Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân Lập Và Kiểm Tra Tính Nhạy Cảm Của Vi Khuẩn Escherichia Coli Và Salmonella Spp. Đối Với Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRƯƠNG PHƯỚC ĐỨC

PHÂN LẬP VÀ KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM CỦA VI
KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ SALMONELLA SPP. ĐỐI
VỚI KHÁNG SINH Ở TRẠI GÀ THỊT TÂN LẬP THUỘC
HUYỆN TRẢNG BƠM – TỈNH ĐỒNG NAI

Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành : BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 12/ 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành : BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

PHÂN LẬP VÀ KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM CỦA VI
KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ SALMONELLA SPP. ĐỐI
VỚI KHÁNG SINH Ở TRẠI GÀ THỊT TÂN LẬP THUỘC
HUYỆN TRẢNG BƠM – TỈNH ĐỒNG NAI

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS LƯU HỮU MÃNH


NGUYỄN THANH PHI LONG
ThS BÙI THỊ LÊ MINH

Sinh viên thực hiện:
Trương Phước Đức
MSSV: 3064576
Lớp Thú Y K32

Cần Thơ, 12/ 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn Escherichia coli và
Salmonella spp đối với kháng sinh ở trại gà thịt Tân Lập thuộc huyện Trảng Bom
– tỉnh Đồng Nai”
Sinh viên thực hiện: Trương Phước Đức, lớp THÚ Y K32.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Vi trùng và Miễn dịch, bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010.

Cần Thơ, ngày
tháng
Duyệt Bộ môn

năm 2010.

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2010.
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

LƯU HỮU MÃNH

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Duyệt Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi
không biết nói gì hơn. Trước khi ra trường, tôi chỉ xin:
Thành kính biết ơn !
Cha mẹ đã hết lòng tận tụy chăm sóc, dạy bảo cho tôi nên người. Kính dâng lên
cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc và những người thân đã động viên con trong suốt thời gian
qua.
Xin chân thành biết ơn !
Thầy Lưu Hữu Mãnh đã dành thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Thầy Đỗ Trung Giã, cố vấn học tập đã luôn nhắc nhở và động viên tôi trong
suốt thời gian học tập ở Trường
Quý Thầy, Cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi đã tận tình truyền đạt

những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu với tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn !
Anh Nguyễn Thanh Phi Long, anh Võ Thanh Duy và các anh em ở trại Cây Gáo
và trại Tân Lập đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cô Bùi Thị Lê Minh, cô Nguyễn Thu Tâm đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và phân tích mẫu suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cùng tất cả bạn bè đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài.
Cần thơ, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Trương Phước Đức

ii


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn Escherichia coli và
Salmonella spp đối với kháng sinh ở trại gà thịt Tân Lập thuộc huyện Trảng Bom –
tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2010.
Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2010, bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
chúng tôi đã khảo sát: 42 mẫu phân, 15 mẫu thức ăn trên máng, 3 mẫu nước và 12 mẫu
không khí chuồng nuôi. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm E. Coli như sau: phân có 29 mẫu
nhiễm (chiếm 69.05%), thức ăn trên máng là 8 mẫu (53,33%) và 100% mẫu nước có
nhiễm, không tìm thấy vi khuẩn E. coli trong không khí. Có sự khác biệt về tỷ lệ
nhiễm E. coli trên các nhóm mẫu (p=0,000). Đối với .Salmonella spp. tỷ lệ nhiễm là
phân 9,25%, nước, thức ăn và không khí chuồng nuôi không tìm thấy. Kết quả kháng
sinh đồ cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn E. coli trên 3 kháng sinh Amoxcillin,
Bactrim, Colistin ở mức khá cao là 86,45%, 81,82% và 77,19%. E. coli nhạy cảm với
Norfloxacin là 54,55%. Tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella trên 2 kháng sinh
Bactrim, Colistin là 100%. Salmonella spp còn nhạy cảm với Norfloxacin là 66,67%


iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ............... ........................................................................................................i
Trang duyệt...................................................................................................................ii
Lời cảm ơn ............ ..................................................................................................... iii
Mục lục.................. ......................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ..................................................................................................v
Danh sách bảng ............................................................................................................vi
Danh sách hình .......................................................................................................... vii
Tóm lược ............... ................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. Đăt Vấn Đề.............................................................................................1
CHƯƠNG 2. Cở Sở Lý Luận.......................................................................................2
2.1. Vi khuẩn Escherichia coli.................................................................2
2.1.1. Đại cương về Escherichia coli ..................................................2
2.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo .........................................................2
2.1.3. Đặc điểm nuôi cấy.......................................................................3
2.1.4. Đặc điểm sinh hóa .......................................................................4
2.1.5. Cấu trúc kháng nguyên ...............................................................4
2.1.6. Tính gây bệnh và sức đề kháng ..................................................5
2.1.7. Độc tố của vi khuẩn.....................................................................6
2.2. Vi khuẩn Salmonella spp ..................................................................7
2.2.1. Đại cương về Salmonella spp .....................................................7
2.2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo .........................................................7
2.2.3. Đặc điểm nuôi cấy.......................................................................8
2.2.4. Đặc điểm sinh hóa .......................................................................8
2.2.5. Cấu trúc kháng nguyên ...............................................................9

