Tải bản đầy đủ (.docx) (225 trang)

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị phát triển bền vững tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.06 MB, 225 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----

----

Ngô Đăng Trí

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH GIA LAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------

Ngô Đăng Trí

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 62850101


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. GS.TS. Trương Quang Hải
2. PGS.TS. Trần Văn Ý

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án do
tác giả tự nghiên cứu một cách trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Ngô Đăng Trí


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng
dẫn khoa học nghiêm túc, tâm huyết và tận tình của GS.TS. Trương Quang Hải và PGS.TS. Trần Văn Ý. NCS xin bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy - những người đã luôn tận tâm dạy bảo, động viên, khích lệ NCS trong suốt thời gian thực
hiện luận án.
Trong quá trình hoàn thiện luận án, NCS nhận được những chỉ bảo quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa học trong Khoa Địa lý, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. NCS xin cảm ơn quý thầy, cô đã chỉ bảo và góp ý cho
luận án.

Tác giả xin chân thành cảm ơn đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng bộ
chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây

Nguyên” do PGS. TS. Trần Văn Ý làm chủ nhiệm đã cho phép tác giả được sử dụng
nguồn số liệu hết sức quý báu của đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cán bộ Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn
hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện
nghiên cứu.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với các nhà khoa
học, đồng nghiệp ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - cơ quan tác giả công tác, đã gắn bó,
động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành nhiệm vụ. Sự giúp đỡ,
động viên của gia đình, người thân và bạn bè trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận án là động lực để tác giả hoàn thành luận án này.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................
1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu ..........

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....

3.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......


4.

Những điểm mới của luận án ..........

5.

Luận điểm bảo vệ ............................

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của lu

7.

Cấu trúc luận án...............................

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
BỘ CHỈ THỊ PHÁT TRIỂN BỀN
1.1.

Tổng quan các vấn đề và công trìn

1.1.1. Bộ chỉ thị phát triển bền vững

1.1.2. Tổng quan các vấn đề xây dựn

1.1.3. Phân tích các bộ chỉ thị PTBV

1.1.4. Các nghiên cứu về tỉnh Gia L

1.2. Cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai ..............................

1.2.1. Một số khái niệm sử dụng tro

1.2.2. Cơ sở lý luận xây dựng danh sá

1.2.3. Cơ sở lý luận xây dựng chỉ số
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...............................................

1.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ......

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ......

1.3.3. Quy trình nghiên cứu ............
Tiểu kết chương 1. .......................................................................................................

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ
XÂY DỰNG DANH SÁCH CHỈ T
TỈNH GIA LAI ..............................
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tỉnh Gia Lai ...............

2.1.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, x
với khung mô hình PTBV UNCSD
1


2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên .....

2.1.3. Các yếu tố Kinh tế ............................


2.1.4. Các yếu tố Xã hội .............................

2.1.5. Chất lượng môi trường và tai biến th
2.2. Xây dựng danh sách chỉ thị phát triển bền vững tỉnh Gia Lai ................
Tiểu kết chương 2. .......................................................................................................

Chương 3. CHUẨN HÓA CHỈ THỊ, TỔNG HỢP CHỈ SỐ VÀ ĐÁNH GIÁ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH GIA L
3.1. Chuẩn hóa chỉ thị và tổng hợp các chỉ số PTBV tỉnh Gia Lai ...............

3.1.1. Chuẩn hóa giá trị chỉ thị ...................

3.1.2. Tổng hợp chỉ số PTBV tổng thể, theo
3.2. Đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững tỉnh Gia Lai ...

3.2.1. Đánh giá và đề xuất giải pháp theo c

3.2.2. Đánh giá chung về phát triển bền vữ
Tiểu kết chương 3. .....................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................
1.

Kết luận .....................................................

2.

Khuyến nghị ..............................................

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
PHỤ LỤC ..................................................................................................................
Phụ lục 1. Bộ chỉ thị phát triển bền vững của SDI-GM 2001 ........................
Phụ lục 2. Bộ chỉ thị phát triển bền vững của SDI-GM 2007 ........................
Phụ lục 3. Bộ chỉ thị PTBV địa phương Châu Âu .........................................
Phụ lục 4. Bộ chỉ thị giám sát PTBV ở Việt Nam (dự án VIE/01/021) .........

Phụ lục 5. Bộ chỉ thị giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020 ................................

