Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Các biện pháp thi giáo viên giỏi tỉnh môn văn, sử, địa, thể dục theo thông tư 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 97 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY:
Giúp học sinh lớp 9 phát triển kĩ năng để làm tốt một số dạng đề nghị
luận cơ bản về một tác phẩm truyện hoặc (đoạn trích nâng) nhằm nâng
cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT
(Phục vụ kỳ thi GVDG Tỉnh cấp THCS)

Họ tên: Phạm Hoàng Hiếu
Đơn vị công tác: Trường THCS Cầu Giát
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Ngữ Văn

NGHỆ AN- NĂM 2020


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Lưu, ngày 03 tháng 10 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG tỉnh cấp THCS)
Tên biện pháp: Giúp học sinh lớp 9 phát triển kĩ năng để làm tốt một số dạng
đề nghị luận cơ bản về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhằm nâng cao


chất lượng thi vào lớp 10 THPT.
Mã số dự thi:
I. Vấn đề cần giải quyết.
- Thực tế đề thi vào lớp 10 THPT hằng năm có rất nhiều dạng đề cơ bản như:
nghị luận số phận nhân vật, tình huống, chi tiết đặc sắc v.v…những chưa được
định hướng rõ nét trong sách giáo khoa.
- Học sinh chưa có kĩ năng làm để làm tốt các dạng đề nghị luận cơ bản về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nên đạt điểm thấp trong bài thi vào lớp 10
THPT.
II. Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT của trường THCS Cầu Giát hằng
năm.
- Giáo viên hình thành được 05 dạng đề nghị luận cơ bản cho học sinh thông
qua việc hướng dẫn các bước làm trong từng dàn ý.
III. Đối tượng tác động: Học sinh khối lớp 9
IV. Thời điểm, địa điểm thực hiện: Ôn thi vào lớp 10 THPT tại trường
THCS Cầu Giát- Quỳnh Lưu- Nghệ An
1


V. Cách thức thực hiện: Giáo viên hình thành được 05 dạng đề nghị luận cơ
bản cho học sinh thông qua việc hướng dẫn các bước làm trong từng dàn ý
sau đây:
Dạng 1: Nghị luận về nhân vật
1.1 Nghị luận về vẻ đẹp nhân vật
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
Thân bài:
Ý1: Phân tích, đánh giá hoàn cảnh.
Ý2: Cảm nhận vẻ đẹp: ngoại hình, tài năng, phẩm chất, tâm hồn,…
Ý3: Đánh giá: Nghệ thuật, thái độ của nhà văn…

Ý4: Liên hệ, mở rộng: So sánh, suy nghĩ về nhân vật trong cuộc sống…
Kết bài: Khái quát, khẳng định vẻ đẹp nhân vật.
Đề minh họa: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng
lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. (Ngữ văn 9, tập 1)
Giáo viên định hướng tìm ý: trên cái vòi vọi của đỉnh Yên Sơn 2600m, anh
được mệnh danh “người cô độc nhất thế gian” và “thèm người” nhưng chàng
trai ấy vẫn yêu đời và say mê công việc, yêu lao động đến nhiệt thành bằng
chính trái tim, tâm nguyện của thế hệ trẻ…
1.2 Nghị luận về thân phận (số phận) nhân vật.
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, số phận nhân vật.
Thân bài;
Ý1: Phân tích, đánh giá hoàn cảnh (giống dạng 1.1)
Ý2: Khái quát vẻ đẹp của nhân vật.
Ý3: Cảm nhận thân phận: qua nguyên nhân, kết cục, ý nghĩa của kết cục
Ý4: Đánh giá: Nghệ thuật, giá trị sâu sắc…
Ý5: Liên hệ, mở rộng ( giống dạng 1.1)
Kết bài: Khái quát, khẳng định số phận nhân vật.
Đề minh họa: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương
trong chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (Ngữ văn 9, tập 1)
2


1.3. Nghị luận về điễn biến tâm lí nhân vật
Mở bài: ( giống dạng 1.1)
Thân bài:
Ý1: Phân tích, đánh giá hoàn cảnh (giống dạng 1.1)
Ý2: Phân tích diễn biến: trước, trong, sau tình huống, sự việc nhân vật thay
đổi tâm lí ra sao-> rút ra vẻ đẹp của nhân vật.
Ý3: Đánh giá (giống dạng 1.1)
Kết bài: Khái quát tâm lí làm nên vẻ đẹp đặc trưng của nhân vật

Đề minh họa: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai trong tác phẩm
Làng của Kim Lân. (Ngữ văn 9, tập 1)
Dạng 2: Nghị luận về đoạn trích truyện.
2.1 Nghị luận về nhân vật trong đoạn trích (Tương tự dạng 1)
Đề minh họa: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích:
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ
thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói
cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như
để mình lại minh oan cho mình nữa.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì
chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ
trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.
3



(Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1)
2.2: Nghị luận về nội dung đoạn trích.
Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung của đoạn trích.
Thân bài:
Ý1: Khái quát hoàn cảnh, nội dung dẫn đến đoạn trích.
Ý2: Cảm nhận về các nội dung, nghệ thuật đặc sắc.
Ý3: Đánh giá: nghệ thuật, thành công của tác giả, tác phẩm…
Ý4: Liên hệ, mở rộng: suy nghĩ nội dung đoạn trích trong cuộc sống.
Kết bài: Khái quát, khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
Đề minh họa: Cảm nhận đoạn trích:
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng,
giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm
ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng
sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn
hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây
cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng
chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu
sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi
lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây
lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân
rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ
có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một dòng chữ nhỏ mà
anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây
lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần
nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh
con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược
thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi
một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta

chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi
sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối
cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là
4


không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn
tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho
đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9. Tập
1)
Dạng 3: Nghị luận về nghệ thuật của truyện
3.1 Nghị luận về chi tiết đặc sắc, độc đáo.
Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết độc đáo.
Thân bài:
Ý1: Tóm tắt các sự việc xuất hiện chi tiết.
Ý2: Cảm nhận: hoàn cảnh xuất hiện, sự bất ngờ, độc đáo, ý nghĩa của chi
tiết…
Ý3: Đánh giá: thành công, phong cách của nhà...
Kết bài: Khái quát, khẳng định giá tri của chi tiết.
Đề minh họa: Suy nghĩ về câu nói của ông Hai “ làng thì yêu thật, nhưng
làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1)
Giáo viên định hướng: Từ sâu thẳm tâm hồn ông ta vẫn đọc được cả một
tình yêu làng đằm sâu trong huyết mạch, nhưng người nông dân ấy lại có
nhận thức mới mẻ đáng trân trọng. Yêu đấy nhưng làng theo Tây hại nước hại
dân thì phải thù, một quyết định đầy đau đớn, xót xa…
3.2 Nghị luận về tình huống truyện
Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, tình huống.

Thân bài:
Ý1: Khái quát các sự việc làm xuất hiện tình huống
Ý2: Phân tích: sự độc đáo, bất ngờ; đánh giá vai trò, ý nghĩa của tình huống…

5


Ý3: Đánh giá: thành công nghệ thuât, nội dung đặc sắc….
Kết bài: Khái quát, khẳng định sức mạnh của tình huống trong tác phẩm.
Đề minh họa: Phân tích tình huống truyện trong văn bản Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng để thấy được vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng trong
cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (Ngữ văn 9, tập 1)
Dạng 4: Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích.
Mở bài: giới thiệu về tác giả, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Thân bài:
Ý1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
Ý2: Phân tích: Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
Ý3: Đánh giá: thành công của tác phẩm, tài năng nhà văn.
Kết bài: Khái quát, khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
Đề minh họa: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc trong
Chuyện Người Con Gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (Ngữ văn 9, tập 1)
Dạng 5: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có ý kiến, nhận
định
Mở bài: dẫn dắt vấn đề, nêu xuất xứ và trích ý kiến, nhận định…

Thân bài:
Ý1: Giải thích: từ ngữ, khái niệm, khía cạnh…
Ý2: Chứng minh ý kiến.
Ý3: Bàn bạc, mở rộng, nâng cao: Khẳng định ý kiến đúng, sai; tài năng nhà
văn...

Kết bài: khẳng định tính chất đúng đắn của vấn đề…
Đề minh họa: Có ý kiến cho rằng: “ Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh
Khuê đã tái hiện rõ nét hiện thực sống và chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam

6


thời chống Mỹ”. Qua truyện ngắn hãy làm sang tỏ nhận định trên. (Ngữ văn
9, tập 2)
VI. Định hướng minh họa với đề bài: Cảm nhận tình cảm cha con qua đoạn
trích:
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người
nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba...a...a...ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người,
nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay,
tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh
như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
[…]
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và
không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút
khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba ba về với con.
- Không! – Con bé hét lên, hai tay siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay
không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi
vai nhỏ bé của nó run run”
(Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập
1)
Giáo viên định hướng:

1. Định hướng tìm hiểu đề:
- Dạng đề: nghị luận về nội dung đoạn trích.
- Yêu cầu: cảm nhận
- Vấn đề nghị luận: tình cảm cha con
- Phạm vi: Truyện ngắn Chiếc lược ngà.
2. Định hướng lập ý:

7


Ý1: Khái quát hoàn cảnh: ông Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép,
lúc chia tay bé Thu mới nhận ra ba.
Ý2: Cảm nhận nội dung:
+ Bé Thu bùng phát tình yêu cha mãnh liệt: tiếng gọi ba thiết tha, nồng cháy
và cử chỉ, hành động cuống quýt, gấp gáp như muốn ôm trọn anh Sáu trong
vòng tay…
+ Anh Sáu cũng dành cho con tình yêu lắng sâu xúc động lòng người: Giọt
nước mắt mà ông cố giấu, lời hứa trở về với con đã gói trọn tình cảm yêu
thương mãnh liệt mà ông dành cho con…
Ý3: Đánh giá: Khẳng định thành công trong việc tạo tình huống, miêu tả tâm
lí nhân vật nhằm làm nổi bật tình cha thiêng liêng, sâu nặng…
Ý4: Liên hệ, mở rộng: suy nghĩ: tình cảm cha con trong cuộc sống
VII. Kết quả đạt được:
a. Đổi mới PPDH/KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất.
- Giáo viên tổ chức được liên tiếp các hoạt động học tập cho học sinh nhằm
phát triển năng lực giải quyết tình huống, tạo lập văn bản…
- Giáo viên đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá: nhớ dạng bài, các
bước làm, thực hành định hướng đề bài, viết bài…
- Biện pháp đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phướng pháp dạy học môn Ngữ
Văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

b. Phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường THCS Cầu Giát.
- Sử dụng được cho cả đối tượng học sinh đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp
9.
- Sử dụng được cho tất cả học sinh, giáo viên ở các trường khó khăn và thuận
lợi.
- Biện pháp có thể áp dụng rộng rãi trong việc phát triển kĩ năng cho học sinh
để làm tốt các dạng đề văn nghị luận cơ bản về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích) ở trường THCS.
c. Kết quả cụ thể.
- Kĩ năng:

8


+ Trước khi áp dụng: nhận diện đề sai nhiều, bài viết không có luận điểm, các
ý chồng chéo nhau, các bước làm trong bài thiếu, sơ sài, diễn xuôi, kể
chuyện…
+ Sau khi áp dụng: nhận diện chính xác các dạng đề, định hướng rõ cách làm,
bài viết đã có luận điểm rõ ràng, viết bài có trình tự lập luận…
- Điểm số:
+ Trước khi áp dụng:
Sĩ số

0.5->1.5 điểm

2.0->2.5 điểm

3.0->4.0 điểm

4.5->5.0 điểm


60

20

35

5

0

Tỉ lệ

33.3%

58.3%

8.4%

0%

+ Sau khi áp dụng:
Sĩ số

0.5->1.5 điểm

2.0->2.5 điểm

3.0->4.0 điểm


4.5->5.0 điểm

60

8

40

12

2

Tỉ lệ

13.3%

63.3%

20%

3,4%

GIÁO VIÊN DỰ THI

Phạm Hoàng Hiếu

9


BIỆN PHÁP

VẬN DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO CHỦ
ĐỀ “HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH” TRONG THƠ HIỆN ĐẠI
VIỆT NAM LỚP 9, THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: HỒ THỊ TRÂM
1. Thực trạng và vấn đề cần giải quyết.
Học sinh còn lúng túng trong việc khám phá tìm hiểu tác phẩm thơ. Đặc biệt
khi tiếp cận một chủ đề, các em còn bỡ ngỡ trong cách học, cách cảm thụ; thụ
động trong việc tiếp thu kiến thức, khả năng vận dụng tri thức đã học để giải
quyết tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
Do các em chưa được định hướng cách khai thác tìm hiểu một tác phẩm thơ
hiện đại.
Việc chuẩn bị cho chương trình GDPT 2018 mục tiêu của môn ngữ văn là
lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp làm trục chính và yêu cầu cần đạt về
phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Từ thực trạng và hướng đổi mới của nghành vấn đề cần giải quyết đặt ra
là: Cần vận dụng hình thức dạy học tích cực trong bài chủ đề “ Hình ảnh
người lính” trong thơ hiện đại. Giúp học sinh chủ động chuẩn bị bài học, tiếp
nhận kiến thức đồng thời vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong
thực tiễn cuộc sống.
2. Mục tiêu của biện pháp.
Sau khi học xong chủ đề này học sinh biết cách khái quát các chủ đề khác,
biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc đọc - hiểu và chuẩn bị các văn
bản cùng thể loại, cũng như giải quyết các vấn đề khác nhau trong thực tiễn
cuộc sống; hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất chung và năng lực
môn Ngữ văn.
3. Cách thức thực hiện biện pháp.
Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9C, 9D.
Địa điểm trường THCS Quỳnh Bảng.
Năm học 2019-2020.

* Cách thức đã tiến hành biện pháp tại cơ sở:
Để khai thác một tác phẩm thơ trữ tình hiện, đại nhiều giáo viên có nhiều
biện pháp tìm hiểu các tác phẩm đó. Ở đây tôi xin trình hình thức dạy học
10


tích cực bản thân tôi đã áp dụng và có hiệu quả nâng cao chất lượng giờ dạy
học cũng như phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Hình thức 1: Vận dụng dạy học theo dự án giúp học sinh nắm được đặc
điểm thơ trữ tình hiện đại (Giao nhiệm vụ trước hai tuần- Chuẩn bị ở nhà )
Vận dụng trong hoạt động 2, Hình thành kiến thức ở tiết 55.
*Mục đích:
- Giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức về đặc điểm thơ trữ tình hiện đại
Việt Nam.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, tự học.
* Cách làm:
Tôi đã gợi ý cho học sinh Tìm hiểu những đặc điểm của thơ trữ tình hiện
đại với các yếu tố sau:
+Nội dung trữ tình của tác phẩm:Gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình
Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ
Ở đây, cần phân biệt rõ 2 khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác
phẩm trữ tình.
+ Tìm hiểu yếu tố tác giả, văn bản.
+ Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ, trong mạch cảm xúc thì đâu là đỉnh
điểm của cảm xúc, đâu là chỗ cảm xúc bão hòa để nhấn mạnh hay lướt qua.
+Tìm hiểu yếu tố tạo nên sức biểu cảm của bài thơ: Vần, nhịp, thanh điệu,
khám phá ngôn ngữ thơ từ lớp ngữ nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh...Chú ý
đến một số câu thơ, hình ảnh, từ ngữ đặc biệt tập trung sức nặng tình cảm và
giá trị thẩm mỹ.
+Tứ thơ được thể hiện qua hình ảnh nào? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?

