Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sang kien kinh nghiem THCS vai tro dan ca trong giang day

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.83 KB, 21 trang )

Phụ lục I
MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
(Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi1: Phòng Giáo dục thành phố Tam Kỳ
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày
tháng
năm
sinh

01 Võ Thị Thu Thảo 8/5/1984

Trình Tỷ lệ đóng góp vào
Nơi công tác
Chức độ việc tạo ra sáng kiến
(hoặc nơi
danh chuyên (Ghi rõ đối với từng
thường trú)
môn đồng tác giả, nếu có)
Trường THCS Giáo
Đại học
Nguyễn Huệ viên


100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến2:
VAI TRÒ DÂN CA TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY ÂM
NHẠC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ.
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là
chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)3: ……………………………..........…………………
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Giáo dục.
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày
nào sớm hơn): Tháng 8 năm 2016.
4- Mô tả bản chất của sáng kiến5:
4.1- Tình trạng của giải pháp đã biết.
1

Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.
Tên của sáng kiến.
3
Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
4
Điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin ; Nông lâm ngư nghiệp và môi trường ; Cơ khí, xây dựng,
giao thông vận tải ; Dịch vụ (ngân hàng, du lịch, giáo dục, y tế…) ; Khác…
5
Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn thi
hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.
2


2
Giáo dục âm nhạc có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết
cho học sinh về thiên nhiên, xã hội, con người và từ đó góp phần giáo dục toàn diện

nhân cách cho học sinh.
Dân ca trong chương trình giảng dạy môn Âm nhạc chiếm một vị trí quan
trọng, có ở các khối lớp. Dân ca các vùng miền được giới thiệu sơ lược. Dân ca
miền đất Quảng Nam đầy nắng gió rất phong phú về nội dung và thể loại, là hơi thở
tâm hồn của người dân xứ Quảng cũng có 1 bài trong chương trình học.
Khi mà hiện nay, nhiều hình thức giải trí đang thu hút giới trẻ tham gia, dân
ca với giới trẻ trở thành xa rời nhau. Cái hay, cái đẹp của dân ca của cha ông khó đi
vào đời sống, trở nên mai mọt dần.
Để thông qua giảng dạy, đưa dân ca vào đời sống âm nhạc, tạo ra một “chỗ
đứng” cho dân ca là điều khó khăn. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi
đã nhận thấy có thể thực hiện được việc nâng cao vai trò của dân ca trong chương
trình giảng dạy và mang lại kết quả tốt, có sức lan tỏa vào đời sống. Việc đề cao vai
trò dân ca trong giảng dạy Âm nhạc là phù hợp với học sinh địa phương để nâng
cao chất lượng hoạt động ngoại khoá nói riêng, hoạt động giảng dạy môn âm nhạc
nói chung.
4.2- Nội dung đã cải tiến, sáng tạo.
Nêu cao vai trò của dân ca trong chương trình giảng dạy môn âm nhạc thông
qua các tiết dạy tại lớp.
Nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện như sau:
- Lựa chọn nội dung giáo dục vai trò dân ca.
Lớp Tiết
6

5

Tên bài hát

Tác giả

Nội dung giáo dục vai trò dân ca


Vui bước trên Dân ca Nam Sáng tác bằng cách dựa trên các điệu lí là
đường xa (theo bộ
lối sáng tác của người Nam bộ.
điệu lí con sáo
Bài hát có nội dung nhắc nhở chúng ta
Gò Công)

6

14

Đi cấy

7

4

Lí cây đa

phải luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ
nhau....
Dân
ca - Là bài dân ca tỉnh Thanh Hoá.
- Là bài dân ca trong lao động. Nội dung
Thanh Hóa
bài diễn tả công việc đi cấy lúa và nói lên
sự vất vả của nhân dân trong lao động,
mong muốn mưa thuận, gió hòa, gia đình
êm ấm.

Dân ca quan Bài hát với chất nhạc vui tươi, dí dỏm, mềm


3
họ Bắc Ninh

8

Lí dĩa bánh bò

8
9

Hò ba lí
12

Lí kéo chài

mại gợi lên không khí của ngày hội quan họ.
Trong Hội Lim, hát dân ca quan họ là phần
không thể thiếu.