2.2.6. Tính gây bệnh và sức đề kháng ................................................11
2.2.7. Tính biến dị................................................................................11
2.2.8. Độc tố .........................................................................................12
2.2.9. Đối tượng mắc bệnh ..................................................................12
2.3. Bệnh do vi khuẩn E. coli và Salmonella ở gà................................13
2.3.1. Tình hình nghiên cứu E. coli và Salmonella ở gà ...................13
2.3.2. Đặc điểm của bệnh do E. coli và Salmonella ở gà ..................15

iv


2.4 Một số tiêu chuẩn vi sinh vật trong thức ăn, nước uống dùng
trong chăn nuôi ..................................................................................17
2.4.1. Tiêu chuẩn vi sinh vật đối với thức ăn........................................17
2.4.2. Tiêu chuẩn vi sinh vật đối với nước uống ..................................18
CHƯƠNG 3. Phương Tiện và Phương Pháp Nghiên Cứu.......................................19
3.1. Phương tiện nghiên cứu ..................................................................19
3.1.1. Thời gian – địa điểm – đối tượng nghiên cứu .........................19
3.1.2. Thiết bị - hóa chất dùng trong nghiên cứu...............................19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................20
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu................................................................20
3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu .....................................................21
3.3. Kháng sinh đồ..................................................................................27
`
3.3.1. Nguyên tắc .................................................................................27
3.3.2. Môi trường làm kháng sinh đồ .................................................28
3.3.3. Phương pháp làm kháng sinh đồ ..............................................28
3.3.4. Đọc kết quả ................................................................................28
3.4. Xử lý số liệu.....................................................................................29
CHƯƠNG 4. Kết Quả và Thảo Luận ........................................................................30

4.1. Tổng quan về địa điểm lấy mẫu….. ...............................................30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội huyên Trang Bom .....................30
4.1.2. Tình hình chăn nuôi ở trại gà Tân Lập.....................................31
4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella spp
ở trại Tân Lập...... .............................................................................. ...... .....34
4.2.1. Kết quả phân lập Escherichia coli............................................34
4.2.2 Mật độ của vi khuẩn Escherichia coli........................................36
4.2.3 Kết quả phân lập Salmonella spp ..............................................37
4.3. Kết quả thử tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh........38
4.3.1 Tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn
Escherichia coli..............................................................................................38
4.3.2 Tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella spp.................................................................................................39
CHƯƠNG 5. Kết Luận và Đề Nghị...........................................................................41
5.1. Kết luận............................................................................................41
5.2. Đề nghị.............................................................................................41

v


Tài Liệu Tham Khảo...................................................................................................42
Phụ chương

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

E.coli: Escherichia coli
EHEC: Enterohemorrhagic E. coli.

EPEC: Enteropathogenic E. coli.
ETEC: Enterotoxigenic E. coli.
EIEC: Enteroinvasive E. coli.
EaggEC: Enteroaggregative E. coli
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
PTNT: Phát triển nông thôn

vii


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1. Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella ........................ 10
Bảng 2. Loài mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh..................................................13
Bảng 3. Tiêu chuẩn vi sinh vật đối với một số loại thức ăn gia súc.......................17
Bảng 4. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với thức ăn hỗn hợp dành cho gà thịt..................18
Bảng 5. Tiêu chuẩn vi sinh vật của nước dùng trong chăn nuôi ............................18
Bảng 6. Định danh vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella bằng
phản ứng sinh hóa........................................................................................26
Bảng 7. Tiêu chuẩn đọc kết quả kháng sinh đồ........................................................ 29
Bảng 8. Quy trình tiêm phòng Vaccine phòng bệnh cho gà thịt ............................. 34
Bảng 9. Tình hình nhiễm Escherichia coli ở trại gà Tân Lập ................................. 34
Bảng 10. Mật độ vi khuẩn E. coli ở trại Tân Lập..................................................... 36
Bảng 11. Tình hình nhiễm Salmonella spp. ở trại gà Tân Lập................................ 37
Bảng 12. Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm đối với các nhóm kháng sinh
của vi khuẩn Escherichia coli ..................................................................... 38
Bảng 13. Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm đối với các nhóm kháng sinh
của vi khuẩn Salmonella spp......................................................................... 39


