Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn khoa học ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.39 KB, 34 trang )

1

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong chương trình Tiểu học, mỗi môn học có một vai trò riêng. Mỗi môn học
đem đến cho học sinh những nguồn kiến thức cơ bản khác nhau và rèn cho các
em những kĩ năng, thái độ nhất định, phù hợp với môn học.
Môn Khoa học là môn học không chỉ nhằm cung cấp cho các em kiến thức về
môi trường tự nhiên, xã hội, con người mà còn nhằm hình thành, phát triển và rèn
cho các em những năng lực và kĩ năng cần thiết, những thái độ và hành vi phù
hợp để tiếp tục học tập và vận dụng trong đời sống thực tế. Vì vậy, môn Khoa
học là môn học đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình Tiểu học.
Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” và “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng
học sinh, từng môn học, từng lớp học. Trong đó, người giáo viên đóng vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn và lôi cuốn được các em tham gia vào
các hoạt động học tập, tạo được động lực và hứng thú học tập cho các em. Trong
đó trò chơi học tập là một trong những hoạt động mà các em thích nhất và tham
gia rất tích cực, sôi nổi. Việc tổ chức các trò chơi học tập lý thú, bổ ích, phù hợp
với nội dung bài học và nhận thức của các em sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức
một cách tự giác, tích cực ; củng cố, khắc sâu và hệ thống kiến thức một cách
vững chắc, giúp các em có niềm say mê, hứng thú trong học tập. Nếu giáo viên
thực hiện một cách thường xuyên, khoa học các trò chơi học tập trong các môn
học trong đó có môn Khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng học tập.
Với những lí do đó, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và tiến hành thực hiện chuyên
đề “Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4”.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
- Tạo không khí học tập môn Khoa học một cách vui vẻ, sôi nổi và góp phần nâng



2

cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Khoa học.
- Góp phần thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn
Khoa học ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh.
- Giúp các em phát huy trí tuệ, phát triển khả năng phân tích, tư duy sáng tạo.
- Tạo ra môi trường học tập và giao tiếp thân thiện, rèn được các kĩ năng cần
thiết. Giúp các em biết cách phối hợp, hợp tác với bạn bè trong học tập.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Học sinh lớp 4A1, Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
- Các trò chơi được áp dụng và thực hiện trong các tiết dạy môn Khoa học.
I.4. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Nghiên cứu một số trò chơi của bộ môn Khoa học và các biện pháp để nâng
cao hiệu quả của phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 4.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Để thực hiện được mục đích đề ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi,
áp dụng những phương pháp sau :
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu), sưu tầm.
2. Phương pháp điều tra.
3. Phương pháp quan sát.
4. Phương pháp đàm thoại.
5. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
6. Phương pháp thực nghiệm.

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận :
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động nên các em rất thích tham
gia trò chơi đặc biệt là những trò chơi trong học tập vì vui chơi phù hợp với đặc

điểm tâm lí của lứa tuổi này. Vì vậy, nếu giáo viên biết tổ chức tốt, hợp lí các trò
chơi học tập thì đây sẽ là một hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh


3

và góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn học.
Như chúng ta đã biết, trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng trong việc giúp
học sinh học tập vì trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt
động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác
vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập không chỉ có
tác dụng đối với học sinh mà đối với giáo viên cũng có nhiều thuận lợi. Đối với
học sinh thì trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất
và các phẩm chất đạo đức như sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, ham học hỏi, ham
tìm tòi … ; phát huy các kĩ năng, năng lực như quan sát, phân tích, so sánh, xử lí
tình huống ; đồng thời các em được rèn tính mạnh dạn, nhanh nhẹn, cởi mở, rèn
kĩ năng học tập hợp tác và tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn …. Đối với giáo viên
thì việc tổ chức trò chơi học tập giúp giáo viên không phải giảng giải, truyền đạt
tri thức nhiều mà chỉ cần tổ chức, hướng dẫn và theo dõi, ghi nhận mặt tốt, bổ
sung những thiếu sót của các em. Qua trò chơi, giáo viên có thể kiểm tra, nắm bắt
tình hình học tập của các em một cách cụ thể, chính xác để có biện pháp giúp các
em rèn luyện, phát huy. Bên cạnh đó, trò chơi còn tạo được sự hứng thú học tập
của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi, làm
thay đổi không khí lớp học, tiết học trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng, thân thiện, gắn
liền với mục tiêu “Học mà chơi, chơi mà học”.

II.2. Thực trạng :
a. Thuận lợi - khó khăn :
* Thuận lợi :
- Các em đã được làm quen với một số trò chơi học tập từ các lớp dưới qua việc

các giáo viên tổ chức trong các tiết học.
- Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ thực hiện các biện pháp để
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động học tập của học sinh thông qua việc tổ
chức chuyên đề về trò chơi học tập.
- Đội ngũ giáo viên trong khối dày dạn kinh nghiệm nên có thể học hỏi, hỗ trợ


4

lẫn nhau khi cần thiết.
* Khó khăn :
- Dù lớp dưới có tổ chức trò chơi học tập nhưng chưa được thực hiện thường
xuyên. Một số giáo viên vẫn chú trọng đến việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức
thông qua các phương pháp giảng giải, đàm thoại …
- Lớp tôi đang giảng dạy có tất cả là 29 em, trong đó có 17 em là học sinh dân
tộc thiểu số và một số em học sinh đã lớn tuổi. Một số em học còn trầm, chưa
mạnh dạn, tự tin và ngại tham gia các trò chơi học tập.
- Đa số các em ghi nhớ kiến thức của bài học một cách thụ động, máy móc.
- Một số em chưa có ý thức tập trung, học hỏi, tìm tòi học môn Khoa học.
- Một số đồ dùng chưa đủ để thực hiện các trò chơi học tập trong môn học.
b. Thành công - hạn chế :
* Thành công :
Việc đưa trò chơi học tập vào các tiết học của môn Khoa học giúp tiết học sôi
nổi, vui vẻ và thu hút được nhiều học sinh tham gia học tập. Việc tiếp thu và ghi
nhớ kiến thức của học sinh cũng trở nên chủ động hơn.
* Hạn chế :
- Đối với một số em, có một số trò chơi học tập được lặp lại khiến các em cảm
thấy không hứng thú khi tham gia.
- Một số trò chơi phải đầu tư nhiều về đồ dùng và cách thiết kế trò chơi.
c. Mặt mạnh - mặt yếu :

