Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.64 KB, 10 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2013, Vol. 58, No. 8, pp. 175-184
This paper is available online at

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Nguyễn Xuân Tuyển
Phòng Quản trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học là quá trình tác
động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lí nhằm xây dựng, phát triển và sử
dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và
nghiên cứu khoa học của trường đại học. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lí
cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đánh giá thành
công, hạn chế trong công tác này sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lí phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
Từ khóa: Quản lí cơ sở vật chất, Đại học Sư phạm Hà Nội, phục vụ đào tạo.

1. Mở đầu
Cơ sở vật chất (CSVC) trường học được hiểu là những phương tiện vật chất, kĩ thuật
và sản phẩm khoa học, công nghệ, thông tin của nhà trường được sử dụng làm công cụ
để thực hiện nhiệm vụ, tiến hành các hoạt động theo quy định. Để thành công trong hoạt
động đào tạo đặc biệt trong thời đại phát triển nhanh chóng về tri thức, khoa học và công
nghệ như hiện nay thì quá trình đà tạo của trường đại học ngày nay nhấn mạnh yêu cầu
tự nhận thức - tự học và nghiên cứu khoa học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng
viên. Do vậy, nhà trường sẽ không thể tiến hành hoạt động đào tạo, không thể đổi mới nội
dung chương trình, phương pháp, phương thức đào tạo, nếu thiếu CSVC phục vụ đào tạo.
CSVC chính là công cụ hiện thực hóa nội dung, mục tiêu dạy học, chương trình,
phương pháp đào tạo, là điều kiện hạ tầng cần thiết để đa dạng hóa hình thức dạy học. Tuy
nhiên, muốn phát huy hiệu quả của CSVC phục vụ đào tạo, nhà quản lí trường đại học cần


Ngày nhận bài: 21/5/2012. Ngày nhận đăng: 12/6/2013.
Liên hệ: Nguyễn Xuân Tuyển, e-mail:

175


Nguyễn Xuân Tuyển

coi trọng công tác quản lí CSVC. Bởi vì quản lí CSVC phục vụ đào tạo của trường đại học
là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lí nhằm xây dựng, phát triển
và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên
cứu khoa học của trường đại học.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lí CSVC phục vụ đào tạo ở trường Đại học
Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội, đánh giá thành công, hạn chế trong công tác này sẽ là cơ sở để
chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí
CSVC góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để thu được số liệu khách quan và đáng tin cậy chúng tôi đã lựa chọn đối tượng
khảo sát là 65 cán bộ bao gồm: Ban chủ nhiệm khoa và cán bộ phụ trách CSVC, thiết bị
dạy học của các khoa.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường ĐHSP Hà Nội
2.1.1. Tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo
Để đánh giá tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo, chúng tôi tiến hành điều
tra cán bộ, giảng viên của các khoa trong toàn trường bằng câu hỏi: “Ông/Bà cho biết tầm
quan trọng của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1. Tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo
Tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo


Số lượng

%

Không quan trọng

0

0

Quan trọng

20

31,3

Rất quan trọng

44

68,8

64

100,0

Tổng số

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy tất cả các ý kiến đều cho rằng CSVC phục vụ đào
tạo là quan trọng (31,3%) và rất quan trọng (68,8%), không có ý kiến nào đánh giá là

bình thường hoặc không quan trọng. Như vậy, có thể thấy các cán bộ, giảng viên của Nhà
trường đã đánh giá đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo. Đây chính
là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đào tạo của Nhà trường.
176


Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2.1.2. Thực trạng mức độ đáp ứng CSVC phục vụ đào tạo
Để tìm hiểu về mức độ đáp ứng của CSVC phục vụ đào tạo chúng tôi tiến hành hỏi
Ban Chủ nhiệm khoa và cán bộ trợ lí cơ sở vật chất, thiết bị câu hỏi: "Ông/Bà đánh giá
mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo hiện nay". Kết quả thể hiện ở Bảng 2.
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy tất cả các loại CSVC phục vụ đào tạo đều được Ban chủ
nhiệm các khoa, giảng viên và trợ lí thiết bị, CSVC đánh giá ở mức độ đáp ứng trung bình
và thấp. Tiến hành phỏng vấn sâu một giảng viên thuộc Khoa tự nhiên trong trường về
mức độ đáp ứng của đồ dùng, thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm, giảng viên này cho
biết "Đồ dùng, thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm cho giảng viên và sinh viên chưa đủ,
nhiều đồ dùng, thiết bị cũ, lạc hậu không phù hợp với điều kiện thay đổi hiện nay của xã
hội. Điều đó gây khó khăn không ít cho sinh viên khi thực hành thí nghiệm trên các thiết
bị, đồ dùng này trong khi các em ra trường lại tiếp xúc với đồ dùng, thiết bị tân tiến".
Bảng 2. Mức độ đáp ứng CSVC phục vụ đào tạo theo 15 nội dung
TT

