Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 19 trang )

Mục lục
I

Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
II Phần thứ hai: Những biện pháp đổi mới để giải quyết
vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Khảo sát thực trạng
a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện
b. Số liệu điều tra
3. Những biện pháp thực hiện
4. Biện pháp chính.( Biện pháp từng phần)
4.1. Xây dựng góc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
4.2. Giáo dục lễ giáo trong các hoạt động
4.3. Giáo dục lễ giáo mọi lúc, mọi nơi
4.4. Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học.
4.5. Khen ngợi, động viên, khích lệ trẻ kịp thời
4.6. Giáo dục lễ giáo qua các ngày hội, ngày lễ
4.7. Cô giáo gương mẫu chuẩn mực
5. kết quả thực hiện
III Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Các đề xuất và khuyến nghị

Trang 1


Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3-4
Trang 3-4
Trang 4
Trang 5
Trang 5-16
Trang 5-6
Trang 7-10
Trang 10-11
Trang 11-12
Trang 12
Trang 13-14
Trang 14-15
Trang 15-16
Trang 17
Trang 17
Trang 18


Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi người Việt Nam chúng ta, chắc chắn rằng ai cũng quen thuộc những
câu ca dao tục ngữ như: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Cái nết đánh chết cái

đẹp” mà ông cha ta muốn truyền dạy, giáo dục đạo đức cho con cháu đời sau.
Cha ông ta đã đúc kết rằng cái “Lễ” - (đạo đức, nhân cách con người) là nét đẹp
văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một con người. Và
Bác Hồ của chúng ta đã viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn- Phần nhiều do
giáo dục mà nên”. Chính vì vậy mà sinh thời, Bác Hồ cũng rất quan tâm và
chăm lo hết mực cho nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục mầm non.
Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp
giáo dục của nhiều năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là
giáo dục mầm non, hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nền tảng đầu tiên
trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ
sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường
nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu
biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo,
biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi.
Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu
chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và
quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi cô giáo - người mẹ thứ hai của trẻ, phải
làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở
thành người công dân tốt.
Vấn đề giáo dục lễ giáo cho học sinh đã được ngành giáo dục đề ra và thực
hiện từ nhiều năm nay, đã thu hoạch được nhiều kết quả. Bên cạnh đó vẫn còn
nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải làm sao cho trẻ hiểu sâu sắc hơn lễ
giáo và đạo đức thủa ban đầu, làm sao để lễ giáo ngấm sâu vào nhận thức và
hành vi, dần dần hình thành nhân cách tốt cho mỗi đứa trẻ. Để hình thành và phát
triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai
trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
Bản thân tôi cũng giống như những giáo viên khác, từng trăn trở phải làm
sao cho học sinh của mình ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, đặt nền móng để

sau này các cháu trở thành người có tài, có đức.
Qua điều tra thực tế lớp tôi, trường mầm non nơi tôi công tác, tôi thấy bố
mẹ trẻ lớp tôi đa phần là nông dân, vốn tri thức còn hạn chế nên sự giao tiếp còn
rụt rè, cung cách ứng xử với cô giáo, với con cái chưa đúng chuẩn mực. Cũng vì
vậy mà nhiều trẻ lớp tôi chưa có ý thức tốt trong ứng xử với người lớn, bạn bè,
và thế giới xung quanh…
Trước tình hình đó, năm học này, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo
dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi” nhằm bồi dưỡng, uốn nắn ý thức và hành vi lễ giáo
cho trẻ lớp tôi.
2. Mục đích nghiên cứu.


Nghiên cứu về “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi” nhằm
giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Tìm ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu.
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi”
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
- Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, trường mầm non nơi tôi công tác.
- Số trẻ nghiên cứu là 35 trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a.Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết
- Tìm tài liệu
- Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận
- Phương pháp thực nghiệm (khảo sát)
b. Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp tuyên truyền.

6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Đề tài thực hiện và áp dụng tại Trường mầm non nơi tôi công tác.
- Thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 4 năm 2017.