Phụ lục 6. Bộ chỉ thị giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương
giai đoạn 2013 - 2020 .................................
Phụ lục 7. Phiếu xin ý kiến chuyên gia ..........................................................
Phụ lục 8. Kết quả tính toán giá trị chỉ thị .....................................................
Phụ lục 9. Phần mềm quản lý bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai .........................

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2


CCN
CSDI
CTNH
CTR
DoS
DPSIR
ESI
GDI
GRDP
GNI

GRDP
HDI
IUCN
KCN
KHCN
KT-XH-MT
LHQ
LPI
MDG
NCS
NNPTNT
OECD


PAPI

- Th

PCI

-

PPTB

- Ph

PSR

- Pre


PTBV

- Ph

SDG

-

SDI

-

SDI-GM

- Su

SOE

-

TNMT

- Tà

TX

-

UBND


- Ủy

UBPTBV

- Ủy

UNCED

- Un

UNCSD

- Un

UNDP

- Un

VHTTDL
WI

-

WSC

-

4



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Sự khác nhau giữa
gia và cấp địa phươ

Bảng 1.2

Bảng ma trận mức

Bảng 1.3

Tổng hợp các nguy

Bảng 1.4

Sự khác biệt giữa t

Bảng 1.5

Thuật toán sử dụng

Bảng 2.1

Mối liên kết giữa
với các chủ đề PTB

Bảng 2.2

Mức độ phân cắt s


Bảng 2.3

Tổng sản phẩm trê

Bảng 2.4

Thu chi ngân sách

Bảng 2.5

Tổng sản phẩm trê

Bảng 2.6

Tỷ trọng tổng sản p

Bảng 2.7

Một số chỉ thị ngàn

Bảng 2.8

Một số chỉ thị chất

Bảng 2.9

Thu nhập bình quâ

Bảng 2.10


Tỷ lệ nhà ở của hộ

Bảng 2.11

Vị trí giám sát nướ
2011 - 2015 ..........

Bảng 2.12

Khối lượng chất th

Bảng 2.13

Tổng hợp tình hìn
giai đoạn 2005-201

Bảng 2.14

Danh sách chỉ thị
Delphi (bước 4) ...

Bảng 2.15

Danh sách chỉ thị P

Bảng 3.1

Cách xác định ngư
triển kinh tế và chủ


Bảng 3.2

Cách xác định ngư

Bảng 3.3

Giá trị và xu hướn
chỉ số tổng thể .....


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1

Các bước xây dựng

Hình 1.2

Tiến trình phát triển

Hình 1.3

Tiến trình phát triển bộ chỉ thị theo dõi và đánh giá PTBV của UNCSD . 18

Hình 1.4 Ba nhóm phương pháp chuẩn hóa .............................................................
Hình 1.5 Cách tiếp cận kết hợp xây dựng danh sách bộ chỉ thị PTBV Gia Lai .......
Hình 1.6 Sơ đồ phân chia cách xác định ngưỡng giá trị chỉ thị ................................
Hình 1.7 So sánh tương đối giữa các cách xác định ngưỡng giá trị chỉ thị ..............
Hình 1.8 Tháp tổng hợp chỉ số PTBV của luận án ...................................................
Hình 1.9 Sơ đồ quy trình nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai ........

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai .................................................................
Hình 2.2 Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Gia Lai .......................................................
Hình 2.3 Bản đồ độ dốc tỉnh Gia Lai ........................................................................
Hình 2.4 Bản đồ phân cắt sâu tỉnh Gia Lai ...............................................................
Hình 2.5 Bản đồ phân loại đầu nguồn tỉnh Gia Lai ..................................................
Hình 2.6 Bản đồ mật độ dân số tỉnh Gia Lai năm 2015 ...........................................
Hình 2.7 Bản đồ xói mòn đất tỉnh Gia Lai................................................................
Hình 3.1 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề phát triển kinh tế........................
Hình 3.2 Diễn biến các chỉ thị trong phụ chủ đề hiệu quả kinh tế vĩ mô ...............
Hình 3.3 Diễn biến các chỉ thị trong phụ chủ đề lao động việc làm .......................
Hình 3.4 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề phương thức sản xuất và
tiêu dùng...................................................................................................
Hình 3.5 Sơ đồ chỉ số phương thức sản xuất và tiêu dùng Gia Lai trong vùng
Tây Nguyên ..............................................................................................
Hình 3.6 Diễn biến các chỉ thị trong phụ chủ đề hiệu quả sử dụng năng lượng và
quản lý rác thải .........................................................................................

