Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG
THEN CHỐT ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG
THEN CHỐT ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ
Mã số: 9310110


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2020


i

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung
thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng
nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày ...... tháng.......năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Tuấn Anh


Xin chân thành cảm ơn đại gia đình của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ
và là điểm tựa cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các anh/chị
thuộc các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến các dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT đã quan tâm và chia sẻ với tôi
những nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Nguyễn Tuấn Anh



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về các yếu tố thành công
then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình
thức PPP/BOT........................................................................................................... 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến PPP/BOT ở Việt Nam...................6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB
theo hình thức PPP/BOT.......................................................................................... 7
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên về CSF của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
GTĐB theo hình thức PPP/BOT ở Việt Nam........................................................... 9
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước về các yếu tố thành công
then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông đường bộ) theo
hình thức PPP/BOT................................................................................................ 10
1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô......................................................... 12
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến khả năng thực hiện dự án..................................... 13
1.2.3. Cam kết của Chính phủ................................................................................ 18
1.2.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động đấu thầu............................................... 20
1.2.5.

Các yếu tố khác có liên quan................................................................ 25

1.3. Tổng quan các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu về CSF đối với dự

án xây dựng thực hiện theo hình thức PPP/BOT.................................................. 27
1.4. Các lý thuyết liên quan đến các yếu tố thành công then chốt đối dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT.........................29
1.4.1. Lý thuyết Keynes về vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường............................................................................................................... 29


1.4.2. Lý thuyết “các bên tham gia”....................................................................... 30
1.4.3. Lý thuyết hợp tác công tư (Public Private partnership - PPP)......................31
1.5. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án.......................32
1.5.1. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................. 32
1.5.2. Hướng nghiên cứu của luận án..................................................................... 37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................... 39
2.1. Tổng quan về dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...........39
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ......39
2.1.2. Dự án xây dựng cấu hạ tầng giao thông đường bộ....................................... 41
2.2. Cơ sở lý luận chung về vai trò của Nhà nước đối với hoạt động phát triển
đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
nói riêng của nền kinh tế quốc dân........................................................................ 42
2.2.1. Nhà nước có vai trò là nhà cung ứng dịch vụ công...................................... 42
2.2.2. Nhà nước giữ vai trò là nhà quản lý sự phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của nền kinh tế quốc dân...............................................................................43
2.2.3. Nhà nước có vai trò là nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền
kinh tế quốc dân..................................................................................................... 48
2.2.4. Nhà nước có vai trò là người kiểm soát sự phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ
thuật 49
2.3. Vai trò và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ........................................................................................ 50
2.3.1. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ......................................................................................................50

2.3.2. Hình thức tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ...................................................................................... 53
2.4. Quan hệ đối tác công - tư trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ....................................................................................... 53
2.4.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quan hệ đối tác công - tư trong thực hiện
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.............................................. 53
2.4.2. Các hình thức quan hệ đối tác công - tư trong thực hiện dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ........................................................................... 73


2.5. Cơ sở lý luận về các yếu tố thành công then chốt với dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT........................................ 85
2.5.1. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT...85
2.5.2. Các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ theo hình thức BOT..................................................................... 88
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 91
3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 91
3.2. Nghiên cứu định tính........................................................................................ 93
3.3. Nghiên cứu định lượng..................................................................................... 95
3.3.1. Thiết kế phiếu khảo sát................................................................................ 95
3.3.2. Khảo sát thử................................................................................................. 98
3.3.3. Mẫu nghiên cứu........................................................................................... 98
3.3.4. Thu thập dữ liệu........................................................................................... 98
3.3.5. Kỹ thuật phân tích........................................................................................ 99
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG
THEN CHỐT ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM.........................100
4.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam........................................................... 100
4.2. Thực trạng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo

hình thức BOT ở Việt Nam................................................................................... 101
4.2.1. Thực trạng huy động nguồn vốn xã hội đối với phát triển các dự án
kết
cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam...................................................................... 101
4.2.2. Thực trạng về số lượng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT
đã thực hiện ở Việt Nam.......................................................................................102
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình các dự án xây dựng Kết cấu hạ tầng GTĐB theo
hình thức BOT ở Việt Nam..................................................................................103
4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố thành công then chốt với dự án xây dựng Kết
cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam........................................... 105
4.3.1. Thống kê mô tả mẫu.................................................................................. 105
4.3.2. Thực trạng mô hình đầu tư hợp tác công - tư theo hình thức BOT với các dự
án xây dựng Kết cấu hạ tầng GTĐB ở Việt Nam................................................. 108


4.3.3. Các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam................................................ 112
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY SỰ THÀNH CÔNG ĐỐI
VỚI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM........................................................127
5.1. Quan điểm, định hướng phát triển dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam....................................... 127
5.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam 128
5.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả việc đầu tư,
khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình
thức đối tác công tư (PPP) nói chung................................................................... 128
5.2.2. Đẩy mạnh công khai, minh bạch việc triển khai đầu tư các dự án thực hiện
theo hình thức BOT............................................................................................. 128
5.2.3. Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng chủ

đầu tư, chủ sở hữu Nhà nước đối với các dự án kết cấu hạ tầng giao thông 129
5.2.4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sự cần thiết và hiệu quả của
việc thực hiện xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT130
5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực nhà đầu tư............................................................ 130
5.2.5. Hoàn thiện, bổ sung và đề xuất các quy định nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có
năng lực tham gia vào dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT 131
5.2.6. Thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù với một số dự án thực
hiện theo hình thức BOT...................................................................................... 132
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................................................135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 136
PHỤ LỤC................................................................................................................. 147