Phần thứ hai:
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:
Trong điều kiện kinh tế phát triển và đang trên con đường hội nhập, đất
nước ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với
việc chúng ta sẽ tiếp thu thêm nhiều nền văn hóa phổ biến, rộng rãi khác. Nhưng
làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan" trong
mỗi chúng ta vẫn giữ được những cái thuộc về "văn hoá của dân tộc Việt Nam”.
Như vậy trong thời đại ngày nay việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi
chưa đủ mà còn phải giáo dục trẻ giữ được truyền thống văn hoá vốn có của con
người Việt Nam, đó là nhiệm vụ cấp thiết trong các mục tiêu phát triển con
người toàn diện hiện nay.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc
chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó
khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt
Nam đã đưa ra "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá”, từ đó đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị
cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện.
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của
giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa, và họ phải
được phát triển toàn diện về “Đức, trí, thể, mỹ”. và trong bốn nội dung đó, thì
chữ Đức được đứng hàng đầu, điều đó thể hiện vai trò quan trọng của đạo đức,

của nhân cách trong mỗi con người là cực kỳ quan trọng. Đó cũng chính là
thước đo giá trị, tầm vóc của con người.
Bởi vậy, từ lâu giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các
nhà giáo dục và các bậc phu huynh, nó chiếm một vị trí quan trong trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và là nền văn hóa đặc biệt đối với trẻ.
Tuy nhiên trẻ mầm non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi
lễ phép còn ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với
bạn bè và cô giáo. Trước thực trạng đó là một giáo viên mầm non, người trực
tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc
giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường xuyên
liên tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình.
2. Khảo sát thực trạng.
2.1. Khảo sát thực tế .
Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt học
chuyên đề, tổ chức các cuộc hội thảo cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm.
Đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, đi học đều.


Bản thân là một giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu
nghề. Luôn gương mẫu trong cách giao tiếp, ứng xử hàng ngày đối với trẻ và
được phụ huynh tin tưởng.
Lớp học luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các bậc cha mẹ học sinh
trong việc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
Khó khăn
Phụ huynh đa số là những gia đình làm nông nghiệp nên không có nhiều thời
gian quan tâm đến đời sống tình cảm, tâm lý của trẻ. Một số gia đình thì quá nuông
chiều con nên việc giáo dục lễ giáo cho con mình còn chưa được thực hiện đúng
mức.

Đôi lúc phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo
cho trẻ, khi thấy trẻ ứng xử không phù hợp cũng chưa thực sự được quan tâm, uốn
nắn trẻ.
2.2. Tình trạng thực tế trước khi thực hiện đề tài:
Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát thực tế về thái độ, hành vi lễ giáo của
giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh lớp tôi.
Bản thân tôi và đồng nghiệp luôn thể hiện đúng chuẩn mực đạo đức của
người giáo viên trong mọi hoạt động, giờ đón - trả trẻ, luôn ân cần niềm nở với
phụ huynh và học sinh. Trong các hoạt động của lớp, tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi
trẻ. Tuy nhiên, đầu năm tôi chưa quen trẻ và phụ huynh, chưa hiểu hết hoàn
cảnh, tính cách của từng phụ huynh, học sinh nên còn gặp nhiều khó khăn trong
giao tiếp.
Bên cạnh đó là mục tiêu của việc giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi
gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh
chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non,
nên thường khoán trắng cho giáo viên.
Học sinh lớp tôi, chỉ có 20 cháu đã đi học lớp MGB, còn 15 cháu chưa đi
học bao giờ, trẻ chưa quen lớp, chưa quen bạn. Ở nhà, trẻ lại được ông bà, bố
mẹ chiều chuộng, nên trẻ đi học thường hay quấy khóc. Thời gian đầu trẻ đến
lớp chưa có nề nếp thói quen, trả lời câu hỏi của cô còn trả lời trống không, và ra
vào lớp tự nhiên, nói năng tự do ở trong lớp, chưa biết chơi với bạn, chưa quan
tâm đến người khác, đồ dùng vứt lung tung, tranh giành đồ chơi, có trẻ còn hay
đánh bạn…
2.3. Số liệu điều tra:
Tôi điều tra và đánh giá 35 trẻ lớp tôi theo các tiêu chí và kết quả
như sau:
Tiêu chí

Số trẻ đạt


Tỷ lệ

Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, xưng hô lễ phép.
Mạnh dạn trong giao tiếp, nói đủ câu

7/35

20%

Biết làm việc cá nhân và phối hợp với bạn

5/35

14,2%

Biết giữ gìn đồ dùng, cất lấy đúng nơi quy định.

8/35

22,8%


Biết thể hiện sự quan tâm với người thân và bạn bè.