viii


DAMH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ

Trang
Hinh 1. Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử...............................................3
Hình 2. Vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi điện tử.......................................7
Hình 3. Phương pháp pha loãng mẫu...................................................................22
Hình 4. Khuẩn lạc E. coli trên môi trường McConkey......................................25
Hình 5. Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường BGA và XLD ..........................25
Hình 6. Phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn E. coli .......................................27
Hình 7. Phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn Salmonella spp........................27
Hình 8. Kết quả kiểm tra sự nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn ..........29
Hình 9. Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom....................................................30
Hình 10. Tổng quan về trại gà Tân Lập ...............................................................32
Hình 11. Cảnh quan bên trong dãy chuồng ........................................................32
Hình 12. Kho chứa thức ăn và các loại thức ăn mà trại sử dụng........................33
Hình 13. Gà có triệu chứng tiêu chảy, phân dính ở hậu môn.............................33
Hình 14. Biểu đồ tình hình nhiễm E. coli ở trại gà Tân Lập ..............................35
Hình 15. Gà giẩm đạp lên thức ăn trong lúc ăn...................................................36
Hình 16. Biểu đồ tình hình nhiễm Salmonella spp. ở trại Tân Lập ...................38
Hình 17. Biểu đồ tính nhạy cảm đối với kháng sinh của E. coli........................39
Hình 18. Biểu đồ tính nhạy cảm đối với kháng sinh của Salmonella spp........ 40

Sơ đồ 1. Quy trình phân lập vi khuẩn Escherichia coli ......................................22
Sơ đồ 2. Qui trình phân lập vi khuẩn Salmonella

ix



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là nuôi gà
thịt. Để chăn nuôi đạt được thành công thì ngoài việc nắm vững qui trình chăm sóc,
nuôi dưỡng người chăn nuôi phải thường xuyên quan tâm đến mầm bệnh trong trại và
môi trường xung quanh nhằm đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Những bệnh do vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella spp. gây ra là vấn đề
nan giải với người chăn nuôi hiện nay. Nó làm thiệt hại lớn đến kinh tế của người
chăn nuôi. Yêu cầu đặt ra là làm cách nào để giảm thiểu được nguồn bệnh cũng như
khả năng lây lan của mầm bệnh này. Để làm được điều đó, chúng ta phải tìm hiểu về
nguồn gây bệnh và làm thế nào để giảm thiểu được mầm bệnh. Đó là vấn đề cần phải
nghiên cứu để giải quyết. Việc nghiên cứu về vi khuẩn Escherichia coli và
Salmonella spp. trên đàn gà thịt theo hướng công nghiệp vẫn còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của Bộ môn Thú Y - Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ và trại chăn nuôi gà thịt
Tân Lập ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella
spp. đối với kháng sinh ở trại gà thịt Tân Lập thuộc huyện Trảng Bom – tỉnh
Đồng Nai”.
Mục tiêu của đề tài nhằm:
- Khảo sát tình hình nhiễm vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. trong thức ăn
thừa, nước uống và không khí chuồng nuôi ở trại chăn nuôi.
- Kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. phân lập được
đối với một số loại kháng sinh.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1. Vi khuẩn Escherichia coli
2.1.1. Đại cương
Escherichia coli được gọi tên là E. coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được bác
sĩ người Đức là Theodor Escherich phân lập đầu tiên và đưa ra đặc điểm của vi
khuẩn vào năm 1885. E. coli là loài quan trọng được tìm thấy trong phân, (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
Năm 1940 người ta đã tìm thấy những serotype của E. coli gây ra một trận dịch
tiêu chảy nặng bộc phát ở một bệnh viện. Từ đó serotype được xem là phương pháp tốt
nhất để xác định E. coli gây bệnh, những E. coli này được gọi là Enteropathogenic E.
coli (EPEC) (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Cho đến giữa những năm cuối thập kỉ 60 thế kỷ XX, Enterotoxin do vi khuẩn E.
coli tiết ra lần đầu tiên được phân lập từ những gia súc có triệu chứng tiêu chảy nặng
giống triệu chứng của Vibrio gây ra và những Enterotoxigenic E. coli (ETEC) này
không cùng serotypes với EPEC đã biết trước đó.
E. coli thường xuất hiện rất sớm bên trong đường ruột của người và động vật sơ
sinh (sau đẻ 2 giờ) chúng thường ở phần sau của ruột, ít ở dạ dày hay ruột non. Trong
nhiều trường hợp chúng được tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác nhau
trong cơ thể (Nguyễn Như Thanh, 1997). Trong các vi khuẩn đường ruột loài
Escherichia là loài phổ biến nhất, chúng sinh sống bình thường trong đường ruột của
người và động vật. Khi các điều kiện nuôi dưỡng kém, thay đổi khẩu phần thức ăn, vệ
sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu, thì E. coli trở nên cường độc và
có khả năng gây bệnh.
Từ ruột, E. coli theo phân ra đất, nước. Tìm chỉ số E. coli trong một nguồn nước
cho phép ta kết luận nước đó có bị nhiễm phân hay không và là một trong những cơ sở
nói rằng nước đó tốt hay xấu (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
E. coli là trực khuẩn có hình gậy ngắn, kích thước 2-3µm x 0,6µm. Phần lớn

2



E. coli di động do có lông ở xung quanh, một số không di động. Vi khuẩn không
sinh nha bào, có thể có giáp mô. Thân được bao phủ bởi những sợi protein có chức
năng bám dính và giúp cơ thể di động E. coli bắt màu gram âm, có thể bắt màu đều
hoặc sẫm ở 2 đầu, khoảng giữa nhạt. Nếu cố định bằng axit osmic rồi quan sát dưới
kính hiển vi thấy tế bào E. coli có nhân, đó là một khối tối nằm trong nguyên sinh
chất màu sáng (Nguyễn Như Thanh, 1997).