* Mặt mạnh :
Các giáo viên đều đã được tham gia chuyên đề về trò chơi học tập và đa số đã
vận dụng vào trong các môn học, tiết học. Thông qua các tiết dự giờ, các giáo
viên đã học hỏi lẫn nhau về việc tìm tòi và cách thức tổ chức trò chơi học tập.
* Mặt yếu :
Dù đã tiến hành tổ chức các trò chơi trong các tiết học của môn học Khoa học
và các môn học khác và đã thu được kết quả nhất định nhưng vẫn chưa thể khắc


5

phục được hết tình trạng một số học sinh chưa tích cực, mạnh dạn học tập, một số
em vẫn chưa thực sự ham thích tham gia vào trò chơi học tập.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động :
- Các em chưa nắm được mục đích, tác dụng của trò chơi học tập.
- Một số em chưa nắm rõ được luật chơi, cách chơi nên ngại tham gia.
- Giáo viên đưa ra trò chơi chưa hợp lí, chưa thú vị, hấp dẫn nên chưa tạo được
hứng thú cho các em, chưa lôi cuốn được các em tham gia vào trò chơi.
- Một số trò chơi quá dễ khiến các em thấy nhàm chán nên các em không muốn
chơi hoặc trò chơi quá khó, có em không biết chơi nên không thể tham gia.
- Giáo viên chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nên lúng túng về thời gian, cách tổ
chức, các tình huống xảy ra làm cho trò chơi bị bỏ dở hoặc kéo dài vượt quá thời
gian quy định.
- Một số học sinh có tính nhút nhát, chưa mạnh dạn, mang tâm lí sợ chơi không
được sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của tổ, nhóm.
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra :
Trong những năm qua, mặc dù đã tổ chức đổi mới phương pháp dạy học nhằm
mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong đó có trò
chơi học tập nhưng một số giáo viên vẫn còn chú trọng đến việc truyền thụ kiến
thức với mục đích giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, giúp học sinh học tốt

hơn nhưng điều đó nói lên rằng một phần nào đó có một số em tiếp thu thụ động
và không chú ý đến bài học. Ở lớp 4, lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi
giáo viên không đủ giờ để dạy nên các trò chơi bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề.
Một số giáo viên có sử dụng các trò chơi học tập nhưng còn hạn chế, còn thực
hiện một cách hình thức hoặc có sử dụng thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng.
Bên cạnh đó, một số giáo viên có sử dụng trò chơi học tập nhưng chưa phát huy
được tác dụng của nó và chưa tạo ra được không khí học tập sôi nổi, vui vẻ cho
học sinh, có thể vì đó là những trò chơi chưa phù hợp do giáo viên chưa chọn lọc
kĩ, trò chơi chưa phù hợp với nội dung bài học, chưa thu hút được nhiều học sinh


6

tham gia hoặc trò chơi quá khó khiến các em ngại tham gia …
Một số giáo viên có tổ chức trò chơi chỉ mang tính chất làm cho lớp học sôi nổi
nhưng không mang lại hiệu quả và không thu được kết quả về kiến thức bài học.
Qua việc tổ chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn Khoa
học nói riêng, tôi nhận thấy được mức độ khác nhau về mong muốn và khả năng
tham gia trò chơi học tập của các em. Một số em thì rất thích tham gia trò chơi,
tham gia rất tích cực, sôi nổi và thu được kết quả về kiến thức. Ngược lại, một số
em khác thì không thích tham gia, chỉ ngồi xem bạn chơi, khi bị bắt buộc mới
tham gia trò chơi học tập và có một số em tích cực, hăng hái nhưng chưa đạt kết
quả về mặt kiến thức mà chỉ tham gia với tinh thần vui chơi.

II.3. Các biện pháp thực hiện :
a. Mục tiêu của các biện pháp :
Việc đưa ra các biện pháp để thực hiện trò chơi học tập nhằm mục đích chủ yếu
và quan trọng nhất là tạo ra các giờ học sôi nổi, tích cực, vui vẻ, nhẹ nhàng, đầy
tính thân thiện, hợp tác giữa trò với trò và giữa thầy với trò. Qua đó, các em sẽ
tiếp thu được kiến thức một cách chủ động, dễ dàng và chắc chắn.

b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp :
1/ Quy trình xây dựng, thiết kế trò chơi :
Để thực hiện tốt trò chơi học tập thì trước hết giáo viên cần phải nắm rõ quy
trình xây dựng, thiết kế trò chơi. Theo Tài liệu tập huấn về phương pháp tổ chức
trò chơi học tập ở Tiểu học thì quy trình đó gồm các bước sau :
1.1. Chuẩn bị trò chơi : Để có một trò chơi học tập tổ chức đạt hiệu quả thì
giáo viên cần chuẩn bị trò chơi như sau :
* Nghiên cứu tài liệu :
+ Chương trình sách giáo khoa (tài liệu hướng dẫn học tập).
+ Hệ thống sách tham khảo : sách báo, các tài liệu về trò chơi học tập. …
* Nghiên cứu thực tế lớp học :
+ Nghiên cứu tình hình lớp học : có HS khuyết tật không, nhu cầu, sở thích,