+ Tìm hiểu đặc điểm tổ chức của bài thơ: Đề bài thơ, các câu thơ, dòng thơ,
khổ thơ, đoạn thơ, tứ thơ, ý thơ.Các yếu tố đó liên quan chặt chẽ với nhau tạo
thành chỉnh thể một bài thơ.
+ Phương thức phản ánh nội dung.
+ Ý nghĩa nhan đề bài thơ.
+Tìm hiểu chung những đặc điểm khác biệt của nghệ thuật, ngôn ngữ thơ
hiện đại với thơ trung đại
Trên lớp tôi cho các nhóm lần lượt trình bày nhiệm vụ của nhóm. Các nhóm
sẽ lần lượt phản biện, bổ sung và thống nhất vấn đề.
* Kết quả:
Học sinh được rèn kỹ năng giao tiếp: nói –nghe –phản biện- thống nhất vấn
đề. Qua việc nói- nghe- phản biện - thống nhất vấn đề, các em nắm được
những đặc điểm của thơ trữ tình hiện đại. Từ đó các em có kiến thức nền để
11


ứng dụng và chủ động khám phá các bài thơ khác. Không những thế phương
pháp dạy học này còn hình thành ở học sinh năng lực như:
-Vận dụng phát triển tư duy như phát hiện và giải quyết vấn đề, đánh giá lựa
chọn phương án tối ưu, đưa ra quyết định...
- Năng lực quản lí thời gian, quản lí và hợp tác nhóm, tổ chức tìm kiếm và xử
lí thông tin, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ nói và viết, sử dụng CNTT...
- Tạo thái độ, niềm tin và hứng thú học tập, thay đổi phong cách học tập ở học
sinh.
Hình thức 2: Dạy học nêu vấn đề giúp học sinh hình thành và phát triển
tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
Vận dụng ở tiết 60 trong hoạt động 2 hình thành kiến thức và hoạt động 5 tìm
tòi mở rộng.
*Mục đích: Hình thành năng lực huy động kiến thức: văn học, văn hóa, thực
tiễn đời sống,...

- Cảm thụ thẩm mỹ văn học.
- Hợp tác, thảo luận và giải quyết vấn đề.
* Cách làm: Tôi đã tạo ra một số tình huống có vấn đề. Để học sinh có thời
gian suy nghĩ tôi đã giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm như sau:
Nhiệm vụ 1:
- Chỉ ra những nét chung về :
+ Đề tài và hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ?
+ Phẩm chất của những người lính qua hai bài thơ?
- Chỉ ra những nét riêng về hình ảnh người lính ở hai bài thơ trên?
- Khái quát phong cách của hai tác giả sau khi tìm hiểu chủ đề ?
Nhiệm vụ 2:
? Hãy tìm những hành động, việc làm của người lính trong cuộc sống ngày
nay? Từ đó em hãy cho biết những điểm chung của người lính?
? Tìm hiểu những tấm gương bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, thương binh,
của xã nhà. Những việc làm cụ thể của các tổ chức đoàn thể, nhà trường trong
việc giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
Trên lớp tôi tổ chức cho học sinh báo cáo tranh luận, phản biện để khái quát
vấn đề.
* Kết quả :
- Phát huy tư duy độc lập, kĩ năng sáng tạo, xử lí tình huống linh hoạt, từ đó
hình thành ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề; phẩm chất yêu nước qua
thái độ biết ơn trân trọng những tấm gương anh hùng liệt sĩ, thương binh
trong đời thường, gần gũi với các em.
4. Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp.

12


- Học sinh biết vận dụng kiến thức về đặc điểm thơ trữ tình hiện đại để tìm
hiểu các bài thơ cùng thể loại.

- Khả năng diễn đạt lời văn nói, viết mạch lạc hơn, cảm thụ thơ của các em có
chất lượng hơn.
- Phát triển các năng lực như: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng công nghệ thông tin,
truyền thông và những phẩm chất: yêu gia đình, quê hương đất nước; tự lập,
tự tin, có tinh thần vượt khó.
*Đánh giá về mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà
trường:
Kiểm tra sau chủ đề điểm số học sinh giỏi, khá, trung bình tăng hơn, số học
yếu kém giảm dần.
* Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và KTĐG:
- Đáp ứng quan điểm xây dựng chương trình DGPT 2018 môn Ngữ văn lấy
việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp: đọc, viết, nói, nghe.
- Đáp ứng mục tiêu của chương trình:
+ Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp.
+Góp phần giúp học sinh phát triển năng lực chung như: tự chủ và tự học,
giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt phát triển năng
lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Phù hợp các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương
trình GDPT 2018.
- Phù hợp với hướng dạy chủ đề bài học trong môn ngữ văn GDPT 2018.
* Khả năng phát triển/ vận dụng / mở rộng:
Trong thời gian tới tôi tiếp tục vận dụng những kinh nghiệm đã đạt được
trong những năm qua bổ sung vào chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng
cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng thi chuyển cấp.
Với giải pháp trên không chỉ áp dụng cho học sinh trường tôi mà còn áp
dụng rộng rãi cho toàn thể học sinh và giáo viên dạy ngữ văn ở các trường
bạn.
Quỳnh Bảng, ngày 14 tháng 10 năm
2020.

Người báo cáo

13


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

Tên biện pháp: “Biện pháp tổ chức hoạt động Khởi động
trong dạy học Lịch sử 7, nhằm phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh”

Họ tên: Hồ Thị Thu Thủy
Đơn vị công tác: Trường THCS Hồ Xuân Hương
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Lịch sử