Dân ca Nam Lí là những khúc hát dân gian chiếm vị trí
quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của
bộ

đồng bào Trung Bộ và Nam Bộ. Sự hình
thành của điệu lí.
Dân
ca Nêu vai trò của hò trong lao động. Cách

Quảng Nam hát các điệu hò.
Dân ca Nam Truyền đạt cho các em về sinh hoạt dân ca
Bộ
trong lao động là niềm vui và là đặc trưng

của người dân miền sông nước.
- Các phương pháp được sử dụng.
+ Phương pháp trực quan.
Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng thị giác, kết hợp với các
giác quan khác xem xét sự vật, hiện tượng một các có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch để thu thập thông tin về sự vật, hiện tượng đó.
Trong dạy học âm nhạc THCS, trực quan là phương pháp cho học sinh quan
sát hình ảnh, xem các video ca nhạc để các em tư duy về sự vật, hiện tượng trong
bài hát tốt hơn. Phương pháp trực quan sử dụng trong dạy học âm nhạc chủ yếu ở
bước giới thiệu bài hát hoặc hát mẫu. Giáo án điện tử giúp thực hiện được rất tốt
phương pháp này.
Phương pháp trực quan được sử dụng trong giáo dục vai trò dân ca thông qua
môn Âm nhạc đem lại hiệu quả cao bởi tư duy trừu tượng của học sinh lứa tuổi này
chưa cao. Khi sử dụng phương pháp này, các em vận dụng tất cả các giác quan của
mình trong việc tri giác các sự vật, hiện tượng nên hình ảnh, cảm nhận mà các em
thu nhận được sẽ lưu giữ sâu đậm và gây ấn tượng trong lòng các em. Từ đó, lĩnh
hội được nội dung, hình thức cơ bản của làn điệu dân ca.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, việc chọn nội dung giới thiệu phải
phù hợp, đảm bảo các yêu cầu giáo dục, không lạm dụng quá nhiều hiệu ứng để
tránh gây mất tập trung và cũng tránh nói quá nhiều. Các yêu cầu về chất lượng
hình ảnh và âm thanh rất cần được quan tâm.
+ Phương pháp nghiên cứu nắm vững bài hát.


4

Phương pháp nghiên cứu nắm vững bài hát là phương pháp giáo viên tìm
hiểu về tác giả bài hát, nguồn gốc xuất xứ, nội dung bài hát để vận dụng có hiệu
quả trong khi giảng dạy.
Qua việc nghiên cứu bài hát, giáo viên nắm được hoàn cảnh sáng tác, cấu
trúc bài hát, nội dung, cái hay, cái đẹp của bài hát. Từ đó, xác định nội dung truyền
đạt và giáo dục học sinh.
Trong việc giáo dục tình cho học sinh về vai trò dân ca, phương pháp này
giúp giáo viên tìm hiểu sâu hơn nội dung về dân ca, làm cho học sinh cảm nhận
được nội dung cơ bản, phân biệt được các làn điệu dân ca.
Trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài hát, tôi nhận thấy cần tìm hiểu
dựa trên những kênh thông tin chính thống, lưu ý nhất là tránh thu thập thông tin
sai từ internet, thông tin thêu dệt từ người khác.
+ Phương pháp dùng lời.
Dùng lời là phương pháp dùng ngôn ngữ để giới thiệu tên bài hát, tác giả, nói
ngắn gọn về nội dung, chủ đề bài hát nhằm giúp học sinh làm quen được với nội
dung ý nghĩa của tác phẩm âm nhạc.
Sử dụng phương pháp này giúp học sinh hiểu rõ nội dung của bài hát, những
tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài hát. Từ đó, cảm nhận sâu sắc về bài hát.
Phương pháp này thường được sử dụng chủ yếu trong bước giới thiệu bài.
Qua đó, giáo viên đề cập đến chủ đề dân ca và sơ lược về làn điệu, vùng miền dân
ca. Giáo viên có thể giới thiệu thêm những nội dung về cuộc sống người dân trong
bài dân ca, làm toát lên ý nghĩa của bài dân ca.
Qua sử dụng phương pháp này, tôi nhận thấy giáo viên cần nói rõ ràng, súc
tích, đúng trọng tâm.
- Các hình thức tổ chức dạy học.
+ Dạy học theo lớp
Dạy học theo lớp là hình thức dạy học truyền thống, cơ bản, lấy giáo viên
làm trung tâm. Trong hình thức dạy này, giáo viên chủ yếu truyền thụ cho học sinh
những kiến thức đã chuẩn bị sẵn bằng lời, phương tiện dạy học.
Vận dụng:

- Giáo viên truyền đạt nội dung bài học.
- Giáo viên nêu câu hỏi.


