Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 114 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN VIỆT DŨNG




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, ĐẶC TÍNH
GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI TRONG
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở THỎ TẠI TỈNH BẮC GIANG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
















Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN VIỆT DŨNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, ĐẶC TÍNH
GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI TRONG
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở THỎ TẠI TỈNH BẮC GIANG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Tuyên








Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Việt Dũng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân
và tập thể, nhân dịp này cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Sau Đại
học, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến
thức của chương trình học.
GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên là người hướng dẫn khoa học trực tiếp,
đã hướng dẫn nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến
quan trọng qua từng bước nghiên cứu trong quá trình hoàn thành luận văn.
Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong bộ môn vi trùng, Trung tâm
Chẩn đoán Thú y Trung Ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian thực tập.
Tập thể cán bộ, nhân viên Chi cục Thú y Bắc Giang, Trạm Thú y Tân

Yên, Trạm Thú y Hiệp Hòa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và
lấy mẫu xét nghiệm để thực hiện luận văn.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những tập
thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.

Tác giả luận văn


Nguyễn Việt Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục bảng v
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề. 1
2. Mục tiêu đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG TIÊU
CHẢY 4
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy 4
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của thỏ 5
1.1.3. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở vật nuôi 9
1.1.4. Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 16
1.1.5. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy 19
1.1.6. Biện pháp phòng trị tiêu chảy cho thỏ 20
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ VI KHUẨN E. COLI GÂY
BỆNH ĐƢỜNG TIÊU HOÁ 23
1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc của vi khuẩn E. coli 23
1.2.2. Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn E. coli 26
1.2.3. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ
VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN E. COLI TRONG HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY 34
1.3.1. Những nghiên cứu trong nước 34
1.3.2. Những nghiên ở nước ngoài 36
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 39
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở
thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang. 39
2.1.2. Nghiên cứu xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli
trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ 39
2.1.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở thỏ 40

2.2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.2.3. Thời gian nghiên cứu 41
2.3. NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU 41
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm 41
2.3.2. Các loại môi trường, hoá chất 41
2.3.3. Động vật thí nghiệm 41
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 42
2.4.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn 45
2.4.3. Xác định số lượng vi khuẩn E. coli trong 1 gam phân thỏ tiêu
chảy và thỏ bình thường 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.4.4. Phương pháp xác định serotype kháng nguyên O của các
chủng vi khuẩn E. coli phân lập được 48
2.4.5. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được 50
2.4.6. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli 53
2.4.7. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được 54
2.4.8. Xây dựng phác đồ điều trị tiêu chảy ở thỏ 55
2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu 56
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở THỎ NUÔI TẠI TỈNH BẮC
GIANG 57

3.1.1. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết tại một số huyện của tỉnh Bắc
Giang 57
3.1.2. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ tại một số huyện
của tỉnh Bắc Giang 61
3.1.3. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo phương thức chăn nuôi
tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang 64
3.1.4. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo lứa tuổi tại một số huyện
của tỉnh Bắc Giang 68
3.1.5. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo giống tại một số huyện
của tỉnh Bắc Giang 70
3.1.6. Các triệu chứng ở thỏ tiêu chảy 71
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA VI
KHUẨN E. COLI TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở THỎ 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
3.2.1. Kết quả xác định số lượng vi khuẩn E. coli có trong phân của
thỏ tiêu chảy và thỏ bình thường 72
3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân và phủ
tạng thỏ tiêu chảy tại tỉnh Bắc Giang 74
3.2.3. Kế t quả giá m đị nh đặ c tí nh sinh hóa củ a cá c chủ ng vi khuẩ n E.
coli phân lậ p đượ c 76
3.2.4. Kế t quả xá c đị nh serotype khá ng nguyên O củ a cá c chủ ng vi
khuẩ n E. coli phân lậ p đượ c 77
3.2.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E.
coli phân lập được 78
3.2.6. Kế t quả kiể m tra độ c lự c củ a mộ t số chủ ng vi khuẩ n E. coli
trên chuộ t bạch 80
3.2.7. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các