4/35

11,4%

Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường


7/35

20%

3. Những biện pháp thực hiện:
3.1. Xây dựng góc tuyên truyền , phối hợp với phụ huynh
3.2. Giáo dục lễ giáo trong các hoạt động
3.3. Giáo dục lễ giáo mọi lúc, mọi nơi
3.4. Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học.
3.5. Khen ngợi, động viên, khích lệ trẻ kịp thời.
3.6. Giáo dục lễ giáo qua các ngày hội, ngày lễ.
3.7. Cô giáo gương mẫu chuẩn mực.
4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)
4.1. Xây dựng góc tuyên truyền, phối hợp tốt với phụ huynh:
Góc tuyên truyền được phân làm hai bên:
- Một bên giáo dục hành vi: Tôi trang trí hình ảnh về những hành vi văn
minh nên làm hay không nên làm cho trẻ quan sát và làm theo.
- Một bên chùm thơ giáo dục lễ giáo có trang trí minh họa.
Ở góc này tôi trang trí hấp dẫn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo
dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với
hình ảnh, thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trò chuyện giáo dục hành vi của
trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh, đàm thoại với trẻ những hành vi văn
minh trong giao tiếp.
Hằng ngày bố mẹ làm việc vất vả để nuôi các con, vì vậy các con phải biết
phụ giúp, đỡ đần cho bố mẹ bớt những công việc vừa sức của mình như: quét
dọn nhà cửa, trông coi nhà cửa, cho gà ăn, tưới nước cho hoa, chăm sóc nhổ cỏ
cho các cây cảnh và còn phải học hành thật là chăm chỉ. Tôi dán tranh “Bé quét
nhà”, “Bé cho gà ăn thóc”, “Bé cùng chị tưới nước, bắt sâu cho hoa”, và gắn với
bài thơ:
Buổi sáng

Sáng nào cũng vậy
Cho gà ăn thóc
Bé dậy cùng bà
Thương ba khó nhọc
Ra trước sân nhà
Bé học chuyên cần
Tập bài thể dục
Thương mẹ tảo tần
Đánh răng rửa mặt
Bé ngoan lễ phép.
Lấy chổi quét nhà
Hàng tháng tôi lên kế hoạch chủ đề lễ giáo và thay tranh ảnh bài thơ có nội
dung phù hợp với kế hoạch từng tháng.
Đối với góc tuyên truyền không những dành cho trẻ biết được hành động
của bạn nhỏ ngoan hay hư nên làm theo hay không làm theo nội dung của bức
tranh, mà tôi cũng để tuyên truyền giáo dục lễ giáo cho phụ huynh nắm bắt, từ
đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà.
Về phía phụ huynh lớp tôi, đa phần họ làm nghề nông, không có nhiều thời
gian chăm sóc, dạy dỗ con, nhiều phụ huynh còn phó mặc con cho cô giáo. Tôi


thường xuyên giao tiếp với họ, giải thích để họ hiểu được tầm quan trọng trong
việc dạy dỗ con cái và tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia đình. Tôi tuyên
truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo khi trẻ ở nhà, đi
chơi. Phụ huynh giành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con như vệ sinh thân
thể, chải răng đúng cách, ăn uống biết mời chào lễ phép, biết mời tăm, mời nước
người lớn, quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình....

Một số nội dung tại góc tuyên truyền
Ngoài ra việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh, tôi còn trao đổi qua sổ liên

lạc để cô giáo và bố mẹ nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của trẻ, chỉnh đốn những
hành vi lệch lạc của trẻ.
Vào giờ đón, trả trẻ tôi luôn chú ý nhắc trẻ chào cô và người thân, để người
thân ra về, hay chào cô giáo để về với gia đình.
4.2. Giáo dục lễ giáo trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi:
Ở trường mầm non, không có giờ đạo đức, nên việc giáo dục lễ giáo được
lồng ghép vào các hoạt động khác. Trong các hoạt động của lớp, tôi luôn chú ý
đến cách đi, đứng, ngồi, cách nói năng của trẻ. Ngồi ngay ngắn, đi đứng nhẹ
nhàng, nói năng từ tốn, biết thưa gửi, không nói trống không, không nói leo…
Thời gian đầu, trẻ chưa quen, nhưng tôi kiên trì rèn luyện, uốn nắn nhẹ nhàng,
trẻ đã dần dần có những thói quen tốt.
Với mỗi nội dung của hoạt động, tôi cũng không quên phần giáo dục trẻ
tình thương yêu đối với những người thân trong gia đình, yêu quý cô giáo, bạn
bè, tình yêu đối với lao động, với cảnh đẹp thiên nhiên và thế giới xung quanh .
+ Giờ HĐH âm nhạc, khi dạy trẻ qua bài hát: “Khuôn mặt cười”, tôi giáo
dục trẻ biết yêu quý bản thân, biết rửa mặt rửa tay theo khoa học, biết bảo vệ và
chăm sóc cơ thể mình luôn sạch sẽ.
Giáo dục lễ giáo thông qua những hoạt động nghe nhạc, nghe hát cũng
được tôi chú ý nhiều. Dựa vào tính chất giai điệu của bài hát để tôi giáo dục trẻ .
Với những bài hát vui nhộn, tôi rèn cho trẻ tính năng động, nhanh nhạy trong


