Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẦU 7 THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.16 KB, 4 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẦU 7
THĂNG LONG
Nhìn chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty Cầu 7 Thăng Long về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của
công ty. Tuy nhiên, công tác hạch toán này vẫn còn một số tồn tại cần hoàn thiện.
Sau đây em xin trình bày một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện.
1. Về phương pháp ghi chép chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp tập hợp khoản mục này là hạch toán trực tiếp. Tuy nhiên thực tế là
khi xuất thẳng vật liệu cho đối tượng sử dụng không qua kho, kế toán vẫn hạch
toán theo 2 bút toán sau :
+ Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Nợ TK 621: chi tiết công trình
Có TK 152
Ghi như vậy là không phản ánh đúng bản chất NVKTPS. Vì vậy, em mạnh dạn
đề nghị phòng kế toán phải xem xét lại công tác ghi chép để phản ánh vào TK theo
đúng nội dung NVKTPS , không hạch toán như trên mà phải hạch toán đúng để theo
đúng tình hình sử dụng vật liệu và phán đúng các quan hệ đối ứng giữa TK 621 và
TK 152. Nên hạch toán như sau:
Nợ TK 621: chi tiết đối tượng
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…

2.Về việc ghi chép phản ánh giá thành công trình hoàn thành
Công ty cầu 7 Thăng Long thực hiện tính giá thành sản phẩm vào cuối mỗi
quý và phản ánh một cách tổng hợp giá thành các công trình, sản phâm trên "Bảng
tính giá thành sản phẩm, công trình". Tuy trên "bảng tính giá thành sản phẩm, công
trình" có phản ánh tổng giá trị dự toán của công trình hoặc giai đoạn công trình
hoàn thành trong kỳ nhưng không phản ánh được giá trị dự toán của từng khoản


mục chi phí sản xuất nên không phản ánh được kết quả sản xuất xét trên từng
khoản mục chi phí so với dự toán. Theo em, đối với các công trình hoàn thành
hoặc các giai đoạn công trình hoàn thành được tính giá thành trong kỳ thì ngoài
việc phản ánh giá thành của chúng lên "Bảng tính giá thành công trình, sản phẩm",
công ty nên lập cho mỗi công trình hoàn thành hoặc giai đoạn công trình hoàn
thành bảng phân tích giá thành có mẫu như sau:
Bảng phân tích giá thành
Công trình:
Giai đoạn:
Khoản mục
chi phí
Dự toán Thực tế Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. CPNVLTT
2. CPNCTT
3. CPSDMTC
4. CPSXC
Tổng giá thành
3. Về cấu trúc bảng biểu và sổ sách
Công ty Cầu 7 Thăng Long từ năm 1999 sử dụng phần mềm kế toán CADS trong
công tác kế toán công ty. Phần mềm này về cơ bản đáp ứng được yêu cầu kế toán
của công ty. Tuy nhiên, đối với hình thức sổ kế toán chứng từ- ghi sổ, phần mềm này
thiết kế một số mẫu bảng biểu không đúng quy định và sổ có cấu trúc chưa hợp lý
và có nội dung chưa phản ánh đủ thông tin cần thiết cho công tác quản lý đặc biệt là
các bảng biểu và sổ sách thuộc phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm. Do đó, theo em, công ty nên đề nghị với công ty phần mềm
CADS thiết kế lại một số bảng biểu và sổ có cấu trúc và nội dung phù hợp, cung cấp
đầy đủ thông tin cho nhà quản lý. Cấu trúc các bảng biểu và sổ có thể được thiết kế
lại như sau:
a.Về bảng phân bổ tiền lương

Mẫu bảng phân bổ (BPB) tiền lương công ty đang sử dụng vừa phức tạp lại làm
cho người xem rất khó đối chiếu, so sánh lương giữa các bộ phận của các công trình
khác nhau. Theo em, BPB tiền lương nên lập theo mẫu sau:
Bảng phân bổ lương quý IV năm 2000

Đối tượng
Có TK 334, Nợ các TK
622 6231 6271 Cộng có
TK 334
CT Cầu CNHB 78.715.536 3.673.224 16.688.634
99.077.394
CT Cầu Thượng Lý 170.554.027 1.073.224
121.714.823 293.331.074
CT Cầu Tà Vài
. . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . .
Nợ TK 6421
287.504.007
Cộng
2.012.745.103 365.824.458 322.153.216 2.988.226.784
Từ BPB này, máy cũng dễ dàng nhập dữ liệu vào CT-GS mà không cần dùng
tới chức năng cộng xâu lọc.
b. Về bảng phân bổ KPCĐ, BHXH, BHYT
Phần mềm CADS thiết lập ba BPB tương ứng cho KPCĐ, BHXH, BHYT. Cấu
trúc của ba BPB này cũng tương tự như nhau và tương tự BPB tiền lương. Việc lập
3 BPB này gây khó khăn cho việcso sánh, đối chiếu các khoản trích này của các
công trình khác nhau. Theo em, ta chỉ cần lập một BPB chung cho cả KPCĐ,
BHXH và BHYT vừa gọn vừa phản ánh đủ các thông tin cần thiết. Mẫu BPB như
sau:


KẾT LUẬN
Ngành xây dựng cơ bản là một ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Do tình hình đất nước có nhiều biến đổi và do yêu cầu phát
triển kinh tế nên các khu công nghiệp, các khu chung cư, đường giao thông, các
cầu cảng.... được xây dựng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao. Điều đó
thể hiện tầm quan trọng của ngành xây dựng cũng như sự lớn mạnh của nó. Do đó,
hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản cũng đóng vai trò hết
sức quan trọng. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cầu 7 Thăng Long, em đã được
tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán của Công ty và được nghiên cứu về phần
hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua quá trình
nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế về phần hành kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em thực sự nhận thức được rằng kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan
trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Trong nền kinh tế nhiều thành
phần do cơ chế thị trường như hiện nay, việc doanh nghiệp xây dựng cơ bản hạch
toán đúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh
nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng khả năng của doanh nghiệp mình, từ đó
có những biện pháp thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tới hiệu
quả cao nhất. Do đó việc thực hiện tốt công tác kế toán nói chung và kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng trong doanh nghiệp xây
dựng cơ bản sẽ giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp đơn giản hơn, giúp doanh
nghiệp có sự phát triển cân đối và cạnh tranh lành mạnh.
Trong chuyên đề này, em đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với nguện
vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em mong rằng Công ty sẽ ngày càng phát
triển lớn mạnh hơn.
Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo
Trần Quý Liên và các cô chú Phòng Tài chính kế toán Công ty Cầu 7 Thăng Long
đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tìm hiểu giữa lý luận và thực tiễn để
hoàn thành bài viết này.

Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2001
Sinh viên
Phùng Thanh Minh

×