Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kiến nghị hoàn thiện hạch toán dự phòng phải thu theo chế độ hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.65 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kiến nghị hoàn thiện hạch toán dự phòng phải thu theo chế độ hiện hành
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện
Việt Nam là nước có nền kinh tế kém phát triển so với thế giới, trình độ khoa
học kỹ thuật còn lạc hậu do đó, trong quá trình phát triển chúng ta đã thu được
những thành tựu nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Không ngừng
cập nhật thông tin, tự đổi mới để hoàn thiện mình là vấn đề được quan tâm hàng
đầu. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự phòng được ban hành
như thông tư 33, thông tư 107, đến thông tư 13 và chuẩn mực số 18 cho thấy sự
cần thiết phải lập dự phòng trong doanh nghiệp. Sau mỗi lần sửa đổi, các chế độ
quy định ngày càng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, giúp cho doanh
nghiệp có cơ sở để ghi nhận chính xác khoản dự phòng cần lập.
1.1. Ưu điểm của các quy định về trích lập dự phòng
- Chuẩn mực số 18
+ Chuẩn mực đảm bảo việc áp dụng các nguyên tắc ghi nhận, cơ sở hạch toán
phù hợp cũng như việc công bố đầy đủ thông tin đối với các khoản dự phòng, tài
sản và nợ tiềm tàng nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được bản chất nghiệp vụ,
thời điểm phát sinh, số lượng và giá trị ghi sổ của các khoản mục này.
+ Chuẩn mực đưa ra các điều kiện cần phải được thực hiện để công nhận một
khoản dự phòng giúp cho doanh nghiệp đạt được tính nhất quán và tính so sánh
trong việc hạch toán các khoản dự phòng. Thực hiện chuẩn mực này nhằm công
khai các khoản nợ tiềm tàng trên báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu trình bày đầy
đủ.
1
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Chuẩn mực hướng dẫn cho người lập báo cáo tài chính quyết định cụ thể
khi nào thì lập dự phòng, khi nào chỉ công bố thông tin hoặc khi nào không công
bố thông tin.
+ Chuẩn mực nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ trình bày trên báo cáo tài
chính những nghĩa vụ pháp lí, những khoản nợ phát sinh từ các sự kiện quá khứ


thì mới được ghi nhận khoản dự phòng liên quan. Còn các khoản chi phí dự tính
trong tương lai do áp lực về thương mại hoặc quy định của pháp luật mà doanh
nghiệp dự tính phải chi tiêu như trường hợp đặc biệt trong tương lai thì không
được lập dự phòng.
- Thông tư số 13
* Thông tư hướng dẫn chi tiết việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như
điều kiện để lập dự phòng, các thủ tục cần thiết khi trích lập, các giấy tờ cần phải
có để chứng minh một khoản phải thu là có thể không thu hồi được. Do đó,
doanh nghiệp có cơ sở trích lập dự phòng, tạo sự thống nhất giữa các thông tin,
làm cho các thông tin này là thông tin có thể so sánh được giữa các doanh
nghiệp.
* Khác biệt lớn nhất của Thông tư này so với các văn bản hướng dẫn trước đó
là quy định cụ thể về điều kiện và mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi quá
hạn:
 Trích lập 30% giá trị khoản phải thu đối với khoản nợ quá hạn từ 3 tháng
đến dưới 1 năm.
 Trích lập 50% giá trị khoản phải thu đối với khoản nợ quá hạn từ 1 năm
đến dưới 2 năm.
2
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Trích lập 70% giá trị khoản phải thu đối với khoản nợ quá hạn từ 2 năm
đến dưới 3 năm.
Việc quy định mức trích lập giúp cho doanh nghiệp có căn cứ cụ thể để lập dự
phòng theo đúng quy định.
* Theo thông tư số 33/1998/TT-BTC thì cuối niên độ kế toán phải hoàn nhập
khoản dự phòng đã trích lập của năm trước vào thu nhập bất thường sau đó mới
tính ra số cần trích lập của năm hiện tại rồi ghi bút toán lập dự phòng. Còn theo
thông tư số 13 thì cuối kì kế toán tính ra số dự phòng cần trích lập sau đó so sánh
với số dự phòng đã trích lập, nếu thiếu thì ghi bổ sung, nếu thừa thì hoàn nhập