hoạt động, còn với những bài hát có tính chất nhẹ nhàng, sâu lắng thì tôi lại bồi
đắp cho trẻ tính dịu dàng, kiềm chế bản thân. Và hơn hết khi trẻ chìm trong
những bản nhạc, trẻ sẽ có tình yêu với âm nhạc, trẻ sẽ biết yêu quý bản thân, yêu
lao động và yêu thiên nhiên,…
+Qua giờ khám phá khoa học "Một số phương tiện giao thông đường bộ":
Tôi trò chuyện với trẻ về lợi ích của các phương tiện giao thông, tại sao mọi
người ai cũng phải đi theo quy định giao thông, qua đó tôi giáo dục trẻ biết yêu
quý, bảo vệ các phương tiện giao thông, có ý thức chấp hành những quy định

khi tham gia giao thông và nhắc nhở người khác cùng chấp hành.
+ Đối với giờ học phát triển thể chất bài “ Đi thăng bàng trên ghế thể dục”:
Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh,
trong lúc tập trẻ có các kỹ năng trèo biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, sự khéo
léo cẩn thận. thông qua đó trẻ có tính kỷ luật, không chen lấn, không xô đẩy bạn
khi trẻ sinh hoạt tập thể.
+ Giờ làm quen tác phẩm văn học:
Xuất phát từ những tình hình đặc điểm của lớp tôi trẻ rất thích nghe kể
truyện, thông qua nội dung truyện dẫn đến giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ
nhàng, phù hợp với lứa tuổi, không gò bó áp đặt mà đạt hiệu quả cao cho trẻ.
Tôi lập kế hoạch cho trẻ làm quen với văn học cho từng tháng ngay từ đầu
năm. Tôi đã sưu tầm lựa chọn một số câu truyện mang nội dung tình cảm, nêu
được những bài học đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non để đưa vào kế hoạch
nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.
Ví dụ truyện: Cây táo thần, Cô bé hoa hồng, Khi mẹ sinh em bé, Bông hoa
cúc trắng, Tích chu, Sự tích quả dưa hấu, Sự tích con khỉ, Cáo và gà trống, Ai
đáng khen nhiều hơn, Cây khế, Cây tre trăm đốt, Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng,
Quả táo của Bác Hồ,...
Để đạt được mục đích đề ra, tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen với truyện kể
vào mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm khác nhau trong ngày. Tôi luôn tìm tòi sáng
tạo trong cách lên lớp thu hút cháu. Cô có thể tự sáng tác ra những câu chuyện
bài thơ về lễ giáo và kể cho trẻ nghe, hoặc cô có thể ghi qua băng rồi để kể trẻ
nghe trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh.
Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối
của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen
ngợi hoặc do tình yêu, lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến đã thúc
đẩy trẻ.
Ví dụ: Khi kể cho các cháu nghe câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi
nhấn mạnh liên hệ giáo dục: Các con ạ! Bố mẹ của các con phải làm việc vất vả
để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết vâng lời bố mẹ, yêu thương

và nhường nhịn em bé, không những thế mà phải biết quan tâm và giúp đỡ mọi
người xung quanh mình nữa đấy…”.
Sau khi được cô giáo dạy xong, tôi cho trẻ kể những việc mình đã giúp đỡ
bố mẹ như: trông coi em nhỏ, quét nhà, cho gà ăn, gấp quần áo, lấy tăm cho ông
bà, bố mẹ, phụ bố mẹ những công việc lặt vặt vừa sức của trẻ. Vì vậy mà giờ
học đã sinh động lôi cuốn sự chú ý của trẻ hẳn lên rõ rệt.


Hình ảnh các bé học giờ văn học
Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được khi trẻ phân biệt được
điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào. Chính
vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc hành động hành vi coi là cốt lõi của
công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường xuyên, điều đó sẽ
bồi đắp và nuôi dưỡng đạo đức cho trẻ một cách tuyệt vời.
Với hoạt động vui chơi, đây là hình thức lồng ghép lễ giáo nhẹ nhàng, tự nhiên,
mà cũng là hình thức cô kiểm tra xem trẻ có ý thức và hành vi lễ giáo hay chưa.
Trong giờ vui chơi, trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi trong
cuộc sống của người lớn. Trẻ được nhập vai và sử dụng hiểu biết của mình để
ứng xử với nhau. Tôi lắng nghe và quan sát trẻ chơi, kịp thời uốn nắn khi trẻ có
hành vi chưa tốt. Qua đó, giúp trẻ hình thành thói quen, hành vi văn minh trong
giao tiếp.
VD: Góc phân vai - tập làm bác sĩ: Bác sĩ luôn ân cần với bệnh nhân, hỏi
han bệnh nhân: “ Bác bị đau ở đâu? Để tôi khám cho. Bác đừng sợ, tôi khám rất
khẽ thôi không làm bác đau đâu. Bác nhớ ăn uống đầy đủ, trước khi ăn phải rửa
tay, phải đánh răng thường xuyên để không bị đau bụng nữa nhé! Bác phải uống
huốc đúng giờ cho mau khỏi bệnh nhé!...”