Mức độ đáp ứng

Các loại CSVC

Không Thấp

1


Giảng đường, phòng làm việc khối
phòng ban, phòng làm việc Ban chủ
nhiệm, văn phòng khoa, phòng làm
việc cho Giáo sư

2

Hội trường, phòng họp

3

Phòng thực hành thí nghiệm

4

Trung
bình

Khá

Tốt

1.6

3.1

25

46.9


23.4

0

1.6

26.6

48.4

23.4

1.6

4.7

50

35.9

7.8

Bàn ghế giảng đường

0

1.6

40.6


40.6

17.2

5

Bàn ghế, tủ tài liệu tại các phòng làm
việc khối phòng ban, Ban chủ nhiệm,
văn phòng các khoa, phòng Giáo sư...

0

1.6

34.4

37.5

26.6

6

Đồ dùng, thiết bị phục vụ thực hành thí
nghiệm

0

9.4


46.9

37.5

6.3

7

Sân vân động, nhà luyện tập thi đấu thể
thao

0

1.6

20.3

46.9

31.3

8

Hệ thống điện chiếu sáng, quạt, điều
hòa...

0

4.7


34.4

45.3

15.6

177


Nguyễn Xuân Tuyển

9

Hệ thống nước phục vụ sinh hoạt, thí
nghiệm

0

4.7

34.4

45.3

15.6

10

Dịch vụ công cộng, quang cảnh khuôn
viên nhà trường


0

3.1

25

43.8

28.1

11

Công tác vệ sinh môi trường

1.6

0

12.5

51.6

34.4

12

Cơ sở vật chất Trung tâm thông tin Thư
viện


0

3.1

23.4

53.1

20.3

13

Phòng làm việc cho các Trung tâm, các
Viện nghiên cứu

0

0

39.1

51.6

9.4

14

Cơ sở vật chất Ký túc xá

0


0

50

45.3

4.7

15

Các thiết bị phục vụ đào tạo

0

7.8

32.8

54.7

4.7

2.2. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học
Sư phạm Hà Nội
2.2.1. Tầm quan trọng của việc quản lí CSVC phục vụ đào tạo
Để tìm hiểu về tầm quan trọng của việc quản lí CSVC phục vụ đào tạo tại trường
ĐHSP Hà Nội, chúng tôi tiến hành hỏi Ban Chủ nhiệm và cán bộ trợ lí cơ sở vật chất, thiết
bị của các khoa câu hỏi: "Ông/Bà có nhận xét gì về tầm quan trọng của việc quản lí cơ sở
vật chất phục vụ đào tạo?". Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. Tầm quan trọng của việc quản lí CSVC phục vụ đào tạo
Mức độ

Số lượng

%

Không quan trọng

0

0

Bình thường

5

7,7

Quan trọng

16

24,6

Rất quan trọng

44

67,7


65

100

Tổng

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy tất cả các ý kiến đều trả lời tầm quan trọng của
CSVC phục vụ đào tạo là quan trọng và rất quan trọng, trong đó có 67,7% Ban Chủ nhiệm
khoa và cán bộ quản lí CSVC, thiết bị dạy học các khoa cho rằng việc quản lí CSVC phục
vụ Đào tạo là rất quan trọng, 24,6% cho rằng quan trọng, 7,7% cho rằng đáp ứng trung
178


Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

bình và không có ý kiến nào đánh giá là không quan trọng. Điều đó cho thấy họ đã ý thức
được tầm quan trọng của việc quản lí CSVC phục vụ Đào tạo. Nếu chỉ đầu tư, mua mới,
sử dụng CSVC mà không có hoạt động quản lí CSVC thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng CSVC phục vụ Đào tạo ở trường ĐHSP Hà Nội.
2.2.2. Thực trạng quản lí CSVC phục vụ Đào tạo theo chức năng quản lí
Quản lí CSVC phục vụ Đào tạo theo chức năng quản lí bao gồm: Lập kế hoạch quản
lí CSVC; Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí CSVC; Kiểm tra, đánh giá công tác quản lí
CSVC; Tổ chức các lực lượng tham gia quản lí CSVC.
Từ kết quả ở Bảng 4 cho thấy thực trạng thực hiện các biện pháp quản lí CSVC phục
vụ Đào tạo theo chức năng quản lí: đa số cho rằng việc thực hiện các biện pháp ở mức
trung bình 61,8%, tỉ lệ đánh giá tốt là 29,6% và chỉ có 3,7% đánh giá việc thực hiện các
biện pháp quản lí CSVC ở mức độ chưa tốt.
Lí giải kết quả này, chúng tôi phỏng vấn 1 cán bộ trong Ban Chủ nhiệm khoa thuộc
khoa tự nhiên và nhận được câu trả lời: "Tôi thấy hơn một năm qua công tác quản lí CSVC

phục vụ đào tạo đã được thực hiện tốt so với những năm trước đây nhất là việc lập kế
hoạch quản lí CSVC được thực hiện rất nghiêm túc nhưng việc tổ chức các lực lượng tham
gia quản lí CSVC của Nhà trường còn nhiều bất cập do giảng viên và sinh viên chưa đánh
giá đúng mức ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lí CSVC nên đòi hỏi Ban Giám
hiệu và Phòng Quản trị phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động quản lí CSVC".
Bảng 4. Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lí CSVC
phục vụ Đào tạo theo chức năng quản lí
Mức độ thực hiện
TT

Nội dung

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%




Thứ
X

bậc

1

Lập kế hoạch quản
lí CSVC

25

41

36

59

0

0

147

2,41

1


2

Tổ chức thực hiện
kế hoạch quản lí
CSVC

18

29,5

39

63,9

4

6,6

136

2,23

2

3

Kiểm tra, đánh giá
công tác quản lí
CSVC


15

24,6

44

72,1

2

3,3

135

2,21

3

4

Tổ chức các lực
lượng tham gia
quản lí CSVC

14

23,3

41


52,2

6

4,9

2,13

4

3,7

X = 2, 24

Trung bình chung

29,6

61,8

179


Nguyễn Xuân Tuyển

2.2.3. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lí CSVC phục vụ đào tạo của nhà
trường hiện nay
Bảng 5. Thực trạng thực hiện quản lí
CSVC phục vụ Đào tạo xét theo nội dung quản lí
Mức độ thực hiện

TT Nội dung

Tốt

Bình thường

Thứ

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%



bậc
X

1

Quản lí mua sắm CSVC


26

40

39

60

0

0

156

2,4

1

2

Quản lí việc bảo quản,
bảo dưỡng CSVC

13

20

45


69,2

7

10,8

136

2,09

4

3

Quản lí sửa chữa CSVC

15

23

42

64,6

8

12,3

137


2,10

3

4

Quản lí thanh lí tài sản cũ

9

13,8

40

61,5

16

24,6

123

1,89

5

5

Tổ chức phối hợp với các
đơn vị thực hiện


19

29,2

37

56,9

9

13,1

140

2,15

2

12,1

X = 2, 13

Trung bình

25,2

62,4

Câu này đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lí CSVC phục vụ đào tạo, có 3

mức độ đánh giá: Tốt; chưa tốt; bình thường. Kết quả thể hiện ở Bảng 5.
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy quản lí CSVC phục vụ Đào tạo xét theo nội dung
quản lí đa số được đánh giá bình thường (62,4%), ở mức độ tốt là 25,2%) và tỉ lệ cán bộ
đánh giá quản lí CSVC phục vụ Đào tạo ở mức độ chưa tốt là 12,1%.
2.2.4. Thực trạng về phân cấp quản lí CSVC của Nhà trường hiện nay
Hiện nay việc phân câp quản lí CSVC của trường ĐHSP Hà Nội được thực hiện như
sau: phòng Quản trị quản lí CSVC chung, phòng Đào tạo quản lí giảng đường, các trang
thiết bị phục vụ giảng đường, phòng Khoa học Công nghệ phụ trách mảng thiết bị dạy
học. Đánh giá về thực trạng phân cấp quản lí chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 6.
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng trên cho đa số người được điều tra cho rằng việc phân
cấp quản lí hiện nay của nhà trường đạt mức độ hợp lí (60%), mức độ rất hợp lí là 24,3%
và tỉ lệ cho rằng không hợp lí khá cao là 15,7%. Từ kết quả trên cũng cho thấy sự phân cấp
quản lí CSVC hiện nay của Nhà trường chưa thực sự thống nhất dẫn đến kết quả các cán
bộ của các Khoa cho rằng việc quản lí CSVC nên thuộc về các đơn vị để đảm bảo việc
khai thác, sử dụng có hiệu quả.