5
- Học sinh giơ tay hoặc giáo viên chỉ định học sinh phát biểu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Tóm lại, để giáo dục cho học sinh vai trò dân ca thông qua dạy học môn âm
nhạc THCS, giáo viên có nhiều nội dung giảng dạy mang chủ đề dân ca, có nhiều
phương pháp và hình thức thực hiện. Do đó, đối với từng bài học, tôi xây dựng nội
dung giáo dục dân ca phù hợp, sử dụng kết hợp phương pháp và hình thức giảng
dạy nêu trên để thực hiện.
4.3- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo án điện tử, âm
thanh trung thực, hình ảnh rõ nét và đủ màu sắc, trang phục truyền thống vùng
miền phù hợp.
4.4- Các bước thực hiện giải pháp và cách thức thực hiện giải pháp
trong các tiết dạy.
Sau khi thống kê bài học có nội dung dân ca, xác định các phương pháp và
hình thức thực hiện, tôi biên soạn các tiết dạy để tích hợp việc giáo dục vai trò của
dân ca. Cụ thể như sau:
1. Tiết 5 Âm nhạc 6: Học hát bài Vui bước trên đường xa.


6

1.1. Nội dung giáo dục:
Bài hát " Vui bước trên đường xa " là bài hát Dân ca Nam Bộ theo điệu Lí
con sáo Gò Công, do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới.
1.2. Phương pháp cần sử dụng:
- Phương pháp trực quan: chiếu ảnh hát dân ca Nam bộ.



7

- Phương pháp dùng lời: Bài hát “Vui bước trên đường xa” được tác giả dựa
trên điệu lý con sáo Gò Công mà đặt lời mới. Những sáng tác dựa trên âm hưởng
dân ca là một lối sáng tác bài hát của người Nam bộ.
1.3. Hình thức: Dạy học theo lớp.
- Giáo viên truyền đạt nội dung bài hát.
- Nêu câu hỏi: Tại sao cùng một làn điệu dân ca mà có những bài hát với ca
từ khác nhau?
Định hướng trả lời: Dân ca không có tác giả, lưu truyền trong dân gian nên
ca từ phong phú. Chất liệu dân ca được nhiều tác giả sử dụng để sáng tác nên bài
hát nên có những bài hát khác nhau cùng làn điệu dân ca.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
1.4. Kết quả:
- Các em hiểu sâu hơn về sự ra đời của các bài hát mang âm hưởng dân ca.
- Qua các bài hát mang âm hưởng dân ca, các làn điệu dân ca quen thuộc trở
nên mới mẻ, có sức thu hút.
2. Tiết 14 Âm nhạc 6: Học hát bài Đi cấy.


8

2.1. Nội dung giáo dục:
- Bài hát "Đi cấy" là bài hát Dân ca tỉnh Thanh Hoá.
- Là bài dân ca trong lao động. Nội dung bài diễn tả công việc đi cấy lúa và
nói lên sự vất vả của nhân dân trong lao động, mong muốn mưa thuận, gió hòa, gia
đình êm ấm.
2.2. Phương pháp cần sử dụng:

- Phương pháp trực quan: chiếu ảnh hát dân ca Thanh Hóa.


9

- Phương pháp dùng lời: Giới thiệu tên, nội dung bài dân ca Thanh Hóa.
Nhấn mạnh cách thể hiện sắc thái, tình cảm khi hát.
2.3. Hình thức: Dạy học theo lớp.
- Giáo viên truyền đạt nội dung bài học.
- Giáo viên nêu câu hỏi.
Nêu câu hỏi: Các em hiểu gì về dân ca?
Định hướng trả lời: Dân ca là bài hát do nhân dân sáng tác, được lưu truyền
trong dân gian. Dân ca vùng miền khác nhau có những nét đặc trưng riêng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2.4. Kết quả:
- Các em dễ thuộc lời ca vì các em vừa học lời, vừa hiểu ý.
- Hiểu được vai trò của dân ca trong lao động, đời sống tinh thần gắn liền với
sản xuất.
3. Tiết 4 Âm nhạc 7: Học hát bài Lí cây đa.