Các bé chơi đóng vai bác sĩ
Thông qua vui chơi, trẻ lớp tôi bạo dạn dần với nề nếp, thói quen, lễ giáo.

Trẻ nói năng lưu loát, nhẹ nhàng, tình cảm, biết chơi, quan tâm đến bạn, giữ gìn
đồ chơi, cất lấy đúng nơi.
4.3. Giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi, chú ý trẻ cá biệt:
Giờ đón trả trẻ cần niềm nở và ân cần, chủ động giao tiếp với phụ huynh,
tạo niềm tin và sự thân thiết. Tôi cho trẻ thói quen chào bố mẹ, cô giáo, cất đồ
dùng gọn dàng, đúng nơi quy địn
Giờ ăn, ngủ của trẻ cần được rèn thành thói quen ăn uống lịch sự, ngủ đúng
giờ giấc, không được nói chuyện riêng.
VD: Giờ ăn, trẻ biết giúp cô kê bàn ghế, biết mời cô, mời bạn. Khi ăn
không nói chuyện, xúc cơm gọn gàng, từ tốn, nếu rơi cơm biết nhặt vào đĩa,
xong biết xúc miệng nước muối, biết lau miệng, lau tay đúng cách…
Khi chơi tự do hay hoạt động ngoài trời, giờ lao động, tôi quan sát và uốn
nắn trẻ biết quan tâm, không đánh nhau… trẻ nào mắc lỗi tôi giải thích, cho trẻ
xin lỗi bạn. Tôi không tạo cho trẻ tâm lý xấu hổ khi mình làm sai. Nếu bạn làm
được việc tốt cần cám ơn bạn. Tôi giáo dục trẻ tình cảm bạn bè yêu thương giúp
đỡ nhau, chơi vui vẻ đoàn kết...
Lớp tôi có cháu Minh Hiếu, rất hiếu động. Tôi thường chú ý đến cháu. Tôi
giao cho cháu Minh Hiếu làm lớp trưởng giúp tôi quan sát các bạn trong lớp,
xem bạn nào hay đùa nghịch tợn, bạn nào không chơi đoàn kết với bạn, hay
đánh bạn, bạn nào không chú ý trong giờ học, không nghe lời cô, lời mẹ...(Đó
cũng là những tính xấu của cháu Hiếu mà tôi muốn giáo dục cháu). Trong giờ
học, những tình huống lễ giáo, tôi hỏi liên quan đến tính cách cháu. Như trong
giờ văn học, truyện “Bông hoa cúc trắng”, tôi hỏi trẻ vì sao cô bé cứ đi mãi đi
mãi trong giá rét? Vì sao cô bé lại xé những cánh hoa ra làm nhiều sợi? (Vì cô
bé yêu thương mẹ, muốn mẹ được sống lâu). Điều kỳ diệu gì đã xảy ra khi cô bé
xé cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ?... Qua đó khơi gợi cho cháu Hiếu và các cháu


khác cảm xúc yêu thương mẹ dạt dào, biết nghe lời mẹ, muốn làm nhiều việc
cho mẹ vui. Và cũng dần dần từ đó, các cháu bạo dạn hơn, trong các hoạt động

các cháu nhanh nhẹn hơn, trả lời cô rõ ràng, tự tin hơn, các cháu không còn khóc
nữa và biết chơi với bạn, biết quan tâm giúp đỡ bạn...

Các cháu đang chơi mèo đuổi chuột vui vẻ
Lớp tôi còn có cháu Ánh Thủy rất nhút nhát, cháu sinh ra trong hoàn cảnh
rất éo le, thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ ngay từ khi mới được vài tháng
tuổi. Ngoài cô giáo trong lớp, cháu không dám tiếp xúc với bất kỳ ai ở trường.
Tôi luôn gần gũi, quan tâm chăm sóc, trò chuyện với cháu, trao cho cháu tình
yêu thương như người mẹ, dần dần cháu đã quen lớp, quen cô và các bạn. Và
thật kỳ tích, bây giờ cháu đã hòa nhập được với các bạn, cháu đã nói chuyện lễ
phép với cô và vui đùa cùng các bạn, biết tự phục vụ và còn biết quan tâm, giúp
đỡ cô một số việc nhỏ trong lớp. Nhìn nụ cười của cháu tươi trên môi mà lòng
tôi ấm áp đến lạ kỳ...


