài công lập, Ban Bí
thư Trương ương Đảng đã ban hành quy định 163 - QĐ/TW,ngày 15/4/2006, về chức năng
nhiệm vụ của Đảng bộ chi bộ trong trường học, bệnh viện [3]. “Chức năng của Đảng bộ,
chi bộ cơ sở trong trường học, bệnh viện ngoài công lập là hạt nhân chính trị, lãnh đạo
đảng viên và tuyên truyền, vận động các thành viên trong đơn vị tthực hiện đường lối, chủ
trường chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ của đơn vị đối với
Nhà nước và bảo vệ các lợi ích hợp pháp của các thành viên trong đơn vị; xây dựng Đảng
bộ chi bộ trong sạch vững mạnh”. Trong phần lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn; lãnh đạo
công tác tư tưởng; lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ, thì quy định 163 nêu rõ là chỉ phối
hợp với hội đồng quản trị, khác với các cơ sở công lập là tổ chức Đảng lãnh đạo trực tiếp
và toàn diện. Trên thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện đã xuất hiện những vấn đề sau:
Tình hình đảng viên trong các đại học, cao đẳng ngoài công lập đa phần tuổi

đời đã cao, đã nghỉ hưu, một số đảng viên là thành viên của Hội đồng quản trị, Ban giám
hiệu nhưng lại không muốn chuyển sinh hoạt đảng về trường. Bên cạnh đó cũng có đảng
viên có tư tưởng làm công ăn lương, hoàn thành việc của mình là được, chưa gắn bó với
trường vì cho rằng đây không phải môi trường Nhà nước mình chỉ là người đi làm thêm vì
vậy công tác xây dựng Đảng cũng vừa phải thôi, dẫn đến một số đảng viên ngại đấu tranh,
ngại va chạm, né tránh, tính chiến đấu, phê và tự phê yếu, bị lợi nhuận chi phối. Bên cạnh
đó cũng có nhiều đảng viên là nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lí tuy được Nhà nước đã
cho nghỉ chế độ song tâm huyết với sự nghiệp trồng người vẫn tiếp tục tham gia làm giáo
dục, chính những đảng viên gương mẫu này đang là nòng cốt ở các tổ chức Đảng ở các
trường ngoài công lập.
Công tác lãnh đạo của Đảng trong trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Trong thực tế các nhà đầu tư đều biết rằng việc thành lập các tổ chức chính trị trong
trường đại học vô cùng quan trọng và điều kiện để nâng cao thương hiệu của nhà trường,
xã hội sẽ rất yên tâm khi gửi con em mình vào môi trường có các tổ chức như: đoàn thanh
niên, hội sinh viên, đặc biệt là tổ chức Đảng vì nó thể hiện môi trường giáo dục toàn diện,
Vì vậy sau khi thành lập trường, Hội đồng quản trị thường quan tâm ngay đến thành lập
các tổ chức chính trị đặc biệt là tổ chức Đảng. Các nhà đầu tư thường mời các nhà khoa
học, nhà giáo dục, nhà quản lí có uy tín đảm nhận vị trí hiệu trưởng đồng thời kiêm cả
chức vụ đảng là Bí thư cấp ủy. Đã diễn ra thực tế một số các đồng chí Bí thư cấp ủy chưa
77


Nguyễn Thanh Sơn

nắm chắc chức trách, nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong trường ngoài công lập, bao biện
áp đặt tư duy lãnh đạo của Đảng như trường công lập vì vậy không thuyết phục và tạo
ra mâu thuẫn. Có tổ chức Đảng và đảng viên tự ti, bi quan, buông lỏng vì cho rằng mình
chỉ là làm thuê vì vậy không có tiếng nói, hoạt động của Đảng chỉ là hình thức, dẫn đến
vai trò của tổ chức Đảng đối với trường ngoài công lập còn mờ nhạt. Bên cạnh đó trong
quá trình hợp tác, mục tiêu, phương pháp của nhà đầu tư khác với mục tiêu của nhà giáo

dục dẫn đến mâu thuẫn, nhà đầu tư có quyền cắt hợp đồng, thay thế hiệu trưởng mới và
đồng nghĩa với nó là sự thay đổi nhân sự của chi bộ. Mặt khác đảng viên là các nhà khoa
học, nhà giáo khi tìm được môi trường khác làm việc tốt hơn cũng sẽ chuyển môi trường
làm việc ngay và ngược lại đầu tư cũng sẵn sàng cắt hợp đồng, đó chính là tính thiếu ổn
định của tổ chức Đảng các trường ngoài công lập. Có trường hợp nhà đầu tư là đảng viên
chỉ thành lập tổ chức Đảng để đánh bóng nâng cao thương hiệu nhà trường nhưng thực
chất thiếu quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Cũng có nhà đầu tư là người ngoài đảng
nhưng khi thành lập tổ chức Đảng thấy tổ chức Đảng hoạt động hiệu quả, làm tốt công tác
vận động tuyên truyền giáo dục động viên khích lệ cán bộ đảng viên phấn đấu yên tâm
công tác, làm tốt công tác phát triển đảng Hội đồng quản trị nên đã mời tổ chức Đảng
tham gia vào những quyết sách quan trọng của nhà trường, vị thế của tổ chức Đảng được
nâng lên. Nhìn chung công tác xây dựng Đảng trong các trường đại học, cao đẳng ngoài
công lập vẫn bị yếu tố kinh tế chi phối, vị trí vai trò của tổ chức Đảng ở trường ngoài công
lập đang đứng trước những thách thức mới.