chủng vi khuẩn E. coli phân lập được 82
3.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH
TIÊU CHẢY THỎ 85
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 88
Kết luận 88
Đề nghị 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của các gia
súc khác (%) 8
Bảng 2: Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ 9
Bảng 1.1. Các serotype điển hình của vi khuẩn E. coli gây bệnh 37
Bảng 2.1. Ký hiệu chuỗi ADN của các cặp mồi dùng để xác định một số
yếu tố độc lực của vi khuẩn APEC và kích cỡ của các sản
phẩm sau quá trình điện di 51
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh
theo NCCLS (1999) 55
Bảng 3.1. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết tại một số huyện 58
Bảng 3.2. So sánh nguy cơ mắc tiêu chảy ở thỏ giữa các huyện 60
Bảng 3.3. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ 61
Bảng 3.4. So sánh nguy cơ thỏ mắc tiêu chảy giữa các mùa 63
Bảng 3.5. Tỷ lệ thỏ tiêu chảy và chết theo phương thức chăn nuôi 64
Bảng 3.6. So sánh nguy cơ thỏ tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi 67
Bảng 3.7. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo lứa tuổi 68

Bảng 3.8. Tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo giống 70
Bảng 3.9. Tổng hợp các triệu chứng ở thỏ mắc tiêu chảy 71
Bảng 3.10. Kết quả xác định số lượng vi khuẩn E. coli có trong 1gam
phân của thỏ tiêu chảy và thỏ bình thường 73
Bảng 3.11. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân và phủ
tạng thỏ tiêu chảy (n=166) 75
Bảng 3.12. Kế t quả giá m đ ịnh đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lậ p đượ c 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Bảng 3.13. Kế t quả xá c đị nh serotype khá ng nguyên O củ a cá c chủ ng vi
khuẩ n E. coli phân lậ p đượ c 77
Bảng 3.14. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang các gen quy định sinh
tổng hợp các yếu tố gây bệnh 79
Bảng 3.15. Kế t quả kiể m tra độ c lự c củ a mộ t số chủ ng vi khuẩ n E. coli
trên chuộ t bạch 77
Bảng 3.16. Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
vi khuẩn E. coli phân lập được 83
Bảng 3.17. Kết quả điều trị thực nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy
cho thỏ 87



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1: Sơ đồ quy trình phân lập và xác định các yếu tố gây bệnh của vi
khuẩn E. coli 47
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ thỏ mắc và chết giữa các huyện 59
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ 62
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo phương thức chăn
nuôi 66
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy và chết theo lứa tuổi 69
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ thỏ mắc tiêu chảy theo giống 71
Hình 3.6: Biểu đồ kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các 78
Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang các gen quy định
sinh tổng hợp các yếu tố gây bệnh 80
Hình 3.8: Biểu đồ xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được 85


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước
phát triển vượt bậc, số lượng, chất lượng gia súc, gia cầm ngày một nâng cao
đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của ngành, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn
biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm H
5
N
1
, tai

xanh ở lợn, LMLM … đã làm giảm đáng kể số lượng gia súc, gia cầm và gây
thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi. Do đó, việc tìm ra loài động
vật khác có thể cung cấp nguồn thực phẩm thay thế đã được nhiều người quan
tâm, trong đó thỏ là loài động vật đang được chú ý.
Phong trào chăn nuôi thỏ ở Việt Nam những năm gần đây đang phát
triển mạnh do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ngày càng phức
tạp, nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt thỏ. Với ưu điểm của thỏ là tận
dụng nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp như rau, lá, cỏ tự nhiên và sức lao
động phụ trong gia đình, đầu tư vốn ban đầu thấp, thỏ lại mắn đẻ, đẻ nhiều
con, nên hệ số quay vòng vốn nhanh, chuồng trại tận dụng nguyên liệu rẻ tiền,
dễ làm. Bên cạnh những lợi ích trên thì thịt thỏ ngon và bổ dưỡng, thịt thỏ có
hàm lượng protein cao (21%) và hàm lượng mỡ thấp (10%) giàu chất khoáng
(1,2%) (Nguyễn Thiện, 2007[58]) nên là món ăn cần thiết cho nhiều người,
đặc biệt hàm lượng Cholesterol rất thấp nên phù hợp với việc điều dưỡng
được bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và đặc biệt không có bệnh truyền
nhiễm nào lây sang người. Thỏ rất dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm chủ yếu là rau,
cỏ, lá cây. Tuy nhiên, để chăn nuôi thỏ thành công cần phải nắm vững các kỹ
thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách chọn giống và đặc biệt là công tác vệ sinh
phòng bệnh.
Thỏ là loại gia súc yếu, sức đề kháng kém nên dễ cảm nhiễm các mầm
bệnh và phát triển dịch do các yếu tố của môi trường ngoại cảnh tác động. Khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, một trong những bệnh gây thiệt
hại cho ngành chăn nuôi thỏ với tỷ lệ thỏ mắc và chết cao đó là các bệnh về
đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau như sự thay đổi
đột ngột của thời tiết, khí hậu, kết hợp với sai sót trong chăm sóc, quản lý
cùng với điều kiện vệ sinh môi trường kém là cơ sở thuận lợi cho nhiều loài vi