Hình 1. Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử (300 x 300)
(www.anthropik.com/wp-content/uploads/e-coli.jpg)

2.1.3. Đặc điểm nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số
còn phát triển ở môi trường tổng hợp đơn giản. E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm
khí tùy tiện, có thể sống được ở nhiệt độ từ 5-40 0C, nhiệt độ thích hợp là 37°C, pH
thích hợp là 7,2-7,4; phát triển được ở pH 5,5-8,0 (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
Môi trường nước thịt vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro
nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường
có mùi phân thối (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Trên môi trường MC (Mac conkey agar) vi khuẩn E. coli hình thành khuẩn lạc
to, tròn, đều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thước 2–3mm.
Trên môi trường EMB (Eosin methyl blue) khuẩn lạc E. coli to, tròn, hơi lồi,
bóng, màu thẫm tím, có ánh kim.

3


Môi trường Nutrient agar (NA), Trypticase soy agar (TSA) qua 18-24 giờ ủ
trong tủ ấm 37°C, hình thành những khuẩn lạc tròn ướt, màu trắng nhạt, mặt khuẩn lạc

hơi lồi đường kính 2-3 mm.
Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E. coli như chlorine và dẫn xuất của
nó, muối mật (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
2.1.4. Đặc điểm sinh hóa
E. coli lên men có sinh hơi glucose, galactose, lactose, maltose, aribinose, xylose,
mannitol, fructose… không sinh H2S, hoàn nguyên nitrate thành nitrite, không sử
dụng urea, không sử dụng citrate làm nguồn cung cấp carbon. Tất cả vi khuẩn E. coli
đều lên men đường lactose nhanh và lên men glucose sinh hơi, đây là một đặc điểm
quan trọng, người ta dựa vào đó để phân biệt E. coli và Salmonella (Nguyễn Như
Thanh, 1997).
Dùng các phản ứng IMViC (indole- methyl red- Voges proskauer- Citrate) để
phân biệt E. coli với các vi khuẩn đường ruột khác.
Phản ứng Indole dương tính. (+)
Phản ứng MR (Methyl red) dương tính. (+)
Phản ứng VP (Voges- proskauer) âm tính. (-)
Phản ứng Citrate âm tính (-).
2.1.5. Cấu trúc kháng nguyên
Kauffman (1947) người đầu tiên khám phá ra kiểu huyết thanh dựa trên 3
loại kháng nguyên của E. coli là: kháng nguyên O (somatic), kháng nguyên H
(flagellum) và kháng nguyên K (capsular) ( Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Kháng nguyên O
Kháng nguyên O còn được gọi là kháng nguyên thân, kháng nguyên bề mặt, đây
là kháng nguyên của vách tế bào, cấu tạo bởi polysaccharide. Nó được tìm thấy trên
các khuẩn lạc dạng S và chịu được nhiệt độ 100°C trong 2 giờ, không bị cồn phá hủy.
Mỗi type vi khuẩn có 1 kháng nguyên O riêng, chúng có những yếu tố khác
nhau ghi bằng số I, II, III, IV, (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Kháng nguyên H

4



Kháng nguyên H còn gọi là kháng nguyên lông, có tính chịu nhiệt cao, được cấu
tạo bởi protein. Tuy nhiên khi đun sôi 100°C trong 2 giờ 30 phút thì tính kháng
nguyên, khả năng ngưng kết, kết hợp của kháng nguyên đều bị hủy. Các nhóm
kháng nguyên O khác nhau của vi khuẩn E. coli đều có một loại type kháng nguyên H
và được biểu thị bằng số 1, 2, 3, 4.
Kháng nguyên K
Kháng nguyên K còn gọi là kháng nguyên vỏ, kháng nguyên màng tế bào
được cấu tạo bởi polysaccharide hoặc protein. Loại này chỉ có ở một số vi khuẩn
đường ruột. Những chủng có kháng nguyên L và B thường không chịu nhiệt và
không tìm thấy giáp mô.
Hiện nay có 80 loại kháng nguyên K đã được biết đến và được chia làm 3 loại
ký hiệu là L, A và B. Kháng nguyên L ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi
khuẩn sống xảy ra, kém chịu nhiệt, kháng nguyên L bị phá hủy ở nhiệt đô 100°C
trong 1 giờ, kháng nguyên mất khả năng ngưng kết, kết tủa và không giữ được
tính kháng nguyên (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Kháng nguyên A là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá hủy khi đun sôi
ở 100°C trong 2 giờ 30 phút nên vẫn giữ được khả năng ngưng kết, kết tủa và tính
kháng nguyên vẫn còn.
Kháng nguyên B thì ít thấy, ở 100°C trong vòng 1 giờ chỉ mất tính kháng
nguyên và vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa. Kháng nguyên này rất đặc
hiệu cho các type trong nhóm trực khuẩn đường ruột.
Mặc dù trong tự nhiên trực khuẩn đường ruột có nhiều serotype, nhưng chỉ một
phần nhỏ trong số đó được xác định là mầm gây ra các bệnh đường dạ dày ruột.
Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, E.coli được chia làm nhiều nhóm, căn cứ vào
cấu tạo kháng nguyên O, K, H, E.coli lại chia làm nhiều type, mỗi type đều được
ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K, H. Trong số 28 type huyết thanh phổ biến
có 8 chủng gây bệnh là: O111B4, O86B7, O55B5, O26B6, O127B8 (Mỹ), O128B12
(Anh), 408 và 145 (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.1.6. Tính gây bệnh và sức đề kháng