7

hoàn cảnh của mỗi em ra sao ?…
+ Tìm hiểu xem học sinh lớp yếu ở mạch kiến thức nào để lựa chọn trò chơi
cho phù hợp.
1.2. Lựa chọn trò chơi :
- Các trò chơi học tập được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của
mục tiêu bài học và môn học. Các trò chơi học tập phải đưa ra được các nhiệm vụ
học tập gắn với nội dung của bài học. Để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên,
giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn các phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng phần, từng bài
học, môn học và biết vận dụng linh hoạt trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên
sinh động, nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tuỳ từng bài
mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. Phải lựa
chọn các trò chơi có sự đa dạng về chủ đề, phong phú về cách chơi.
- Giáo viên có thể thay thế các trò chơi học tập một cách linh hoạt dựa trên hình

thức, cách chơi và luật chơi. Sự thay thế đó tạo cho giáo viên có cơ hội tổ chức
nhiều trò chơi học tập phù hợp với tình hình lớp học của mình.
- Lựa chọn trò chơi học tập phải đảm bảo các yếu tố : lứa tuổi, vừa sức ; áp
dụng vào khi nào trong tiến trình bài dạy và trong chương trình. Trò chơi học tập
môn Khoa học lớp 4 thường được tổ chức vào phần khám phá, hình thành kiến
thức mới và củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học.
1.3. Xây dựng và thiết kế trò chơi :
* Các nguyên tắc : Các trò chơi học tập phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
+ Phải gắn với nội dung bài học ; đảm bảo điều kiện về thời gian trong tiết học.
+ Phải mang ý nghĩa giáo dục : Giáo dục cho học sinh về tinh thần đoàn kết, hỗ
trợ lẫn nhau ; sự hợp tác, thân thiện ; sự nhiệt tình, mạnh dạn, nhanh nhẹn …
+ Phải nhằm mục đích hình thành, củng cố, khắc sâu nội dung bài và các kĩ
năng cần thiết.
+ Phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập của từng đối tượng học


8

sinh, phù hợp với khả năng của người tổ chức, hướng dẫn và điều kiện về cơ sở
vật chất của nhà trường.
+ Phải lôi cuốn được học sinh tham gia và tạo được hứng thú đối với các em.
Đặc biệt, khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh trong các môn học nói
chung và môn Khoa học nói riêng thì giáo viên cần giúp học sinh hiểu mục đích
của trò chơi : Để khám phá và tiếp thu được những kiến thức gì, để củng cố hay
khắc sâu, hệ thống những kiến thức gì ? Rèn luyện những tố chất nào ? …
* Thiết kế trò chơi học tập gồm các bước như sau :
+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm hình thành, ôn luyện, củng cố
kiến thức, kỹ năng nào ?
+ Đồ dùng, đồ chơi : Giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng trong trò chơi.
+ Luật chơi : Nêu rõ luật chơi, quy định cụ thể khi tổ chức trò chơi.

+ Số người tham gia (cá nhân hoặc nhóm) : Quy định cụ thể số người (đối với cá
nhân) ; số nhóm và số người trong mỗi nhóm (đối với nhóm).
+ Cách chơi : Nêu rõ ràng về cách chơi và có thể cho học sinh thực hiện mẫu.
1.4. Cách tiến hành trò chơi : Gồm các bước :
- Giới thiệu về trò chơi : Nêu tên, mục đích của trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi : vừa mô tả (về số người tham gia, các vật dụng để chơi;
cách chơi; cách xác nhận và cách tính điểm của trò chơi), vừa thực hành (nếu có).
- Thực hiện trò chơi : chơi thử và chơi thật.
- Nhận xét kết quả qua trò chơi, thái độ của người tham dự. Có hình thức
“phạt” vui, nhẹ nhàng đối với những học sinh phạm luật.
- Qua trò chơi, một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò
chơi đã thể hiện.
2/ Một số biện pháp để giúp học sinh phát huy tính tích cực và có hứng thú
tham gia trò chơi học tập :
Đối với những học sinh chưa có hứng thú, chưa có động lực tham gia trò chơi
học tập hoặc còn nhút nhát, chưa tự tin (có thể do các em sợ không thực hiện


9

được, sợ ảnh hưởng đến kết quả của nhóm) để tham gia cùng các bạn thì tôi đã
thực hiện một số biện pháp như sau :
- Hướng học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi học tập là tạo không khí
sôi nổi, vui tươi, thoải mái, thân thiện trong tiết học và giúp các em dễ dàng tiếp
thu kiến thức, không đặt nặng đến vấn đề kết quả thi đua giữa các nhóm, cá nhân.
- Có những lúc cần thiết thì chọn và tổ chức những trò chơi học tập phù hợp
với từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh còn nhút nhát, học sinh yếu thì đầu
tiên chọn những trò chơi dễ, khi các em quen dần thì tăng dần mức độ của trò
chơi và giúp các em cùng tham gia với các bạn còn lại để tạo ra sự hòa đồng,
thân thiện và hợp tác trong lớp.

- Tạo ra không khí sôi nổi, thoải mái trong lớp khi các nhóm, cá nhân tham gia
trò chơi học tập bằng cách cả lớp và giáo viên cùng cổ vũ, động viên, khuyến
khích để các em thêm tự tin, mạnh dạn, cảm thấy thoải mái khi tham gia trò chơi.
- Đối với những trò chơi học tập có sử dụng các đồ dùng học tập thì giáo viên
cần chuẩn bị kĩ lưỡng, tạo ra đồ dùng có sự hấp dẫn để lôi cuốn học sinh.
- Đối với những trò chơi học tập có mức độ tương đối khó, các em chưa nắm
rõ cách chơi thì giáo viên phải nêu rõ ràng cách thức thực hiện, chọn một nhóm
thực hiện chơi thử (có thể 1 - 2 lần) để các em nắm rõ hơn.
- Khi các em tham gia trò chơi, giáo viên cần có sự khen ngợi, động viên,
khích lệ kịp thời về một mặt tốt nào đó dù nhỏ như tặng một bông hoa, tràng
pháo tay,… để các em cảm thấy bản thân đã làm được việc cho nhóm và từ đó
thấy tự tin hơn.
3/ Một số trò chơi đã vận dụng thực hiện trong các tiết học và dự kiến tổ
chức trong các tiết học sau :
Trong môn Khoa học, tôi thường tổ chức trò chơi học tập cho học sinh vào
phần giới thiệu bài, hình thành kiến thức mới và củng cố, khắc sâu kiến thức. Cụ
thể, tôi đã thực hiện và dự kiến đưa ra các trò chơi trong một số tiết học như sau
(trong đó có một số trò chơi tôi tự tìm tòi và có những trò chơi tôi thực hiện và


10

tham khảo thêm trong sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo) :
Tên bài học
Con người cần

Tên trò chơi
Đi tìm điều kiện sống

gì để sống ?