sinh vật gây bệnh. Những yếu tố đó tác động lên cơ thể làm giảm sức đề
kháng và gây bệnh cho thỏ.
Trong những nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở thỏ ngoài
những tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh, của ký sinh trùng, của sự
thay đổi không phù hợp thức ăn thì vai trò của các vi khuẩn gây bệnh đường
ruột có thể nói là những nguyên nhân cơ bản, là những mối đe dọa thường
trực của các cơ sở chăn nuôi.
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền múi, những năm qua nghề nuôi
thỏ đã và đang phát triển mạnh. Theo thống kê đến tháng 12/ 2010 toàn tỉnh
có 15.010 con thỏ, tập trung nuôi nhiều tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa,
Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế và Thành phố Bắc Giang. Trong điều kiện
chăn nuôi của địa phương, dịch bệnh trên đàn thỏ vẫn thường xuyên xảy ra
trong đó có tiêu chảy gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Thực tế
cho thấy người chăn nuôi chỉ dùng thuốc điều trị cho thỏ khi đã xuất hiện các
triệu chứng bệnh rõ rệt mà thiếu quan tâm đến khâu phòng bệnh từ bên ngoài
hoặc thậm chí không biết cách điều trị bệnh cho thỏ.
Tiêu chảy ở gia súc đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu và đề
cập trên nhiều khía cạnh như nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch (1998) [52],
Nguyễn Bá Hiên (2001) [16]; Đào Trọng Đạt (1996b) [10]… Các công trình
nghiên cứu đã phân tích và nêu bật những tác hại do tiêu chảy gây ra đối với
gia súc. Nhưng nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở thỏ do vi khuẩn E. coli gây
ra còn hạn chế và chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Để có cơ sở cho việc
nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh cũng như sự xuất hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
của các vi khuẩn gây bệnh trong đó có vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội
chứng tiêu chảy gây ra cho thỏ tại tỉnh Bắc Giang là một vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc

điểm dịch tễ, đặc tính gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli trong hội
chứng tiêu chảy ở thỏ tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại một số
khu vực thuộc tỉnh Bắc Giang.
- Xác định đặc điểm bệnh lý lâm sàng, bệnh tích đại thể của hội chứng
tiêu chảy ở thỏ.
- Phân lập và xác định một số đặc tính gây bệnh của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được từ các thỏ tiêu chảy tại một số địa điểm của tỉnh
Bắc Giang.
- Xây dựng và đề xuất phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở thỏ đạt hiệu
quả cao
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ kết quả của đề tài có thể ứng dụng trong công tác chẩn đoán, phòng
và chữa bệnh tiêu chảy ở thỏ. Đề ra các biện pháp khống chế và phòng và
điều trị bệnh tiêu chảy ở thỏ, giúp người chăn nuôi thỏ giảm bớt những thiệt
hại kinh tế do bệnh gây ra
- Xác định được mối liên quan giữa các yếu tố ngoại cảnh và vai trò
của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo như phục vụ cho công tác sản xuất các chế phẩm sinh học
phòng bệnh (vaccine, kháng thể…), đồng thời đóng góp thêm tư liệu tham
khảo cho nghiên cứu và giảng dạy, cho cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi.
- Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác điều trị hội chứng tiêu chảy
có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là thuật ngữ để chỉ hiện tượng phân lỏng, nhiều nước hoặc có
máu, mủ. Là triệu chứng chung đặc trưng và thường xuất hiện trong bệnh
đường tiêu hóa của động vật.
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa,
là hiện tượng con vật đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối
loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Phạm Ngọc
Thạch, 1996) [51]. Hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của
phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong
khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh, bản thân nó không phải là bệnh
đặc thù (Arch.H, 2000)[2].
Theo Blackwell T. E (1989) [67] tiêu chảy ở vật nuôi là một hiện tượng
bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong
những nguyên nhân quan trọng là sự tác động bất lợi của ngoại cảnh, gây ra
các stress cho cơ thể. Mặt khác, chăm sóc nuôi dưỡng kém, chuồng trại không
vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật
gây bệnh đường tiêu hoá. Từ đó dẫn tới sự nhiễm và gây loạn khuẩn đường
ruột. Đây là nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy.
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến bệnh, hoặc loài gia súc, hoặc
nguyên nhân chính gây bệnh mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng tên khác
nhau như bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ, gọi là bệnh lợn ỉa phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
trắng, hay bê nghé ỉa phân trắng … Còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó

tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá, hoặc hội chứng rối loạn tiêu hoá …. Nếu xét về
nguyên nhân chính gây bệnh thì có các tên gọi như bệnh Colibacillosis do vi
khuẩn E. coli, bệnh phó thương hàn lợn do vi khuẩn Salmonella cholerae suis,
bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do Coronavirus gây ra …
Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng khi cơ thể
tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nước trong phân từ
75% trở lên gọi là hiện tượng tiêu chảy . Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây
ra đồ ng thờ i nên gọi là hội chứng tiêu chảy . Cho dù do bất kể nguyên nhân
gây bệnh nào thì triệu chứng tiêu chảy vẫn luôn được coi là đặc điểm phổ biến
nhất trong các dạng bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra ở mọi lúc mọi nơi đặc biệt
với gia súc non (Griffin. J. F. T, 1985 [80], Radostits. O. M et al, 1994 [92]),
tiêu chảy dẫn đến mất nước, thiếu hụt các chất địên giải, suy kiệt cơ thể, nếu
trầm trọng kèm hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa,
dễ bị trụy tim mạch và chết với tỷ lệ cao (Kaufmann. J, 1996) [85] gây thiệt
hại lớn về kinh tế.
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của thỏ
* Một số đặc điểm chung:
Thỏ là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Thỏ có ít
tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt
độ không khí tăng nhanh và nóng kéo dài trên 35
0
C thì thỏ thở nhanh và nông
để thải nhiệt, khi đó thỏ dễ bị cảm nóng.
Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao
động theo nhip thở. Nếu thỏ khỏe, trong môi trường bình thường thì tần số hô
hấp 60 – 90 lần/phút. Nhịp đạp của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ
100 – 120 lần/phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều tỷ lệ thuận với nhiệt độ
không khí môi trường. Ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ
là từ 20 – 28,5
0
C.
Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được
con khác đàn mới đưa đến trong vòng 1 tiếng bằng cách ngửi mùi. Cấu tạo
khoang mũi rất phức tạp, có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang ngõ
ngách. Bụi bẩn hít vào sẽ đọng lại ở vách ngăn, kích thích gây viêm xoang mũi.
Thỏ rất thính và tinh: trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động
nhỏ xung quanh và vẫn nhìn thấy để ăn uống được bình thường (Đinh Văn
Bình và cs, 2005) [3].
* Đặc điểm sinh trưởng phát triển của thỏ:
Giai đoạn bú mẹ:
Sinh trưởng và phát triển của thỏ con bú mẹ (từ 1 – 30 ngày tuổi) chịu
ảnh hưởng tác động của giai đoạn bào thai trong tử cung thỏ mẹ, vì vậy việc
chăm sóc thỏ chửa không những ảnh hưởng đến số lượng chất lượng và sự
phát triển của thai mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau
khi sinh ra. Nếu thỏ cái chửa không được nuôi dưỡng tốt, nó phải huy động
dinh dưỡng dự trữ của cơ thể để nuôi thai dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức
sống đàn con đồng thời giảm khả năng tiết sữa của thỏ mẹ làm cho đàn con
còi cọc, tỷ lệ chết cao.
Thỏ con bú mẹ rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường bên ngoài
nhất là nhiệt độ. Những ngày đầu sau khi sinh thỏ con cần có nhiệt độ thích
hợp là 28
0
C sau đó giảm đến 25
0
C ở một tuần tuổi. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc

thấp hơn thỏ con sẽ ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu,
tỷ lệ chết cao (Đinh Văn Bình và cs, 2005) [3].
Giai đoạn sau cai sữa:
Tuần đầu sau cai sữa là giai đoạn sinh trưởng chậm của thỏ con, đồng
thời chúng lại thay lông lần đầu (5 – 8 tuần tuổi) vì vậy đây là giai đoạn thỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
khá yếu và dễ mắc bệnh nên cần chú ý các khâu chăm sóc nuôi dưỡng. Từ
tuần thứ 7 – 11 thỏ thích ứng tôt với môi trường ngoại cảnh, độc lập với ảnh
hưởng từ thỏ mẹ, ăn được nhiều thức ăn khác nhau nên chúng sinh trưởng
nhanh, khả năng tăng trọng cũng như sự bộc lộ hệ số di truyền về tăng trọng
là cao nhất trong giai đoạn này. Từ tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng trọng giảm dần
và thỏ bắt đầu phát dục.
Sự phát dục và thành thục về tính:
Thỏ thường thành thục tính dục ở khoảng 12 – 14 – 16 tuần tuổi tùy
theo giống. Sau 12 tuần tuổi nên nhốt tách riêng thỏ đực, thỏ cái để tránh hiện
tượng rối loạn, cắn xé nhau làm giảm tăng trọng trong đàn. Khi thành thục
tính dục thỏ có thể giao phối nhưng tỷ lệ thụ thai thấp và nếu thụ thai ngay lần
động dục đầu thường cho kết quả sinh sản kém sau này. Vì vậy, trong thực tế
người ta không cho phối giống ngay lần động dục đầu mà thường chờ đến 5 – 6
tháng tuổi khi thỏ đạt khối lượng 75 – 80% khối lượng trưởng thành thì mới cho
phối giống và chuyển sang giai đoạn sinh sản (Đinh Văn Bình và cs, 2005) [3].
* Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ:
Đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa:
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa của thỏ là dạ dày đơn, co giãn tốt
nhưng co bóp yếu, ruột dài 4 – 6 m, tiêu hóa chậm, từ khi ăn vào đến khi thải
phân mất 60 – 72 giờ. Manh tràng lớn gấp 5 – 6 lần dạ dày và có khả năng
tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật, nếu thiếu thức ăn thô thì dạ dày và manh

tràng trống rỗng, gây cho thỏ có cảm giác đói. Nếu ăn thức ăn nghèo xơ hoặc
thức ăn như rau xanh, củ quả chứa nhiều nước, nẫu nát, dễ phân hủy thì làm
thỏ rối loạn tiêu hóa như tạp khí, đầy bụng và ỉa chảy.
Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với
của các gia súc khác, manh tràng là lớn nhất (49%), cụ thể ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Bảng 1: So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đƣờng tiêu hóa của các gia
súc khác (%)
Tên đoạn đƣờng
tiêu hóa
Ngựa