Cháu Ánh Thủy (áo hoa) trong giờ chơi hoạt động góc
4.4. Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học:
+ Tạo môi trường lớp học: Tôi đầu tư vào các góc xác định chủ đề trang trí
chủ đề lớn nhánh nhỏ.
+ Sưu tầm những nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp,
sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp nội
dung, độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với trẻ, để thu hút trẻ
vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn.
Mỗi ngày trẻ được chơi với đồ chơi, được lau dọn, sắp xếp gọn gàng giống
như cô, được chăm sóc cây xanh, từ đó trẻ yêu thiên nhiên, yêu lao động. Bên
cạnh đó, tôi cũng chú ý giúp trẻ giữ gìn vệ sinh lớp học và cảnh quan sân
trường. Trẻ không vứt rác ra lớp, ra sân, nhặt lá vàng mỗi buổi dạo chơi sân
trường. Sân trường sạch đẹp, đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn, được sắp xếp
gọn gàng sạch sẽ luôn tạo hứng thú cho trẻ khám phá....
Trong mỗi hoạt động học, tôi cũng sưu tầm và làm ra nhiều đồ dùng trực

quan sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào giờ học tự nhiên, từ đó trẻ được lôi
cuốn vào những hành vi lễ giáo một cách tự giác mà không bị sức ép nào bắt
buộc. VD: Hoạt động học làm quen với toán, phân biệt các hình, tôi làm giáo án
điện tử, thiết kế những hình ảnh các phương tiện giao thông bằng các hình hình
học, pha màu đẹp. Trẻ được khám phá các loại PTGT, cô hỏi trẻ những hình
ghép trên các PTGT đó, trẻ trả lời rất hào hứng từ đó tôi uốn nắn cách đi đứng,
ngồi, trả lời câu hỏi của trẻ dễ dàng, nhẹ nhàng. Tôi giáo dục trẻ yêu quý các
PTGT, có ý thức khi ngồi trên xe, không khạc nhổ ra xe,… Trẻ rất nhớ và khắc
sâu những bài học lễ giáo đơn giản mà gần gũi đó.
Ngoài việc làm đồ dùng để phục vụ tiết dạy, tôi thường xuyên đưa công
nghệ thông tin vào tiết dạy để trẻ hứng thú học và được Ban giám hiệu nhà
trường kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao.
4.5. Khen ngợi, động viên, khích lệ trẻ:


Lời khen là một liều thuốc tuyệt vời để ghi nhận và động viên khuyến
khích trẻ,. Khi được khen, trẻ sẽ càng tự tin và càng hứng thú thực hiện những
hành vi đẹp để được khen nhiều hơn.
Tôi thực hiện thường xuyên hình thức nêu gương cuối ngày. Cháu nào có
hành vi, cử chỉ đẹp không chỉ được cắm cờ mà còn được thường xuyên nhắc
đến, khen ngợi nhiều lần mỗi khi có dịp.
VD: Trong các hoạt động của lớp, cháu Ngọc Diệp rất quan tâm và gần gũi
cháu Ánh Thuỷ, thường xuyên giúp đỡ bạn Thuỷ như lấy ghế cho bạn, vỗ về bạn
mỗi khi bạn khóc, dắt bạn đi rửa mặt rửa tay, lấy đồ chơi và luôn chơi cùng bạn,
… Nhờ có bạn Ngọc Diệp mà bạn Ánh Thuỷ đã không còn nhút nhát khi đến
lớp, đã vui vẻ hơn, tự tin hơn. Những việc làm của bạn Diệp rất xứng đáng được
khen ngợi. Cô vòng tay ôm cháu Diệp và tặng cho bé 1 nụ hôn lên má thật ngọt.
Chắc chắn rằng không chỉ cháu Diệp vui mà các bạn khác cũng rất vui và muốn
làm được việc tốt như bạn. Qua đó tôi cũng giáo dục được cho trẻ sự quan tâm,
giúp đỡ bạn bè.