(Cuộc hành trình đến những điều kiện để duy trì sự sống

Trao đổi chất ở
người
Trao đổi chất ở

hành tinh khác)
Thi vẽ đúng, vẽ

của cơ thể.
Hệ thống kiến thức đã học về sự

nhanh

trao đổi chất giữa cơ thể người với

môi trường.
Ghép chữ vào sơ đồ Hình thành kiến thức về mối quan

người (Tiếp theo)
Các chất dinh

Mục đích tổ chức trò chơi
Củng cố kiến thức của bài về

hệ giữa các cơ quan của người trong
việc trao đổi chất.
Nối đúng, nối nhanh Hình thành kiến thức về việc phân


dưỡng có trong

loại và nhận biết các loại thức ăn,

thức ăn
Vai trò của chất

đồ uống (theo nguồn gốc).
Nối đúng, nối nhanh Hình thành kiến thức về việc phân

đạm và chất béo

loại và xác định nguồn gốc của
thức ăn chứa chất đạm và chất béo

Vai trò của

Ai nhanh, ai đúng ?
Thi kể tên và xác định

vi-ta-min, chất

nguồn gốc các thức ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất

khoáng và chất xơ chứa nhiều vi-ta-min,
Tại sao cần ăn

(nguồn gốc động vật và thực vật).
Hình thành kiến thức về một số
khoáng, chất xơ và nhận ra nguồn


chất khoáng và chất xơ gốc của các thức ăn đó.
Đi chợ
- Khởi động, giới thiệu bài.

phối hợp nhiều

- Thực hành vận dụng kiến thức

loại thức ăn ?
Tại sao cần ăn phối Thi kể tên các món ăn

đã học.
Hình thành kiến thức : Lập ra tên

hợp đạm động vật

các món ăn chứa nhiều chất đạm.

chứa nhiều chất đạm

và đạm thực vật ?
Sử dụng hợp lí các Thi kể tên các món ăn

Hình thành kiến thức : Lập ra tên

chất béo và muối ăn cung cấp nhiều chất béo các món ăn chứa nhiều chất béo.
Ăn nhiều rau và quả Gắn đúng, gắn nhanh Khởi động, giới thiệu bài.



11

chín. Sử dụng thực

Trò chơi “Phỏng vấn” Củng cố kiến thức đã học về việc

phẩm sạch và an

(Tập làm chuyên gia) ăn nhiều rau và quả chín ; vệ sinh

toàn
Một số cách bảo

an toàn thực phẩm.
Nối đúng, nối nhanh Củng cố kiến thức về các cách bảo

quản thức ăn
Phòng một số

Làm bác sĩ

quản thức ăn.
Củng cố kiến thức đã học trong

bệnh do thiếu

bài về cách phòng một số bệnh do

chất dinh dưỡng
Phòng bệnh béo


thiếu chất dinh dưỡng.
Giáo dục về thái độ đối với người

Đóng vai

phì
Phòng một số

Trò chơi Đóng vai

bệnh lây qua

Thi kể tên các bệnh

đường tiêu hóa
Bạn cảm thấy

bị bệnh béo phì.
Khởi động, giới thiệu bài.
Nắm được tên một số bệnh lây

lây qua đường tiêu hóa qua đường tiêu hóa.
Trò chơi Đóng vai Hình thành thói quen nói với

thế nào khi bị

người lớn khi cơ thể cảm thấy khó

bệnh ?

Ăn uống khi bị

chịu.
Thực hành vận dụng bài học và

Em tập làm bác sĩ

bệnh

củng cố kiến thức đã học về cách

Phòng tránh tai

Đóng vai

ăn uống khi bị bệnh.
Hình thành ý thức phòng tránh tai

Ai nhanh, ai đúng ?

nạn đuối nước.
- Hệ thống, củng cố các kiến thức

nạn đuối nước
Ôn tập : Con
người và sức

về chủ đề Con người và sức khỏe.

khỏe


Ai chọn thức ăn hợp - Vận dụng kiến thức đã học vào

Nước có những

lí ?
Ai nhanh, ai đúng ?

thực tế.
Hệ thống kiến thức đã học về các

Thi vẽ sơ đồ

tính chất của nước.
Nắm được sự chuyển thể của

tính chất gì ?
Ba thể của nước
Mây được hình
thành như thế nào?

(Ai nhanh, ai đúng ?) nước.
Tôi là ai ? (Tôi là
Củng cố kiến thức về sự hình
giọt nước)

thành mây và mưa.


12


Mưa từ đâu ra ?
Sơ đồ vòng tuần
hoàn của nước
trong tự nhiên
Nước bị ô

Thi vẽ sơ đồ

(Ai nhanh, ai đúng ?) nước trong tự nhiên.
Đúng, sai ?

nhiễm
Nguyên nhân làm
nước bị ô nhiễm
Một số cách làm
sạch nước
Bảo vệ nguồn

Củng cố kiến thức về việc phân
biệt nước bị ô nhiễm và nước sạch

Đúng, sai ?

trong tự nhiên.
Củng cố kiến thức về một số

Ai đúng, ai nhanh ?

nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.