NGHỆ AN – NĂM 2020

14


1. Lý do chọn biện pháp:
a. Thực trạng:
Những năm gần đây, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 yêu cầu đặt ra
cho giáo viên là phải tổ chức được nhiều phương pháp dạy học khác nhau cho mỗi chương, mỗi
phần, mỗi chủ đề, mỗi tiết học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Trong tiến trình dạy học Lịch sử nói chung và giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 7 nói
riêng, giáo viên thường thực hiện theo 5 bước:
1. Hoạt động Khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Cả 5 bước trong tiến trình dạy học đều góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất của học sinh. Trong 5 bước của tiến trình dạy học, 3 bước đầu tiên (Hoạt động Khởi động,
hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập) nhất thiết phải thực hiện trên lớp. Còn
hoạt động 4 và 5, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà. Trong số các bước của tiến
trình dạy học được tiến hành trên lớp, tổ chức hoạt động Khởi động đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử 7 nói riêng. Vì nếu tổ chức tốt bước hoạt
động Khởi động, học sinh sẽ có tâm thế học tập tốt hơn khi bước vào phần tìm hiểu kiến thức
mới, học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, hứng thú bài học mới hơn. Cũng qua hoạt
động Khởi động, giáo viên đánh giá được kết quả hoạt động của học sinh, đánh giá được những
hiểu biết ban đầu của các em về các vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học sẽ được học.
Học sinh cũng đánh giá những việc bạn mình đã làm được.
Hiện nay, khi tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học Lịch sử của tất cả các khối lớp,
phần lớn giáo viên ở các trường THCS còn thực hiện theo hình thức: dùng lời nói để dẫn vào bài.
Chính vì vậy, các em chưa hình thành được biểu tượng ban đầu về những vấn đề có liên quan đến
bài học, các em ít hào hứng với các tiết học Lịch sử và việc bước vào tìm hiểu kiến thức mới của
các em gặp không ít khó khăn.
Cũng có giáo viên, khi tiến hành giảng dạy phần Lịch sử lớp 7, họ đã tổ chức hoạt động
Khởi động theo hướng mới như cho xem tranh ảnh, video, chơi trò chơi, xây dựng hoạt
cảnh....nhưng các hình thức mà họ đưa ra chưa phong phú, chưa phù hợp với nội dung bài học,
chưa phù hợp với đối tượng học sinh lớp 7, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh, chưa
phát huy phẩm chất năng lực của người học.
- Nhưng vẫn có giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động Khởi động để học sinh có tâm
thế học tập tốt hơn, học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.



b. Nguyên nhân:
- Nhiều giáo viên cho rằng: khi tổ chức hoạt động Khởi động theo hướng như cho xem
tranh ảnh để tạo tính huống có vấn đề, hay chơi trò chơi, thể hiện hoạt cảnh… sẽ chiếm nhiều thời
gian, ảnh hưởng tới các phần khác của hoạt động dạy học (hình thành kiến thức, luyện tập...)
- Giáo viên chưa xác định được nên tổ chức hoạt động Khởi động như thế nào cho phù
hợp, tổ chức trong thời gian bao lâu, tổ chức như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài
học, vừa tạo được biểu tượng ban đầu cho học sinh, học sinh có được tâm thế tìm hiểu phần hình
thành kiến thức mới, học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới, không làm
học sinh mất tập trung, không gây ồn ào trong tiết học, phát triển được phẩm chất và năng lực của
học sinh.
Xuất phát từ thực trạng nói trên, xuất phát từ công tác giảng dạy của bản thân, tôi xin
được báo cáo“Biện pháp tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học Lịch sử 7, nhằm phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh”. Để tổ chức hoạt động Khởi động có hiệu quả, đó là: khích lệ học
sinh tham gia hoạt động Khởi động … Thay vì hoạt động Khởi động thông thường là do giáo viên
thực hiện thì tôi đã hướng dẫn để các em học sinh chính là người thực hiện các hoạt động Khởi
động cho tiết học. Đây là biện pháp lần đầu tiên tôi áp dụng khi dạy Lịch sử 7 tại đơn vị mình đang
công tác và thấy thực sự có hiệu quả, không chỉ tạo được hứng thú học tập cho học sinh mà còn
giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực, phẩm chất tốt đẹp của mình.
2. Mục tiêu, yêu cầu của biện pháp:
* Mục tiêu:
- Học sinh có tâm thế học tập, ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Thông qua kết quả hoạt động của học sinh, giáo viên đánh giá được những hiểu biết ban
đầu của các em về các vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài sẽ được học.
- Phát triển các năng lực của học sinh như năng lực tự học, năng lực tư duy logic, năng lực
hợp tác, tái hiện, phán đoán, năng lực thu thập thông tin, tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài học;
* Yêu cầu:
- Tổ chức hoạt động Khởi động cần ngắn gọn (3 đến 4 phút);
- Hình thức tiến hành hoạt động Khởi động phải phù hợp với đối tượng học sinh;

- Tổ chức hoạt động Khởi động phải đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài học;
- Tạo được tâm thế, hứng thú cho học sinh;
- Học liệu phục vụ cho hoạt động Khởi động dễ kiếm, không quá tốn kém...
3. Cách thức thực hiện biện pháp:
Chuẩn bị phần Khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng
học sinh và cả điều kiện của giáo viên.

1


Như vây có thể hiểu, hoạt đông này chưa đòi hoi sự tư duy cao, không quá coi trọng về
vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nh âp cu ôc, lôi kéo các em có
hứng thú với các hoạt đông học tiếp theo.
Để gây hứng thú cho học sinh, hoạt động Khởi động thường sử dụng tranh ảnh, các nguồn
tư liệu liên quan đến phần nội dung bài học, xây dựng clip, tổ chức trò chơi, xây dựng hoạt cảnh,
xây dựng các bài thuyết trình... (có thể do giáo viên thực hiện, cũng có thể do học sinh thực hiện
nhưng dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên).
Trong giới hạn của báo cáo này, tôi xin trình bày hai hình thức tổ chức hoạt động Khởi
động mà tôi đã thực hiện tại đơn vị của mình có hiệu quả.
3.1 Giao nhiệm vụ, dự án học tập cho học sinh chuẩn bị hoạt động Khởi động bằng hình thức
xem tranh ảnh.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
. Chia lớp thành các nhóm.
. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học;
Nhóm 2: Chuẩn bị lời thuyết minh, giới thiệu cho tranh ảnh đã sưu tầm được.
Nhóm 3: Dẫn dắt giới thiệu vào bài học.
. Hướng dẫn cách thức thực hiện: trình chiếu powerpoint