10

3.1. Nội dung giáo dục:
Bài hát “Lí cây đa” là một bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh. Vùng Bắc Ninh
là một cái nôi dân ca rất phong phú của Việt Nam. Hội Lim là một lễ hội rất lớn của
Bắc Ninh.
3.2. Phương pháp cần sử dụng:
- Phương pháp trực quan: chiếu ảnh hát dân ca quan họ Bắc Ninh.


- Phương pháp dùng lời: Giới thiệu tên làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh,
cách hát quan họ Bắc Ninh. Quan họ Bắc Ninh gắn liền với Hội Lim.


11
3.3. Hình thức: Dạy học theo lớp.
- Giáo viên tập trung truyền đạt nội dung bài hát Lí cây đa. Bài hát với chất
nhạc vui tươi, dí dỏm, mềm mại gợi lên không khí của ngày hội quan họ.

- Nêu câu hỏi: Kể tên một vài bài dân ca quan họ Bắc Ninh mà em biết.
Định hướng trả lời: Trống cơm, Người ở đừng về, Qua cầu gió bay...
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.4. Kết quả:
- Các em dễ tập hát vì các em vừa học lời, vừa cảm nhận được chất nhạc
quan họ và hoàn cảnh hát.
- Hiểu được chỗ đứng của dân ca trong sinh hoạt lễ hội.
- Biết được sự phổ biết rộng rãi đến các vùng miền trong cả nước, phân biệt
được các bài hát thuộc các làn điệu dân ca khác nhau.
4. Tiết 4 Âm nhạc 8: Học hát bài Lí dĩa bánh bò- Dân ca Nam bộ.

3.1. Nội dung giáo dục:
Lí là những khúc hát dân gian chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt tinh
thần của đồng bào Trung Bộ và Nam Bộ. Đó là những ca khúc ngắn gọn, súc tích,
cấu trúc mạch lạc, thường được hình thành từ câu thơ lục bát.


12
3.2. Phương pháp cần sử dụng:
- Phương pháp dùng lời: Bài hát Lí dĩa bánh bò là bài hát được nhân dân
sáng tạo từ câu thơ lục bát

“Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha, giấu mẹ, cho trò đi thi”
Với giai điệu vui tươi và lời ca hóm hỉnh, bài hát được lưu truyền rộng rãi
đến ngày nay, đi vào lòng người.
3.3. Hình thức: Dạy học theo lớp.
- Giáo viên tập trung truyền đạt nội dung bài hát.
- Nêu câu hỏi: Qua bài hát, các em cho biết nội dung bài hát nói lên điều gì.
Định hướng trả lời: Lời bài hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng, thương anh
học trò nghèo, nên giấu cha mẹ, mang đĩa bánh tới cho anh. Nhưng với tình
thương, cô gái vượt lên sự rụt rè để thực hiện mong muốn của mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.4. Kết quả:
- Các em dễ tập hát vì các em vừa học lời, vừa cảm thụ âm nhạc.
- Hiểu được dân ca trong đời sống thể hiện một cách mộc mạc và chân thật
tình cảm con người.
5. Tiết 12 Âm nhạc 8: Học hát bài Hò ba lí- Dân ca Quảng Nam.


13
5.1. Nội dung giáo dục:
Dạy hát và giúp các em tìm hiểu về điệu hò.
5.2. Phương pháp cần sử dụng:
- Phương pháp trực quan: Chiếu ảnh dân ca Quảng Nam.

- Phương pháp dùng lời: Hò là một khúc dân ca, thường hát trong khi lao
động. Hò để thúc đẩy nhịp độ lao động, để động viên cổ vũ, để giải trí khi làm việc
mệt nhọc, để bày tỏ tình cảm với quê hương đất nước, với người thương… giải
thích điệu hò thường có phần “xướng” và phần “xô”. Nêu câu hát phần “xướng”,
phần “xô” và cách hát.
5.3. Hình thức: Dạy học theo lớp.

- Giáo viên tập trung truyền đạt nội dung bài hát, nghĩa những từ địa phương,
chia lớp ra làm hai để hát phần “xướng” và phần “xô”.
- Nêu câu hỏi: Qua bài hát, các em cho biết nội dung bài hát nói lên điều gì.
Định hướng trả lời: bài hát nói lên lao động của người nông dân nơi nương
rẫy.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
5.4. Kết quả:
- Các em dễ tập hát vì các em vừa học lời, vừa cảm thụ âm nhạc.
- Hiểu được dân ca trong lao động có vai trò động viên, giải trí, bày tỏ tình
cảm với người thương.
6. Tiết 12 Âm nhạc 9: Học hát bài Lí kéo chài.


