Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Một số phương pháp dạy tốt môn Tin học lớp 4 ở Trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.97 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT MÔN TIN HỌC
LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Lĩnh vực/Môn
Cấp học

: Tin học
: Tiểu học

NĂM HỌC: 2016 – 2017
1/20


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Thời gian nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY TỐT TIẾT TIN HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. Ý nghĩa, vai trò của phân môn Tin học trong chương trình Tiểu học.


Trang
1
2
2
2
2
2
3
4
4
4

2. Mục tiêu chung của chương trình Tin học lớp 4.

3

3. Cấu trúc chương trình của phân môn Tin học lớp 4:

5

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC
SINH LỚP 4 HỌC TỐT TIẾT TIN HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Một số đặc điểm dạy môn Tin học ở trường Tiểu học Tứ Hiệp:
1.1. Thuận lợi:
1.2. Khó khăn:
2. Thực trạng của việc dạy - học môn Tin học:
CHƯƠNG III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
A.Mục tiêu của bài Tin học " Vẽ hình Elip - hình tròn" là:
B. Các bước tiến hành để thực hiện mục tiêu trên tôi đã tiến hành như
sau:

1. Chuẩn bị:
a, Chuẩn bị về kiến thức kỹ năng:
b, Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình elíp.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình tròn:
* Các kiểu vẽ hình E-líp.
+ Hoạt động 3:Tìm hiểu các kiểu vẽ hình E-líp.
+ Hoạt động 4: Chơi trò chơi "Ai nhanh, ai khéo"
* Luyện tập:
C. Củng cố, dặn dò:

7

CHƯƠNG IV: Kết quả thực hiện được
PHẦN III: Kết luận và khuyến nghị
2/20

7
7
8
10
10
10
10
11-18

19

20


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
* Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động
lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội, hoà chung với phong trào thi đua sôi
nổi của ngành giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”,
Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công
nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng
công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở
cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới
nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn
tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn
tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở
ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
* Tác dụng của công nghệ thông tin trong dạy và học ở bậc Tiểu học.
Môn Tin học ở bậc Tiểu học giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về tin học
và ứng dụng của tin học trong học tập và đời sống; có khả năng sử dụng máy vi
tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Bước
đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.
Tuy nhiên phải thừa nhận một điều thực tế hiện nay, việc dạy môn Tin học
ở bậc Tiểu học còn nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn.
Tin học là môn học tự chọn. Là một giáo viên, hiểu được vai trò của minh
trong công tác giáo dục “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo
dục”, giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “ năng động, sáng tạo, có
năng lực giải quyết vấn đề” tôi luôn tự hỏi: Để các giờ Tin học thực sự là một

tiết học hay, kích thích được sự sáng tạo của học sinh, tôi luôn tạo cho các em sự
tò mò hứng thú cho các em trong giờ thực hành và cả giờ lý thuyết. Mặt khác
trong các giờ tin học các em học sinh lớp 4 mặc dù đã nắm được một số bộ phận
của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng khi sử dụng máy tính. Khi cần làm
các bài tập như soạn thảo văn bản, hoặc vẽ tranh trong trình vẽ Paint các em
thực hành còn lúng túng, thao tác chưa chuẩn, nên kết quả học tập chưa cao. Vậy
làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học nói chung và ở lớp
4 nói riêng. Đây là một vấn đề đặt ra cho những ai quan tâm đến chất lượng giáo
dục, đặc biệt với giáo viên trực tiếp đứng lớp.
1/20


Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ: " Làm thế
nào để dạy tốt các tiết học Tin học? Làm thế nào để mỗi tiết Tin học đến với các
em học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, gây được niềm say mê học Tin học ở
các em"?
Từ những lý do trên tôi đã tìm tòi học hỏi bạn bè đồng nghiệp và qua thực
tế bảy năm giảng dạy tôi đã tìm ra được hướng dạy tốt các bài Tin học. Tuy
nhiên trong khuôn khổ của đề tài này tôi không có tham vọng trình bày tất cả
các phương pháp dạy các bài Tin học. Tôi chỉ xin trình bày một số kinh nghiệm
của mình trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 4 học tốt bài Tin học: " Vẽ
hình elip- Hình tròn".
Đề tài này nhằm giúp giáo viên tìm ra những phương pháp giảng dạy có
hiệu quả, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, tạo cho các em hứng thú
học tập để học tốt Tin học. Đồng thời giúp các em hình thành một số phẩm chất
và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại. Sau khi nghiên cứu tôi đã tổ
chức dạy thực nghiệm tại lớp 4B trường Tiểu học .
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp giúp giáo viên tìm ra phương
pháp giảng dạy có hiệu quả phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, tạo