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung cụm từ viết tắt

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOT

Xây dựng - vận hành - chuyển giao


BCC

Các nhà đầu tư - hợp tác - kinh doanh

BOO

Xây dựng - sở hữu - vận hành

BLT

Xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao

BTL

Xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ

BT

Xây dựng - chuyển giao

BTO

Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

CSF

Các yếu tố thành công then chốt

CSHT


Cơ sở hạ tầng

DBO

Thiết kế - xây dựng - vận hành

GTĐB

Giao thông đường bộ

GTVT

Giao thông vận tải

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

IRR

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KTQD

Kinh tế Quốc dân


NPV
OECD

Giá trị hiện tại ròng
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PPP

Hình thức đối tác công – tư

PFI

Sáng kiến tài chính tư nhân

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý nhà nước

ROE

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

VFM

Giá trị đồng tiền


WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố thành công then chốt dựa trên kết quả tổng quan nghiên
cứu............................................................................................................................... 34
Bảng 3.1: Các yếu tố thành công then chốt áp dụng trong phiếu khảo sát...................96
Bảng 4.1: Kết quả huy động vốn xã hội đối với các dự án kết cấu HTGT (tính đến
tháng 3/2018).............................................................................................................101
Bảng 4.2: Số lượng dự án Kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT (Tính đến tháng
3/2018)....................................................................................................................... 102
Bảng 4.3: Kết quả thu thập phiếu khảo sát.................................................................106
Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu về CSF đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB
theo hình thức BOT ở Việt Nam................................................................................113
Bảng 4.5: So sánh kết quả nghiên cứu về CSF của dự ánxây dựng kết cấu hạ tầng
GTĐB theo hình thức BOT với các nghiên cứu trên thế giới về PPP/BOT...............122


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Chuỗi quy trình của dự án theo hình thức đối tác công tư............................57
Hình 2.2. Lợi ích của các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác Nhà nước - tư nhân. .67
Hình 2.3. Cấu trúc hợp đồng quản lý...........................................................................76
Hình 2.4. Cấu trúc hợp đồng cho thuê.........................................................................77
Hình 2.5. Cấu trúc hợp đồng nhượng quyền................................................................79

Hình 2.6. Cấu trúc của một hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT)...81
Hình 2.7. Cấu trúc hợp đồng liên doanh......................................................................84
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................93
Hình 4.1. Phân loại mẫu điều tra theo giới tính..........................................................106
Hình 4.2. Phân loại mẫu điều tra theo độ tuổi............................................................107
Hình 4.3. Phân loại mẫu điều tra theo trình độ học vấn.............................................108
Hình 4.4. Vai trò của mô hình đầu tư hợp tác công - tư theo hình thức BOT đối với sự
phát triển Kết cấu hạ tầng GTĐB ở Việt Nam...........................................................110
Hình 4.5. Kết quả đầu tư hợp tác công - tư theo hình thức BOT với các dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng GTĐB ở Việt Nam............................................................................112


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ công cộng thuộc về Chính phủ các nước. Ở bất cứ
quốc gia nào, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển thì nhu cầu về vốn cho phát
triển hạ tầng giao thông đường bộ là rất lớn, trong khi khả năng của vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước thường thiếu so với nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
GTĐB. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ luôn cần đi
trước một bước để tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội khác.
Chính vì vậy, theo Yescombe (2007), khi mà các quốc gia đang đòi hỏi và hướng tới
mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng các dịch vụ công (trong đó có chất lượng
khai thác hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ) thì việc đầu tư theo hình thức đối tác
công-tư (public-private partnership- PPP) được coi là một công cụ hữu hiệu để thu hút
vốn từ khu vực tư nhân bổ sung vào nguồn vốn đầu tư truyền thống và nâng cao hiệu
quả đầu tư. Nhiều quốc gia như Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Ôxtrâylia, Mỹ, Hàn

Quốc, Nhật Bản, Brasil, Malaysia, Philipin, Thái Lan, Trung Quốc,… đã nỗ lực huy
động sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hình thức PPP/ BOT. Hình thức đầu
tư này đã phát huy vai trò tích cực trong thu hút vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng GTĐB không chỉ ở các quốc gia phát triển mà cả ở các quốc gia
đang phát triển. Vai trò của đầu tư theo hình thức PPP/BOT trong xây dựng hạ tầng
giao thông đường bộ dường như đã đạt được sự đồng thuận tại nhiều quốc gia, tuy
nhiên trái với kỳ vọng của nhiều Chính phủ, hình thức đầu tư này có thể thành công ở
một số nước nhưng lại không hiệu quả và thành công ở những nước khác.
Với Việt Nam, như là một tất yếu của nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư
cho lĩnh vực này chủ yếu từ các kênh huy động truyền thống như ngân sách Nhà nước
và vốn vay ODA. Với những hạn chế về ngân sách và nguồn vốn ODA đang dần thu
hẹp do Việt Nam đã qua ngưỡng có mức thu nhập trung bình thì việc huy động vốn từ
các nhà đầu tư tư nhân cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trở thành vấn đề cấp
thiết. Để giải quyết vấn đề thu hút vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư dự án đầu tư theo
hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, từng bắt đầu được áp
dụng ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước (Bộ GTVT và Hiệp hội Phát triển
Quốc tế, 2009), Chính phủ Việt Nam đang từng bước thể chế hóa và phát triển khung
pháp lý tạo bản lề cho việc phát triển hình thức đầu tư PPP trong các lĩnh vực nói
chung và trong xây dựng hạ tầng giao thông nói riêng.