E. coli có sẵn trong ruột của động vật nhưng chỉ tác động gây bệnh khi sức đề
kháng của con vật kém đi, lúc động vật gầy yếu, chăm sóc và quản lý kém, bị cảm

5


lạnh hay cảm nóng, mắc các bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm, bệnh giun
sán. E. coli thường gây bệnh cho súc vật non từ 2-3 ngày tuổi, có khi từ 4-8 ngày
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Những chủng E. coli có liên quan đến tiêu chảy thường thuộc các nhóm sau:
EPEC (enteropathogenic E. coli), ETEC (enterotoxigenic E. coli), EIEC
(enteroinvasive E. coli), VTEC (verocytotoxin-producing E. coli), EAEC
(enteroaggregative) (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
Trong phòng thí nghiệm: tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột lang,
thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết chết con vật
(Nguyễn Như Thanh, 1997).
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, E. coli không chịu dược
nhiệt độ cao, đun 55oC trong 1 giờ, 60 oC trong 30 phút, đun sôi 100oC chết ngay. Tuy
nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E. coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
(Nguyễn Như Thanh, 1997)
2.1.7. Độc tố
Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 560C trong vòng
10 – 30 phút. Dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố chuyển thành giải độc
tố. Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây hoại tử. Khả năng tạo độc tố sẽ mất
đi khi các chủng được giữ lâu dài, hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh
dưỡng.
Nội độc tố: là yếu tố gây độc chủ yếu của vi khuẩn đường ruột, chúng có
trong tế bào vi trùng và gắn vào tế bào vi trùng để gây bệnh. Nội độc tố có thể chiết
xuất bằng nhiều phương pháp: phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học, chiết xuất bằng phenol
hoặc dưới tác dụng của enzyme.

Về cấu trúc, nội độc tố có phức chất polysaccharide-protein-lipid, vì vậy nó thuộc
về kháng nguyên hoàn toàn và có tính đặc hiệu cao đối với các chủng của mỗi
serotype.
Hiện nay các tác giả thường chú ý đến hai lớp độc tố đường ruột:
Độc tố chịu nhiệt (ST= heat-stable-toxin), độc tố này chịu được nhiệt độ
100 C trong 15 phút
0

6


Độc tố kém chịu nhiệt (LT= heat-labile-toxin), độc tố này bị vô hoạt ở
60 C trong 15 phút.
0

Độc tố LT có trọng lượng phân tử cao, nó gồm 5 nhóm kháng nguyên B có khả
năng bám lên bề mặt biểu bì của ruột và một nhóm kháng nguyên A có hoạt 11 tính
sinh học cao. Ngoài ra còn có verocytotoxin (VT) cũng tham gia vào quá trình sinh
bệnh do E. coli gây ra.
2.2. Vi khuẩn Salmonella spp..
2.2.1. Đại cương về vi khuẩn Salmonella spp.
Năm 1885 Salmonella Cholerae suis được Salmon và Smith phát hiện và phân
lập ở Mỹ từ heo mắc bệnh dịch tả (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Lúc bấy giờ người ta
cho rằng đó là vi khuẩn gây bệnh dịch tả heo. Sau đó 20 năm các nhà khoa học xác
định rằng nguyên nhân gây bệnh dịch tả là virus thì Salmonella được coi là vi trùng
cơ hội khi có bệnh dịch tả heo.
Năm 1934, theo đề nghị của hội nghị các nhà sinh vật học quốc tế, để kỷ niệm
người đầu tiên tìm ra vi khuẩn là Salmon, người ta đặt tên chính thức của vi khuẩn này
là Salmonella.
Có khoảng trên 2300 type huyết thanh học đã được xác định, hầu hết đều có khả

năng gây bệnh, gây nhiễm lẻ tẻ hoặc thành dịch lớn hoặc là bệnh thường xuyên gây
chết (Trần Thị Phận, 2000).
2.2.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Salmonella là một loại vi khuẩn, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước
0,4 – 0,6 x 1-3 µm, không hình thành giáp mô và nha bào. Đa số các loài Salmonella
đều có khả năng di động mạnh do có lông xung quanh thân trừ Salmonella gallinarum
– pullorum, vi khuẩn dễ nhuộm với thuốc nhuộm thông thường, gram âm, khi nhuộm
vi khuẩn bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm hai đầu (Nguyễn Như Thanh, 1997)