cho các em hứng thú học tập và lòng say mê với môn Tin học. Đồng thời giúp
các em hình thành một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động
hiện đại.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu đề tài này với
những nhiệm vụ sau:
- Điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng của việc dạy và học trong
môn Tin học về “Một số phương pháp dạy tốt môn tin học lớp 4 ở trường Tiểu
học”
- Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm tìm ra những mặt hạn chế thường mắc
phải của giáo viên và học sinh trong việc “Một số phương pháp dạy tốt môn tin
học lớp 4 ở trường Tiểu học”
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc dạy tin
học ở lớp 4.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm :
Giáo viên và học sinh khối 4 của nhà trường, chỉ nghiên cứu thực trạng của việc
dạy tin học ở lớp 4.
5.Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
2/20


+ Đọc các tài liệu, sách báo, truy cập internet nói về các phương pháp
nghiên cứu, phương pháp dạy tin học tiểu học”.
+ Tham khảo các bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí giáo dục, truy
cập internet tham khảo các SKKN của các bạn đồng nghiệp.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng
phương pháp phân tích làm cơ sở để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát sư phạm:

+Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi và những khó khăn trong việc
soạn giảng dạy học và cách sử dụng phương pháp mới hiện nay.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này giúp chúng tôi tổng kết
những kinh nghiệm của bản thân và đánh giá rút ra những cái mới có giá trị hỗ
trợ thiết thực cho công tác giảng dạy trong môn này.
- Nhóm phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức triển khai thực hiện các giải
pháp cải tiến để xem xét, đối chiếu với kết quả ban đầu có tiến bộ không, có phù
hợp với ý đồ nghiên cứu không.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi còn sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp khác như: tạo ra các trò chơi, các thủ thuật dạy thực hành
nhanh và chính xác.
Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề ra một số biện pháp tổ chức,
hướng dẫn học sinh lớp 4 học tốt tiết Tin học, đề tài tiến trình thử nghiệm và rút
ra kết luận và hiệu quả của các phương pháp trên qua các tiết dạy cụ thể trong
nhà trường.
6. Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2016- 2017. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 và kết thúc vào tháng
5 năm 2017.

3/20


PHẦN II – NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY TỐT TIẾT TIN HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. Ý nghĩa, vai trò của phân môn Tin học trong chương trình Tiểu học.
Trong nhà trường, Tin học là một bộ môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham
mê tìm hiểu với học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn
cho người học. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo của nước ta
đã có những bước tiến đáng kể. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được giáo viên tiểu học quan tâm
và thực hiện có hiệu quả.
Xuất phát từ quan điểm " lấy người học làm trung tâm ", phương pháp dạy và
học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất
nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ
trợ, người cố vấn, người kiểm tra... Người học không còn là người thụ động tiếp
thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong
quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Dạy tin học thì việc
đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong những
tiết thực hành. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia
vào quá trình học tập, trực tiếp thực hành và sử dụng máy tính một cách tự nhiên
và linh hoạt sẽ tạo được niềm vui, kích thích trí tò mò của các em.
Mục tiêu dạy học môn Tin học ở bậc Tiểu học là nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng của tin học trong học tập và
đời sống.
- Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác,
trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích
ứng với đời sống xã hội hiện đại.
- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin
học.
2. Mục tiêu chung của chương trình Tin học lớp 4.
* Về kiến thức:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để các em nhận biết được
và phát triển kĩ năng về gõ bàn phím, sử dụng chuột, soạn thảo văn bản, và khai
thác phần mềm, biết cách sử dụng một số chương trình ứng dụng như phần mềm
soạn thảo word, phần mềm học vẽ paint. Học sinh bước đầu hình thành các yếu
tố cơ sở làm việc quy trình.