Trong hơn 10 năm qua, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh
vực hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta chủ yếu qua hình thức nhượng quyền về
xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build - Operate - Transfer - BOT) giữa Chính phủ
và đối tác tư nhân. Việc đầu tư theo hình thức BOT hoàn vốn bằng thu phí khai thác
đường bộ vẫn là phổ biến nhất, trong đó nhà đầu tư là các doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp đang cổ phần hóa, thậm chí là doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Trong khi đó, để một dự án BOT thành công, các nhà quản lý cũng như nhà đầu
tư cần xác định được các yếu tố thành công then chốt ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến dự án đầu tư. Các nhân tố này chính là những nguyên nhân tạo nên chất lượng

công trình, tiến độ công việc, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường,... của dự án đầu tư.
Và việc tìm ra các nguyên nhân cốt lõi tạo nên sự thành công hay thất bại của dự án
PPP nói chung và dự án BOT nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
thực hiện. Tuy nhiên, dựa trên kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan có thể tiếp
cận, tác giả nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng theo hình thức PPP/BOT và các yếu tố thành công then chốt đối với dự án
PPP/BOT được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, với cách tiếp cận nghiên
cứu, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các
yếu tố thành công then chốt đối với dự án PPP/BOT có những điểm tương đồng và có
sự khác biệt với nghiên cứu trước: Như Qiao và cộng sự (2001) đã chỉ ra 8 yếu tố
thành công then chốt đối với các dự án BOT ở Trung Quốc gồm: xác định dự án phù
hợp; tình hình chính trị và kinh tế ổn định; gói tài chính hấp dẫn; mức phí / mức thuế
được chấp nhận; phân bổ rủi ro hợp lý; lựa chọn nhà thầu phụ phù hợp; kiểm soát quản
lý; và chuyển giao công nghệ. Jefferies và cộng sự (2002) đã xác định các CSFs như:
tổ chức với nhiều chuyên môn; kinh nghiệm đáng kể; danh tiếng tốt; quy trình phê
duyệt hiệu quả giúp các bên liên quan trong một khung thời gian rất chặt chẽ; và đổi
mới trong các phương pháp tài chính của tổ chức. Trong khi đó, các yếu tố khác như
quản lý tốt được xác định bởi Frilet (1997) và Badshah (1998); sự hỗ trợ của Chính
phủ bởi Zhang cùng cộng sự (1998); môi trường kinh tế vĩ mô ổn định của Dailami và
Klein (1997); và khung pháp lý và hành chính phù hợp của Boyfield (1992), Stein
(1995). Jones và cộng sự (1996) và (Finnerty, 1996); chính sách kinh tế lành mạnh
(Ngân hàng Đầu tư châu Âu, 2000), bao gồm thị trường tài chính sẵn có (McCarthy
và Tiong, 1991; Akintoye và cộng sự, 2001b); tập đoàn tư nhân phát triển mạnh và tốt
(Tiong, 1996; Birnie, 1999); nghiên cứu khả thi phân tích chi phí - lợi ích (Brodie,
1995; Hambros, 1999); và phân bổ rủi ro hiệu quả (Grant, 1996, Arthur Andersen và
Enterprise LSE 2000); giải pháp kỹ thuật sáng tạo (Tiong, 1996, Zantke


và Mangels, 1999) đều được coi là những yếu tố quan trọng cho sự thành công của
các dự án PPP/BOT. Hay như, các yếu tố thành công quan trọng ‘mềm’ là: hỗ trợ xã

hội (Frilet, 1997); Cam kết (Stonehouse và cộng sự, 1996, Kanter, 1999); lợi ích chung
(Grant, 1996) cũng được cho là các yếu tố then chốt đối với sự thành công của dự án
BOT.
Ở Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu về PPP/ BOT, nghiên cứu
về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án giao thông đường bộ theo hình thức
PPP/BOT được thực hiện, tuy nhiên theo kết quả tổng quan các tài liệu có thể thu thập,
tác giả cũng thấy chưa có nghiên cứu nào về CSF đối với dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng GTĐB được thực hiện ở Việt Nam.
Từ các phân tích và nhận định ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các
yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam” nhằm chỉ ra các yếu tố thành công then
chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam và
đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu
hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm chỉ ra các yếu tố thành công then chốt
đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, luận án hướng đến thực hiện một số nhiệm vụ:
- Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án
PPP/BOT từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu;
- Xác định danh sách các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam;
- Chỉ ra danh sách các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam;
- So sánh 5 yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam với các nghiên cứu được thực hiện tại Trung
Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Úc, Anh để thấy điểm tương đồng và khác biệt, qua đó
luận giải tính mới về lý luận và thực hiện của luận án;
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây

dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở việt nam.


-

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.

 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Luận án nhằm chỉ ra các yếu tố thành công đối với các dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam thông qua việc khảo sát
nhận thức (đánh giá theo cảm nhận / hiểu biết) của người trả lời thuộc khu vực công và
khu vực tư nhân đã và đang tham gia thực hiện / liên quan đến dự án xây dựng kết cấu
hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.
- Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 1990 - 2017, điều tra
dự kiến được tiến hành trong năm 2016 và 2017.

4. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã có một số đóng góp tri thức mới cả
về lý luận và thực tiễn.

 Đóng góp về mặt lý luận:
Với phương pháp lấy mẫu có chủ đích, luận án đã thực hiện khảo sát về nhận
thức (đánh giá theo cảm nhận, sự hiểu biết) của các cá nhân hiện đã và đang tham gia
thực hiện, liên quan đến dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB)
theo hình thức BOT ở Việt Nam thuộc cả khu vực công và khu vực tư nhân về các yếu
tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức
BOT ở Việt Nam; và với phương pháp so sánh với các kết quả nghiên cứu cùng cùng
bảng hỏi do Li (2003) thiết kế do các nhà nghiên cứu thực hiện tại Anh, Malaysia,

Trung Quốc, Hồng Kông, Úc, luận án đã chỉ ra trong 5 yếu tố thành công then chốt
đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) theo hình thức
BOT ở Việt Nam, thì các yếu tố (ii) Tính minh bạch trong đấu thầu; (iv) Đấu thầu cạnh
tranh; (v) Sự đồng thuận của xã hội lại chỉ được đánh giá cao ở Việt Nam và có nhiều
khác biệt so với các công trình nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới. Kết quả
nghiên cứu này lại là đóng góp mới của luận án về mặt bối cảnh nghiên cứu và phù
hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam khi mà đặc thù của Viêt Nam sử dụng rất nhiều
hình thức chỉ thầu, cách tính phí không minh bạch; việc đặt trạm thu phí tuỳ tiện, phục
vụ lợi ích nhóm chứ chưa quan tâm đến lợi ích chính đáng của đối tượng tham gia giao
thông, và thực tiễn cho thấy nếu không giải quyết các nút thắt cổ chai này thì các dự án


BOT trong đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT có nguy cơ thất bại rất cao.

 Đóng góp về mặt thực tiễn:
Để thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình
thức BOT ở Việt Nam, luận án đã đề xuất áp dụng thí điểm một số nội dung: (i) thực
hiện thí điểm một số cơ chế chính sách theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế tại
một số dự án để thu hút nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ như bảo lãnh doanh thu, bảo
hiểm trách nhiệm của Chính phủ); (ii) nghiên cứu việc sử dụng ODA làm ‘vốn mồi’
kích thích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông; (iii) nghiên cứu và tổ chức thực hiện việc cho thuê dài hạn hoặc
chuyển nhượng quyền khai thác các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã hoàn
thành nhằm huy động nguồn lực để đầu tư các dự án mới; (iv) đối với một số dự án
quan trọng, cấp bách, có thể nghiên cứu hình thức giao cho các Tổng công ty nhà nước
về đầu tư hạ tầng huy động nguồn lực để đầu tư thông qua việc phát hành trái phiếu
doanh nghiệp hoặc trái phiếu dự án…, sau khi hoàn thành tiến hành đấu thầu nhượng
quyền vận hành khai thác để thu hồi vốn, nguồn vốn thu được sẽ tiếp tục đầu tư các dự
án tiếp theo.


5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án bao gồm 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý luận;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu;
Chương 5: Giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong nhiều thập kỷ qua, hình thức quan hệ đối tác công tư (PPP) được Chính
phủ nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng nói
chung và các dự án hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng. Hình thức PPP thường
xuyên được nhiều nước áp dụng với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ là hoạt động nhượng quyền về xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build Operate - Transfer - BOT) giữa Chính phủ và đối tác tư nhân. Tuy nhiên, trái với kỳ
vọng của nhiều Chính phủ, đầu tư theo hình thức BOT có thể thành công ở một số
nước nhưng lại không hiệu quả và thành công ở những nước khác. Do đó, việc xác
định các yếu tố thành công then chốt đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
GTĐB theo hình thức BOT là cần thiết và giúp giảm thiểu rủi ro cho tất cả các bên liên
quan khi tham gia vào các dự án BOT. Vì vậy, trong chương 1 tác giả hướng đến tổng
quan các công trình nghiên cứu liên quan được thực hiện ở trong và ngoài nước về các
yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm
xác định khoảng trống nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của luận án.

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về các yếu tố thành
công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ theo hình thức PPP/BOT
Ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã có những công trình nghiên cứu về

dự án cơ sở hạ tầng nói chung (và các dự án hạ tầng giao thông nói riêng) theo hình
thức đối tác công tư PPP/BOT, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện về các yếu
tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức
BOT. Cụ thể như sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến PPP/BOT ở Việt Nam
Đặc điểm của các dự án đầu tư công nói chung và dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng GTĐB là thường đòi hỏi nguồn vốn lớn vì vậy hình thức PPP/BOT là hướng đi
phù hợp. Điều này được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam khẳng
định, như Nguyễn Thị Kim Dung (2008) đã giới thiệu thực tiễn PPP trên toàn thế
giới, chỉ ra khả năng ứng dụng của PPP tại Việt Nam. Vì đây là một nghiên cứu được
thực hiện trong thời gian Việt Nam vừa gia nhập WTO, nên đề tài chủ yếu nghiên
cứu các mô hình PPP và thực tiễn trên toàn thế giới và dự báo tiềm năng khai thác
PPP tại Việt Nam.