. Thời gian chuẩn bị: 1 tuần (trước khi giờ học diễn ra)
+ Học sinh nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Bước 3: Khâu nối nội dung chuẩn bị của các nhóm thành một sản phẩm hoàn chỉnh,
thống nhất.
- Bước 4: Trình bày dự án để thực hiện hoạt động Khởi động: một thành viên đại diện của
các nhóm trình bày nội dung dự án để giới thiệu, dẫn dắt vào bài học.
- Bước 5: Đánh giá kết quả dự án
Ví dụ Khi dạy bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
- Bước 1: Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
. Chia lớp thành 3 nhóm.
. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

2


Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học (ảnh chùa Một Cột)
Nhóm 2: Chuẩn bị lời thuyết minh về bức ảnh chùa Một Cột đã sưu tầm được.
Nhóm 3: Kết nối các thông tin, dữ liệu từ các nhóm thu thập được làm thành sản phẩm để
trình chiếu powerpoint
. Thời gian chuẩn bị: 1 tuần (trước khi giờ học diễn ra)
- Bước 2: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, nhiệm vụ học tập của học sinh: Yêu cầu
các nhóm báo cáo tiến độ thực hiện theo sự phân công.
- Bước 3: Khâu nối nội dung chuẩn bị của các nhóm thành một sản phẩm hoàn chỉnh,
thống nhất.
- Bước 4: Trình bày dự án để thực hiện hoạt động Khởi động: một thành viên đại diện của
3 nhóm trình bày nội dung dự án để giới thiệu, dẫn dắt vào bài học.( Thời gian 5 phút)

Chùa Một Cột (sưu tầm qua Intenet)

+ Bức ảnh các bạn đang xem chụp ngôi chùa có tên là gì?
+ Được xây dựng dưới thời kỳ nào? Hiện nay ở đâu?
Sau khi bạn trả lời người trình bày sản phẩm sẽ đưa ra đáp án. Đáp án đúng cho câu hoi: Ngôi
chùa trong bức ảnh có tên là chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu, chùa nằm trong khu bảo
tàng Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng dưới thời Lý, chùa nổi tiếng vì kiến trúc độc đáo; ngôi chùa
làm bằng gỗ, mái lợp ngói, trong điện thờ một pho tượng phật bà Quan âm. Toàn bộ ngôi chùa
dựng trên một cột đá xây giữa một hồ vuông trông như một bông sen giữa mặt hồ.
Chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa vô cùng độc đáo của nhà Lý. Dưới thời Lý, một nền
văn hóa riêng biệt của dân tộc - văn hóa Thăng Long được hình thành. Đó là nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc có ở thời Lý. Nhà Lý được thành lập như thế nào? Vì sao Lý Công Uẩn dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long? chúng ta cùng tìm hiểu bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất
nước.
- Bước 5: Đánh giá kết quả dự án

3


Sau phần giới thiệu của một học sinh, giáo viên gợi ý để các em nhận xét, đánh giá ưu điểm và
nhược điểm trong phần trình bày tổ chức hoạt động Khởi động và nội dung giới thiệu của các
nhóm.
- Em có cảm nhận như thế nào về phần trình bày của bạn?
Em hiểu biết được những gì qua phần giới thiệu về chùa Một Cột của bạn?
Em đánh giá như thế nào về sự chuẩn bị của các nhóm?
* Tác dụng: Vận dụng hình thức tổ chức hoạt động Khởi động theo dự án sẽ làm cho học sinh tự
lĩnh hội kiến thức thông qua việc làm của mình. Từ phần trình bày của bạn đã tạo được biểu tượng
ban đầu cho các học sinh khác .Cũng từ việc tạo biểu tượng ban đầu mà các em học sinh bước vào
tiến trình hình thành kiến thức mới dễ dàng hơn, tiết học trở nên sôi nổi hơn, hào hứng hơn, hiệu
suất giờ học tăng lên. Từ việc học sinh trình bày sản phẩm ở phần Khởi động, năng lực hợp tác,
năng lực tư duy logic, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học của các em được
phát triển. Các em đã có cơ hội để thể hiện bản thân.

3.2: Sử dụng hình thức đóng vai, diễn xuất hoạt cảnh để tổ chức hoạt động Khởi động:
- Thời gian chuẩn bị: 1 tuần trước khi tiết học diễn ra
+ Bước 1: Xây dựng kịch bản
+ Bước 2: Lựa chọn “diễn viên”, chuẩn bị đạo cụ
+ Bước 3: Luyện tập
+ Bước 4: Tổng duyệt (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
+ Bước 5: Thực hiện hoạt động khởi động
Bước 6: Đánh giá hoạt động, dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới
Ví dụ Khi dạy bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi "Đóng vai nhân vật lịch sử " có tên gọi "Hội thề Lũng
Nhai"
Bước 1. Xây dựng kịch bản
- Bước này tôi sẽ thực hiện 2 tuần trước khi tiết học diễn ra.
- Tôi cùng các em học sinh xây dựng kịch bản " Hội thề Lũng Nhai"
- Nội dung diễn xuất: 5 phút.
Bước 2: Lựa chọn “diễn viên”, chuẩn bị đạo cụ
- Phân công học sinh đóng các vai như sau:
- Vai Lê Lợi, vai Nguyễn Trãi, Lê Lai, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú và những nhân vật khác trong
bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Phân công học sinh dẫn chuyện