6


Hình 3.7

Sơ đồ chỉ số mức sống Gia Lai trong vùng Tây Nguyên......................116

Hình 3.8

Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề mức sống................................116

Hình 3.9


Diễn biến các chỉ thị trong phụ chủ đề an toàn vệ sinh và tiếp cận
nước sạch

117

Hình 3.10 Sơ đồ chỉ số quản trị xã hội Gia Lai trong vùng Tây Nguyên..............118
Hình 3.11 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề quản trị xã hội.......................118
Hình 3.12 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề sức khỏe.................................119
Hình 3.13 Sơ đồ chỉ số sức khỏe Gia Lai trong vùng Tây Nguyên.......................120
Hình 3.14 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề giáo dục và văn hóa...............121
Hình 3.15 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề dân số.....................................123
Hình 3.16 Diễn biến các chỉ thị trong chủ đề dân tộc...........................................124
Hình 3.17 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề Phòng tránh thiên tai............125
Hình 3.18 Sơ đồ chỉ số không khí Gia Lai trong vùng Tây Nguyên.....................126
Hình 3.19 Sơ đồ chỉ số đất đai Gia Lai trong vùng Tây Nguyên...........................126
Hình 3.20 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề quản lý và sử dụng đất đai.....127
Hình 3.21 Diễn biến các phụ chủ đề trong chủ đề tài nguyên nước.....................129
Hình 3.22 Diễn biến các chỉ số theo chủ đề có giá trị trên 0,5..............................130
Hình 3.23 Diễn biến các chỉ số theo chủ đề có giá trị dưới 0,5 nhưng có xu hướng
phát triển ổn định 130
Hình 3.24 Diễn biến các chỉ số theo chủ đề có giá trị dưới 0,5 và xu hướng
phát triển không ổn định

130

Hình 3.25 Sự thiếu cân bằng giữa các chỉ số theo chủ đề.....................................131
Hình 3.26 Sự thiếu cân bằng giữa các phụ chủ đề................................................132
Hình 3.27 Sự thiếu cân bằng giữa các chỉ thị........................................................133

7



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu

Gia Lai nằm ở Bắc Tây Nguyên, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã
hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Tỉnh thuộc tam giác phát triển khu vực
biên giới ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, có hệ thống giao thông kết nối với các
đô thị lớn như Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Tuy Hòa, có sân bay, có cửa
khẩu quốc tế Lệ Thanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế như
xuất nhập khẩu, du lịch, phát triển thương mại biên giới v.v... Mặt khác, Gia Lai ở vị trí
đầu nguồn nhiều hệ thống sông, có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nước sản xuất,
gìn giữ môi trường và phòng tránh thiên tai không chỉ trong phạm vi tỉnh mà còn đối
với khu vực hạ lưu.
Kinh tế Gia Lai thời gian qua đã có những bước tiến, các hoạt động thương mại
- dịch vụ phát triển nhanh, đời sống của nhân dân được nâng cao... Tuy nhiên so với cả
nước, GRDP bình quân đầu người, doanh thu du lịch, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng
thông tin truyền thông phát triển chậm [72]. Ngành y tế đã đạt những thành tựu cơ bản,
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; Biến động dân số đã được từng bước
được kiểm soát nhưng tỉnh đang phải đối mặt với các vấn đề bảo tồn văn hóa, chênh
lệch thu nhập [61]. Chất lượng môi trường Gia Lai nhìn chung còn tốt, tuy nhiên tỷ lệ
che phủ vùng đầu nguồn còn thấp, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như:
lũ lụt, hạn hán, dông, lốc,… đã gây ra nhiều thiệt hại cho tỉnh [47]. Điển hình là đợt lũ
lịch sử năm 2009 hay đợt hạn kỷ lục đầu năm 2016 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống người dân. Bên cạnh đó, tỉnh còn gặp nhiều thách thức trong sử dụng đất
nông nghiệp, đất rừng như tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới thấp, xói mòn đất
còn cao. Nhận thức được vấn đề trên, chính quyền địa phương đang tiến hành nhiều
chính sách và chương trình hành động hướng tới phát triển một cách bền vững và cân

bằng giữa các yếu tố phát triển [74].