2.3. Nâng cao vai trò của quản lí Nhà nước
Trong mọi thay đổi, đổi mới giáo dục là khó nhất, bởi nó tác động đến mọi mặt của
đời sống xã hội, liên quan đến mọi con người trong xã hội vì vậy đòi hỏi phải có những
bước đi lộ trình phù hợp [4].
Về môi trường của trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Trong thời gian vừa
qua xuất hiện làn sóng mới đầu tư của các doanh nhân vào giáo dục và coi đây như một
thị trường sinh lời. Các trường đại học, cao đẳng đang hoạt động với cơ chế tài chính như
một công ti cổ phần, vì vậy phương hướng, mục tiêu giáo dục, chất lượng giáo dục phụ
thuộc rất lớn vào nhà đầu tư. Để hạn chế những hành vi lợi dụng giáo dục, biến giáo dục
trở thành môi trường kinh doanh thuần túy, Nhà nước cần ban quy định cụ thể, nhà đầu tư
nào được phép đầu tư vào giáo dục, đầu tư vào giáo dục cần những tiêu chí gì, cũng giống
như nhà nước từng cấm một số đối tượng không được kinh doanh một số nghành nghề cụ
thể, để đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh và mang tính nhân văn, thực sự là nơi
lĩnh hội tri thức.
Về cơ chế hoạt động, xuất phát từ thực tế chấp nhận trường ngoài công lập hoạt

động dưới hình thức doanh nghiệp, Nhà nước cần quy định phần “vốn góp” bên cạnh tiền,
bạc và các vật dụng mang vào trường, thì bao gồm cả công sức, trí tuệ của nhà khoa học,
nhà giáo, nhà quản lí. Thực tiễn trong quy luật kinh tế đã diễn ra việc này, như hình thức
tín chấp...vv, bởi học hàm học vị, uy tín chính là tài sản vô giá làm nên thương hiệu, phải
là phần vốn góp trong cổ phần của trường. Bên cạnh đó Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho
các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lí có uy tín để họ tham gia vào thành Hội đồng quản
trị, Ban giám hiệu các trường đại học, cao đẳng tư thục theo hướng công ti cổ phần có vốn
78


Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng và quản lí Nhà nước đối với các trường đại học...

của Nhà nước có đủ năng lực, từ đó có thể tham gia vào những quyết định quan trọng của
nhà trường, nhằm đảm bảo chất lượng và định hướng giáo dục.
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, đất đai, thuế, đối với các trường ngoài
công lập. Khi đầu tư kinh phí cho giáo dục đại học, cao đẳng, ngoài đầu kinh phí cho các
trường công lập, thì cũng đầu tư cho cả trường ngoài công lập, vì như đã đề cập ở phần
trên nếu xây dựng một trường đại học với số lượng khoảng 10.000 sinh viên nhà đầu tư
phải chi phí ít nhất là 780 tỉ đồng cho xây dựng cơ sở vật chất, chưa tính đến đầu tư chiều
sâu và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì trường mới được tuyển sinh, mới có điều
kiện lấy thu để bù chi. Vậy tại sao Nhà nước không đầu tư hỗ trợ một phần để nhà đầu tư
có đủ ngay điều kiện môi trường tốt nhất để đào tạo, sau này trường phát triển số vốn của
Nhà nước vấn đảm bảo và sinh lời, đồng thời có tiếng nói trong Hội đồng quản trị góp
phần thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và giữ vững định hướng giáo dục, lại
vừa đảm bảo công bằng trong giáo dục, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh đưa giáo dục phát
triển. Để thực hiện được việc này phải trên cơ sở nhận thức rằng, những nhà đầu tư vào
giáo dục đang ghé vai cùng Nhà nước đẩy cỗ máy giáo dục, còn việc này chủ thể chính là
của Nhà nước.
Đề nghị thành lập cơ quan chuyên nghiên cứu về trường ngoài công lập. Ở Việt
Nam mô hình trường ngoài công lập đã phát triển từ lâu nhưng chưa có cơ quan cụ thể

nghiên cứu tổng kết thực tiễn đề xuất với Nhà nước chính sách phát triển tổng thể mô hình
ngoài công lập. Thường là khi có các vấn đề phát sinh mới ban hành các quy định, song
thiếu tính dài hạn và toàn diện, chưa bao quát hết vấn đề, chỉ đáp ứng giải pháp tình thế, vì
vậy đã tạo ra những khoảng trống mà ai hiểu thế nào cũng được, hoặc cứ bàn về việc còn
vướng. Chỉ có thành lập các cơ quan giúp việc chuyên sâu mới từng bước tháo gỡ những
bất cập nêu trên.