Hay như Nguyễn Thị Minh (2011) đã nghiên cứu các kinh nghiệm ứng dụng
PPP quốc tế trong Vương quốc Anh và Úc (cả hai quốc gia phát triển có ứng dụng
thành công về PPP), Hàn Quốc (một quốc gia mới công nghiệp hóa dẫn đầu về ứng
dụng PPP trong Giao thông vận tải xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á) và Trung Quốc
(một quốc gia đang phát triển có sự chuyển tiếp kinh tế, tương tự như Việt Nam) để từ
đó đưa ra những đề xuất trong việc thực hiện PPP tại Việt Nam như cần nâng cao vai trò
quan trọng của Nhà nước trong việc thiết lập khung pháp lý và chính sách, bộ máy quản
lý cho PPP, môi trường kinh doanh; cũng như những yêu cầu đặt ra đối với khu vực tư
nhân trong tham gia PPP.
Nguyễn Hồng Thái (2012) chỉ ra để đảm bảo mô hình hợp tác công tư có tính
hiệu quả bên cạnh việc cải cách thể chế, tạo hành lang pháp lý (hình thành luật đầu tư
công và luật đầu tư tư nhân); Chính phủ phải tuân thủ thực hiện hợp đồng ngay cả
trong những thời điểm khó khăn; các nhà đầu tư có trách nhiệm và bảo toàn trách
nhiệm với người tiêu dùng và Chính phủ cần chuyển từ lời kêu gọi thuần túy sang việc

cho phép trên thực tế hình thành mô hình hợp tác công tư nhanh chóng phát triển hệ
thống CSHT mà nước ta đang cần.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng
GTĐB theo hình thức PPP/BOT
Ở Việt Nam, nghiên cứu về kết cấu hạ tầng GTĐB nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiêm Văn Dĩnh (2010) và (2012) đã cung cấp
kiến thức chung về cơ sở khoa học của các hoạt động đầu tư và xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông; quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng giao thông.
Đinh Kiện (2010) cho rằng hiện còn thiếu quy hoạch tổng thể, dài hạn của Nhà nước
cũng như của từng địa phương, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, yếu kém về khung
pháp lý và thể chế. Ngoài ra, năng lực còn hạn chế của cán bộ các cơ quan quản lý Nhà
nước được đào tạo và có kinh nghiệm để đảm bảo dự án được quy hoạch và thực hiện có
hiệu quả (Bùi Thị Hoàng Lan, 2010),... được coi là những nguyên nhân chủ yếu cản trở
sự phát triển của dự án đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ ở Việt Nam. Thậm chí trong nhiều trường hợp, các vấn đề cần giải quyết của
dự án lại vượt quá năng lực của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong khi hầu hết các
cơ quan thuộc Chính phủ có rất ít kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện và quản lý
các dự án đầu tư theo hình thức PPP, thì họ vẫn được giao quản lý thực hiện các dự án
này một cách tương đối độc lập, với sự phối hợp lỏng lẻo, ít chia sẻ kinh nghiệm với
nhau (Đinh Kiện, 2010).


Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2011) đã phân tích sự cần thiết và hiện
trạng đầu tư vào hình thức PPP trong xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ tại Việt Nam.
Giải pháp được các tác giả đưa ra nhằm phát huy vai trò của Nhà nước và khu vực tư
nhân trong việc tăng cường đầu tư theo hình thức này: xây dựng khung chính sách và
các quy định chuẩn hóa cho các hoạt động liên quan đến PPP; xây dựng khung pháp lý
đồng bộ cho PPP; cài đặt lên một bộ máy quản lý cho PPP; tăng cường xúc tiến đầu tư
và vận động các hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư trong và ngoài

nước, người sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), nghiên
cứu các mục tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam phát triển theo hình
thức PPP, đã tiến hành phân tích và đánh giá tình trạng của PPP trong phát triển cơ sở
hạ tầng tại Việt Nam. Tác giả đề xuất một số khuyến nghị về triển khai cơ sở hạ tầng
tại Việt Nam để biến PPP thành một hình thức hợp tác và đầu tư hiệu quả để huy động
kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng. Chúng bao gồm các khuyến nghị cho công chúng
lĩnh vực như cải thiện khuôn khổ giám sát và đánh giá đầu tư hiệu quả và các khuyến
nghị cho khu vực tư nhân như cải thiện tài chính, năng lực chuyên môn và quản lý. Ưu
điểm của nghiên cứu là khuyến nghị để tăng cường vai trò của người dùng cơ sở hạ
tầng, như khuyến khích giám sát các cơ sở giao thông, khuyến khích các cá nhân và tổ
chức sử dụng PPP thông qua mức phí hợp lý, chất lượng cao và tổ chức đào tạo nâng
cao nhận thức và cập nhật kiến thức về các dự án PPP cho cộng đồng.
Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) đã nghiên cứu đã xem xét việc áp dụng một mô
hình thử nghiệm của PPP trên toàn thế giới (ở các nước phát triển và các nước đang
phát triển) để hiểu cách thức vận hành và khám phá PPP là gì, yếu tố thành công và rào
cản trong phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ và để lựa chọn một phù hợp mô hình áp
dụng với điều kiện của Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đánh giá tình hình của đầu tư
tư nhân vào lĩnh vực đường bộ tại Việt Nam, khám phá sự sẵn sàng của khu vực tư
nhân đầu tư vào các dự án đường bộ PPP (đặc biệt là các hình thức FDI và liên doanh)
bằng cách đo lường mức độ hài lòng với mong đợi. Kết quả thống kê phân tích cho
thấy khu vực tư nhân đã không sẵn sàng tham gia vào các hình thức đối tác công tư.
Tác giả đã xác định được 5 kỳ vọng chính của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến sự sẵn lòng
tham gia của họ PPP, bao gồm lợi nhuận, khung pháp lý, quan hệ đối tác, kinh tế vi mô
và rủi ro chia sẻ. Các khuyến nghị đã được đặt ra để tập trung vào việc cải thiện 5 yếu
tố này để ra mắt và vận hành PPP để thu hút đầu tư vốn vào phát triển đường bộ Việt
Nam.
Đặng Thị Hà (2013) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan
đến huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước nói chung và theo hình thức PPP
nói riêng để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Nghiên cứu



