Sử dụng công cụ lãi suất và tỷ giá trong
giai đoạn hậu suy giảm kinh tế
Tình hình kinh tế, tài chính ở Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2009 đã có dấu
hiệu khởi sắc: GDP đã tăng trên 4%/năm, nhập siêu được cải thiện, lạm phát ở
mức 3,2%/năm so với năm 2008
(1)
, nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang trong
quá trình phục hồi phát triển mạnh; chỉ số chứng khoán tăng nhanh
(2)
.
Song xem xét một cách toàn diện thì kinh tế - tài chính vẫn còn dấu hiệu bất ổn,
thị trường xuất khẩu truyền thống bị co hẹp, kim ngạch xuất khẩu hầu như không
tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng đều từ ngưỡng 5,4 tỷ USD tháng 5 nay
đã lên tới 6,2 tỷ USD tháng 8, xuất khẩu khó đạt mục tiêu đặt ra
(3)
. Tín dụng có
dấu hiệu tăng trưởng nóng, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn kịch trần, sức ép
lạm phát không nhỏ. Tháng 7&8 nhiều giải pháp từ phía Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN), các Bộ, Ngành tiếp tục được triển khai. NHNN có
một số động thái kiểm soát tín dụng tiêu dùng, chứng khoán, cũng như giảm tỷ lệ
tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với
từng tổ chức tín dụng
(4)
, để một mặt giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn
thanh khoản, mặt khác phát đi tín hiệu kiềm chế tốc độ tăng trưởng nóng của nền
kinh tế. Giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, sử dụng công cụ lãi suất và tỷ giá theo
hướng nào để chủ động kiểm soát lạm phát, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế ổn định
vào năm 2010 và các năm tiếp theo là vấn đề cần phải trao đổi. Bài viết này xin
bàn đến một khía cạnh nhỏ, đó là sử dụng công cụ lãi suất & tỷ giá hối đoái trong
giai đoạn hậu suy giảm kinh tế.
Thứ nhất, công cụ lãi suất
Với những diễn biến hiện tại trên thị trường tín dụng: sức ép về vốn gia tăng, hầu
hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đẩy lãi suất huy động VND đến trên
9%/ năm đối với kỳ hạn dài, lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn ngắn hạn cũng được
điều chỉnh, trong khi lãi suất đầu ra cho sản xuất kinh doanh vẫn đang được khống
chế ở mức tối đa 10,5%/ năm. Một câu hỏi đặt ra là: Có nên tiếp tục khống chế
trần lãi suất cho vay đối với các NHTM? Lúc này đã nên thực hiện được cơ chế lãi
suất cho vay thỏa thuận đối với mọi đối tượng vay vốn chưa? Với chênh lệch đầu
vào và đầu ra như vậy, mức độ rủi ro đối với các NHTM sẽ được xử lý thế nào?
Về vấn đề này còn có ý kiến khác nhau. Có ý kiến đề nghị nên bỏ trần lãi suất cho
vay. Chúng tôi cho rằng việc bỏ trần lãi suất cho vay là điều nên làm để mang lại
tính thị trường cho lãi suất, nhưng phải chọn thời điểm thích hợp, để tránh gây xốc
đối với nền kinh tế. Để bỏ được trần lãi suất cho vay, để các ngân hàng kinh
doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường, rất cần phải phát triển thị trường
vốn một cách ổn định, minh bạch; đi đôi với việc tăng cường vai trò kiểm soát của
NHNN trong việc đảm bảo tính thanh khoản cũng như phát huy vai trò người cho
vay cuối cùng đối với các NHTM. Thời gian qua, không ít các DN Việt nam tiếp
nhận tín dụng rẻ qua việc hỗ trợ lãi suất. Gói hỗ trợ ngắn hạn sẽ được kết thúc vào
cuối năm, lúc đó nếu không có sự chuẩn bị trước cho DN, sẽ dẫn đến “sốc” do
không còn ưu đãi từ phía Nhà nước. Như vậy trong lúc này, nếu đặt vấn đề bỏ trần
tối đa lãi suất cho vay dễ dẫn đến những bất ổn do mất cân đối giữ cung và cầu
vốn. Do đó để tiến tới bỏ trần lãi suất, để tránh cú sốc về lãi suất đối với nền kinh
tế, thì rất cần có “bước đệm” bằng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn thứ hai với qui mô
nhỏ hơn, thời gian hỗ trợ ngắn hơn, đối tượng hỗ trợ hẹp hơn (DN nhỏ & vừa có
chỗ đứng ở thị trường nội địa; Hộ nông dân sản xuất kinh doanh) với lãi suất hỗ
trợ thấp hơn (2% và 1%/ năm cho các đối tượng khác nhau).