4/20



* Về kỹ năng:
Giúp các em hình thành một số kĩ năng ban đầu liên quan đến quy trình
giải quyết vấn đề bằng máy tính thông qua phần mềm ”Học toán với phần mềm
cùng học toán 4”, và một số phần mềm học tập như phần mềm Logo.
Rèn luyện cho các em tính kiên trì, sự đam mê khám phá máy tính và phát
triển khả năng sáng tạo cho học sinh.
Biết sử dụng tương đối thành thạo những thao tác với chuột máy tính để
điều khiển chuột vẽ những hình các em thích và một số hình được tạo bởi từ
những hình đơn giản, biết sử dụng các công cụ vẽ đã học, tìm tòi để vẽ được
những hình mới nhờ phần mềm vẽ paint.
* Về thái độ:
Định hướng cho các em học sinh khả năng khai thác phần mềm để phục
vụ cho việc học tập các môn học khác.Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức
tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính. Giúp các em có thái
độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
3. Cấu trúc chương trình của phân môn Tin học lớp 4:
Nội dung dạy học Tin học lớp 4 bao gồm 7 chủ đề:
- Khám phá máy tính
- Em tập vẽ
- Em tập gõ 10 ngón
- Học và chơi cùng máy tính
- Em tập soạn thảo
- Thế giới Logo của em
- Em học nhạc
Cụ thể:
*Nội dung chương Em tập vẽ bao gồm 6 bài.
Bài 1: Những gì em đã biết
Bài 2: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
Bài 3: Sao chép hình

Bài 4: Vẽ hình Elip,hình tròn
Bài 5: Vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì
Bài 6 : Thực hành tổng hợp
Nội dung dạy và học phân môn Tin học lớp 4 tập trung vào ba chủ đề
chính là học gõ bằng 10 ngón tay, học vẽ với phần mềm Paint và học soạn thảo.
Việc học gõ 10 ngón, học vẽ và soạn thảo với mức độ kiến thức, kĩ năng được
5/20


của các em. Các em sẽ vận dụng phối hợp kĩ năng gõ bàn phím, sử dụng công cụ
vẽ hình trong paint, trình bày văn bản để vẽ hình đơn giản như vẽ hình chữ
nhật, hình elip, hình tròn .

6/20


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP DẠY TỐT TIẾT TIN HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. Một số đặc điểm dạy môn Tin học ở trường Tiểu học Tứ Hiệp:
1.1. Thuận lợi:
* Về phía học sinh:
Học sinh đã được làm quen với phân môn Tin học ngay từ ở lớp 3. Đây là
môn học kỹ thuật, các em được tự tay điều khiển máy tính, thực hành và khám
phá với các phần mềm học tập khác nhau thì rất vui thích chính vì thế hầu hết
các em đều thích học môn Tin học.
* Về phía giáo viên:
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng
yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc Tiểu học. Có trách nhiệm với
công việc được giao, luôn tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.

* Phương pháp dạy học:
- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều
kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
- Nhà trường đã trang bị đầy đủ sách giáo viên, sách giáo khoa, sách bài
tập cùng học Tin học cho giáo viên.
- Trường có trang bị đồ dùng dạy học với các trang thiết bị hiện đại như:
Máy tính, máy chiếu Projecter.
- Ban giám hiệu đã có sự quan tâm, tạo điều kiện trang bị thêm 13 bộ máy
vi tính mới cho phòng học Tin học, chỉ đạo giáo viên dạy tốt phân môn Tin học
trong nhà trường.
1.2. Khó khăn:
- Nhà trường có một phòng máy vi tính gồm 21 máy để học sinh học nhưng
chưa đủ về số lượng, một số lớp có số học sinh đông, mỗi ca thực hành có những
máy phải 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực
hành làm bài tập một cách đầy đủ, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của
học sinh dẫn đến kết quả học tập còn hạn chế.
Đồ dùng cho môn Tin học còn thiếu. Chỉ có sách giáo viên, sách học sinh
và vở bài tập.
Đời sống kinh tế của địa phương cũng gặp nhiều khó khăn, còn một số
học sinh ở nhà chưa có máy vi tính.
* Về phía học sinh:
7/20


Hầu hết các em học sinh đều yêu thích phân môn Tin học nhưng phụ huynh
lại xem nhẹ môn học này chưa quan tâm đến việc học tập cho con em nên kết quả
học tập còn hạn chế. Một số em khả năng tiếp thu chưa tốt nên ảnh hưởng đến kết
quả học tập.
* Về phía giáo viên:

Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học
nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất.
- Tuy có tham khảo những phương pháp dạy hiện đại nhưng chưa thật
sự hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại.
- Dạy rất tận tình nhưng cách truyền thụ cho các em còn nhiều lúng
túng nên dẫn đến thiếu xót, phân bố thời gian không hợp lý.
- Giáo viên chỉ nêu ra gợi ý sau đó cho các em thực hành chứ chưa thực
sự lắng nghe ý kiến các em.
- Số lượng học sinh quá đông nên giáo viên khó bao quát lớp ( đặc biệt
khi học sinh thực hành).
- Khối lớp 4 có 184 học sinh được chia làm 4 lớp. Phụ huynh học sinh chủ
yếu làm nghề nông, cuộc sống vất vả khó khăn, chưa quan tâm, đánh giá đúng
mức việc học Tin học của các em. Vì thế, việc dạy môn Tin học của giáo viên gặp
không ít khó khăn:
2. Thực trạng của việc dạy - học môn Tin học:
- Chương trình Tin học lớp 4 được thực hiện trong 35 tuần ( 2 tiết/ tuần)
- Khi dạy Tin học, giáo viên làm người hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội
kiến thức. Việc hướng dẫn đúng, sinh động sẽ mang lại hiệu quả cao. Chính vì
thế nghiên cứu chương trình, định hướng tổ chức giờ dạy là việc làm quan trọng
khi dạy Tin học.
- Việc nâng cao giờ dạy môn Tin học là việc làm hết sức cần thiết để giáo
viên bắt nhịp với việc đổi mới chung của Ngành giáo dục và cũng chính là để
học sinh chủ động trong học tập, tự chiếm lĩnh, tự tìm tòi kiến thức mới, trở
thành những người năng động sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng với
sự phát triển của xã hội, của khoa học công nghệ.
Trong giờ học nếu học sinh chỉ dựa vào sách giáo khoa thì khó có thể tự
khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, các em chưa coi trọng môn học nên hiệu quả
giờ học không cao.
Qua thăm dò ý kiến học sinh lớp 4B, tôi thu được kết quả như sau:
- 45% học sinh thích học

- 30% học sinh coi là môn học bắt buộc

-

25% học sinh không có ý kiến gì.
8/20


*Kết quả cụ thể là:
- Về kiến thức:
Chỉ có 2/3 số học sinh biết sử dụng biểu tượng hình elip
để vẽ các
hình elip và hình tròn, số còn lại các em còn lúng túng chưa thao tác chuẩn cách
vẽ hình tròn ( vì muốn vẽ hình tròn các em cần phải giữ phím Shift trong khi kéo
thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình các em muốn rồi thả nút chuột.
Chú ý thả chuột trước khi thả phím Shift).
- Về kỹ năng.
Hầu hết các em đều phân biệt được các công cụ vẽ nhưng chỉ có 2/3 số
học sinh sử dụng thành thạo các bước để vẽ hình elip - hình tròn; biết kết hợp vẽ
hình elip, hình tròn để vẽ hình minh hoạ hệ mặt trời theo mẫu. Số còn lại các em
còn lúng túng, chưa sử dụng thành thạo.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra cách tổ chức
hướng dẫn học sinh học tốt bài Tin học: " Vẽ hình Elip - hình tròn".
Năm học sau khi dạy khối lớp 4, tôi có dịp rút kinh nghiệm cho giờ dạy.
Sau một thời gian suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu, tôi thường nghiên cứu kĩ nội
dung bài học trước mỗi giờ lên lớp để có cái nhìn tổng quát về nội dung chương
trình giảng dạy môn học. Ngoài ra tôi cũng tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.
Tôi đã tìm ra hướng đi đúng cho mình khi dạy bài này.
Trước những thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra những biện pháp
tổ chức, hướng dẫn học sinh học tốt tiết Tin học. Tôi mạnh dạn nêu ra một số

kinh nghiệm nhỏ của mình để các bạn đồng nghiệp cùng thao khảo.