Củng cố kiến thức về một số cách

Đóng vai

nước
Tiết kiệm nước

Biết vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của

làm sạch nước.
Củng cố các biện pháp bảo vệ
nguồn nước, có ý thức tuyên truyền

Đóng vai

người khác bảo vệ nguồn nước.
Củng cố về các biện pháp tiết
kiệm nước và có ý thức cùng tuyên
truyền người khác tiết kiệm nước.

Không khí có

Thi thổi bóng

Phát hiện về hình dạng của không

Ai đúng, ai nhanh ?

khí.
Giúp học sinh củng cố lại những


Chơi chong chóng

kiến thức đã học trong học kì I.
Chứng minh được không khí

Gió nhẹ, gió mạnh.

Làm theo hiệu lệnh

chuyển động tạo thành gió.
Khởi động, giới thiệu bài.

Phòng chống bão
Không khí bị ô

Ghép chữ vào hình
Đúng, sai ?

Củng cố kiến thức về các cấp gió.
Phân biệt được không khí bị ô

Nên, không nên

nhiễm và không khí sạch.
Củng cố kiến thức về các biện

những tính chất gì?
Ôn tập và kiểm
tra học kì I

Tại sao có gió ?

nhiễm
Bảo vệ bầu không
khí trong sạch
Âm thanh
Sự lan truyền

pháp bảo vệ không khí.
Đoán tên và nơi phát Phân biệt được các âm thanh khác
ra âm thanh
nhau, nhận biết nơi phát ra âm thanh.
Nói chuyện qua điện Củng cố, vận dụng tính chất của


13

âm thanh
Âm thanh trong
cuộc sống
Âm thanh trong
cuộc sống
Bóng tối
Ánh sáng cần
cho sự sống
Ánh sáng và việc
bảo vệ đôi mắt
Vật dẫn nhiệt và

thoại


âm thanh có thể truyền qua vật rắn.

Ai nhanh, ai đúng ?
Tìm từ diễn tả âm thanh Khởi động, giới thiệu bài.
Làm nhạc cụ

Nhận biết được độ cao, thấp, trầm,

Nên, không nên

bổng của âm thanh.
Phân biệt các việc nên và không

nên làm để phòng chống tiếng ồn.
Xem bóng, đoán vật Củng cố, vận dụng kiến thức đã
(Hoạt hình)
Đúng, sai ?

học về bóng tối.
Củng cố kiến thức về vai trò của ánh

Nên, không nên ?

sáng đối với sự sống trên trái đất.
Hình thành kiến thức về việc nên và

không nên làm để bảo vệ đôi mắt.
Nối đúng, nối nhanh Phân biệt được các vật dẫn nhiệt


vật cách nhiệt

tốt và dẫn nhiệt kém.
Thi kể tên và công dụng Biết được các vật cách nhiệt và
của vật cách nhiệt

Các nguồn nhiệt

Nên, không nên ?

biết sử dụng hợp lí trong những
trường hợp đơn giản.
Biết được các việc nên và không
nên làm và có ý thức để tiết kiệm

Nhiệt cần cho

Ai nhanh, ai đúng ?

sự sống

khi sử dụng các nguồn nhiệt.
Hình thành kiến thức về nhu cầu
nhiệt khác nhau của mỗi loài sinh
vật.

Nối đúng, nối nhanh

Củng cố về vai trò của nhiệt đối


Trao đổi chất ở

Ai nhanh, ai đúng ?

với sự sống trên trái đất.
Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi

thực vật
Động vật ăn gì

(Thi vẽ sơ đồ)
Đố bạn con gì ?

chất ở thực vật.
Nhớ lại đặc điểm chính của con

Ai nhanh, ai đúng ?

vật đã học và thức ăn của nó.
Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi

để sống ?
Trao đổi chất ở


14

động vật
Quan hệ thức ăn
trong tự nhiên

Ôn tập

(Thi vẽ sơ đồ)
Ai nhanh, ai đúng ?

chất ở động vật.
Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ

(Thi vẽ sơ đồ)
Thi vẽ sơ đồ

thức ăn giữa các sinh vật.
Thực hành vẽ chuỗi sơ đồ thức ăn.

Ai nhanh, ai đúng ?

Củng cố kiến thức về mối quan hệ
giữa các sinh vật trên trái đất và
vai trò của cây xanh đối với sự
sống trên trái đất.

4. Ví dụ minh họa :
* Trò chơi dùng để giới thiệu bài : Trò chơi thường được sử dụng ở phần khởi
động, giới thiệu bài ; thời gian chơi từ 3 - 5 phút.
VÝ dô 1 : Khi dạy bài Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?, tôi sử
dụng trò chơi Đi chợ để dẫn dắt vào nội dung bài học.
Chuẩn bị : 2 - 3 túi xách nhỏ ; các thẻ từ đã vẽ sẵn hình các món ăn, đồ uống
(hoặc ghi tên các món ăn, đồ uống).
Tiến hành chơi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).

- Giáo viên hướng dẫn cách chơi : 3 cặp học sinh ; trong mỗi cặp có 1 em đóng
vai người bán hàng, 1 em đóng vai người mua.
Sau khi mua xong, các em sẽ giới thiệu một số món ăn, thức uống cho cả lớp
cùng nghe. Lớp cùng giáo viên quan sát, nhận xét món ăn nào là phù hợp, món
ăn nào chưa phù hợp.
- Học sinh tiến hành chơi. Lớp và giáo viên cùng theo dõi, nhận xét.
Từ kết quả học sinh thu được, giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học.
Ví dụ 2 : Khi dạy bài Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão tôi sử dụng trò chơi
Làm theo hiệu lệnh để dẫn dắt vào nội dung bài học.
Tiến hành chơi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).