4.6. Giáo dục lễ giáo qua những ngày hội, ngày lễ:
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của người Việt chúng ta. Vì
vậy thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày
Nhà giáo Việt Nam, ngày Sinh nhật Bác Hồ, ngày giải phóng miền Nam, ngày lễ
hội Đình Đền của làng xã tôi,... Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức
các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời trò chuyện với trẻ về truyền
thống của dân tộc Việt Nam để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng
những Anh hùng dân tộc, những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, của nhân
dân ta. Chính vì vậy, việc lồng ghép vào trong tiết dạy để giáo dục trẻ yêu quý
mọi người, lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước, dân
tộc Việt Nam là rất cần thiết.
VD: Hội Đền Đình xã tôi, là một lễ hội truyền thống, nhằm tưởng nhớ
Thành Hoàng Làng Nhã Lang Vương. Vào trung tuần tháng Giêng hàng năm,
thường tổ chức rất nhiều hoạt động lễ hội, trò chơi ý nghĩa. Di tích Đình Đền đã
được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử của quốc gia. Đó là niềm tự hào của
nhân dân xã tôi nói riêng cũng như cả dân tộc Việt Nam nói chung. Tôi cho trẻ
xếp hàng trật tự xem cảnh rước kiệu khi đoàn rước đi qua trường mầm non. Rồi
tôi trò chuyện về những cảm nhận của chúng khi được bố mẹ đưa đi xem hội,…
Trẻ rất hào hứng kể. Qua đó tôi giáo dục trẻ ý nghĩa của lễ hội để tưởng nhớ
người đã có công gây dựng nên làng quê mình, từ đó trẻ biết ơn và kính trọng Vị
thần, biết yêu quê hương làng xóm, hiểu về truyền thông uống nước nhớ nguồn
của dân tộc ta.


Cảnh rước kiệu trong lễ hội Đình - Đền xã tôi
Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta cũng được thể hiện qua
nhiều phong trào như ủng hộ người dân lũ lụt miền Trung, giúp đỡ người khó
khăn… Tôi thường kể cho trẻ nghe trong những giờ chơi tự do, giờ lao động.
Giáo dục trẻ biết san sẻ tình yêu thương cho bạn bè, những người gặp khó khăn
hơn mình, và cũng biết quý trọng những gì mình đang có.

4.7. Cô giáo gương mẫu chuẩn mực:
Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của
cô được trẻ lưu tâm nhất. Tôi giáo dục cho các cháu bằng chính tấm gương của
mình, lứa tuổi mầm non trẻ rất hay bắt chước. Muốn trẻ có những hành vi, cử
chỉ đẹp thì cô giáo phải là tấm gương cho trẻ noi theo.
Vì vậy, tôi và giáo viên cùng lớp luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp
với người lớn, với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và
con, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự
trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, gọn gàng tôn trọng
lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ. Trong các hoạt động, tôi vừa là cô giáo
chỉ bảo các con, vừa là bạn để cùng chơi với trẻ.
Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc
lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần
sau. Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng. Tác
phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự, cô tươi trẻ cháu rất thích.
Giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn coi trẻ như con em của mình, tôn
trọng mọi ý kiến của trẻ luôn lấy tình cảm mẹ - con để giáo dục trẻ, luôn tạo cho
trẻ sự tin tưởng và an toàn tuyệt đối khi ở bên cô.


(Cô và cháu sau giờ hoạt động tạo hình)
Chính vì vậy cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn là người
mẹ hiền thứ hai của trẻ. Có hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan trò giỏi.
5. Kết quả thực hiện:
5.1. Kết quả đạt được:
- Trẻ thích đến lớp, đến lớp đúng giờ.
- Trẻ tự chào mẹ, chào cô, nói năng lưu loát đủ câu, không nũng nịu, không
nói nhè, trong các hoạt động trẻ tự tin, hứng thú tập trung.
- Có ý thức tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể, bảo vệ môi trường xung
quanh.

- Thích tham gia vào các hoạt động của trường, lớp, mạnh dạn trong sinh
hoạt và giao tiếp với bạn, với cô. Hoạt động của trẻ có tính tập thể, đoàn kết
trong mọi hoạt động.
- Có ý thức quan tâm, chia sẻ với người khác, biết trao nhận bằng hai tay,
kính trọng cô giáo và người lớn.
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất lấy đồ dùng đúng nơi.
- Các bậc phụ huynh có chuyển biến rõ rệt trong phong cách ứng xử và
quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình..
- Bản thân tôi được trải nghiệm thực tế, được trau dồi kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử, được phụ huynh học sinh và đồng
nghiệp tin yêu quý mến hơn.
5.2. Kết quả số liệu cụ thể:
*Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
Tiêu chí
Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, xưng hô lễ phép.
Mạnh dạn trong giao tiếp, nói đủ câu

Số trẻ đạt
7/35

Tỷ lệ
20%


Biết làm việc cá nhân và phối hợp với bạn

5/35

14,2%


Biết giữ gìn đồ dùng, cất lấy đúng nơi quy định.

8/35

22,8%

Biết thể hiện sự quan tâm với người thân và bạn bè.