vào chi phí quản lí doanh nghiệp. Do đó, việc ghi chép sẽ đơn giản hơn, mang
tính khoa học.
* Theo thông tư 107/2001/TT-BTC quy định tổng mức trích lập dự phòng các
khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Do đó, đối với doanh nghiệp có khả năng
tài chính nhưng bị hạn chế việc trích lập dự phòng, quy định này không phản ảnh đúng thực trạng tài
chính của doanh nghiệp,vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Thông tư 13 không giới hạn về
tổng mức trích lập dự phòng.
* Đồng thời, cũng theo thông tư 107 thì ngoài khoản nợ chắc chắn không thể thu hồi được, đối với
các khoản nợ phải thu quá hạn 2 năm mới được trích lập dự phòng, còn theo thông tư 13 thì nợ quá hạn
3 tháng đã được trích lập dự phòng, như vậy nguyên tắc phù hợp đã được vận dụng.
Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến trích lập dự phòng nợ phải thu
khó đòi được hướng dẫn chi tiết trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.
1.2. Những hạn chế của các quy định về trích lập dự phòng hiện nay:
+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18: Thuật ngữ, nội dung còn trừu tượng, mang tính định tính
cao nên việc vận dụng vào thực tế của đơn vị gặp nhiều khó khăn. Một số thuật ngữ và nghiệp vụ đề
3
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cập trong chuẩn mực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi trên thực tế chưa xảy ra hoặc rất ít xảy ra. Do
đó, việc phân biệt giữa “Các khoản dự phòng” và “Nợ tiềm tàng”, giữa “Xác định được” và “Không
xác định được” là cần thiết để chuẩn mực đi vào cuộc sống.
+ Theo thông tư 13, dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu, có thể khó đòi do đơn vị nợ hoặc người nợ không có khả năng thanh toán trong năm
kế hoạch. Cách lập dự phòng này thực hiện theo phương pháp trực tiếp, do đến cuối kì kế toán mới
xem xét khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh, nghĩa là doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc phù hợp.
Nguyên tắc phù hợp đòi hỏi việc ghi nhận vào chi phí các khoản nợ phải thu khó đòi như khoản lỗ vào
thời điểm doanh thu được ghi nhận. Mức dự phòng trích lập cho năm kế hoạch là chi phí khoản nợ của
năm hiện tại, như vậy năm kế hoạch phải chịu một khoản lỗ của năm hiện tại.
+ Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thì cuối kì kế toán, kế toán so sánh số

cần trích lập dự phòng với số đã trích lập năm trước, nếu thừa thì hạch toán vào
chi phí quản lí doanh nghiệp, còn theo thông tư số 13/2006/TT-BTC, nếu số phải
trích năm sau nhỏ hơn số đã trích thì hạch toán vào thu nhập khác. Đây là điểm
không thống nhất giữa chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc hạch toán. Đồng thời, sự không thống nhất này cũng
làm giảm tính pháp lí của các văn bản pháp quy.
+ Quy định về xử lí nợ còn phức tạp, yêu cầu phải có đủ tài liệu chứng minh.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không còn tài liệu chứng minh do nhiều lí do
khác nhau như thay đổi tổ chức, nhân sự liên quan đến việc theo dõi thanh toán
nợ. Hoặc quy định doanh nghiệp khi xử lí nợ phải thu không có khả năng thanh
toán phải có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ
chức về việc khoanh nợ doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có
khả năng chi trả. Trường hợp này cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thường
chỉ xác nhận doanh nghiệp đó không còn hoạt động tại địa bàn đó, còn về khả
năng chi trả có hay không thì không thể xác nhận được. Đối với các khoản nợ
4
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phải thu đã quá hạn từ 3 năm trở lên, khách nợ đang hoạt động nhưng kinh
doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán;
yêu cầu phải có Báo cáo tài chính của khách nợ hoặc có xác nhận của cơ quan
quyết định thành lập doanh nghiệp về tình hình tài chính. Trong thực tế, các
doanh nghiệp khó có thể có được các tài liệu chứng minh này vì không có quy
định doanh nghiệp là khách nợ phải gửi Báo cáo tài chính của mình cho chủ nợ;
hơn nữa không thể có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp
về tài chính của doanh nghiệp tư nhân là khách nợ.
Trong các doanh nghiệp Nhà nước, khoản nợ phải thu chiếm khoảng 50-60%
vốn chủ sở hữu, bằng 15-20% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Trong đó,
nợ phải thu khó đòi chiếm khoảng 15-20% lợi nhuận hàng năm, nhưng đáng chú
ý là tỷ lệ này thường không được phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán doanh

nghiệp. Việc xử lý các khoản nợ trên, đặc biệt là nợ xấu, mất rất nhiều thời gian,
cần nhiều thủ tục và các cơ sở pháp lý để xác minh, rồi lại đến quá trình xử lý
gây chậm trễ trong các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp sợ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
trong kỳ như bị giảm lãi hoặc đang từ lãi chuyển thành lỗ hoặc tăng lỗ nên không
chủ động xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi hoặc không trích lập dự
phòng nợ phải thu khó đòi đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+ Cơ chế hiện hành quy định Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị phải có trách nhiệm trước pháp
luật về việc xử lý nợ. Tuy nhiên, cơ chế chưa quy định cụ thể chế tài khi người
5
5

×