Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỚI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.22 KB, 10 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỚI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN.
Cùng với quá trình cải cách và đổi mới cơ chế quản lí tài chính, hệ thống kế toán ở
Việt nam đã được đổi mới và cải cách khá tích cực theo hướng phù hợp với cơ chế
quản lí tài chính trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập. Trong hơn 20 năm
cải cách kinh tế (từ năm 1986), hệ thống kế toán Việt nam đã một lần cải tiến
(1989), một lần đổi mới và cải cách khá căn bản (1995) cùng với nhiều lần sửa đổi,
bổ sung khác. Tuy vậy cũng phải nhận thấy so với các quốc gia trên thế giới thì
dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt nam còn khá non trẻ, chính vì thế để có ngay một
hệ thống kế toán hoàn chỉnh, hoàn toàn có hiệu lực là điều không hề đơn giản. Khó
khăn ở đây chính là hệ thống kế toán mà chúng ta đưa ra vừa phải phù hợp vời điều
kiện, hoàn cảnh của đất nước nhưng vẫn phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập .
Ngoài ra với tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt như hiện nay thì việc một chuẩn
mực trước đó rất phù hợp nay trở thành lỗi thời cũng là điều dễ hiểu. Như vậy để
hệ thống kế toán ở nước ta ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được cả hai yêu cầu
trong nước và quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có sự đầu tư để cải cách dần từng bước
một cho có sự đồng bộ cần thiết với cơ chế mới của đất nước nhưng cũng cần phải
học tập kinh nghiệm và tham khảo cách làm của các nước trên thế giới đặc biệt là
các nước đã đi trước chúng ta một bước. Đầu tiên sẽ là tìm hiểu về tổng quan của
những mặt chúng ta đã làm được và còn chưa làm được.
I.Thực trạng kế toán các khoản dự phòng ở Việt nam và một số giải pháp
1. Một số ưu điểm
- Tất nhiên không thể phủ nhận được vai trò và tác dụng của chế độ kế toán trong
hệ thống kế toán ở Việt nam nói chung và vị trí, vai trò tác dụng của các khoản dự
phòng nói riêng. Tuy còn khá non trẻ nhưng hệ thống kế toán ở Việt nam cũng đã
đạt được những thành công bước đầu. Hệ thống kế toán ở Việt nam đã dần đáp
ứng được cả nhu cầu hội nhập và cả những nét riêng về đặc điểm kinh tế, chính trị
của quốc gia hay tình hình kinh tế tại các doanh nghiệp .Qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung thì chúng ta cũng đã nhận thấy có những nét thay đổi đáng lưu ý đối với các
nghiệp vụ về dự phòng ở Việt nam. Một số những thay đổi hay những điều mà hệ
thống kế toán Việt nam đã làm được mà ta rất dễ nhận thấy như:


- Trong thông tư số 13/2006/TT.BTC đã quy định rõ đối tượng được lập dự phòng.
Đó là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (bao
gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Đối với các doanh nghiệp liên
doanh được thành lập trên cơ sở các hiệp định ký kết giữa chính phủ nước XHCN
Việt Nam và chính phủ nước ngoài. Nếu hiệp định có các quy định về trích lập và
sử dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại thông tư thì thực hiện theo
quy định của hiệp định đó.
-Căn cứ theo chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán Việt Nam định nghĩa: “Dự phòng
là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị và thời gian.” Trên cơ sở đó đã
phân biệt các khoản dự phòng và nợ bất thường, nợ tiềm tàng. Nhờ đó sẽ dễ dàng
hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình hạch toán
- Đã có những quy định rất cụ thể, rõ ràng về:
+ Thời điểm lập dự phòng
+ Nguyên tắc ghi nhận một khoản dự phòng, khi nào thì khoản dự phòng đó sẽ
được ghi nhận
+ Đối tượng được lập dự phòng của từng loại tài khoản dự phòng là những đối
tượng nào.
+ Phương pháp tính, phương pháp h ạch toán…
Việc đưa ra các quy định rõ ràng như trên đã phần nào giúp cho các tài khoản dự
phòng phát huy được đúng bản chất vốn có của nó, một mặt giúp doanh nghiệp có
được nguồn tài chính để bù đắp khi xảy ra rủi ro, mặt khác tránh tình trạng các
doanh nghiệp lợi dụng việc lập dự phòng để khai khống nhằm giảm thuế phải nộp
cho nhà nước.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhận thấy có rất nhiều những thay đổi của chế độ kế
toán hay thông tư cho phù hợp với các giai đoạn phát triển ở Việt nam. Ví như theo
thông tư số 107/2001/TT-BTC khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho doanh
nghiệp hạch toán vào TK642-chi phí QLDN; còn theo thông tư số 13/2006/TT-
BTC thì khi trích lập dự phòng doanh nghiệp hạch toán vào TK632-giá vốn hàng
bán.
Nhờ đó mà theo thời gian ta thấy hệ thống kế toán ở Việt nam ngày một hoàn thiện