4/35

11,4%

Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

7/35

20%

*Số liệu điều tra sau khi thực hiện đề tài:
Tiêu chí

Số trẻ đạt

Tỷ lệ

Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, xưng hô lễ phép.
Mạnh dạn trong giao tiếp, nói đủ câu

33/35


94,2%

Biết làm việc cá nhân và phối hợp với bạn.

33/35

94,2%

Biết giữ gìn đồ dùng, cất lấy đúng nơi quy định.

35/35

100%

Biết thể hiện sự quan tâm với người thân và bạn bè.

30/35

85,7%

Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

35/35

100%

So sánh số liệu theo từng tiêu chí, tôi thấy kết quả thật đáng mừng, số trẻ
có ý thức, hành vi lễ giáo tăng lên rõ rệt.
- Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, xưng hô lễ phép. Mạnh dạn trong giao
tiếp, nói đủ câu: Tăng 74,2%

- Biết làm việc cá nhân và phối hợp với bạn: Tăng 80 %
- Biết giữ gìn đồ dùng, cất lấy đúng nơi quy định: Tăng 77 %
- Biết thể hiện sự quan tâm với người thân và bạn bè: Tăng 76,1 %
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường : Tăng 80 %

Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện đề tài, với những biện pháp đã nêu trên đã giúp
tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho
trẻ mẫu giáo. Nó giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, ngoan ngoãn và lễ phép hơn, trẻ
được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách
đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ,
không nói tục, không đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn. Trẻ thấy yêu
thích khi đến lớp học, cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơn.
Bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc
lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng chủ
đề để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.


Luôn nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo. Quan tâm đến từng
cá thể và hiểu được một số tâm tư nguyện vọng giêng biệt của từng trẻ, luôn tôn
trọng trẻ từ đó cuốn hút trẻ vào các hoạt động một cách tự nguyên.
Các hoạt động cần có đồ dùng, dụng cụ trực quan sinh động, có tính thẩm
mỹ cao để gây hứng thú cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào những hành vi lễ giáo nhẹ
nhàng, đạt hiệu quả.
Biết khai thác tiềm năng tiềm ẩn trong trẻ và khơi gợi những tiềm năng đã
phát triển. Không chỉ làm đồ dùng đồ chơi trực quan sinh động mà giáo viên
phải tạo được những bài giảng tốt, thiết thực, phù hợp với trẻ và kích thích được
sự tò mò của trẻ. Bên cạnh những bài giảng thông thường thì cũng rất cần tạo

được những bài giảng điện tử để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với công
nghệ thông tin.
Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện hàng tuần hoặc
khen ngợi khích lệ trẻ mỗi khi trẻ làm việc tốt để động viên tinh thần trẻ.
Cần phối hợp thường xuyên và liên tục giữa gia đình và nhà trường trong
việc quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ trẻ.
Bản thân tôi và đồng nghiệp phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, luôn giữ
đúng chuẩn mực, phong cách người giáo viên trong mọi hoạt động, để là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo. Cô luôn yêu thương gần gũi trẻ, quan tâm
chăm sóc và tôn trọng trẻ, theo sát trong mọi hoạt động, để uốn nắn hành vi cho
trẻ. thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thoả mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành
vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành lên nhân
cách chuẩn mực.
2. Các đề xuất và khuyến nghị:
Qua một năm thực hiện đề tài, ngoài những thuận lợi, tôi gặp phải một số
khó khăn nhất định, tôi có một vài kiến nghị:
- Ngành giáo dục cần mở thêm nhiều phong trào, cuộc vận động về lễ giáo
để giáo viên và học sinh được tham gia, từ đó tạo nên ý thức và hành vi tốt cho
mọi người.
- Nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất cho
các lớp, để trẻ được tham gia vào các hoạt động tìm tòi, khám phá nhiều hơn.
- Nhà trường chăm lo bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cho giáo viên,
để họ có tay nghề cao trong công tác, chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
- Cô giáo phải yêu nghề, mến trẻ, luôn có ý thức trách nhiệm trong công
việc cũng như trong các hoạt động.
Trên đây là một số biện pháp của tôi khi thực hiện đề tài: “Giáo dục lễ giáo
cho trẻ 4-5 tuổi”, áp dụng trên trẻ tại Trường mầm non nơi tôi công tác. Với kết
quả đó, tôi cũng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc chung của
ngành giáo dục trong việc nâng cao ý thức, hành vi văn minh cho học sinh, đặt
nền móng cho sự hình thành nhân cách trẻ sau này. Rất mong được sự đóng góp,

giúp đỡ của hội đồng khoa học các cấp để tôi hoàn thiện đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn !


Ngày ... tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày……..tháng……năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC


NGHÀNH GIÁO DỤC
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
Ngày……..tháng……năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



×