Mặt khác do chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra của nhiều ngân hàng
rất thấp (trên 1.0%), trong khi lãi suất trên thị trường vẫn có xu hướng tăng, điều
này cho thấy nền kinh tế đang có nhu cầu hấp thụ vốn, các ngân hàng vẫn đang
phải lo vốn cả ngắn, trung và dài hạn. Để phát triển ổn định, các NHTM đã mở
rộng cho vay tiêu dùng, chứng khoán - lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro và được
NHNN cho phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Song do nhu cầu vốn của DN
cho sản xuất kinh doanh và để giữ các khách hàng truyền thống, các NHTM vẫn
phải cho vay. Nhưng để bù đắp các chi phí đầu vào, buộc các NHTM phải thu một
số khoản phí trong hoạt động vay vốn của khách hàng. Vì vậy, để giảm rủi ro
trong hoạt động tín dụng do chênh lệch quá thấp, để sản phẩm tín dụng vẫn là sản
phẩm cơ bản, không coi là “sản phẩm bán kèm”, trong điều kiện vẫn khống chế lãi
suất cho vay bằng trần cho vay tối đa, thì nên qui định thống nhất một số loại phí
hợp lý trong hoạt động tín dụng theo thông lệ (ví dụ: Phí trả nợ trước hạn/ hay phí
vi phạm hợp đồng; phí thu xếp vốn, phí quản lý…) để tránh tình trạng mỗi
NHTM có cách tính phí khác nhau. Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, lãi suất
biến động quá mạnh (như năm 2008 và 3 tháng đầu năm 2009), NHNN khó kiểm
soát lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, thì việc khống chế trần lãi suất vẫn gắn
với lãi suất cơ bản là cần thiết và thực sự có ý nghĩa. Nhưng vài tháng trở lại đây,
lãi suất vẫn có biến động, nhưng trong phạm vi kiểm soát của NHNN, thì rất cần
tính đến việc bỏ trần lãi suất cho vay tối đa khi các gói kích cầu kết thúc, chuyển
sang thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận. Chính sự điều chỉnh linh hoạt có sự kiểm
soát của NHNN theo tín hiệu thị trường là cơ sở quan trọng cho việc ổn định tiền
tệ, chủ động kiểm soát lạm phát, cũng như tạo điều kiện cho thị trường vốn phát
triển lành mạnh.
Thứ hai, công cụ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái luôn được coi là vấn đề nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền
tệ (CSTT). Từ tháng 3/2009, biên độ tỷ giá được nới rộng +/- 5% cho đến nay,
điều này trước hết phải khẳng định việc nới biên độ để tỷ giá nhằm để tỷ giá phản
ánh sát hơn tín hiệu thị trường. Mặt khác, nới rộng biên độ VND/USD nhằm tạo
thuận hơn cho xuất khẩu, bởi nó gián tiếp hạ giá thành quốc tế của các sản phẩm
Việt Nam, tạo sức cạnh tranh với hàng ngoại về giá ở cả trong nước và nước
ngoài. Bên cạnh đó nới rộng biên độ tỷ giá cũng hướng tới mục tiêu hạn chế nhập
khẩu những mặt hàng không thiết yếu, góp phần cải thiện cán cân cũng như tạo
hiệu ứng kích thích dùng hàng nội. Về lý thuyết là vậy, thực tế số liệu thống kê về
xuất nhập khẩu cho thấy, việc giảm giá đồng nội tệ dường như tác động không lớn
đến xuất khẩu. Bởi tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chưa bền vững phụ thuộc
nhiều vào biến động của thị trường nước ngoài, trong khi cầu tiêu thụ ở hầu hết
các thị trường xuất khẩu của Việt Nam lại giảm. Mặt khác, do hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam chưa đa dạng, giá cả chưa có tính cạnh tranh cao với các mặt hàng
cùng loại của các nước trong khu vực. Vì vậy không nên quá kỳ vọng vào việc
giảm giá nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề đặt ra ở giai đoạn hậu suy giảm, tỷ