Lợn
Thỏ
Dạ dày
9
71
29
34
Ruột non
30
19
33
11
Manh tràng
16
3

6
49
Ruột già
45
7
32
6
Tổng số
100
100
100
100
Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi: Dạ dày: khối lượng 20g
chứa đựng 90 – 100g, vật chất khô 17%, độ pH 1,5 – 2,0.
Ruột non: khối lượng 60g, dài 330 cm, chứa đựng 20 – 40g, vật chất
khô 7%, độ pH 2,2.
Ruột thừa: khối lượng 10g, dài 13 cm. Chứa 1g.
Manh tràng: khối lượng 25g, dài 40 cm, chứa đựng 100 – 120g, vật chất
khô 20%, độ pH 6,0.
Kết tràng: dài 50 cm, vật chất khô 20 – 25%. Độ pH 6,5.
Trực tràng: dài 90 cm, vật chất khô 20 – 40%.
Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11 – 12. Nhưng
đường tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9. Từ tuần thứ 3 –
9 khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau. Vào tuần thứ 3,
ruột non nặng gấp đôi ruột già. Đến tuần thứ 9 thì khối lượng hai phần ruột đó
là tương đương nhau. Sự phát triển về dộ dài của các đoạn ruột thỏ cũng
tương tự như phát triển khối lượng chảy (Đinh Văn Bình và cs, 2005) [3].
* Đặc điểm tiêu hóa của thỏ :
Thức ăn vào dạ dày được xếp thành từng lớp chuyển dần xuống ruột
non. Nếu thức ăn cứng khó tiêu thì dễ gây viêm dạ dày và viêm ruột. Chất


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
đạm trong thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ dịch dạ dày, nếu thiếu muối
trong khẩu phần ăn thì dịch dak dày tiết ra rất ít, thỏ sẽ không sử dụng hết
lượng đạm trong thức ăn. Ở ruột già chủ yếu hấp thụ muối và nước. Trong
đường ruột của thỏ tạo thành hai loại phân: phân cứng: viên tròn, thỏ không
ăn; phân mềm: gồm nhiều viên nhỏ, mịn dính kết vào nhau tạo ra ở manh
tràng, những viên đó được thải ra ban đêm gọi là phân “vitamin”, khi thải ra
đến hậu môn thì thường được thỏ cúi xuống ăn ngay, nuốt chửng vào dạ dày
và các chất dinh dưỡng được hấp thụ lại ở ruột non. Dựa vào đặc tính ăn phân
“vitamin” này, người ta gọi thỏ là loài “nhai lại giả”. Thành phần hóa học của
2 loại phân này có khác nhau rõ rệt (Đinh Văn Bình, 2006) [4].
Ở ruột non, các chất đạm đường, mỡ được phân giải nhờ các men tiêu
hóa ở dịch ruột, hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở đây. Nếu
ruột non bị viêm do vi trùng, cầu ký trùng thì các chất dinh dưỡng sẽ không
hấp thụ được hết, do đó thỏ sẽ gầy yếu (Đào Lệ Hằng, 2008) [13].
Bảng 2: Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ
Thành phần hóa học
Phân cứng
Phân mềm
Protein thô (%)
52,7
38,6
Chất béo thô (%)
15,4
25,7
Khoáng tổng số (%)
13,7

15,2

Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ
bắt đầu hình thành khi thỏ đến 3 tuổi. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày,
phân mềm còn gọi là phân ban đêm. Như vậy thỏ ăn phân trong môi trường
yên tĩnh.
1.1.3. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở vật nuôi
Theo Lê Minh Chí (1995) [6]; Phạm Ngọc Thạch (1996) [51] tiêu chảy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên
nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc phân biệt
rạch ròi giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn.
Theo Radostits và cs (1997) [93] với bất kỳ cách gọi nào thì tiêu chảy
luôn được đánh giá là triệu chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường
tiêu hóa, xảy ra ở mọi lúc, ở mọi nơi và đặc biệt là ở gia súc non với biểu hiện
triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và mất điện giải, suy kiệt, có thể dẫn đến
chết do trụy tim mạch.
Theo Trương Quang và cs (2007) [41] tiêu chảy là một hội chứng gây
ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các yếu tố là nguyên nhân nguyên phát
hoặc thứ phát. Nhưng dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì đều
gây hậu quả là viêm nhiễm, tổn thương đường tiêu hóa và cuối cùng là một
quá trình nhiễm trùng.
Trong hội chứng tiêu chảy, bên cạnh những tác động bất lợi của điều
kiện ngoại cảnh, của ký sinh trùng, sự không phù hợp của khẩu phần ăn thì
vai trò của các vi khuẩn, virus gây bệnh đường ruột cũng là yếu tố đóng vai
trò rất quan trọng trong sự hình thành bệnh.
* Do môi trường ngoại cảnh:

Môi trường ngoại cảnh là một trong 3 yếu tố cơ bản gây bệnh dịch, mối
quan hệ giữa Cơ thể - Mầm bệnh – Môi trường là nguyên nhân của sự không
ổn định sức khoẻ, đưa đến phát sinh bệnh (Nguyễn Như Thanh, 2001) [55].
Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều
kiện về chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn,
nước uống …
Mầm bệnh nhiễm vào thức ăn, nước uống và trực tiếp vào cơ thể vật
nuôi, khi gặp các điều kiện thuận lợi dễ tăng sinh số lượng và tăng độc lực để
gây bệnh (Purvis G.M et al, 1985) [91]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không
tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh
vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc
(Trịnh Văn Thịnh, 1985 [60], Hồ Văn Nam và cs, 1997 [29]).
Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch,
giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ
Văn Nam và cs, 1997)[29].
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức
ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển … làm giảm sức đề kháng của con vật,
vi khuẩn thường trực sẽ tăng độ độc và gây bệnh (Bùi Quý Huy, 2003)[19].
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [27], bệnh phát sinh ở nơi chăn nuôi
tập trung, nhất là khi chuồng ẩm ướt, khi thời tiết thay đổi đột ngột, tạo ra
stress làm giảm sức đề kháng của gia súc.
Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiêu chảy không
mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống
điều hòa trao đổi nhiệt của cơ thể con vật, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi
chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu

hoá có điều kiện tăng cường độc lực và gây bệnh.
* Nguyên nhân do vi sinh vật:
Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc chúng vừa là
nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây tiêu chảy.
Tiêu chảy do vi khuẩn:
Trong đường tiêu hoá của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn
đường ruột, được chia thành 2 loại, trong đó vi khuẩn có lợi lên men phân giải
các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi và vi khuẩn
có hại, khi có điều kiện thì sẽ phát triển nhanh và gây bệnh cho vật chủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [47] cho biết sự xuất hiện của Salmonella
phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Mỗi yếu tố bất lợi làm
giảm sức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là nguyên nhân tiên phát của sự
xuất hiện bệnh.
Theo Phan Thanh Phượng (1988) [39] vi khuẩn Salmonella thường
xuyên có trong đường ruột lợn và trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý
làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành
độc và phát triển mạnh mẽ gây nên viêm ruột, ỉa chảy.
Theo Radostits O. M et al (1994) [92] rối loạn tiêu hoá dẫn tới tiêu
chảy ở động vật do các vi sinh vật gây ra thường có những đặc trưng về biểu
hiện bệnh lý riêng của từng loài. E. coli khi gây bệnh cho gia súc non trong
giai đoạn bú sữa thường là tăng tiết nước ở ruột non, đối với giai đoạn sau cai
sữa thường gây chứng viêm ruột thanh dịch hay xuất huyết. Bệnh lý do vi
khuẩn Salmonella spp thường gây rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy, viêm hồi,
manh và kết tràng có màng giả khi ở thể cấp tính và mãn tính. Cl. perfringens
gây bệnh lý chủ yếu là viêm ruột cấp tính và kèm theo xuất huyết.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996a) [9] cho biết chiếm tỷ lệ cao nhất