14

9.1. Nội dung giáo dục dân ca:
Thông qua lời ca, làn điệu dân ca, truyền đạt cho các em về sinh hoạt dân ca
trong lao động là niềm vui và là đặc trưng của người dân miền sông nước.
9.2. Phương pháp cần sử dụng:
- Phương pháp trực quan: chiếu ảnh cảnh kéo lưới lên thuyền.


15

- Phương pháp dùng lời: diễn đạt điệu lí của người ngư dân thể hiện tình cảm
với biển như người bạn, động viên con người vượt qua khó khăn trong lao động.
9.3. Hình thức: Dạy học theo lớp.
Nêu câu hỏi: Các em hiểu thế nào về vai trò dân ca trong lao động.
Định hướng trả lời: Dân ca thể hiện cái nhìn lạc quan và động viên con người
trong lao động, sản xuất, quên đi khó khăn, mệt nhọc.

9.4. Kết quả:
- Các em hiểu được vai trò dân ca trong lao động thông qua hình ảnh cụ thể.
4.5- Chứng tỏ khả năng áp dụng sáng kiến:
- Các nội dung, hình thức thực hiện sáng kiến này được mô tả rõ ràng, đơn
giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, từ việc xác định nội dung đến lựa chọn phương pháp,
hình thức thực hiện.
- Các phương pháp, hình thức thực hiện có thể được điều chỉnh bổ sung cho
phù hợp với từng giáo viên, học sinh.
- Cơ sở vật chất hiện tại đáp ứng được yêu cầu về điều kiện, phương tiện
thực hiện.
5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không có.
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả6: Học sinh hiểu ý nhạc và dễ thuộc lời ca, cảm
6

Đánh giá lợi ích thu được theo hướng dẫn quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/ BKHCN
hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.


16
thụ được âm nhạc, nhận thức được vai trò của dân ca trong đời sống tinh thần, nhận
biết về dân ca các vùng miền một cách chính xác.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) 7: Kết quả mang lại rõ rệt, phù hợp với yêu cầu bộ
môn và yêu cầu giáo dục chung, góp phần nâng cao ý thức xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực.
8- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu (nếu có):


TT

Họ và
tên

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi công
tác (hoặc
nơi thường
trú)

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Nội dung công
việc hỗ trợ

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tam Kỳ, ngày 06 tháng 5 năm 2018
Người nộp đơn


Võ Thị Thu Thảo
Xác nhận và đề nghị của
Cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Phụ lục II
7

Đánh giá lợi ích thu được theo hướng dẫn quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/ BKHCN
hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.


17
MẤU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ........................................................................................................
Tác giả sáng kiến: ...................................................................................................
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến): ...............................................................
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ...............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: ......................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
DĐ: .........................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: ...............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
STT


Tiêu chuẩn

Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối
đa: 30 điểm)
1
(chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới và cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện
1.1 sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn
toàn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
1.2
đây với mức độ khá;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
1.3
đây với mức độ trung bình;
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
1.4
giải pháp đã có trước đây
Nhận xét:

Điểm
tối đa

Đánh giá của
thành viên tổ
thẩm định

30


20
10
0

...................................................................................................................................


18
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2
Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
2.1
10
nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn
2.2
01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a) Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh
20
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh
b) vực công tác và triển khai nhiều địa phương,
15
đơn vị trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành có
c)
10
cùng điều kiện.

Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực
d)
5
công tác
Nhận xét:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3
3.1

Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
Sáng kiến phải mang
lại lợi
10
ích
thiết
thực
cho

quan,
đơn vị
nhiều
hơn
so với
khi
chưa

phát


19
minh
sáng
kiến;
3.2
a)

Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng
(chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới)
Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh

b

30

hiệu
quả
trong
phạm
vi
nhiều
ngành
,
nhiều
địa
phươn

g, đơn
vị

20

Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có
15
cùng điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực
d)
10
công tác.
Nhận xét:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tổng cộng
c)

THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH
(Họ, tên và chữ ký)


20



21



×