cũng đưa ra một số giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước theo các hình
thức PPP để phát triển đường cao tốc.
Phan Thị Bích Nguyệt (2013) đã phân tích hiệu quả của việc áp dụng PPP để
giải quyết vấn đề vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh giao thông đô thị ở
Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra một số bất cập trong việc triển khai thí điểm PPP tuân theo
Quyết định 71, đặc biệt là trong khung pháp lý và đồng bộ hóa thấp giữa lợi ích khu
vực tư nhân và công cộng. Tác giả cho rằng vẫn chưa có đủ hài hòa về lợi ích và cơ
chế chia sẻ rủi ro giữa các đối tác
Hay như, Phí Vĩnh Tường (2015) đã có những phân tích khá kỹ ở nhiều khía
cạnh như mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển hạ tầng giao thông, xu
hướng chuyển giao một phần vai trò phát triển hạ tầng giao thông sang khu vực tư
nhân. Môi trường chuyển giao vai trò cho khu vực tư nhân là hình thức đối tác công tư.
Tài liệu cũng nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Đài
Loan, kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển hạ tầng giao thông của Chile, Trung
Quốc nhằm rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Khi phân tích về thực trạng,
khung chính sách phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam, tài liệu đã chỉ ra những
thách thức trong quá trình phát triển. Đó là những thách thức về quy hoạch phát triển,
huy động vốn, thách thức phát triển hạ tầng giao thông phục vụ mục tiêu giảm nghèo
và kết nối với hạ tầng giao thông khu vực ASEAN. Những khuyến nghị được đưa ra
là: đột phá trong quy hoạch và huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển hạ tầng
giao thông; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển quỹ vốn từ chính sách
đền bù giải phóng mặt bằng.
Phạm Thị Xuân (2018) làm rõ thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển
giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2016, và từ đó đưa ra giải pháp huy
động vốn cho phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam, trong đó tác giả đề cập đến
việc áp dụng hình thức đối tác công tư trong phát triển giao thông đường bộ ở Việt
Nam và hình thức này cũng được Phạm Thị Tuyết (2018) đưa ra trong 9 giải pháp thu
hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam.


1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên về CSF của dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng GTĐB theo hình thức PPP/BOT ở Việt Nam
Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) nghiên cứu về hình thức đầu tư PPP trong các dự
án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB Việt Nam khi bối cảnh Chính phủ mới bắt
đầu thí điểm mô hình này. Nghiên cứu của tác giả có khảo sát sơ bộ về các nhân tố
thành công then chốt từ các nghiên cứu trước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố (i)


10
Lợi nhuận của dự án, (ii) Kinh tế vĩ mô, (iii) Khung pháp lý, (iv) Chia sẻ rủi ro và (iv)
Tìm kiếm đối tác ảnh hưởng nhiều đến sự sẵn lòng đầu tư của khu vực tư nhân.

Hay như, Nguyễn Hồng Thái và cộng sự (2014) đã chỉ ra nguyên nhân của sự
thất bại trong các dự án về cơ sở hạ tầng đường bộ theo hình thức PPP là môi trường
pháp lý không đầy đủ, tính khả thi thấp, thủ tục đấu thầu không chuyên nghiệp và
thiếu phân bổ rủi ro hợp lý. Đồng thời, nghiên cứu này cung cấp các giải pháp để thúc
đẩy các dự án về cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam theo hình thức PPP như tăng cường
năng lực khu vực tư nhân và cam kết khu vực công.
Đặc biệt, Long Duy Nguyen, Stephen O. Ogunlana, Do Thi Xuan Lan, (2004)
đã thực hiện việc nghiên cứu các nhân tố thành công trong các dự án xây dựng lớn.
Bảng câu hỏi đã được qua một nghiên cứu thử nghiệm thực hiện phỏng vấn đối với
một chuyên gia trong Sở Xây dựng một thành phố, một chuyên gia trong chủ đầu tư,
một nhà thiết kế, một nhà thầu và 2 giảng viên đại học. 287 bản câu hỏi đã được gửi
tới các nhóm chủ sở hữu, nhà thiết kế / tư vấn và các nhà thầu / nhà thầu phụ. Tỷ lệ
phản hồi là 109 bản tương đương 38% bình quân cho mỗi nhóm. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có 5 CSFs được phát hiện bao gồm: (1) Thẩm quyền của Giám đốc dự án, (2)
Đủ kinh phí cho đến khi hoàn thành dự án, (3) Thẩm quyền của nhóm công tác liên
ngành, (4) Cam kết cho dự án, và (5) Sự sẵn có của các nguồn tài nguyên.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước về các yếu tố thành

công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông
đường bộ) theo hình thức PPP/BOT
BOT là hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng theo hình thức đối tác công tư, hay có thể nhìn nhận BOT là một trường hợp đặc biệt của PPP. Trên thế giới, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức
PPP/BOT và các yếu tố thành công then chốt đối với dự án PPP/BOT được thực hiện
trong gần nhiều thập kỷ qua1. Dựa trên kết quả tổng quan các tài liệu mà tác giả có thể
1