9/20


CHƯƠNG III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
A.Mục tiêu của bài Tin học " Vẽ hình Elip - hình tròn" là:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách sử dụng công cụ hình elip để vẽ hình e-líp và hình
tròn.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết phối hợp vẽ hình elíp và hình tròn để vẽ hình minh hoạ hệ
mặt trời theo mẫu.
3. Thái độ:
- Hứng thú với tiết học và yêu thích môn học .
4. Dạy học phân hoá đối tượng học sinh.
B. Để thực hiện mục tiêu trên tôi đã tiến hành như sau:
1. Chuẩn bị:
a, Chuẩn bị về kiến thức kỹ năng:
- Nghiên cứu kỹ năng sử dụng bài trong sách giáo khoa.
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài dạy để có trọng tâm.
- Dựa vào sách giáo viên xây dựng nội dung, phương pháp giảng dạy rồi
thiết kế giáo án điện tử.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với khả năng tiếp thu đối với từng
đối tượng học sinh trong lớp.
b, Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Theo định hướng các phương pháp dạy học, các đồ dùng dạy học được
sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng
bộ môn chứ không phải chỉ để minh hoạ cho lời giảng của giáo viên. Như vậy,
sử dụng đồ dùng dạy học là việc làm không thể thiếu trong các giờ học Tin học.

ở bài này, nếu học sinh chỉ dựa vào sách giáo khoa thì khó có thể khám phá kiến
và lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy tôi đã thiết kế và sử dụng phần mềm
Powerpoint để giảng dạy.
Để giúp học sinh tự tìm hiểu các bước thực hiện vẽ hình e-líp, tôi đã thiết
kế tranh qui trình vẽ hình e-líp. Học sinh dựa vào đó để nêu các bước vẽ.
Khi thực hiện hoạt động cả lớp cần có các hình ảnh phóng to để học sinh
trình bầy các kiến thức đã khai thác được. Nếu scan ảnh thì rất tốn kém. Do đó,
tôi đã chụp các hình ảnh trong SGK rồi dùng phần mềm Powerpoint đưa vào
máy để học sinh quan sát.

10/20


Ngoài sự chuẩn bị trên, để học sinh học tốt, tôi yêu cầu các em ôn lại cách
vẽ hình chữ nhật, hình vuông và đọc trước nội dung toàn bài trong SGK để xác
định nội dung bài học.
Việc chuẩn bị bài trước giờ học giúp tôi thực sự chủ động trong giảng dạy.
Tôi nắm chắc được nội dung bài học cần truyền đạt cho học sinh. Việc chuẩn bị
bài còn có tác dụng rất lớn trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Công việc
này cũng góp phần rèn luyện ý thức tự học, tự giác cho học sinh và phát huy trí
lực của cả ba đối tượng học sinh: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn
thành. Các em dễ dàng thực hiện tốt các yêu cầu của tôi trong giờ vì các em đã
nghiên cứu chuẩn bị bài trước.
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
Thao tác vẽ hình e-lip và hình tròn tương tự như vẽ hình chữ nhật và
hình vuông, nên tôi kiểm tra các thao tác vẽ hình chữ nhật, hình vuông bằng các
yêu cầu sau:
- Nêu các bước thực hiện vẽ hình chữ nhật ( gọi 1 học sinh)
- Vẽ hình chữ nhật ( cả lớp thực hành, gọi một học sinh lên bảng)

- Nêu cách vẽ hình vuông ( 1 h/s nêu)
- Vẽ hình vuông ( cả lớp thực hành - 1 h/s lên bảng).
Nhờ việc kiểm tra bài cũ học sinh đã được ôn lại các thao tác vẽ hình chữ
nhật và hình vuông tạo điều kiện cho học sinh liên hệ với kiến thức bài mới.
B. Bài mới:
Khái niệm hình e-lip là một khái niệm mới đối với học sinh tiểu học nên
tôi đã cho học sinh xem các dạng công cụ có hình tròn như: miệng chiếc cốc,
bát, chiếc nón.
Sau đó tôi trình chiếu hình mẫu, rồi chỉ và giới thiệu: “Hình e-lip có dạng như
hình 1, hình tròn có dạng như hình 2. Hình tròn là hình elíp đặc biệt. Nếu nhìn
nghiêng các vật hình tròn, các em sẽ thấy chúng thường có dạng e-lip”.