180


Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bảng 6. Thực trạng về phân cấp quản lí CSVC
Mức độ thực hiện
TT

Phòng chức năng

Rất

Hợp lí


hợp lí
SL

%

1

Phòng Quản trị
quản lí chung về
CSVC

21

2

Phòng Đào tạo
quản lí các giảng
đường (CSVC và
thiết bị của giảng
đường)

Không

hợp lí

hiệu quả

Thứ



bậc
X

%

SL

%

SL

%

32,3 35

53,8

9

13,8

0

0

207 3,18

2


7

10,8 40

61,5 18

27,6

0

0

194 2,98

3

3

Phòng Khoa học
và công nghệ
quản lí về thiết bị
phục vụ đào tạo
và nghiên cứu

10

15,4 41

63,1 14


21,5

0

0

191 2,94

4

4

Các
đơn
vị
(Khoa, Phòng,
Bộ môn trực
thuộc
trường)
quản lí CSVC
thuộc đơn vị
được nhà trường
trang bị

25

38,5 40

61,5


0

0

0

220 3,38

1

24,3

60

0

2,10

Trung bình

SL

Chưa

0

15,7

2.3. Thành công, hạn chế của công tác quản lí CSVC phục vụ đào tạo
2.3.1. Thành công của công tác quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Khoảng mấy năm trở lại đây, chất lượng đào tạo luôn được lãnh đạo nhà trường
quan tâm hàng đầu và một trong những công tác được cải tiến, nâng cao là công tác quản
lí CSVC phục vụ đào tạo. Vì vậy, khuôn viên nhà trường ngày càng khang trang, sân vận
động được cải tạo đảm bảo đủ tiêu chuẩn Fifa, các giảng đường, hội trường mới được đưa
vào sử dụng (nhà V, nhà K), CSVC đồ gỗ được trang bị mới cho các đơn vị trong toàn
trường tạo ra bộ mặt mới cho trường.
181


Nguyễn Xuân Tuyển

Bảng 7. Thành công của công tác quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
STT

Thành công

SL

%

1.

Kế hoạch quản lí CSVC được lập phù hợp, dự
đoán trước quy mô phát triển của nhà trường

37

57,4

2.


Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lí CSVC

35

54,1

3.

Quản lí hiệu quả việc mua sắm CSVC

35

54,1

4.

Quản lí hiệu quả việc bảo quản CSVC

21

32,8

5.

Quản lí hiệu quả việc sửa chữa CSVC

21

32,8


6.

Quản lí hiệu quả việc thanh lí tài sản cũ

18

27,9

7.

Quản lí hiệu quả việc khai thác, sử dụng giảng
đường, phòng thí nghiệm

34

52,5

8.

Quản lí hiệu quả CSVC, điều kiện làm việc cho
các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm, Viện nghiên
cứu

35

54,1

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, trong công tác quản lí CSVC phục vụ Đào tạo,
thành công nhất là Kế hoạch quản lí CSVC được lập phù hợp, dự đoán trước quy mô phát