4


- Chuẩn bị học liệu, trang phục: Trang phục của 19 người trong bộ chỉ huy nghĩa quân, mô
hình đống lửa, các ngọn đuốc, kiếm, cung, vò rượu, bản trích lời thề.
Bước 3. Luyện tập: Học sinh thực hiện ở nhà
- Làm việc theo nhóm nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Bước 4: Giáo viên Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh
Bước 5:Thực hiện hoạt động khởi động (bước này tôi thực hiện trên lớp); (Thời gian thực

hiện: 5p)
Học sinh sẽ là người thực hiện hoạt động này, tôi chỉ là người điều khiển, hướng dẫn các
em.
- Học sinh dẫn chuyện: Vào một đêm mùa xuân năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất
của mình đi vào rừng Lũng Nhai. Mười chín người trong bộ chỉ huy nghĩa quân đốt một đống lửa
to, cháy đo rực soi to từng mặt người một. Mười chín người trong bộ chỉ huy nghĩa quân làm lễ tế
cáo trời đất.
- Học sinh đóng vai Lê Lợi: Chúng ta hẹn một dạ đến đây làm lễ ăn thề, tất cả sẵn sàng
chưa?
- Tất cả mọi người cùng đáp: Đã sẵn sàng.
- Tất cả mọi người: Lấy một vò rượu rồi từng người dùng mũi dao chích máu trên cánh tay
mình cho chảy vào vò rượu (cử chỉ mang tính minh họa).
- Học sinh đóng vai Lê Lợi cúi lạy trời đất và trịnh trọng đọc lời thề: Tôi là phụ đạo Lê Lợi
cùng Lê Lai, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, mười chín người tuy họ hàng quê quán khác
nhau, nhưng kết nghĩa tình thân như tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như
cùng chung một họ chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành.
Thề sống chết cùng nhau, không giám quên lời thề son sắt. Kính xin có lời thề.
- Tất cả đồng thanh: Xin thề.
- Sau đó mỗi người uống một chén rượu hòa máu chung của nhau, vẻ mặt ai nấy đều
bừng bừng khí thế.
Học sinh dẫn lời: "Hội thề Lũng Nhai" thể hiện sự hiệp lực, hợp sức đồng tâm đánh đuổi
ách thống trị của quân Minh. Hội thề là khởi đầu hình thành bộ chỉ huy và lực lượng của cuộc
Khởi nghĩa Lam Sơn. Tạo ra nòng cốt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đã định hướng cho cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn. Vậy nghĩa quân của Khởi nghĩa Lam Sơn đã có những tháng ngày nếm mật,
nằm gai chống chọi với kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm
hiểu bài19: Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427).
Bước 6: Đánh giá hoạt động, dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới
- Em hiểu được nội dung gì trong hoạt cảnh mà các bạn trình bày?

5



- Em cảm nhận như thế nào về cách diễn xuất nhập vai nhân vật của các bạn trong hoạt
cảnh?
- Sau phần nhận xét, đánh giá giáo viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động học
tập nội dung của bài.
* Tác dụng: Việc tôi tổ chức hoạt động Khởi động bằng cách tổ chức trò chơi "đóng vai
nhân vật lịch sử" với tên gọi "Hội thề Lũng Nhai", các em đã có tâm thế hào hứng, hứng thú để
bước vào tìm hiểu phần hình thành kiến thức mới. Các em bước đầu có biểu tượng về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn (tên cuộc khởi nghĩa, về người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, địa danh diễn ra
khởi nghĩa...) Cũng từ cách tổ chức hoạt động nói trên, các năng lực như năng lực hợp tác, hoạt
động nhóm được hình thành và phát triển ở học sinh (cụ thể, muốn thực hiện được hoạt động
Khởi động, các em phải hợp tác với nhau để xây dựng kịch bản, thể hiện vai nhân vật, hợp tác để
tìm nguồn tư liệu), phát triển năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, thuyết
trình, năng lực tìm kiếm tư liệu Lịch sử, dàn dựng kịch bản. Qua việc chơi trò chơi "đóng vai nhân
vật lịch sử", các em có được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong qúa trình thực hiện các nhiệm
vụ được giao.
Qua cách tổ chức hoạt động Khởi động nói trên (học sinh thực hiện, giáo viên là người
điều khiển, hướng dẫn), tôi có cơ sở để đánh giá được những hiểu biết ban đầu của các em về
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cũng từ hoạt động này, các em cũng có cơ hội để đánh giá lẫn nhau.

4. Hiệu quả:
a. Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường.
- Phù hợp với tâm lý lứa tuổi của lớp 7 (12 - 13), các em muốn tự khám phá, thích đ ôc lâp
trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đ ăt và giờ học gò bó, căng thẳng.
- Các em được tham gia vào hoạt động Khởi động như tự thuyết trình, sắm vai, vẽ... có cơ
hội thể hiện bản thân trước đám đông. Khi được giáo viên và bạn bè đánh giá cao, khen ngợi về
những những sáng tạo của các em đã làm cho các em thêm hào hứng học tập bộ môn hơn.
-Tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái cho lớp học, các em vừa học, vừa chơi...
- Khi được thực hiện tổ chức hoạt động Khởi động các em có được một tâm thế tự tin. Giờ

học sôi nổi, hào hứng tham gia học tập những tiết Lịch sử
- Các em được phát triển tư duy sáng tạo nên rất phấn khởi có được một tâm thế tốt để
học tập những phần tiếp theo của bài học.
- Các em phát triển các năng lực như: Thuyết minh, dẫn chuyện lịch sử trước đám đông,
năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, ngôn
ngữ, giao tiếp, năng lực dàn dựng kịch bản, , thu thập tài liệu, thông tin.
- Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, rèn luyện cho các em khả năng tư duy
độc lập, khả năng khái quát, tổng hợp.