7


Hình 2. Vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi điện tử (400x334)

( .jpg)
2.2.3. Đặc điểm nuôi cấy
Salmonella vừa kỵ khí, vừa hiếu khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy ở nhiệt độ tối
hảo 35 0C - 370C, pH thích hợp cho sự phát triển của Salmonella từ 6,5 – 7,5.
Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn ở
điều kiện yếm khí, phát triển tốt trong cơ thể, môi trường trung tính hay hơi kiềm (Lưu
Hữu Mãnh, 2010).
Nuôi cấy trong môi trường nước thịt: sau 18 giờ canh trùng đục đều, nuôi lâu thì
ở đáy ống nghiệm có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng, canh khuẩn có mùi thối.
Nuôi cấy trên môi trường thạch thường: khuẩn lạc tròn, đường kính 1–1,5mm;
trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc E. coli.
Trên môi trường thạch thông thường, thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R
(rough), nhám, mặt trong mờ.
Gelatin: vi khuẩn không làm chảy gelatin. Chúng hình thành màng hơi mờ trên
mặt thạch, khuẩn lạc nhỏ, không trong suốt, chạy dài theo đường cấy sâu
(Nguyễn Như Thanh, 1997).

Môi trường phổ biến để nuôi cấy và phân lập Salmonella spp. là Brilliiant
Green Agar (BGA) và Manitol Lysine Crytal Violet Brilliiant Green Agar (MLCB),
môi trường XLD (Xylose Lysine Deoxycholate agar). Khuẩn lạc tròn, nhẵn bóng hơi
lồi, co màu đỏ nhạt trên BGA và màu đen xám trên MLCB, màu đỏ tâm đen trên môi
trường XLD đường kính khuẩn lạc từ 2-4 mm (www.merck.com).
2.2.4. Đặc điểm sinh hóa

8


Lên men đường: mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số loại đường
nhất định và không đổi. Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh glucose,
mantose, galactose, levulose, aribinose (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
Salmonella pullorum không lên men mantose.
Salmonella cholerae suis không lên men arabinose.
Hầu hết Salmonella không lên men lactose, sucrose.
Enzyme khử carboxyl: khoảng 96% Salmonella tiết ra enzyme khử carboxyl đối
với lysine, orthinine, arginine.
Hoàn nguyên Nitrate thành Nitrite.
Salmonella không sinh indole, không phân giải ure, không có khả năng tách
nhóm amine từ trytophane, hầu hết các chủng đều sinh H2S.
Dùng các phản ứng IMViC (indole- methyl red- Voges proskauer- Citrate) để
phân biệt Salmonella với các vi khuẩn đường ruột khác.
Phản ứng Indole âm tính. (-)
Phản ứng MR (Methyl red) dương tính. (+)
Phản ứng VP (Voges- proskauer) âm tính. (-)
Phản ứng Citrate dương tính (+).
2.2.5. Cấu trúc kháng nguyên
Ở Salmonella, ngoài phản ứng huyết thanh đặc hiệu của từng vi khuẩn còn có
hiện tượng ngưng kết chéo giữa các kháng nguyên vi khuẩn này với kháng thể của loài

khác. Đó là do thành phần kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp gồm nhiều
thành phần đặc hiệu đại diện cho cả nhóm, loài, chủng huyết thanh.
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella gồm 3 loại:
Kháng nguyên thân O.
Kháng nguyên lông H.
Kháng nguyên nang Vi
Kháng nguyên thân O: (Somatic antigen)

9


Đây là loại kháng nguyên rất quan trọng. Hiện nay, người ta tìm thấy 67 yếu tố
khác nhau, một Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố. Mỗi một yếu tố người ta
đánh số bằng số La Mã.
Yếu tố đặc hiệu: Chỉ có loài đó mới có.
Yếu tố không đặc hiệu: có thể chung cho một số loài.
Kháng nguyên O là một phần của màng ngoài tế bào, gồm 4 lớp: lớp
Lipopolysaccharide (LPS), lớp Phospholipide, lớp Lipoprotein và lớp Peptidoglican.
Kháng nguyên thân O là một phần của lớp LPS, lớp này gồm 3 thành phần: phần ngoài
là kháng nguyên O có cấu trúc chuỗi mắc xích, phần giữa là lõi polysaccharide và phần
3 gọi là lipid A
Kháng nguyên lông H (Flagellar antigen)
Chỉ có ở các Salmonella có lông. Các chủng Salmonella đều có lông trừ
Salmonella gallinarum, Salmonella pullorum. Đây là loại kháng nguyên góp phần xác
định một cách chính xác các giống Salmonella. Kháng nguyên H gồm 2 pha (phase).
Pha 1 có tính chất đặc hiệu gồm 28 loại kháng nguyên lông được biểu thị bằng
mẫu chữ La tinh thường a, b, c ...
Pha 2 không có tính chất đặc hiệu, gồm 6 loại kháng nguyên được biểu thị bằng
chữ số Ả-rập 1, 2, 3, 4 ... hay chữ La Tinh thường e, n, x, ... đôi khi những thành phần
này gặp ở E. coli (Nguyễn Như Thanh, 1997).