giá hối đoái sẽ được điều chỉnh như thế nào sẽ tác động tác động tích cực đến nền
kinh tế. Chúng tôi cũng đồng tình rằng, nền kinh tế nước ta luôn cần một sự ổn
định của tỷ giá, nhưng ổn định không có nghĩa là giữ nguyên tỷ giá danh nghĩa,
mà là sự giao động của tỷ giá này xoay quanh tỷ giá thực. Không ít ý kiến cho
rằng đôla hiện nay đang giảm giá, nên không cần điều chỉnh nó so với VND,
nhưng xin lưu ý rằng đôla Mỹ chỉ giảm giá so với những đồng tiền khác, còn đối
với VND lại không phải như vậy. Vì thế nếu vẫn tiếp tục điều hành để giữ tỷ giá
hối đoái như hiện nay với biên độ quá rộng được xem là khó khăn cho công tác
quản lý. Vừa qua các NHTM đã có sự đồng thuận trong việc hạ lãi suất huy động
và cho vay USD cho từng kỳ hạn, các DN có nhu cầu ngoại đã chuyến sang vay
ngoại tệ, doanh số cho vay ngoại tệ tăng mạnh trong tháng 7, 8. Những ngày đầu
của tháng 9, do nhu cầu ngoại tệ của DN tăng cao, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự
do biến động mạnh, giá vàng tăng đột biến, các NHTM cũng phải điều chỉnh tăng
lãi suất để huy động ngoại tệ. Khi cung cầu về ngoại tệ căng thẳng, để DN có
ngoại tệ bán cho ngân hàng, đã có nhiều ý kiến cho rằng, cần nới biên độ lên +/-
6%, sau đó lên +/- 7% vào những thời điểm thích hợp
(5)
. Vậy nới biên độ hay điều
chỉnh tỷ giá? Hay vừa nới biên độ vừa điều chỉnh tỷ giá? Về bản chất nới rộng
biên độ hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đều làm giảm giá trị nội tệ, làm cho
đồng Việt nam phản ánh sát hơn với giá trị thực. Vì thế thay vì để biên độ quá
rộng rất khó khăn cho quản lý bằng việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Khi giá
USD/VND đạt tới mức kỳ vọng, sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD. Các DN, nhà
đầu tư thay vì găm giữ đôla trên tài khoản tại các ngân hàng sẽ tranh thủ bán USD
để chốt lời, dòng VND gửi vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có điều
kiện hạ lãi suất VND (cả huy động và cho vay), kể cả khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn
hạn đã kết thúc. Thực hiện điều này sẽ vừa có tác động đến lãi suất, tác động đến
dòng vốn vào - ra, vừa có điều kiện duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế,
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chủ động nhập khẩu, vừa giảm kỳ vọng VND mất
giá so với USD trong ngắn hạn. Song để việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái phát huy
tác động tích cực đối với nền kinh tế rất cần tạo sự nhất quán trong chỉ đạo và
điều hành, thông tin kịp thời và có biện pháp khắc phục mặt hạn của việc điều
chỉnh nếu có nảy sinh.
Theo PGS.,TS. Nguyễn Thị Mùi - Giám đốc Trường Đào tạo & PTNNL
VietinBank
(1)
. Lạm phát (CPI) 8 tháng đầu năm 2009 là 3,47 % so với cuối năm 2008, nhưng
có xu hướng tăng dần, trong đó tháng 5 tăng 0,44%, tháng 6 tăng 0,55% và tháng
7 tăng 0,52%, tháng 8 là 0,24%. Nguồn TCTK
(2)
. Tính đến 30.7.2009, Viet nam Index đã tăng 81% so với đáy hồi tháng 2, và
tăng gần 40% kể từ đầu năm. Diễn biến này làm cho TTCK Việt Nam trở thành
một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
(3)
.
(5)
.Trung tâm thông tin &DBKT-XH quốc gia (NCEIF) dự báo kim ngạch xuất
khẩu năm 2009 chỉ đạt 58, 7 - 61,3tỷ USD, giảm khoảng 2,2% đến 6,4% so với
năm 2008. Báo lao động số 93/2009 ngày 19.8.2009.