Xem các nghiên cứu Marroitt & Brown, 1991; Chu, 1999; Qiao và cộng sự, 2001;Askar & Gab-Allah, 2002;
Lu và cộng sự, 2003; AbuShams & Awamleh, 2004; Wibowo, 2004; Llanto, 2008; Akhirini & Marzuki,2009;
Subprasom & Chen, 2005; Palapus &Hanaoka, 2009; Toor & Ogunlana, 2009; Algarni và cộng sự, 2007; Cheung
& Chan, 2009; Khan và cộng sự, 2008; Bakri và cộng sự, 2009; Chan và cộng sự, 2010; Zhao & Wang, 2010;
Bokharey và cộng sự, 2010; Alhumoud và cộng sự, 2010; Mathew & Ramaswamy, 2010; Shrestha, 2011;
Markom & Ali, 2012; Yong & Mustaffa, 2012; Kippiliand & Aryasr, 2012; Dahir, 2012; Mohammed và cộng sự,
2012; Babatunde và cộng sự, 2012; Santoso và cộng sự, 2012. Karmperis và cộng sự,2012; Yusof & Salami,
2013; Toulabi, 2013. Alinaitwe & Ayesiga, 2013; Ismail, 2013; Gupta và cộng sự, 2013; Emmanuel, 2014, Jiaju
Yang và cộng sự,2017; Khalid Almarri và Halim Boussabaine, 2017; Baba Shehu Waziri và cộng sự,2017.


tiếp cận, các yếu tố / nhóm yếu tố thành công then chốt của dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng (trong đó có dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB) theo hình thức PPP/BOT
gồm có:


1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
1.2.1.1. Điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định
Điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định chính là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư
trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động đầu tư, đặc biệt là các dự án cần nhu cầu
vốn lớn. Như vậy, sự sẵn lòng tham gia của các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án cơ sở

hạ tầng theo hình thức đối tác công tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế xã hội,
đặc biệt là điều kiện kinh tế vĩ mô mà dự án được xây dựng và vận hành.
Hammami và cộng sự (2006) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với các
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP/BOT theo góc độ so sánh giữa các
quốc gia và giữa các ngành, họ chỉ ra sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện cần thiết để
thực hiện thành công các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư. Các tác
giả khác cũng đã xác định sự cần thiết của môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bao gồm:
Qiao và cộng sự (2001), Tweetsami và Klein (1997),… đối với sự thành công của dự
án theo hình thức PPP/BOT.
Đồng quan điểm đó, Li và các cộng sự (2005) cũng khẳng định điều kiện kinh
tế vĩ mô ổn định, cùng với đấu thầu có hiệu quả, khả năng thực hiện dự án, sự đảm bảo
của Chính phủ, thị trường tài chính sẵn có là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành
công của dự án theo hình thức đối tác công - tư.

1.2.1.2. Sự ổn định về chính trị
Qiao và cộng sự (2001) bằng việc khảo sát các quan chức Chính phủ và các nhà
đầu tư nước ngoài về CSF của các dự án BOT tại Trung Quốc, đã kết luận có một sự
đồng thuận của cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu, khi cả hai nhóm có sự đồng thuận
cao về việc xác định dự án phù hợp và môi trường kinh tế, sự ổn định về chính trị là
chính các yếu tố quyết định đối với sự thành công của BOT tại Trung Quốc.
Khan và cộng sự (2008) đã kiểm tra việc thực hiện BOT ở Pakistan, họ chỉ ra
khái niệm về BOT ở Pakistan vẫn còn mới lạ. Đặc biệt, họ chỉ ra bất ổn chính trị là yếu
tố cản trở sự thành công của việc thực hiện các dự án theo hình thức BOT ở Pakistan.
Yusof và Salami (2013) đã tiến hành khảo sát các tổ chức thuộc Chính phủ, các
nhà tư vấn, nhà đầu tư để xác định các yếu tố thành công trong các dự án nhà máy điện
BOT ở Iran. Họ chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể về đánh giá CSF của các nhóm
đối tượng trên đối với dự án BOT ở Iran và sự ổn định về chính trị cùng với xác định
dự án phù hợp, quy định pháp luật thuận lợi và cam kết Cơ quan Nhà nước là những
yếu tố then chốt nhất quyết định đến sự thành công của dự án BOT.



1.2.1.3. Chính sách kinh tế tốt (lành mạnh)
Theo Li và cộng sự (2005) cho rằng chính sách kinh tế tốt là điều kiện cần thiết
để diễn ra một mối quan hệ hợp tác công - tư. Khi một quốc gia có chính sách kinh tế
tốt, sẽ có khả năng thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng
tốt hơn quốc gia mà chính sách kinh tế không rõ ràng. Cuttaree và Mandri - Perrott
(2010) lưu ý rằng, trong khi điều kiện kinh tế thuận lợi là trung tâm của khả năng tồn
tại của dự án theo hình thức PPP, do đó Chính phủ nên áp dụng các chính sách kinh tế
tốt để khu vực tư nhân yên tâm tham gia vào các dự án PPP. Và chính sách kinh tế hợp
lý cũng được Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (2000) ủng hộ.
Gần đây, Ismail (2013) cũng tiếp tục cho rằng chính sách kinh tế tốt cùng với
quản trị tốt, cam kết của khu vực công và tư nhân, khung pháp lý thuận lợi, và khả
năng huy động vốn vay là những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của dự án
theo hình thức PPP ở Malaysia.