11/20


Để hướng dẫn học sinh các thao tác vẽ hình e-líp - hình tròn tôi đã tiến
hành 3 hoạt động sau:
+ Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình elíp.
- Mục tiêu: Học sinh biết cách sử dụng công cụ hình e-lip
để vẽ các
hình elíp.
- Cách tiến hành:
Để vẽ được hình e-líp học sinh phải nắm được biểu tượng công cụ hình vẽ
e-lip. Chính vì vậy tôi đã trình chiếu hộp công cụ trên màn hình lớn
Gọi học sinh lên bảng chỉ công cụ vẽ hình e-líp để các em nhớ được công cụ
1
10
hình e-líp.
11
2

12
3
13
4
14
5
15
6
16
7
17
8
Công cô hình e-líp

9

12/20


Sau khi học sinh đã nắm được công cụ vẽ hình e-líp tôi trình chiếu quy
trình vẽ hình e-líp và yêu cầu học sinh dựa vào quy trình này thảo luận nhóm đôi
để nêu các bước thực hiện vẽ hình e-líp. (Các thao tác vẽ hình e-líp cũng giống
như vẽ hình chữ nhật nên dựa vào quy trình này học sinh dễ dàng nêu được các
bước thực hiện vẽ hình e-líp)

Bước1

Quy trình vẽ hình e- líp
Bước 2
Bước 3


Vẽ kiểu hinh e-lip

Công cụ
hình e-líp

Chọn kiểu vẽ hình

Việc làm này đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được làm việc, được
bày tỏ ý kiến của mình, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá
trình học tập.
Sau đó tôi gọi một học sinh lên chỉ trên màn hình và trình bày các bước
thực hiện vẽ hình e-líp để cả lớp cùng theo dõi rồi gọi học sinh khác nhận xét,
bổ sung (nếu thiếu).
Học sinh đã nắm được các bước thực hiện vẽ hình elíp nên tôi yêu cầu cả
lớp thực hành vẽ hình e-líp trên máy ( 1 h/s lên bảng).

13/20


Sau khi cả lớp đã vẽ xong; tôi yêu cầu học sinh trên bảng nêu lại cách vẽ
của mình để các bạn khác nhận xét. Sau đó tôi yêu cầu học sinh đối chiếu so
sánh hình vẽ của bạn với hình vẽ của mình để tự kiểm tra ( sửa sai nếu có).
Tôi chốt lại kiến thức, trình chiếu các bước thực hiện vẽ hình elíp trên
màn hình và gọi học sinh đọc lại.
Các bước thực hiện

1. Chọn công cụ
trong
hộp công cụ.

2. Nháy chuột để chọn một
kiểu vẽ hình e-líp phía dưới
hộp công cụ.

Cuối cùng tôi yêu cầu học sinh đọc các bước thực hiện trong SGK trang 28
để các em ghi nhớ các thao tác vẽ hình e-líp.
Thao tác vẽ hình e-líp tương tự như vẽ hình chữ nhật nên để giúp học sinh
nhận thấy sự nhất quán trong các thao tác vẽ các hình mẫu và dễ dàng ghi nhớ
các thao tác khi thực hiện hơn, tôi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để so sánh
cách vẽ hình chữ nhật và hình e-líp có gì giống và khác nhau:
+ Giống: Các thao tác vẽ hình chữ nhật giống như các thao tác vẽ hình e-líp.
+ Khác: Vẽ hình chữ nhật bằng công cụ hình chữ nhật còn vẽ hình e- líp bằng
công cụ hình e-líp.
Sau khi học sinh đã biết vẽ hình e-líp, tôi hướng dẫn học sinh cách chọn
nét vẽ, màu vẽ cho đường biên và màu nền để tô màu phần bên trong bằng cách
trình chiếu các hình e-lip:

Tôi yêu cầu học sinh quan sát các hình e-líp trên, kết hợp với đọc
phần chú ý SGK - 28 và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: " Muốn vẽ các
hình trên ta làm như thế nào?"
Trước
chọn
công
có thể :
Sau khi học
sinh trảkhi
lời tôi
đưa ra
đáp áncụ
đúng.


. Chọn công cụ rồi chọn nét vẽ.
.Chọn màu vẽ14/20
cho đường biên và màu nền
để tô màu phần bên trong.


