Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đóng góp vào việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.59 KB, 6 trang )

uốc tế ñể
truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Pháp trên toàn cầu
ra ñời cầu từ cuối thế kỷ 19. Lúc ñầu chỉ là nơi
dạy tiếng Pháp như một ngôn ngữ thứ hai, và chỉ
có ở Paris. Dần dần nó lan rộng ra một số tỉnh
thành và lúc ñầu cũng chẳng có quy ñịnh gì hết.
Nhưng ñến nay ñã có hơn 1.000 ñịa ñiểm dạy
tiếng Pháp ở hơn 100 nước thuộc khắp các châu
lục. Ngoài châu Âu, có châu Phi, châu Mỹ (riêng
Mexico ñã có 38 ñịa ñiểm) rồi châu Đại Dương (ở
Australia có 31 ñịa ñiểm) và châu Á trong ñó có
Trung Quốc, Việt Nam, Philippine, Thái Lan,
Malaysia, Hàn Quốc… Riêng Trung Quốc ở rất
nhiều tỉnh, từ Bắc Kinh, Nam Kinh ñến Vũ Hán…
ñều có mặt những trung tâm của tổ chức này.
Liên minh Pháp ngữ (Alliance francaise, viết
tắt là AF) hàng năm nhận ñược tài trợ của chính
phủ, chứ không hoàn toàn hoạt ñộng bằng học phí
của học viên. AF có trung tâm huấn luyện giáo
viên dạy tiếng Pháp. Mỗi năm trên 2000 giáo viên
từ ñủ các nơi tập trung ñể ñược huấn luyện. AF
của Paris làm việc với AF trên toàn thế giới, với các
Bộ, các nhân vật của công chúng, các công ty…
Những ñiều vừa trình bày cho thấy việc quy
ñịnh trình ñộ của AF là có những lý do khả
nguyên. Thứ nhất là do quy mô phát triển quá lớn,
nếu ñể mỗi trung tâm dạy tùy tiện theo ý mình thì
sẽ có thể xảy ra tình trạng sa sút chất lượng ở một
số nơi mà như thế thì uy tín của AF sẽ bị ảnh
hưởng xấu. Đi ñôi với việc tổ chức các lớp huấn
luyện giáo viên hàng năm, cần có sự quy ñịnh


trình ñộ của AF ban hành rộng rãi làm chỗ dựa
cho các nơi, biên soạn tài liệu mà giảng dạy. Các
lớp huấn luyện tuy có một tác dụng tích cực, song
không phải tất cả các giáo viên ñều ñến lớp ñể
nắm ñược tình hình, mà số người ñến dự chỉ là do
tự nguyện và chỉ là thiểu số.
Thứ hai là ở ñây có vai trò của chính phủ.
Nhận hỗ trợ của các bộ, các công ty thì AF cần
phải có biểu hiện ñáp trả bằng những ñộng thái
mang tính chính quy, có tổ chức.
Đối với tiếng anh cũng có những ñịnh mức
nhất ñịnh cho từng trình ñộ do Hội ñồng Châu Âu


Chi n l c ngo i ng trong xu th h i nh p

ban bố: Song tiếng Anh bành trướng ñến mức ñộ
nào thì ai cũng biết, có phần còn hơn tiếng Pháp.
Số lượng sách trên thị trường gần như không ñếm
xuể. Vì vậy nếu có những quy ñịnh như thế thì
cũng là ñiều dễ hiểu.
Kiểm lại tình hình của tiếng Việt, phải khiêm
tốn mà nhận ñịnh là sách biên soạn chưa nhiều.
Đại ña số sách tập trung vào trình ñộ bắt ñầu với
những tên gọi như Nhập môn Tiếng Việt1, Le
Vietnamien fondamental (Tiếng Việt cơ sở)2,
Premiers pas en Vietnamien (Những bước ñầu tiên
của tiếng Việt)3, Elementary Vietnamese (Tiếng
Việt sơ cấp)4 hoặc với tên sách chung chung là
tiếng Việt cho người nước ngoài5… Một số sách

