Tải bản đầy đủ (.ppt) (82 trang)

XÉT NGHIỆM HỘI CHỨNG DOWN (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 82 trang )

XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1.Trình bày được khái niệm, cơ chế sinh hội hội chứng Down,
các triệu chứng lâm sàng của hội chứng Down.
2.Nắm vững được các xét nghiệm đánh giá nguy cơ hội chứng
Down.
3.Nhận thức và đánh giá được tầm quan trọng của việc tầm soát
trước sinh và sau sinh.



XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1. HỘI CHỨNG DOWN
1.1 Khái niệm.
 HC Down (Trisomy 21) là rối loạn NST di
truyền phổ biến do thừa một nhiễm sắc 21
trong bộ NST của tất cả hoặc một tế bào.
Tỷ lệ mắc hội chứng Down thay đổi tuỳ
theo quốc gia: Mỹ 1/691 trẻ sơ sinh sống,
Việt Nam 1/700-1/800, tỷ lệ trẻ nam/nữ là
3/2
Hội chứng Down ảnh hưởng đến não, kém
phát triển về tinh thần và thể chất


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1.2 . Cơ chế sinh bệnh
 Bình thường thai nhi có 46 NST ( 23 từ mẹ,


23 từ cha).
95 % trẻ Măc HC Down có 47 NST do có 3
NST 21, xãy ra do sự sự phát triển bất
thường của tế bào tinh trùng hoặc tế bào
sinh trứng.
3-4% do chuyển vị không cân bằng ( hội
chứng Down chuyển đoạn), có 46 NST
nhưng có NST 14 mang NST phụ từ NST 21.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1.2 . Cơ chế sinh bệnh
 25% trẻ em chuyển vị không cân bằng ( 0,75%
đến 1% nhận NST bị ảnh hưởng từ cha mẹ.
 Down khảm (hiếm gặp): có cả 2 dòng tế bào, 1
dòng bình thường và 1 dòng có 3 NST 21.
Nguyên nhân chính xác chưa rõ, nhưng liên
quan đến tuổi mẹ, tuổi mẹ càng cao tăng nguy
cơ con mắc hội chứng down.
Tỷ lệ PN 30 tuổi 1:1000; 35 tuổi 1:400; 42 tuổi
1:60


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1.2 . Cơ chế sinh bệnh
PN mắc HC Down hiếm khi sinh
con, tuy nhiên có 15-30% phụ nữ có 3
NST 21 có khả năng sinh sản và khi

sinh con có tỷ lệ 50% mắc hội chứng
Down.
Gia đình có sinh 1 đứa con mắc hội
chứng Down thì nguy cơ đứa tiếp theo
chiếm tỷ lệ 1/100 mắc bệnh


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1.3Triệu chứng lâm sàng
 Bộ mặt bất thường: Đầu nhỏ, ngắn, mặt
tròn; gốc mũi tẹt; khe mắt xếch; lưỡi to và
dày, thường thè ra ngoài làm miệng không
đóng kín; tai nhỏ, ở vị trí thấp.
 Bàn tay rộng, các ngón ngắn, có nếp ngang
đơn độc ở lòng bàn tay.
 Trương lực cơ mềm và lỏng lẻo. Trẻ chậm
biết lẫy, bò, đi hơn các trẻ bình thường. Ở
trẻ sơ sinh, tình trạng nhược cơ có thể gây
khó khăn trong việc ăn uống. 


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1.3Triệu chứng lâm sàng
Trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn
các trẻ khác. Trí thông minh và khả năng
nhận biết của trẻ Down thường chậm phát
triển từ nhẹ tới vừa, IQ trung bình là 50.
Trẻ thường kèm theo : dị tật tim là phổ

biến nhất (thông liên thất, còn ống động
mạch, tứ chứng Fallot), dị tật về thính giác,
thị giác, rối loạn tuyến giáp, bất thường về
tiêu hóa, động kinh, các vấn đề về hô hấp. 