Kháng nguyên nang Vi (kháng nguyên K, capsular antigen):
Kháng nguyên nang Vi (kháng nguyên K) của Salmonella không phức tạp, chỉ
có Salmonella typhi, Salmonella dublin. Kháng nguyên nang Vi gặp kháng thể Vi gây
ra hiện tượng ngưng kết chậm và xuất hiện các hạt nhỏ. Bản chất của kháng nguyên
nang Vi là phức hợp glucid – lipid – polipeptid gần giống như kháng nguyên O, kháng
nguyên nang Vi không tham gia vào quá trình gây bệnh.
Nghiên cứu các tính chất kháng nguyên O, H, Vi người ta xây dựng bảng công
thức kháng nguyên.

10


Bảng 1. Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella.

Nhóm vi khuẩn

Kháng nguyên

Kháng nguyên tiêm mao

thân O

Pha 1

Pha2

Loài vi khuẩn

A


S. paratyphi A

1, 2, 12

a

-

B

S. typhimurium

1, 4, 5, 12

i

1, 2

C

S. cholerae suis

6, 7

c

1, 5

D


S. typhi

9, 12

d

-

S. enteritidis

1, 9, 12

g, m

-

S. gallinarum

1, 9, 12

-

-

S. pullorum

9,12

-


(Nguyễn Như Thanh, 1997).

2.2.6. Tính gây bệnh và sức đề kháng
Salmonella bị diệt ở nhiệt độ 60 0C trong một giờ, 70 oC trong 20 phút, 75oC
trong 5 phút. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng diệt vi khuẩn trong nước trong khoảng 4
giờ. Salmonella có thể sống 2-3 tháng trong xác động vật chết chôn ở bùn, cát.
Salmonella có thể sống trong thịt ướp muối (nồng độ 29%) được 4-8 tháng ở nhiệt độ
từ 6-12 oC. Các chất sát trùng như HgCl 1/500, 1 % formol 1/500, acid phenic 5% có
thể diệt vi khuẩn trong 15-20 phút.
Salmonella gây bệnh đường ruột cho người, gia súc và gia cầm, còn gọi
là bệnh thương hàn, phó thương hàn. Bình thường có thể phát hiện Salmonella trong
ruột của người, bò, heo, gà, vịt…và một số động vật khỏe mạnh. Trong điều kiện sức
đề kháng của động vật giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh
(Nguyễn Như Thanh, 1997).
Vi khuẩn Salmonella có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, thức ăn,
nước uống. Đến ruột non vi khuẩn chui qua niêm mạc ruột mà không làm tổn

11


12 thương niêm mạc ruột, xâm nhập vào các hạch bạch huyết, chúng dừng lại và phát
triển ở đó, đây là thời kỳ ủ bệnh. Khi sinh sản nhiều, một số tế bào vi khuẩn sẽ phóng
thích nội độc tố. Một số khác theo hệ bạch huyết vào máu gây nhiễm trùng huyết. Từ
máu, vi khuẩn có thể đi đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể và gây nên các ổ áp xe.
Tuy nhiên, vi khuẩn thường cư trú ở bàng quang, hoặc nhân lên trong túi mật rồi
tiết vào đường tiêu hóa. Trong thời kỳ đầu của bệnh có thể không tìm thấy vi
khuẩn nhưng sang tuần lễ thứ 3 hoặc thứ 4 thì vi khuẩn Salmonella nhân lên rất
cao tương ứng với thời kỳ vi khuẩn đạt lên đỉnh cao trong túi mật và thải ra đường tiêu
hóa (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
Nếu mật độ nuôi gia súc cao, stress do vận chuyển, thay đổi chế độ nuôi dưỡng