triển của nhà trường chiếm tỉ lệ 57,4%; có 3 thành công đều chiếm tỉ lệ 54,1% là: Tổ chức
thực hiện tốt kế hoạch quản lí CSVC, Quản lí hiệu quả việc mua sắm CSVC và Quản lí
hiệu quả CSVC, điều kiện làm việc cho các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm, Viện nghiên
cứu.
Thành công chiểm tỉ lệ thấp nhất là Quản lí hiệu quả việc thanh lí tài sản cũ chiếm
27,9%. Tỉ lệ này hoàn toàn phù hợp với thực trạng quản lí CSVC theo nội dung quản lí ở
trên của nhà trường.
2.3.2. Hạn chế của công tác quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Bên cạnh những thành công trong công tác quản lí CSVC phục vụ Đào tạo, chúng
tôi còn tìm hiểu về những hạn chế trong công tác này là cơ sở để chúng tôi đề xuất các
biện pháp quản lí nhằm phát huy những thành công trong công tác quản lí CSVC và khắc
phục những hạn chế trong công tác quản lí CSVC. Kết quả thu được thể hiện trong Bảng
8.
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: Hạn chế chiếm tỉ lệ cao nhất là Công tác sửa chữa
CSVC cho đơn vị đôi khi còn chậm ảnh hưởng đến đào tạo (73,8%), tiếp đến là Công tác
thanh lí tài sản cũ đôi khi còn chậm chiếm và Sự chồng chéo trong quản lí CSVC dẫn đến
công việc chưa hiệu quả đều chiếm 62,3%. Ít hạn chế nhất là Quản lí sân vận động, nhà
182


Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

thi đấu chưa hiệu quả chiếm 39,3
Bảng 8. Hạn chế của công tác quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
STT

Hạn chế

SL


%

1.

Một số nội dung trong kế hoạch quản lí CSVC
chưa phù hợp với thực tế

31

47,5

2.

Việc tổ chức thực hiện quản lí CSVC đôi khi còn
chậm và chưa đúng kế hoạch đề ra

33

50,8

3.

Công tác bảo quản CSVC chưa được chú trọng

30

45,9

4.


Công tác sửa chữa CSVC cho đơn vị đôi khi còn
chậm ảnh hưởng đến đào tạo

48

73,8

5.

Công tác thanh lí tài sản cũ đôi khi còn chậm

40

62,3

6.

Sự chồng chéo trong quản lí CSVC dẫn đến công
việc chưa hiệu quả

40

62,3

7.

Quản lí sân vận động, nhà thi đấu chưa hiệu quả

26


39,3

3. Kết luận
Qua điều tra thực trạng quản lí CSVC của trường ĐHSP Hà Nội cho thấy đa số cán
bộ của trường đã đánh giá đúng tầm quan trọng của việc quản lí CSVC phục vụ đào tạo.
Thực trạng quản lí CSVC phục vụ đào tạo của trường ĐHSP Hà Nội theo chức năng
quản lí: Đa số cán bộ cho rằng thực hiện ở mức độ trung bình, tỉ lệ thực hiện tốt chưa cao,
chiếm số ít người được hỏi cho rằng việc thực hiện các biện pháp quản lí CSVC ở mức độ
chưa tốt.
Thực trạng quản lí CSVC theo nội dung quản lí của trường ĐHSP Hà Nội đa số
được đánh giá ở mức độ bình thường, tỉ lệ tốt chưa cao, chiếm rất ít cán bộ đánh giá quản
lí CSVC phục vụ Đào tạo theo nội dung ở mức độ chưa tốt. Việc phân cấp quản lí CSVC
của trường ĐHSP Hà Nội đa số là rất hợp lí và hợp lí tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất
cập trong việc phân cấp quản lí giữa các phòng, ban chức năng. Cũng như xác định được
những thành công và hạn chế của công tác quản lí CSVC phục vụ đào tạo ở trường ĐHSP
Hà Nội.
Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lí CSVC của trường ĐHSP Hà Nội là cơ sở quan
trọng đề chúng tôi xuất các biện pháp quản lí CSVC góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.

183


Nguyễn Xuân Tuyển

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (nhiều tác giả), 2005. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006-2020. Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (nhiều tác giả), 2007. Quyết định ban hành Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Hà Nội.

[3] Đào Thái Lai, Vũ Trọng Rỹ, Lê Đông Phương, Ngô Doãn Đãi, 2009. Thực trạng đổi
mới phương pháp dạy học ở đại học. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 40, tr. 14-19.
[4] Nguyễn Xuân Thức, 2012. Đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục. Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
ABSTRACT
Current management of the provision of teaching facilities
at the Hanoi National University of Education
Managing the provision of teaching facilities at the university is the impact progress with
the purpose and having plan of managers in order to setup, develop, and use effectively
the system of material facilities serving fully for training operation and scientific research
of the university. Based on the actual researching situation of this operation at Hanoi
National University of Education, we see that evaluating success and disadvantages is the
basis for proposing managerial methods in accordance with improving the efficiency of
the material facility management and contributing to improve the training quality of the
university.

184



×