1.2.1.4. Khả năng huy động vốn vay từ thị trường tài chính
Đặc điểm của các dự án PPP/BOT (trong đó có dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ theo hình thức BOT) là thường cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn dài. Chính vì vậy thị trường tài chính không hấp dẫn (ví dụ, chính trị không ổn
định hoặc lãi suất cao) thường là một trở ngại cho thành công của dự án PPP/BOT.
Nhiều nhà nghiên cứu (Akintoye và cộng sự, 2001; Jefferies và cộng sự, 2002; Li và
cộng sự, 2005; Zhang, 2005; Corbett và Smith, 2006) đã chỉ ra tài chính dự án là một
yếu tố quan trọng quyết định đến việc khu vực tư nhân tham gia vào các dự án cơ sở
hạ tầng công cộng. Sự hiện hữu của một thị trường tài chính hiệu quả và phát triển với
những lợi ích từ chi phí tài chính thấp và phạm vi đa dạng của các sản phẩm tài chính
giúp khu vực tư nhân dễ dàng hơn trong huy động vốn từ thị trường tài chính và qua
đó khuyến khích khu vực tư nhân tham gia các dự án PPP.

1.2.2. Các yếu tố liên quan đến khả năng thực hiện dự án
1.2.2.1. Khung pháp lý đầy đủ (toàn diện)

Môi trường pháp lý nơi các dự án hoạt động thường ảnh hưởng đến một mức độ
lớn sự sẵn sàng của khu vực tư nhân tham gia hợp tác phát triển dự án cơ sở hạ tầng.
Cuttaree và Mandri - Perrott (2010) nhấn mạnh sự cần thiết của một môi trường pháp
lý đầy đủ, toàn diện chính là yếu tố cần thiết đảm bảo các dự án PPP thành công. Họ
chỉ ra rằng các đối tác tư nhân và các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm sự đảm bảo của một
khung pháp lý đẩy đủ và quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên cũng như quy


định chi tiết các nội dung trong quy trình chuẩn bị, đấu thầu, phê duyệt dự án. Đồng
quan điểm đó, Zhang (2005) và Li và cộng sự (2005a) cũng đã lập luận rằng sự thành
công của hình thức đối tác công tư phụ thuộc rất lớn vào có hay không một khung
pháp lý đầy đủ (toàn diện). Do đó, Chính phủ ở các nước cần đưa ra một khung pháp
lý đầy đủ trước khi bắt đầu các dự án, điều này thể hiện sự cam kết và nghiêm túc
Chính phủ trong việc thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư, và đây cũng
là điều kiện nền tảng cho sự thành công của dự án (Li và cộng sự (2005c).
Subprasom và Chen (2005) cho rằng BOT đối với dự án giao thông liên quan
đến ba bên, bao gồm khu vực tư nhân, Chính phủ và những người sử dụng đường,
trong đó mỗi bên có các mục tiêu riêng biệt. Họ tiếp tục chỉ ra ảnh hưởng của khung
pháp lý đầy đủ và khả năng tài chính của nhà đầu tư cũng là yếu tố then chốt có ảnh
hưởng đến sự thành công của dự án BOT.
Llanto (2008) trong nghiên cứu về kinh nghiệm của Philippines trong việc sử
dụng hình thức BOT trong phát triển cơ sở hạ tầng, ông chỉ ra Chính phủ cung cấp một
khung pháp lý (khung chính sách) rõ ràng chính là cơ sở để đối tác tư nhân tham gia
vào dự án BOT và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án BOT.
Không những thế, Llanto (2008) còn đề xuất các Chính phủ cần xây dựng luật về BOT
và khung thể chế áp dụng BOT trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, Cheung và Chan (2009) đã nghiên cứu xem liệu BOT có phải là
mô hình tài chính tốt nhất để áp dụng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Hồng Kông
hay không? Họ đã phát hiện một số lý do khiến cho một số dự án được tài trợ bởi
Chính phủ thay vì hướng đến sự đầu tư từ khu vực tư nhân như dự kiến ban đầu. Bằng

việc nghiên cứu, họ cho thấy trước đây Hồng Kông đã có một giai đoạn thiếu sự quan
tâm, hỗ trợ của Chính phủ đối với khu vực tư nhân trong việc thực hiện dự án dẫn đến
sự trì hoãn và đôi khi là quyết định không thực hiện dự án; bên cạnh đó họ cũng chỉ ra
sự không thống nhất được với nhau giữa cơ quan quản lý Nhà nước và khu vực tư
nhân cũng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến dự án và họ cho rằng sự không thống nhất
này xuất phát từ khung pháp lý chưa đầy đủ và minh bạch.
Hay như, Shrestha (2011) đã xem xét tiềm năng thực hiện BOT ở Nepal và chỉ
ra rằng mô hình đầu tư BOT có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu phát triển về cơ sở tầng. Đặc biệt Shrestha (2011) chỉ ra sự thành công của dựa án
BOT phụ thuộc vào việc cải thiện khung pháp lý về BOT, chính trị và thể chế của đất
nước và cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn và thuận lợi với quy định của pháp
luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình.


×