Theo Ủy ban phát triển bền vững Liên Hợp Quốc (UNCSD), việc theo dõi, đánh
giá phát triển bền vững (PTBV) cần được tiến hành cùng lúc, hỗ trợ việc thực thi các
hành động phát triển [176]. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có những nghiên cứu
khoa học về các công cụ theo dõi và đánh giá PTBV.
UNCSD (1996) đã khẳng định bộ chỉ thị PTBV là một công cụ quan trọng để
theo dõi, đánh giá PTBV và điều chỉnh chiến lược phát triển hướng tới bền vững của
một lãnh thổ [177]. Bộ chỉ thị PTBV như là những hệ thống cảnh báo sớm và khi được
thiết kế tốt, cân nhắc kỹ lưỡng thì chúng không những chỉ ra được hiện trạng phát triển
8


kinh tế, xã hội và môi trường của một lãnh thổ mà còn hỗ trợ cho quá trình ra quyết
định và giám sát có hiệu quả của việc thực hiện các chính sách hướng tới PTBV [180].
Bộ chỉ thị PTBV được sử dụng rộng rãi trong theo dõi, đo lường và đánh giá sự biến
đổi (tích cực hay tiêu cực) hướng tới PTBV và cũng là cách để liên kết thông tin với
các bên liên quan [93, 107].
Như vậy, xây dựng bộ chỉ thị theo dõi, đánh giá PTBV là việc làm cần thiết
phục vụ lập và điều chỉnh chính sách, kế hoạch phát triển, nâng cao hiệu quả các
chương trình hành động hướng tới PTBV của tỉnh Gia Lai.
Đã có nhiều bộ chỉ thị PTBV được xây dựng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo
Tri Ngo Dang và cs (2018), các bộ chỉ thị PTBV tại Việt Nam còn tồn tại những vấn đề
trong xây dựng danh sách chỉ thị và xây dựng chỉ số tổng hợp [171]. Trong luận án
này, NCS nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị PTBV Gia Lai dựa trên việc kế thừa các bộ
chỉ thị đã xây dựng và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.


Mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ thị PTBV phục vụ theo dõi
và đánh giá phát triển bền vững tỉnh Gia Lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau:
(1) Tổng quan tài liệu, đúc rút cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai;
(2) Xây dựng danh sách chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai (xác định nguyên tắc; xác định

khung cấu trúc; nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
tỉnh Gia Lai; thực hiện phương pháp chuyên gia Delphi chọn lọc chỉ thị; tra soát
chỉ thị với tình hình số liệu thực tế để hoàn thiện danh sách chỉ thị);
(3) Tính toán, chuẩn hóa chỉ thị và tổng hợp chỉ số phụ chủ đề, chỉ số chủ đề và chỉ

số PTBV tổng thể tỉnh Gia Lai;
(4) Đánh giá thử nghiệm mức độ PTBV tỉnh Gia Lai trong phạm vi số liệu cho

phép, đề xuất giải pháp hướng tới PTBV.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

3.
-

Phạm vi không gian: Bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai được luận án xây dựng cho
cấp tỉnh, áp dụng cho tỉnh Gia Lai. Bộ chỉ thị kết quả không áp dụng cho cấp
huyện vì theo dõi và đánh giá PTBV ở các cấp hành chính khác nhau cần các bộ
chỉ thị PTBV khác nhau.
9



-

Phạm vi khoa học: Bộ chỉ thị PTBV được xây dựng phục vụ theo dõi, đánh giá
quá trình phát triển bền vững, ngoài ra còn nhận dạng vấn đề cần quan tâm. Số
liệu nghiên cứu đặc điểm tỉnh Gia Lai phục vụ xây dựng danh sách chỉ thị được
thu thập và phân tích trong giai đoạn 2005 – 2016. Mức độ PTBV tỉnh Gia Lai
được đánh giá trong phạm vi số liệu cho phép, đó là giai đoạn 2005 – 2015 đối
với 2 chủ đề phát triển kinh tế, biến động dân số và giai đoạn 2008 – 2012 cho
11 chủ đề khác.

Những điểm mới của luận án

4.
-

Đã bổ sung cơ sở lý luận xây dựng danh sách bộ chỉ thị phát triển bền vững,
phương pháp xác định ngưỡng giá trị phát triển bền vững và xây dựng được các
chỉ số tổng hợp theo phụ chủ đề, chủ đề và chỉ số phát triển bền vững tổng thể
phục vụ giám sát và đánh giá phát triển bền vững.

-

Đã xác định được mức độ phát triển bền vững tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005-2015
đối với các chủ đề phát triển kinh tế, dân số và giai đoạn 2008-2012 theo 11 chủ
đề khác.

Luận điểm bảo vệ

5.
-


Bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai gồm 13 chủ đề, được xây dựng mang tính kế
thừa, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của tỉnh Gia Lai;

-

Kết quả đánh giá và phân tích mức độ PTBV tỉnh Gia Lai phản ánh sự phát
triển chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, trong đó đa số lĩnh vực còn phát triển
chưa bền vững.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.