6


- Các em có được tinh thần đoàn kết, nhân ái, biết giúp đỡ nhau trong học tập.
b. Mức độ phù hợp với thực tiễn nhà trường:
+ Không gây tốn kém về kinh phí
+ Không đòi hoi phải có các thiết bị công nghệ hiện đại
+ Dễ dàng thực hiện trong không gian lớp học.
c. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG.
- Đổi mới phương pháp dạy học: Đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay là: phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đáp ứng để thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông 2018 đó là chuyển từ mục tiêu học sinh biết được gì sang học sinh làm được gì.
- Đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá: Qua hoạt động học của học sinh nói trên,
giáo viên có thể căn cứ vào đây để đánh giá kết quả học tập của học sinh (lấy kết quả vào phần
đánh giá thường xuyên)

5. Khả năng phát triển, mở rộng, vận dụng của biện pháp
Tổ chức hoạt động Khởi động rất quan trọng để phát triển năng lực và phẩm chất của học
sinh. Vì vậy, công việc này cần phải được tiến hành ở các tiết Lịch sử của các khối lớp khác như 6,
8,9 để phát triển được phẩm chất và năng lực học sinh, thực hiện chương trình Giáo dục phổ
thông 2018.

"Biện pháp tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học Lịch sử 7, nhằm phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh” đã được tôi nghiên cứu và áp dụng giảng dạy trong năm học 2018 –
2019, 2019 - 2020. Sau đó, biện pháp này được tôi phổ biến để các đồng nghiệp của tôi vận dụng
giảng dạy, dạy thể nghiệm tại nhiều trường trên địa bàn huyện tôi công tác.
Với phạm vi của một báo cáo ngắn, tôi mạnh dạn đóng góp một vài kinh nghiệm để đồng
nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến. Tôi tin rằng, :" Biện pháp tổ chức hoạt động Khởi động
trong dạy học Lịch sử 7, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” (ở phạm vi 02 ví dụ)
không chỉ được các đồng nghiệp vận dụng trong quá trình giảng dạy Lịch sử 7, mà còn được vận
dụng ở nhiều tiết Lịch sử khác tại các khối, lớp từ bậc THCS đến THPT. Ngoài ra, đổi mới tổ chức
hoạt động Khởi động không chỉ thực hiện trong môn Lịch sử, mà cần phải được tiến hành ở các
các môn học khác như Toán, Sinh, Văn, Ngoại Ngữ…
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn và chờ mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích
để biện pháp này ngày càng hoàn thiện hơn.
6. Minh chứng:
6.1: Thông qua việc tổ chức hoạt động Khởi động các năng lực, phẩm chất của học sinh
được hình thành:
+ Khả năng thực hành bộ môn: dựng lại không khí lịch sử của "Hội thề Lũng Nhai"

7


+ Năng lực tư duy logic: khâu nối các sự kiện lại với nhau theo trình tự
+ Tư duy sáng tạo: làm đạo cụ ( ngọn đuốc, kiếm, cung...)
+ Năng lực tự học: tìm kiếm tư liệu, tìm hiểu về các nhân vật Lịch sử như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn
Trãi...
+ Năng lực hợp tác: hoạt động nhóm (khâu nối nhiệm vụ của từng thành viên với nhau theo trình
tự diễn biến sự kiện Hội thề Lũng Nhai)
+ Năng lực tổ chức học tập
+ Năng lực giao tiếp: trao đổi, thảo luận
+ Năng lực dàn dựng kịch bản.

+ Năng lực thu thập tài liệu, thông tin: Tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan đến nội dung hoạt
cảnh (bản trích lời thề)
- Các phẩm được hình thành: đoàn kết, nhân ái, giúp đỡ nhau trong học tập.
6.2: Kiểm tra bài cũ:
Khi chưa áp dụng "Biện pháp tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học Lịch sử 7, nhằm phát
triển phẩm chất và năng lực học sinh” đến giờ kiểm tra bài cũ trên gương mặt của các em học sinh
bộc lộ sự lo lắng, sợ sệt, né tránh vì các em chưa học hoặc chưa thuộc bài. Nguyên nhân tiết học Lịch sử
chưa gây được hứng thú cho các em, việc học bài cũ chỉ để đối phó chứ chưa xuất phát từ sự yêu thích,
đam mê. Sau khi tôi áp dụng biện pháp này việc học bài cũ của các em trở nên nhẹ nhàng, các em rất
phấn khởi tự giác xung phong trả lời bài cũ khi được kiểm tra bài cũ.
6.3. Hình ảnh và video học sinh tổ chức hoạt động Khởi động bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc
xây dựng đất nước và bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427), Lịch sử 7.
6.3. Lời cảm nhận của học sinh đối với môn Lịch sử.
6.4. Lời nhận xét, đánh giá của đơn vị.

GIÁO VIÊN BÁO CÁO

HỒ THỊ THU THỦY

8


PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh học sinh thực hiện tổ chức hoạt động Khởi động bài 10: Nhà Lý đẩy
mạnh công cuộc xây dựng đất nước.

9



×