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1.4 Các biện pháp điều trị bệnh Down
Bệnh Down chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu
Điều trị bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau cùng
lúc
Hỗ trợ phát triển, đặc biệt là phát triển nhận thức,
trí nhớ, khả năng học tập
• Cho trẻ học tại những trường lớp chuyên biệt
• Giáo dục và dạy trẻ về ngôn ngữ để có thể hòa
nhâp với cộng đồng giúp kích thích tiềm năng phát
triển của trẻ mắc bệnh
• Xây dựng mạng lưới gồm những gia đình có trẻ mắc
bệnh Down để hỗ trợ lẫn nhau



XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
1.4 Các biện pháp điều trị bệnh Down
•Hiện nay, phương pháp dùng tế bào gốc
để điều trị cho người bệnh Down đang
được nghiên cứu, những người được
điều trị đã có những cải thiện đáng kể về

tâm thần, vận động, ngôn ngữ, ... Tuy
nhiên, kết quả điều trị còn cần theo dõi
trong thời gian dài trước khi phương pháp
này được áp dụng rộng rãi.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2. Các biện pháp chuẩn đoán hội
chứng Down.
Hiện nay việc sàng lọc hội chứng
Down được thực hiện cho tất cả các bà
mẹ mang thai ở mọi độ tuổi. Để có
được những lựa chọn và quyết định
đúng đắn trong thời kì mang thai, ngoài
việc đến với các bác sĩ sản khoa, bác sĩ
siêu âm các bà mẹ mang thai nên tìm
đến bác sĩ tư vấn di truyền để được tư
vấn về các bệnh tật di truyền ở thai nhi.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1 Xét nghiệm tầm soát
•Mục đích: tầm soát những bà mẹ nào có
nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down
cao trong số các bà mẹ mang thai.
•Những bà mẹ mang thai được có xét
nghiệm sàng lọc dương tính vẫn có thể có
thai nhi hoàn toàn bình thường, nhưng do

có nguy cơ cao hơn nên cần thực hiện
thêm các xét nghiệm đặc hiệu hơn để
chẩn đoán xem thai nhi có chắc chắn mắc
hội chứng Down hay không.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
a. Siêu âm đo độ mờ da gáy: phương pháp này
giúp phát hiện thai nhi mắc hội chứng Down lên
đến trên 80%.
Sản phụ có thể được đề nghị siêu âm đo độ
mờ da gáy kết hợp thử máu để giúp xác định
khả năng thai nhi có thể mắc hội chứng
Down.
Khi siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, các bác
sĩ sẽ nhìn vào chất lỏng ở vùng cổ của thai
nhi được gọi là nếp gấp Nuchal để đánh giá.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN

2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
a. Siêu âm đo độ mờ da gáy: phương pháp này giúp
phát hiện thai nhi mắc hội chứng Down lên đến trên
80%.
Dựa vào khoảng sáng sau gáy càng dày thì nguy
cơ mắc hội chứng Down càng cao và ngược lại

Kết quả của đo khoảng sáng sau gáy + với độ
tuổi của mẹ có thể phát hiện được đến 75% hội
chứng Down.
Khoảng sáng sau gáy kết hợp với định lượng beta
hCG cùng protein huyết tương A (PAPP-A) có thể
chẩn đoán được đến 90% hội chứng Down.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
• 2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test

• Double test được thực hiện bằng cách đo lượng β-hCG tự
do (free beta-human chorionic gonadotropin) và PAPP-A
(pregnancy associated plasma protein A) trong máu thai
phụ, sau đó nhờ một phần mềm chuyên dụng để tính toán
cùng với cân nặng, chiều cao của mẹ, tuổi thai, độ mờ da
gáy (nuchal translucency-NT) và chiều dài đầu mông (fetal
crown-rump length-CRL) đo bằng siêu âm,... để đánh giá
nguy cơ mắc các hội chứng Down, (Quý I của thai kỳ được
tính khi tuổi thai được từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày).