15

- Giáo viên vừa nêu cách chơi vừa thực hiện các động tác để học sinh quan sát
(Làm theo lời cô nói chứ không làm theo những động tác mà cô thực hiện).
- Giáo viên nêu luật chơi : Nếu học sinh nào làm sai yêu cầu thì sẽ bị phạt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi thử :
+ Giáo viên hô và thực hiện các động tác tay.
+ Học sinh đáp từ và thực hiện theo động tác tay.
• Giáo viên hô : Gió thổi ! Gió thổi ! - Học sinh đáp : Rì rào ! Rì rào !
• Giáo viên hô tiếp : Gió thổi ! Gió thổi ! (Mức độ nhanh hơn) - học sinh đáp :
Ào ào! Ào ào !
• Giáo viên hô : Mưa rơi ! Mưa rơi ! - Học sinh đáp : Rào rào ! Rào rào !
• Giáo viên hô : Bão lớn ! Bão lớn ! - Học sinh đáp : Lũ lụt ! Lũ lụt !
- Giáo viên hô - học sinh chơi thật (Giáo viên lưu ý học sinh chỉ làm theo cô nói,
không làm theo động tác tay của cô).
+ Cả lớp đứng tại chỗ thực hiện theo lời của cô, cùng theo dõi, đánh giá kết quả.
Kết thúc trò chơi, học sinh nào bị phạm lỗi nhiều sẽ bị phạt vui như bơm xe đạp,

nhảy lò cò, làm con vịt …)
- Từ kết quả của trò chơi, giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới.
Ví dụ 3 : Khi dạy bài Âm thanh trong cuộc sống, tôi tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi Tìm từ diễn tả âm thanh để dẫn dắt vào nội dung bài.
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).
- Giáo viên nêu cách chơi và luật chơi (Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 5 em.
Các đội bốc thăm số thứ tự. Đội nào bốc được số bé nhất thì được nêu tên nguồn
phát ra âm thanh. Đội còn lại phải tìm từ phù hợp để diễn tả âm thanh tương ứng.
Đội tìm được từ đúng thì sẽ được nêu tên nguồn phát ra âm thanh, đội kia sẽ tìm
từ, cứ như vậy cho đến hết trò chơi. Các bạn trong đội trao đổi để tìm từ, nếu
trong thời gian quy định mà không nêu được từ thì sẽ chuyển qua cho đội bạn
nêu. Nếu đội bạn cũng không nêu được thì các bạn trong lớp sẽ nêu. Nếu đội bạn


16

nêu được từ thì sẽ tính thêm số lần thắng cho đội bạn. Đội nào có nhiều số lần
thắng nhất thì sẽ là đội về nhất, cứ như vậy xếp theo thứ tự từ cao đến thấp).
- Chia lớp thành 2 đội (mỗi đội có 5 em). Các đội thực hiện trò chơi.
- Ví dụ : Nhóm 1 nêu “gà trống”, nhóm 2 nêu “ò ó o …” ; “trống trường” “tùng, tùng, tùng” …
- Lớp theo dõi, dựa vào số từ mỗi đội tìm được để kết luận kết quả của các đội.
- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài học.
* Trò chơi dùng để hình thành kiến thức : Trò chơi thường được sử dụng ở
phần bài mới ; thời gian chơi từ 5 - 10 phút.
Ví dụ 1 : Trò chơi Thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm được sử dụng
trong bài Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
Tiến hành chợi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu luật chơi (Chia lớp thành 3 đội, lên
bảng lớp thi theo cách tiếp sức, lần lượt từng thành viên trong đội viết tên các

món ăn chứa nhiều chất đạm ; cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định ; cứ
một lần là một bạn lên viết, nếu đội nào có 2 bạn cùng lên sẽ bị phạm quy ; trong
khi thi, các bạn dưới lớp không được nhắc cho bạn. Tùy theo số lượng tên các
món ăn đúng, thời gian của mỗi đội để xếp thứ tự thi đua giữa các đội).
- Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Các đội tiến hành viết các món ăn lên bảng
theo cách tiếp sức. Căn cứ vào số lượng các món ăn phù hợp và thời gian để lớp
và giáo viên kết luận kết quả của các nhóm.
- Qua kết quả của cuộc thi, giáo viên gọi học sinh nêu tên các món ăn chứa
nhiều chất đạm.
Ví dụ 2 : Trò chơi Ghép chữ vào sơ đồ được sử dụng trong bài Trao đổi chất ở
người (Tiếp theo)
Chuẩn bị :


17

- 3 hình vẽ sơ đồ trao đổi chất ở người (còn trống) ; 3 bộ phiếu, mỗi bộ gồm các
tấm phiếu rời có ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng, khí ô-xi, khí các-bôníc, ô-xi và các chất dinh dưỡng, khí các-bô-níc và các chất thải).
Tiến hành chơi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu luật chơi (Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội
có 3 - 5 em, các em lên bảng lần lượt gắn các phiếu vào chỗ còn thiếu trong sơ
đồ; các thành viên trong đội được trao đổi, thảo luận với nhau. Đội nào gắn được
nhanh nhất, nhiều và đúng nhất thì sẽ về nhất, cứ như vậy căn cứ vào thời gian,
số lượng phiếu đúng để xếp thứ tự giữa các đội).
- Giáo viên gắn sơ đồ và các tấm phiếu lên bảng.
- Các đội thực hiện trò chơi, lựa chọn nhanh các phiếu để gắn nhanh vào chỗ
trống trong sơ đồ cho phù hợp.
- Đại diện nhóm trình bày sơ đồ. Lớp nhận xét và kết luận kết quả của cuộc thi.
- Từ kết quả của các nhóm, giáo viên nhận xét, gợi ý học sinh nêu mối quan hệ

giữa các cơ quan trong cơ thể khi thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể người với
môi trường.
Ví dụ 3 : Trò chơi Nối đúng, nối nhanh được sử dụng trong bài Vật dẫn nhiệt
và vật cách nhiệt nhằm giúp học sinh phân biệt được các vật dẫn nhiệt tốt và dẫn
nhiệt kém.
Chuẩn bị : - 3 phiếu khổ to, mỗi phiếu có ghi :
Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp :
A