2.4. Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng
Tăng cường tuyên truyền quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng
về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong các trường đại học cao
đẳng ngoài công lập [3]. Chỉ tính riêng các trường đại học, cao đẳng đã có trên 96 trường
với 383.531 sinh viên. Riêng địa bàn Hà Nội có hơn 20 trường đại học, cao đẳng với trên
100.000 sinh viên, ngoài việc trang bị về kiến thức, các em còn phải được tuyên truyền
giáo dục về chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng của đảng, của dân tộc, giáo dục
về đạo đức lối sống, được trưởng thành về mặt chính trị, được đứng trong hàng ngũ của
đảng, đảm bảo môi trường giáo dục toàn diện, giúp các em trở thành những công dân tốt.
Cùng với những thay đổi về chính sách đối với các trường ngoài công lập như đã
nêu ở phần trên vị thế vai trò của tổ chức Đảng được nâng cao [3]. Vì các trường ngoài
công lập đảng viên ít, kinh phí của đảng lại không thuộc ngân sách Nhà nước cấp, nếu
Hội đồng quản trị không tạo điều kiện thì không có kinh phí hoạt động, vì vậy Nhà nước
cần đầu tư kinh phí để tổ chức Đảng tại các trường hoạt động. Tăng cường tập huấn về kĩ
năng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, đặc thù các trường ngoài công lập không có cán
bộ làm chuyên trách đảng, khó triển khai các chỉ thị, nghị quyết, ban đầu cấp trên cần cử
cán bộ chuyên trách do Nhà nước trả lương về làm công tác xây dựng Đảng tại trường.
79


Nguyễn Thanh Sơn

Điều quan trọng nhất là mỗi đảng viên trong trường không ngừng vươn lên, tự đổi

mới, thực sự gương mẫu trong học tập sáng tạo và cống hiến là tấm gương thuyết phục
quần chúng noi theo, từ đó tổ chức Đảng thực sự phát huy tác dụng, có đủ năng lực tham
gia vào các nhiệm vụ chính trị của nhà trường góp phần đưa nhà trường phát triển. Nếu
làm được như vậy tổ chức Đảng sẽ là một phần không thể thiếu trong trường ngoài công
lập.

3. Kết luận
Việc phát triển các trường ngoài công lập nói chung và đại học, cao đẳng nói riêng
là tất yếu khách quan phù hợp với xu hướng của thế giới. Các trường ngoài công lập đã
đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần làm cho diện mạo giáo dục Việt Nam
thay đổi. Tuy nhiên đến nay công tác này đã bộc lộ những tồn tại yếu kém, làm giảm uy
tín của các trường ngoài công lập. Nếu không khắc phục sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư cho giáo dục, chủ trương xã hội hóa giáo dục sẽ không đạt mục tiêu đề ra.
Việc đổi phương thức lãnh đạo của Đảng, nhằm tăng cường quản lí Nhà nước đối với giáo
dục đại học, cao ngoài công lập, là giải pháp tổng thể, toàn diện và lâu dài, có tính chất
quyết định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Minh Hạc, 2000. “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21” in trong
Việt Nam học - kỷ yếu hội thảo lần thứ nhất - 1998. Nxb Thế giới, Hà Nội.
[2] Nghị quyết số 115 ngày 24/12/2010 của chính phủ “về quy định trách nhiệm quản lí
Nhà nước về giáo dục”.
[3] Quyết định 163 - QĐ/TW, ngày 15/4/2006, của BCH TW Đảng về chức năng nhiệm
vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong trường học, bệnh viện ngoài công lập.
[4] Ban khoa giáo TW, 2000. Giáo dục và thời đại trong thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị
Quốc gia.
ABSTRACT
Renovation of party leadership and the management
of non-public universities and colleges
Over recent years, non-public universities and colleges have come to flourish and
they’ve gradually come to take an important position in the national education system.

However, along with the challenges common to all educational institutions, the rapid
growth in number of non-public institutions with an assumed reduction in quality have
resulted in discrimination and social prejudice outside the establishment. At this time
non-public universities and colleges can choose their orientation and development path.
However, this also depends on the heads of the Communist Party. A correct perception of
non-public education will help us formulate an educational policy that is sensitive to the
needs of industry, modernization of the country and international integration.

80



×