theo xu hướng phù hợp với giai đoạn hiện nay.
2. Một số tồn tại
-TK 352 (dự phòng phải trả) có những cái còn quy định chưa rõ ràng như những
khoản dự phòng giảm giá tài sản, chính vì thế cần bổ sung thêm.
-Theo truyền thống, trích lập các khoản dự phòng được quy định trong các thông tư
của Bộ tài chính, chế độ kế toán chỉ quy định
về cách thức hạch toán. Chính sự phân chia này mà đôi khi sẽ dẫn đến một số vấn
đề không thống nhất trong lí thuyết và thực hành công tác kế toán.Cụ thể như sự
không thống nhất giữa quy định của thông tư dự phòng và quy định của chế độ kế
toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng như sau:
+Theo thông tư số 13/2006, việc hoàn nhập các khoản dự phòng được ghi tăng
doanh thu (thu nhập), tương ứng với các hoạt động có liên quan đến đối tượng dự
phòng chẳng hạn như hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng giảm giá khoản
đầu tư tài chính đều tính vào thu nhập khác.
+Theo chế độ kế toán doanh nghiệp 2006, hoàn nhập các khoản dự phòng bằng
cách ghi giảm chi phí của các hoạt động có liên quan đên các đối tượng lập dự
phòng (hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán,
hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp, hoàn
nhập dự phòng bảo hành sản phẩm ghi giảm chi phí bán hàng, dự phòng giảm giá
đầu tư tài chính ghi giảm chi phí tài chính.
Chính sự không thống nhất này đặt ra một câu hỏi là khi thực hành công tác kế
toán chúng ta sẽ theo quy định nào.
-Việc mã hoá các tài khoản cũng có những điểm chưa hợp lí, không tuân theo một
quy định chung nhất định chẳng hạn như đối với các khoản dự phòng giảm giá tài
sản luôn mang số 9 ở cuối cùng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 159, dự phòng
giảm giá đầu tư tài chính 129, 229, dự phòng nợ phải thu khó đòi là 139) nhưng
những khoản dự phòng khác thì không (dự phòng phải trả là 352…). Việc mã hoá
như vậy có thể gây ra một số khó khăn trong việc tìm hiểu và thực hành kế toán ?
-Dự phòng phản ánh việc ghi nhận trước một khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương

lai. Nếu theo cách hiểu này chúng ta sẽ đặt ra một câu hỏi là tại sao một khoản
trích trước lại không phải là một khoản dự phòng.
-Ngoài ra thì tất cả các khoản dự phòng được lập ra vẫn còn là giá trị ước tính, liên
quan đến tương lai và tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng ước tính được
chính xác. Chính điều này có thể tạo ra sơ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng đối
với các nghĩa vụ cho nhà nước và nhiều khi nó lại chính là con dao hai lưỡi quay
đầu lại giết chết doanh nghiệp. Trong qua trình lập báo cáo tài chính các công ty
thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận
trong kì của công ty. Cũng vì không có một tiêu chuẩn chính xác về các ước tính
này nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép cho lợi nhuận của các
công ty khi họ có một ý đồ gì đó. Và dự phòng cũng là một trong những ước tính
như vậy. Người ta có thể làm tăng mức lợi nhuận bằng cách giảm mức dự phòng
xuống như thế có thể giảm được chi phí hoặc tăng thu nhâp (tuỳ theo chúng ta áp
dụng theo thông tư hay chế độ kế toán). Nhưng dù là cách nào trực tiếp hay gián
tiếp thì điều đó cuối cùng cũng dẫn đến việc tăng lợi nhuận của kì đó. Thực chất
của việc làm này không hề làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần là chuyển lợi
nhuận từ kỳ sau sang kì hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị
giảm xuống. Với kì vọng rất cao của thị trường như hiện nay thì khi doanh nghiệp
có mức lợi nhuận thấp như vậy liệu còn giữ được uy tín, thu hút được các cổ đông
góp vốn, được ngân hàng tín nhiệm cho vay vốn…Chính những điều này làm báo
cáo tài chính các năm sau lại được doanh nghiệp “phù phép” theo cách trên. Cứ
như vậy lợi nhuận “giả” trong các năm sau càng lớn (đây là lợi nhuận ảo, không có
thực), điều này sẽ làm mất đi vai trò của các khoản dự phòng. Trong một số trường
hợp công ty không kiểm soát được có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính.
3. Giải pháp
Để giải quyết những vấn đề ở trên tất nhiên mỗi người hay mỗi một tổ chức lại có
những quan điểm khác nhau. Đỉều đó là phụ thuộc vào quan điểm, cách nhìn nhận
và xu hướng… của mỗi người. Tuy nhiên dù đưa ra hướng giải quyết như thế nào
thì chúng ta cũng không thể tách ra khỏi bản chất của các khoản dự phòng. Do đó
để đưa ra giải pháp cho những vấn đề trên trước hết chúng ta có thể phân dự phòng

ra thành 2 loại như sau:
-Dự phòng rủi ro: Phản ánh việc ghi nhận trước các khoản tổn thất sẽ xảy ra trong
tương lai có liên quan đến các đối tượng đang tồn tại tại thời điểm lập dự phòng.
Theo chế độ kế toán thì loại này bao gồm những tài khoản như :dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,
dự phòng bảo hành sản phẩm…

×