trong số các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E. coli (45,6%). Cũng theo
tác giả, vi khuẩn yếm khí Cl. perfringens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi
và khi nó trở thành vai trò chính.
Theo Lê Văn Tạo (1997) [48] cho biết họ vi khuẩn đường ruột gồm
những vi khuẩn cộng sinh thường trực trong đường ruột. Những vi khuẩn này,
muốn từ vi khuẩn cộng sinh trở thành gây bệnh phải có 3 điều kiện:
- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được
chức năng bám dính.
- Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là
sản sinh độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đường ruột Enterotoxin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ
đó phát triển nhân lên.
Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, Salmonella
spp, Shigella, Klebsiella, Cl.perfringens … là những vi khuẩn quan trọng gây
ra rối loạn tiêu hoá, viêm ruột tiêu chảy ở người và nhiều loại động vật.
Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [29], Archie. H (2001) [2] đều cho biết
vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy.
Theo Nguyễn Văn Sửu và cs (2008) [45] khi xác định tỷ lệ tiêu chảy do
viêm ruột hoại tử tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên cho biết số
lượng vi khuẩn Cl. perfringens ở phân lợn con tiêu chảy trung bình là 21,58
triệu trong 1g phân và ở lợn bình thường là 7,98 triệu.
Tiêu chảy do virus:
Nhiều virus gây bệnh đường tiêu hoá làm tổn thương các niêm mạc
ruột, phá huỷ quá trình hấp thu và điều tiết dịch dẫn đến tiêu chảy nặng như:
Coronavirus 1, Coronavirus 2, Rotavirus Bệnh lý xuất hiện chủ yếu là viêm
ruột, viêm kết tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, phân lỏng, màu

vàng, đôi khi lẫn máu, tỷ lệ mắc bệnh và chết trong đàn cao. Nguyên nhân rối
loạn tiêu hoá và tiêu chảy do Coronavirus 2 gây ra bệnh TGE (Transmissible
Gastro Enteritis) với triệu chứng nôn mửa kèm theo tiêu chảy có nhiều nước,
phân màu vàng hoặc hơi xanh, mùi hôi thối (Radostits O. M et al, 1994) [92]
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [51] virus cũng là tác nhân gây bệnh
tiêu chảy ở gia súc. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc ruột,
làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thường gây ỉa chảy ở dạng cấp tính
với tỷ lệ chết cao.
Tiêu chảy do nấm mốc:
Trong tự nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc
có khả năng sản sinh ra độc tố, trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh
có tính chất nghiêm trọng cho người và vật nuôi (Dakashinamurthy A. and
Shukla B. D., 1991) [72]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm
mốc. Một số loài như Aspergillus, Penicillium, Fusarium … có khả năng sản
sinh nhiều loại độc tố, nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin
(Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1).
Độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc, gây bệnh nguy hiểm
nhất cho con người là ung thư gan, huỷ hoại gan, độc cho thận, sinh dục và
thần kinh. Aflatoxin gây độc cho nhiều loại gia súc, gia cầm.
Theo Đậu Ngọc Hào và cs (1995) [14] thức ăn khi chế biến hoặc bảo
quản không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm nấm mốc. Độc tố của nấm mốc rất
nguy hại cho cơ thể động vật, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm
như huỷ hoại gan, thận và ung thư tổ chức. Một trong những loài nấm được
quan tâm nhiều là Aspergillus và Penicillium do mức độ phân bố rộng rãi
trong tự nhiên cùng với khả năng xâm nhập và phát triển mạnh trong thức ăn.

Độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc, gây bệnh nguy hiểm
nhất cho người là ung thư gan, huỷ hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần
kinh. Aflatoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia cầm, mẫn cảm nhất là vịt,
gà, lợn (Lê Thị Tài, 1997) [46].
Theo Đậu Ngọc Hào (2007) [15] hàm lượng aflatoxin có thể từ 1000 ppb
tới vài nghìn ppb. Sự có mặt của độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi đã làm dẫn
đến tăng chi phí thức ăn/1kg tăng trọng, giảm trọng lượng thu được do chậm lớn,
tỷ lệ ốm và chết do các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp cao, giảm sức đề kháng
với các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là Salmonella và cầu trùng (Coccidiosis)…
Tiêu chảy do ký sinh trùng:
Ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng là một nguyên nhân gây ra hội
chứng tiêu chảy ở gia súc. Chúng cướp chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc
tố đầu độc hệ thần kinh… qua đó làm cho sức đề kháng của vật chủ bị giảm
xuống nên dễ mắc các bệnh khác. Ngoài ra ký sinh trùng trong các cơ quan

×