Từ cách tổ chức, hướng dẫn học tập như trên, các em học sinh đã tích cực
chủ động nắm bắt được nội dung kiến thức của bài học. Các em đã biết cách vẽ
hình e- líp. Kiến thức này các em tự phát hiện được nên rất ham thích khiến tiết
học sôi nổi hẳn lên. Những hình vẽ không còn là những đường nét khô khan mà
là những kiến thức mới mẻ các em mới khám phá.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình tròn:
- Mục tiêu: Học sinh biết vẽ hình tròn.
- Cách tiến hành:
Vì ở hoạt động 1 học sinh đã nghiên cứu kỹ phần chú ý nên các em đã
biết cách vẽ hình tròn. Chính vì vậy, tôi yêu cầu các em so sánh các bước thực
hiện của hình e -líp với hình tròn có gì giống và khác nhau rồi tôi yêu cầu học
sinh vẽ hình tròn trên máy ( 1 h/s lên bảng).
Sau khi cả lớp thực hành xong, tôi yêu cầu học sinh trên bảng nêu lại cách vẽ
hình tròn để các bạn khác nhận xét rồi yêu cầu các em đối chiếu so sánh hình vẽ
của bạn với hình vẽ của mình để tự kiểm tra.
Tôi chốt lại kiến thức: Để vẽ hình tròn ta thực hiện các bước vẽ hình e-líp
nhưng chú ý nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột ở bước 3. Chú ý thả
nút chuột trước khi thả phím Shift.
* Các kiểu vẽ hình E-líp.
Mục tiêu cần đạt được ở phần bài học này là học sinh nhớ được các kiểu
vẽ hình e-líp. Mà các thao tác vẽ hình e-líp cũng giống như vẽ hình chữ nhật nên
các kiểu vẽ hình e-líp cũng giống như hình chữ nhật. Chính vì thế để đạt được
mục tiêu trên, tôi đã tiến hành các hoạt động sau:

+ Hoạt động 3:Tìm hiểu các kiểu vẽ hình E-líp.
- Mục tiêu: Học sinh nêu được các kiểu vẽ hình e-lip.
- Cách tiến hành:
Để đạt được mục tiêu trên, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu
sau:
- Nêu các kiểu vẽ hình chữ nhật. ( h/s nêu xong, tôi trình chiếu các kiểu
vẽ hình chữ nhật trên màn hình để các em nhớ lại các kiểu vẽ đó).

15/20


Các kiểuvẽ hì
nhchữnhật
Chọnkiểu

Chỉvẽ
đ
ư ờngbiên

Vẽ đ
ư ờngbiênvà
tômàubêntrong

Chỉtô màu
bêntrong

Kếtquả

- Nờu cỏc kiu v hỡnh e-lớp ( vỡ cỏc thao tỏc v hỡnh e-lớp cng ging nh
hỡnh ch nht nờn hc sinh ó suy lun rt logic l cỏc kiu v hỡnh e-lớp cng

ging hỡnh ch nht nờn cỏc em nờu rt chớnh xỏc).
Sau khi hc sinh nờu ỳng cỏc kiu v hỡnh e-lip. Tụi trỡnh chiu hỡnh 48
trong sỏch giỏo khoa lờn mn hỡnh v gi hc sinh lờn ch v trỡnh by li cỏc
em ghi nh.

+ Hot ng 4: Chi trũ chi "Ai nhanh, ai khộo"
- Mc tiờu: Hc sinh bit v cỏc kiu hỡnh e-lip.
16/20


- Cách tiến hành: Để giúp học sinh ghi nhớ các kiểu vẽ hình e-líp trên,
tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi "Ai nhanh, ai khéo" như sau:
+ Chia lớp thành 3 đội.
+ Phổ biến luật chơi: Thực hành vẽ các kiểu hình e-líp. Đội nào vẽ
đầy đủ, nhanh và chính xác sẽ thắng cuộc.
+ Tổ chức cho học sinh chơi (Tất cả các học sinh đều thực hành
trên máy của mình - giáo viên quan sát các đội chơi để có những nhận xét chính
xác ).
+ Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
Việc tổ chức trò chơi đã gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em
tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động. Trò chơi phát huy được tính
sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở đó, các kiến thức Tin học sẽ in đậm trong trí
của các em.
Cuối cùng tôi yêu cầu học sinh nêu lại các kiểu vẽ hình e-lip để chốt kiến
thức.
* Luyện tập:
Hướng dẫn học sinh luyện tập là một việc làm rất cần thiết. Nó giúp
các em ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy tôi hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ
để vẽ hình minh hoạ Hệ Mặt Trời theo mẫu ở hình 49 <SGK trang 29> như
sau:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập trong sách giáo khoa trang 29.
- Trình chiếu toàn bộ nội dung bài tập trên màn hình.

- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình vẽ và hướng dẫn học sinh phân tích
hình vẽ bằng cách đặt các câu hỏi:
+ Có mấy hình e-líp?
+ Có mấy hình tròn?
17/20


+ Có mấy hình mặt trời?
- Gọi 1 học sinh đọc hướng dẫn trong sách giáo khoa trang 30 (cả lớp
đọc thầm)
- Trình chiếu hướng dẫn lên màn hình, gọi một học sinh đọc lại rồi tôi
tóm tắt các bước vẽ hình minh hoạ Hệ Mặt Trời để học sinh ghi nhớ cách vẽ.
Các bước thực hiện
Hệ Mặt Trời
+Chọn công cụ
và kiểu vẽ
đường biên để vẽ ba hình e-líp khác
nhau.
+ Chọn màu đỏ làm màu vẽ
+ Chọn công cụ
và chọn kiểu chỉ
tô phần bên trong, giữ Shift, kéo thả
chuột, chọn công cụ
để vẽ các tia
sáng.
+ Chọn các màu da cam, xanh và công
cụ


để vẽ các hành tinh.

- Yêu cầu học sinh thực hành:
- Sau khi học sinh thực hành xong tôi gọi học sinh nêu lại cách vẽ, yêu
cầu hai em ngồi cạnh nhau kiểm tra, nhận xét bài bạn.
- Nhận xét phần luyện tập của học sinh .
Với cách tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập như trên, tôi nhận thấy các
em đã vẽ được hệ mặt trời theo mẫu.
C. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài bằng cách yêu cầu học sinh nêu lại:
+, Cách vẽ hình e-líp, hình tròn.
+, Các kiểu vẽ hình e-líp.
- Tổng kết, nhận xét tiết học.
- Dặn các em ôn lại bài để giờ sau thực hành.
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào bài giảng môn Tin học là rất cần thiết. Giáo viên đỡ vất vả trong giảng dạy.
Học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà hiệu
quả hơn.

18/20


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỢC
Sau khi áp dụng phương pháp dạy trên tôi đã đạt được kết quả đáng mừng.
- 100% học sinh hào hứng học Tin học.
- 100% các em đã thực hiện các yêu cầu và kiến thức kỹ năng của bài học.
- Tinh thần học tập của các em học sinh rất thoải mái, sôi nổi tiếp thu bài một
cách chủ động.
- Tôi cảm thấy tiết học thật sự nhẹ nhàng và hứng thú khi giảng dạy.

Cụ thể kết quả thu được như sau:
1. Kiến thức:
- 100% các em đã biết sử dụng công cụ
để vẽ các hình e-líp và hình
tròn.
2. Về kỹ năng:
100% các em đều phân biệt được các công cụ vẽ; sử dụng thành thạo các
bước để vẽ hình e-líp, hình tròn; biết kết hợp vẽ hình elip, hình tròn để vẽ hình
minh hoạ hệ mặt trời theo mẫu.

19/20


PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng muốn học sinh học tốt các
môn học nói chung và phân môn Tin học nói riêng, người giáo viên cần:
- Nắm chắc chương trình, nội dung giảng dạy, nghiên cứu kĩ các bài dạy
trước khi lên lớp.
- Hiểu rõ khả năng học tập của từng đối tượng học sinh. Từ đó có những
nội dung , phương pháp giảng dạy thích hợp. Khuyến khích , động viên kịp thời
mọi tiến bộ của học sinh dù rất nhỏ, đặc biệt là học sinh yếu kém.
- Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và đa dạng hoá các hình thức tổ
chức dạy học để nâng cao tay nghề và có tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì học
sinh.
* Riêng với dạy Tin học cần:
- Giảm bớt thuyết trình
- Tạo điều kiện để từng học sinh được học tập, thao tác với các phần mềm
và máy vi tính với sự hướng dẫn của giáo viên.
- Dành thời gian, đồng thời khuyến khích học sinh mạnh dạn tự khám phá
máy vi tính một cách khoa học và thận trọng.

- Tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như phần mềm Tiểu
học, giáo án điện tử, máy projector để giúp học sinh học tập tích cực
Trên đây là một số kinh nghiêm tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 4 học
tốt môn Tin học mà tôi đã áp dụng vào dạy Tin học khối 4. Tuy nhiên còn
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy
tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp
cùng xem và góp ý kiến phê bình cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi để
tôi giảng dạy tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

20/20



×