Gia Lai là tỉnh có kinh tế còn khó khăn nhưng đang ở thời kỳ phát triển nhanh,
sức ép tới xã hội và môi trường rất lớn. Việc xây dựng bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia lai
phục vụ theo dõi, đánh giá tiến trình PTBV có nhiều ý nghĩa:
(1) Về mặt khoa học, luận án góp phần hướng tới hoàn thiện phương pháp luận xây

dựng bộ chỉ thị PTBV tại Việt Nam:
-

Việc nghiên cứu, hướng tới hoàn thiện quy trình xây dựng danh sách chỉ thị là
cơ sở khoa học phục vụ xây dựng danh sách chỉ thị đáp ứng được các nguyên
tắc đặt ra.

-

Việc nghiên cứu, hướng tới hoàn thiện phương pháp luận chuẩn hóa chỉ thị và
tổng hợp chỉ số (theo các cấp độ phụ chủ đề, chủ đề và chỉ số PTBV tổng thể) là

cơ sở để đánh giá mức độ PTBV theo các cấp khái quát khác nhau.
10


(2) Về ý nghĩa thực tiễn:

7.

-

Cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị PTBV đã được luận án phát triển có thể được
sử dụng để xây dựng các bộ chỉ thị PTBV cho các địa phương khác.

-

Việc đánh giá PTBV tỉnh Gia Lai 2005 – 2015 đối với các chủ đề phát triển
kinh tế, dân số và giai đoạn 2008 – 2012 đối với 11 chủ đề khác là cơ sở cho
công tác quản lý phát triển kinh tế, xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi
trường theo hướng bền vững ở tỉnh Gia Lai.

Cấu trúc luận án

Luận án được trình bày trong 150 trang A4 với 22 bảng số liệu; 45 hình, bản đồ,
sơ đồ. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục 195 tài liệu tham khảo (89 tài liệu tham
khảo bằng tiếng Việt và 116 tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh) và phụ lục, luận án
gồm 3 chương nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp xây dựng bộ chỉ thị phát triển bền vững.

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và xây dựng danh
sách bộ chỉ thị phát triển bền vững tỉnh Gia Lai.

Chương 3: Chuẩn hóa chỉ thị, tổng hợp chỉ số và đánh giá phát triển bền vững
tỉnh Gia Lai.

11


Chương 1.
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
BỘ CHỈ THỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Tổng quan các vấn đề và công trình nghiên cứu liên quan tới luận án

1.1.1. Bộ chỉ thị phát triển bền vững
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh Rio đã kêu gọi các quốc gia và các tổ chức
quốc tế phát triển và sử dụng bộ chỉ thị phát triển bền vững (SDI’s). Để đáp lại lời kêu
gọi, rất nhiều tổ chức đa quốc gia, phi chính phủ và chính quyền nhiều nước đã có
những nỗ lực xây dựng các bộ chỉ thị phát triển bền vững và chúng nhanh chóng trở
thành một công cụ hữu hiệu theo dõi và đánh giá tiến trình hướng tới PTBV [153].
Bộ chỉ thị PTBV được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tùy vào từng
nghiên cứu. Bộ chỉ thị PTBV thường được sử dụng để: i) theo dõi quá trình phát triển
[110, 114, 151, 176]; ii) đánh giá quá trình phát triển hướng tới PTBV [123, 176, 195];
iii) cảnh báo sớm và giúp nhận dạng vấn đề cần quan tâm [110, 114, 151]; iv) thiết kế

giải pháp sơ bộ và điều chỉnh chính sách [176, 195]. Trong luận án này, bộ chỉ thị
PTBV được xây dựng để theo dõi, đánh giá PTBV và nhận dạng các vấn đề cần quan
tâm, từ đó đề xuất các giải pháp sơ bộ hướng tới PTBV tỉnh Gia Lai.
Hiện có khá nhiều bộ chỉ thị PTBV được xây dựng, đa phần ở cấp quốc gia và
cấp tỉnh. Website Trích yếu các nỗ lực xây dựng chỉ thị PTBV (Compendium of
sustainable development indicator initiatives) [128] đã liệt kê khoảng 900 công trình