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN

• 2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test

β-hCG tự do là một thành phần của hormon hCG (human chorionic
gonadotropin). Bình thường, hCG chỉ xuất hiện trong máu và nước
tiểu của phụ nữ mang thai. hCG đầu tiên được các tế bào lá nuôi của
trứng sau khi đã được thụ tinh tiết ra sau đó sẽ do nhau thai bài tiết.
hCG có mặt trong huyết thanh của mẹ vào khoảng 6 đến 8 ngày sau
khi trứng được thụ tinh và đạt tới nồng độ cao nhất khoảng tuần thứ 9
mang thai. Sau đó, nồng độ nội tiết tố giảm trong khoảng tuần thai thứ
10-16, còn khoảng 1/5 nồng độ đỉnh và duy trì ở mức này cho đến
cuối thai kỳ.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
• 2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test

HCG bao gồm 2 chuỗi là α và β liên kết với nhau
trong phân tử hormone toàn vẹn. Huyết thanh của
phụ nữ mang thai chủ yếu chứa hCG nguyên vẹn
này.
Một phần nhỏ tiểu đơn vị α và β lưu thông dưới
dạng không liên kết (β-hCG tự do). Tỷ lệ của βhCG tự do trung bình 1 % so với hCG trong máu
mẹ.
Hội chứng Down, nồng độ của tiểu đơn vị β-hCG
tự do gia tăng đáng kể trong quý I và quý II của
thai kỳ.



XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test

• PAPP-A (Pregnancy
Associated
Plasma Protein A) là một loại
glycoprotein do nhau thai bài tiết có
trong huyết thanh của mẹ. PAPP-A
kết hợp với tuổi, cân nặng của mẹ,
nồng độ β-HCG và độ mờ da gáy
của thai nhi để sàng lọc trước
sinh – một trong những bước xét
nghiệm tiền sản.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test
Xét nghiệm máu PAPP-A rất quan trọng trong
phục vụ chẩn đoán, điều trị sản khoa cho các bác
sĩ chuyên khoa phụ sản, đặc biệt ở những phụ nữ
mang thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.
Xét nghiệm này áp dụng với phụ nữ mang thai
từ 11 tuần đến 13 tuần 5 ngày và không chống
chỉ định với bất cứ ai.



XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test
•Nồng độ thấp của chất PAPP-A liên quan
đến nguy cơ bị bất thường nhiễm sắc thể 21
(gây hội chứng Down).
•Xét nghiệm nồng độ PAPP-A giúp phát hiện
một số dị tật bẩm sinh
•Nồng độ PAPP-A được xác định dựa trên
phép phân tích miễn dịch hóa phát quang
đánh dấu enzim.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test
•Trong quý I của thai kỳ nếu thai nhi mắc hội chứng Down
sẽ thấy nồng độ PAPP-A trong máu mẹ giảm, trong khi đó
ở quý II nồng độ PAPP-A vẫn giữ ở mức bình thường hoặc
chỉ hơi giảm, do đó PAPP-A chỉ được dùng trong quý I của
thai kỳ để sàng lọc trước sinh.
•Giá trị bình thường của PAPP-A máu thai phụ sau khi hiệu
chỉnh đều bằng 1 MoM. Giá trị ngưỡng (cut-off) thấp và
cao của PAPP-A < 0,4 MoM để đánh giá nguy cơ dị tật bẩm
sinh



XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test
Trong hội chứng Down: mức độ PAPP-A có xu hướng giảm và độ mờ
da gáy tăng.
Độ mờ da gáy có giá trị rất cao trong việc đánh giá nguy cơ bất
thường nhiễm sắc thể.
Nếu thai có độ mờ da gáy < 3mm, thì được xếp vào nhóm nguy cơ
thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down).
Nếu thai có độ mờ da gáy dày là 3,5-4,4 mm, tỷ lệ bất thường nhiễm
sắc thể là 21,1%; Nếu thai có độ mờ da gáy dày là ≥ 6,5mm, tỷ lệ bất
thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.


XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
HỘI CHỨNG DOWN
2.1.1 Khi thai được 11 – 14 tuần tuổi:
b. Xét nghiệm máu: Double test
Ý nghĩa của Double test đối với sàng lọc dị tật thai nhi
• PAPP-A và β-hCG tự do được thai nhi sản xuất một cách bình
thường và xuất hiện trong máu mẹ trong quá trình phát triển của
thai và nhau thai.
• Nếu thai có sự lệch bội lẻ nhiễm sắc thể (aneuploidies), nồng độ
của các chất này sẽ thay đổi trong máu mẹ và việc định lượng
chúng trong máu mẹ cùng với kết quả siêu âm,... có thể giúp
đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai



×