dành cho người có trình ñộ cao hơn với tên Tiếng
Việt nâng cao6. Chỉ có hai ba bộ sách ñi từ thấp
lên cao và ñược phân khúc thành các trình ñộ A, B,
C với ý nghĩa là các trình ñộ kế tiếp nhau trong
một hệ thống, hoặc 6 trình ñộ trong một hệ thống
khác. Hệ thống ñầu là bộ sách dành cho người lớn
ở Việt Nam. Hệ thống sau là bộ sách dành cho
thanh thiếu niên, con em người Việt ở nước ngoài,
với tên gọi phù hợp là Tiếng Việt vui7. Bộ sách
này phải chia thành 6 trình ñộ và ñược in thành
những quyển ñược gọi tên là Quyển 1, Quyển 2…
ñến Quyển 6, vì như thế mới phù hợp với ñiều
kiện học tập của các em. 6 quyển này không hề
quy chiếu 6 trình ñộ A1, A2, B1, B2, C1,C2 của
Liên minh Pháp ngữ. Tóm lại chia 3 hay chia 6 là
tùy theo từng hệ thống và xuất phát từ yêu cầu
thực tế, không thể ñòi hỏi có sự tương ñương về
nội dung của các trình ñộ. Mỗi bộ sách trình bày
cấu trúc ngôn ngữ, kiến thức văn hóa sao cho phù
hợp với người dùng sách.
Từ những ñiều vừa trình bày suy ra rằng việc
quy ñịnh nội dung các trình ñộ ñể thống nhất biên
soạn sách Tiếng Việt như một ngoại ngữ trong
tình hình hiện nay chưa phải là một yêu cầu bức
xúc trong khi trước mắt còn có nhiều việc ñáng làm.
Để kết luận tôi cho rằng việc truyền thụ ngôn
ngữ Việt như một ngoại ngữ ở nước ta tuy ñã bắt
ñầu từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng phải
ñến hai thập kỷ sau mới khởi sắc và ñến nay mới
phát triển. Đội ngũ những người truyền thụ bao

gồm người biên soạn sách và trực tiếp giảng dạy
ñã ñông ñảo và ñã có nhiều cố gắng. Đương nhiên
muốn tình hình ñược tốt hơn, mỗi người cần lưu ý

Tháng 11/2014

ñôi ñiều ñã ñược nêu ở trên. Không phải ai bước
vào nghề cũng ñã ñược trang bị hoàn hảo. Trong
quá trình thực thi công việc ñành phải tự học thôi.
Cần trau dồi về ngôn ngữ học, về văn hóa, theo
dõi những thành tựu nghiên cứu mới về tiếng Việt.
Về mặt chiến lược các giáo viên dạy tiếng Việt
cần hợp tác với các giáo viên ngoại ngữ ñể nắm
bắt ñược một ngoại ngữ, nếu không muốn nói là
thụ ñắc bằng ñược một loại ngoại ngữ cần thiết
cho mình nhằm chuyên nghiệp hóa trong giảng
dạy. Cần hợp tác với các giáo viên chuyên môn
của các ngành ở các trường cao ñẳng và ñại học
ñể ñưa việc dạy tiếng Việt ñi vào chuyên môn,
nhằm giải quyết khó khăn của người nước ngoài
ñến Việt Nam ñể học tập về khoa học, kỹ thuật
sau khi họ ñã có năng lực sử dụng Tiếng Việt
trong sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác, có thể nghĩ
tới việc tổ chức thi sát hạch ñể phát bằng tại mỗi
cơ sở ñào tạo, nhưng ñây không phải việc làm ñơn
giản, cần hoạch ñịnh lộ trình và thực hiện từng
bước như ñã trình bày.
Chú thích
1. Nhập môn tiếng Việt của TS Đặng Văn Đạm và Hà
Vinh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001.

2. Le Vietnamien Fondamental của Nguyễn Phú
Phong (viết bằng tiếng Pháp). Editión Klineksieck tái
bản có sửa chữa, Paris, 1983.
3. Premiers pas en Vietnamien của Phạm Đán Bình
(viết bằng tiếng Pháp). Universite de Paris 7, UER
Langues et civilisations d’Asie Orientale, Nxb
Sudestasie, Paris, 1986.
4. Elementary Vietnamese của Ngô Như Bình (viết
bằng tiếng Anh), xb lần I 1999 Tuttle Publishing
Boston, Rutland, Vermont, Tokyo.
5. Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng chủ
biên, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1987.
6. Tiếng Việt cho người nước ngoài của Nguyễn Anh
Quế Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994.
7. Tiếng Việt cho người nước ngoài của Mai Ngọc
Chứ Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004.
8. Tiếng Việt nâng cao của Nguyễn Thiện Nam Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1999.
9. Tiếng Việt nâng cao, Vũ Thanh Hương chủ biên,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
10. Tiếng Việt vui, Nguyễn Minh Thuyết chủ biên.
Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009. Đây là một bộ sách ñồ sộ,
gồm 6 quyển, ñánh số từ 1 ñến 6 thể hiện 6 trình ñộ.
Mỗi quyển sách lại có Sách bài tập và Sách giáo viên.
Tổng cộng có 18 quyển.
491




×