B

1. Đồng
2. Bông

3. Len
4. Không khí

a/ Dẫn nhiệt tốt

b/ Dẫn nhiệt
kém


18

5. Nhôm
6. Gỗ
Tiến hành chợi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu luật chơi (Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội

3 - 5 em. Lần lượt các thành viên trong đội thi theo cách tiếp sức. Mỗi lần nối chỉ
một em lên thực hiện, nếu đội nào có cùng lúc hai em thực hiện sẽ bị phạm quy ;
trong khi bạn thực hiện, các bạn dưới lớp không được nhắc bạn. Tùy vào thời
gian, kết quả nối đúng mà xếp thứ tự thi đua giữa các đội).
- Giáo viên chia lớp thành 3 đội (mỗi đội 3 - 5 em).
- Các đội tiến hành nối theo cách tiếp sức. Tùy vào thời gian và kết quả nối mà
lớp nhận xét, kết luận về kết quả của các đội.
- Qua kết quả của cuộc thi, giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên các vật dẫn nhiệt.
Sau đây là kết quả của phiếu :
A

B

1. Đồng
2. Bông

a/ Dẫn nhiệt tốt

3. Len
4. Không khí
5. Nhôm
6. Gỗ

b/ Dẫn nhiệt
kém


19

* Trò chơi dùng để củng cố kiến thức đã học : Trò chơi thường được sử dụng

ở phần củng cố nội dung bài học ; thời gian chơi từ 3 - 5 phút.
Ví dụ 1 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ? được sử dụng trong bài Nước có những
tính chất gì ?
Tiến hành chơi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).
- Giáo viên nêu cách chơi và hướng dẫn chơi (Chọn mỗi tổ một em. 3 em thay
mặt cho 3 tổ lên bảng viết nhanh các tính chất của nước. Ở dưới lớp không được
nhắc bạn. Tổ nào nhắc bạn thì sẽ bị phạm quy. Căn cứ vào thời gian, số tính chất
đúng được viết ra để xếp thứ tự thi đua giữa các em).
- Mỗi tổ chọn một em, lên bảng ghi nhanh các tính chất của nước. Lớp theo dõi,
cổ vũ. Tùy vào thời gian và số tính chất mà mỗi em ghi được, cả lớp và giáo viên
kết luận kết quả của các em.
- Qua các kết quả, giáo viên nhấn mạnh lại các tính chất của nước.
Ví dụ 2 : Trò chơi Nên, không nên được sử dụng trong bài Bảo vệ bầu không
khí trong sạch
Chuẩn bị : - 3 phiếu khổ to, mỗi phiếu có ghi các việc nên và không nên làm để
bảo vệ bầu không khí trong sạch (trước các việc làm có các ô trống để điền K không nên ; N - nên).
Tiến hành chơi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi và chia nhóm (Chia lớp thành 3
nhóm, mỗi nhóm từ 3 - 5 em. Các nhóm tiến hành theo cách tiếp sức. Mỗi lần
điền chỉ một em lên thực hiện, nếu đội nào có cùng lúc hai em thực hiện sẽ bị
phạm quy ; trong khi bạn thực hiện, các bạn dưới lớp không được nhắc bạn. Tùy
vào thời gian, kết quả nối đúng mà xếp thứ tự thi đua giữa các đội).


20

- Giáo viên gắn các phiếu lên bảng, các nhóm tiến hành điền K hay N theo yêu
cầu theo cách tiếp sức. Tùy vào thời gian, kết quả điền đúng của mỗi nhóm mà

giáo viên và cả lớp kết luận kết quả của cuộc thi.
- Qua kết quả của các nhóm, giáo viên cùng học sinh chốt lại các biện pháp bảo
vệ bầu không khí trong sạch.
Nội dung và kết quả trong phiếu :
Viết vào

chữ N trước những việc nên làm, chữ K trước những việc không

nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch :
K a/ Vứt rác ra đường. (Không nên)

b/ Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói. (Nên)
c/ Trồng cây xanh. (Nên)
d/ Dùng bếp đun than tổ ong. (Không nên)
e/ Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. (Nên)
g/ Vẩy nước trước khi quét. (Nên)
Ví dụ 3 : Trò chơi Đoán tên và nơi phát ra âm thanh được sử dụng trong bài
Âm thanh
Chuẩn bị : Các dụng cụ phát ra âm thanh như : hòn sỏi, trống, kèn, hộp sữa, …
Tiến hành chơi :
- Giáo viên giới thiệu về trò chơi (tên trò chơi, mục đích chơi, thời gian).
- Giáo viên hướng dẫn chơi và nêu luật chơi (Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi
nhóm 3 - 5 em. Mỗi nhóm dùng vật đã chuẩn bị để tạo ra âm thanh. Nhóm này
tạo ra âm thanh thì nhóm kia sẽ đoán vật tạo ra âm thanh đó, nơi phát ra âm thanh
và ngược lại. Tùy vào số lần đoán đúng của các nhóm để xếp thứ tự thi đua giữa
các nhóm. Nếu còn thời gian thì tiếp tục tổ chức cho 2 nhóm khác thực hiện trò
chơi).
- Các nhóm tiến hành chơi. Các học sinh còn lại cùng giáo viên theo dõi và
nhận xét về kết quả của các nhóm.