hoặc bị các bệnh truyền nhiễm khác đều làm tăng khả năng xuất hiện bệnh từ
con vật mang trùng và tăng khả năng cảm nhiễm của con vật.
2.2.7. Tính biến dị
Salmonella có thể biến dị về khuẩn lạc và kháng nguyên.
Biến dị khuẩn lạc S → R:
Vi khuẩn mới phân lập có khuẩn lạc dạng S (Smooth) có kháng nguyên đặc
hiệu của chủng qua một thời gian nuôi cấy, vi khuẩn phát sinh khuẩn lạc dạng R
(Rough) lúc đó kháng nguyên không còn đặc hiệu nữa.
Biến dị kháng nguyên H → O:
Trong nuôi cấy dưới ảnh hưởng của một số chất như acid phenic… vi khuẩn sẽ
mất lông, sinh biến dị không di động chỉ còn kháng nguyên O.
Biến dị kháng nguyên H:
Vi khuẩn có lông có thể biến dị từ pha 1 sang pha 2 có cấu tạo kháng nguyên
khác pha 1 (Nguyễn Vĩnh Phước,1977).
2.2.8. Độc tố
Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố
Nội độc tố (endotoxin): nội độc tố của Salmonella rất mạnh, với liều thích hợp
tiêm tĩnh mạch, độc tố của vi khuẩn giết chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48 giờ.
Bệnh tích đặc trưng là ruột non sung huyết, màng payer phù nề, đôi khi hoại tử. Độc tố

12


ở ruột gây độc thần kinh, gây hôn mê, co giật. Nội độc tố có hai loại: loại gây sung
huyết và mụn loét.
Ngoại độc tố (exotoxin): chỉ phát hiện khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào
ở bụng chuột lang. Sau 4 ngày lấy ra rồi lại cấy truyền như vậy từ 5 – 10 lần. Sau
cùng đem lọc, nước lọc này có khả năng gây bệnh cho động vật thí nghiệm. Ngoại độc
tố còn tác dụng vào thần kinh và ruột. Ngoại độc tố có thể chế thành giải độc bằng
cách trộn thêm 5% formol để ở 37oC trong 20 ngày. Giải độc tố tiêm cho thỏ có khả

năng trung hòa độc tố của vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.2.9. Đối tượng mắc bệnh
Salmonella hiện diện nhiều nơi trong thiên nhiên, có thể tìm thấy trong đường tiêu
hóa của nhiều loài động vật khác nhau như người, động vật có xương sống, bò sát,
chim, côn trùng ... chúng có thể sống cộng sinh, cũng có thể gây bệnh dưới
nhiều dạng khác nhau. Ở người, S. Typhi thường gây bệnh thương hàn và S.
Paratyphi A, B, C gây bệnh phó thương hàn (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Ở trên gà thì có 2 chủng Salmonella gây bệnh phổ biến là S. gallinarum và S.
pullorum.
Bảng 2. Loài mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân

Loài mắc bệnh

Bệnh

S. paratyphi A, B, C

Người

Phó thương hàn

S. typhimurium

Người, hầu hết động vật

Viêm dạ dày ruột

S. cholerae suis


Người, heo

Thương hàn, ngộ độc

S. enteritidis

Người, động vật

Ngộ độc, gây nhiễm

S. gallinarum

Người, gà

Thương hàn, đường ruột

S. pullorum

Người, gà

Bệnh đường ruột, bạch lỵ

S. typhi

Người

Sốt thương hàn

S. anatum


Người, động vật

Bệnh đường ruột
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)

.

13


2.3. Bệnh do vi khuẩn E. coli và Salmonella ở gà
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về E. coli và Salmonella ở gà
Tình hình nghiên cứu về E. coli ở gà
Theo Nguyễn Xuân Bình (1991 – 1993), khảo sát về bệnh nhiễm khuẩn do E.
coli trên gia cầm ở Long An cho thấy có 30 – 40 % bị nhiễm bệnh, chết là 5 – 10% và
giảm đẻ là từ 30 – 50%.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1995), bước đầu phân lập vi khuẩn E. coli trên túi khí
gà có triệu chứng hô hấp ở Thủ Đức và một số vùng lân cận cho thấy tỷ lệ nhiễm là
67,80%.
Nguyễn Văn Hiệp (2000), khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn E. coli trong môi
trường chăn nuôi gà công nghiệp và sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, cho biết có 131/366 mẫu khảo sát có sự hiện diện của E. coli chiếm 35,79%.
Trong đó phân nhiễm 46,87%, thức ăn 11,11% và nước không có nhiễm.
Nguyễn Thị Hoàng Uyên, 2001. Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn E. coli
trong môi trường chăn nuôi gà công nghiệp cho biết tỷ lệ nhiễm ở là 31,10%.
Nguyễn Văn Bình (2004), khảo sát sự hiên diện của vi khuẩn E. coli trên phân
và trứng gà ác ở một số trại giống thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ nhiễm trên
phân là 75%.
Trương Hà Thái (2009), nghiên cứu bệnh trực khuẩn E. coli ở một số giống gà
nuôi công nghiệp hướng thịt với kết quả ở gà Lương Phượng nhiễm 9,26% và Ross 308

là 12,36%. Đồng thời cho biết E. coli nhạy cảm với kháng sinh Enrofloxacin (82%) và
Colistin (70%).
Theo Nguyễn Thị Liên Hương và ctv (2009), tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli phân
lập từ Ngan là 77,67% và chúng đề kháng cao với một số kháng sinh như Gentamycin
(56,9%), Neomycin (75,9%).
Tình hình nghiên cứu về Salmonella ở gà

14


×