21

- Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên gợi ý học sinh củng cố lại các kiến thức
của bài về âm thanh.
5/ Chuẩn bị và sử dụng một số đồ dùng trong trò chơi học tập :
Để trò chơi học tập có hiệu quả, việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập một
cách khoa học, hợp lí cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo cho học sinh
hứng thú, tích cực tham gia trò chơi.
* Trò chơi Đi tìm điều kiện sống (Cuộc hành trình đến hành tinh khác) :
- Làm các bộ phiếu, mỗi bộ có 20 tấm phiếu (nội dung bao gồm những thứ “cần
có” và những thứ “muốn có”. Mỗi tấm phiếu chỉ vẽ hoặc viết tên một thứ).
- Vẽ hoặc viết tên những thứ “cần có” và những thứ “muốn có” vào mặt các tấm
phiếu (hoặc vẽ trên máy và in ra). Các tấm phiếu làm bằng bìa cứng (có thể ép
nhựa) và gắn vào sau mỗi tấm phiếu các miếng nam châm lá để gắn lên bảng lớp
(hoặc gắn bằng keo hai mặt để gắn vào các tờ giấy khổ to theo nhóm).
- Khi giới thiệu trò chơi, giáo viên giới thiệu các bộ phiếu. Sau đó, khi thực
hiện, giáo viên phát các bộ phiếu cho các nhóm (nếu phiếu viết bằng chữ thì cần
chuẩn bị các bộ phiếu có màu sắc khác nhau như vàng, xanh, đỏ … để giáo viên
và học sinh dễ phân biệt khi theo dõi các nhóm thi đua đồng thời để tránh nhầm
lẫn khi kiểm tra, kết luận kết quả thi đua giữa các nhóm). Các nhóm thảo luận,
lựa chọn các phiếu theo yêu cầu sau đó gắn lên bảng (hoặc gắn vào phiếu khổ to).
Ví dụ : Nội dung các tấm phiếu :

Chăn màn

Thức ăn

Nước uống


Quần áo

Lều


22

Bản đồ

Không khí

Thuốc

Ánh sáng

Nhiệt độ

...

* Trò chơi Thi vẽ đúng, vẽ nhanh (Thi vẽ sơ đồ, Vẽ tranh) :
- Chuẩn bị các tờ giấy khổ to (cỡ giấy A3) và các cây bút dạ.
- Giáo viên phát cho các nhóm các đồ dùng. Sau đó các nhóm thực hành vẽ sơ
đồ (sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường ; sự chuyển thể của nước ;
vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ; sự trao đổi chất ở thực vật ; sự trao đổi
chất ở động vật ; mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật ; chuỗi sơ đồ thức ăn)
hoặc vẽ tranh ảnh cổ động bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước ....
Ví dụ : Sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
LẤY VÀO
Khí ô-xi


Thức ăn

THẢI RA
Khí các-bô-níc


THỂ
NGƯỜ
I

Phân

Nước

Nước tiểu, mồ hôi

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên :
Mây

Mây
Hơi nước

Mưa
Nước

Nước

* Trò

……

chơi Chơi chong

chóng ; Thi thổi bóng :
- Đối với 2 trò chơi này, giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng (bong bóng,
chong chóng) trước ở nhà và đến tiết học thì đem lên lớp.


23

- Đến tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh thi cá nhân.
- Giáo viên phải có thêm sự chuẩn bị các đồ dùng nêu trên để nếu học sinh
không chuẩn bị hết cả lớp thì giáo viên sẽ phát cho các em thực hành.
* Trò chơi Nối nhanh, nối đúng ? ; Nên, không nên ? ; Đúng, sai ?
- Chuẩn bị các tờ giấy khổ to, trên mỗi tờ giấy ghi nội dung kiến thức của bài
học và các cây bút dạ.
Ví dụ 1: Bài Vai trò của chất đạm và chất béo sử dụng trò chơi Nối nhanh,
nối đúng ?
Mỡ lợn
Lạc

Nguồn gốc thực vật

Dầu ăn
Vừng (mè)

Nguồn gốc động vật

Dừa
- Giáo viên gắn lên bảng các tờ giấy khổ to như trên (tùy vào số nhóm mà gắn
số tờ tương ứng) và phát bút dạ cho các nhóm. Các nhóm lên bảng thi đua nối.

Sau khi kết thúc trò chơi, kết quả về kiến thức của trò chơi như sau :
Mỡ lợn
Lạc

Nguồn gốc thực vật

Dầu ăn
Vừng (mè)
Nguồn gốc động vật
Dừa


24

Ví dụ 2: Bài Các nguồn nhiệt sử dụng trò chơi Nên, không nên ?
Điền N (nên), K (không nên) trước các việc làm để tiết kiệm nguồn nhiệt :
Đốt lửa quá to khi đun.
Nút phích nước sôi chặt.
Theo dõi khi đun nước hoặc nấu thức ăn.
Dùng nước lã để uống.
- Giáo viên gắn lên bảng các giấy khổ to như trên và phát bút dạ cho các nhóm
(tùy vào số nhóm mà gắn số tờ tương ứng). Các nhóm lên bảng thi đua điền N
(nên), K (không nên) vào các ô trống trước các nội dung. Sau khi kết thúc trò
chơi, kết quả về kiến thức của trò chơi như sau :
K

Đốt lửa quá to khi đun.

N


Nút phích nước sôi chặt.

N

Theo dõi khi đun nước hoặc nấu thức ăn.

K

Dùng nước lã để uống.

Ví dụ 3 : Bài Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm sử dụng trò chơi Đúng, sai ?
Điền Đ (đúng), S (sai) trước các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm :


25

Xả phân, nước thải bừa bãi.
Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
Vỡ đường ống dầu, tràn dầu.
Xây thành giếng.
Đục đường ống nước.
Lũ lụt.
Khói bụi và khí thải từ xe cộ.
Đun sôi nước.
- Giáo viên gắn lên bảng các giấy khổ to như trên và phát bút dạ cho các
nhóm. Các nhóm lên bảng thi đua điền Đ (đúng), S (sai) vào các ô trống
trước các nội dung. Sau khi kết thúc trò chơi, kết quả về kiến thức của trò
chơi như sau :

Đ


Xả phân, nước thải bừa bãi.

Đ

Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.

Đ

Vỡ đường ống dầu, tràn dầu.

S

Xây thành giếng.

Đ

Đục đường ống nước.

Đ

Lũ lụt.

Đ

Khói bụi và khí thải từ xe cộ.

S

Đun sôi nước.


* Trò chơi Ghép chữ vào sơ đồ ; Gắn đúng, gắn nhanh ; Ghép chữ vào hình.


×