liên quan tới các chỉ thị PTBV. Trong đó có 94 công trình ở cấp toàn cầu, 262 ở cấp
quốc gia và 170 ở địa phương (bao gồm 136 công trình cấp tỉnh và 34 công trình cấp
vùng). Website trên không thống kê các công trình nghiên cứu cấp huyện, xã.
Các cấp hành chính khác nhau có những đặc thù khác nhau về PTBV và có hệ
thống thống kê riêng. Vì vậy, bộ chỉ thị PTBV ở các cấp hành chính khác nhau thường
khác nhau về số lượng chỉ thị và cách thức phản ánh vấn đề của chỉ thị. Ở cấp quốc
gia, nhiều vấn đề được phản ánh do sự đa dạng hơn về tự nhiên, kinh tế xã hội và môi
trường. Ở cấp tỉnh, các nội dung PTBV cần theo dõi, đánh giá ít hơn nhưng có các chỉ
thị mang đặc thù của tỉnh. Ví dụ, ở cấp quốc gia Việt Nam, các chỉ thị phản ánh vấn đề
về quản lý bảo tồn rừng, quản lý đới bờ, biển và hải đảo nhất thiết phải được tích hợp
trong bộ chỉ thị (trên thực tế, bộ chỉ thị giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam được
chính phủ Việt Nam ban hành đã không đề xuất các chỉ thị liên quan tới biển và hải
đảo. Đây là một hạn chế đáng tiếc của bộ chỉ thị này (Phụ lục 5)). Trong khi đó, bộ chỉ
thị của các tỉnh đồng bằng không có chỉ thị về quản lý bảo tồn rừng, các tỉnh không có
biển sẽ không có chỉ thị phản ánh các vấn đề đới bờ, biển và hải đảo...
12


Bên cạnh đó, những vấn đề mang tính liên vùng (transboundary) chỉ có thể theo
dõi, đánh giá ở cấp toàn cầu hay quốc gia và ít được quan tâm phản ánh hơn, số liệu cho
các chỉ thị phản ánh những vấn đề này cũng không có sẵn ở mức độ chi tiết. Ví dụ, các
vấn đề về biến đổi khí hậu, thay đổi tầng Ozon cần được phản ánh trong bộ chỉ thị PTBV
cấp quốc gia và quốc tế nhưng rất khó thu thập các số liệu này ở mức độ cấp tỉnh.

Bảng 1.1 thể hiện sự khác nhau về số lượng chỉ thị giữa 2 bộ chỉ thị PTBV được
chính phủ Việt Nam ban hành. Một ví dụ khác, dự án VIE/01/021 [183] đề xuất 55 chỉ
thị ở cấp quốc gia, trong khi chỉ đề xuất 32 chỉ thị cấp tỉnh; Trong nghiên cứu của
Trương Quang Học và Võ Thanh Sơn (2010) [28], số lượng chỉ thị cấp quốc gia là 51,
các chỉ thị cấp tỉnh là 27. Nghiên cứu của Trần Văn Ý và cs (2015) [88] đã đề xuất 77
chỉ tiêu cấp vùng, 60 chỉ tiêu cấp tỉnh và 49 chỉ tiêu cấp huyện.

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa 2 bộ chỉ thị giám sát và đánh giá PTBV cấp quốc gia và
cấp địa phương được chính phủ Việt Nam ban hành
Loại chỉ thị
Tổng số chỉ thị
Các chỉ thị tổng hợp
Các chỉ thị kinh tế
Các chỉ thị xã hội
Các chỉ thị tài nguyên môi trường
Các chỉ thị đặc thù vùng

Ghi chú:
(1) Bộ chỉ thị giám sát, đánh giá PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Phụ lục 5)
(2) Bộ chỉ thị giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 – 2020 (Phụ lục 6)
Dựa trên các bước xây dựng, có thể chia bộ chỉ thị thành 2 loại: bộ chỉ thị có
tổng hợp chỉ số và bộ chỉ thị không tổng hợp chỉ số. Theo một số nghiên cứu [24, 59,
140], nhìn chung có 3 bước xây dựng bộ chỉ thị có tổng hợp chỉ số trong khi các bộ chỉ
thị không tổng hợp chỉ số sẽ chỉ phải thực hiện 2 bước đầu tiên (Hình 1.1).
Bộ chỉ thị không
tổng hợp chỉ số
(3) Tổng hợp chỉ số.

Hình 1.1

Các bước xây dựng bộ chỉ thị PTBV

Bộ chỉ thị có tổng hợp và không tổng hợp chỉ số đều có những ưu điểm và hạn
chế nhất định. Bộ chỉ thị không tổng hợp chỉ số thường được xây dựng hai bộ danh
sách chỉ thị con gồm i) danh sách chỉ thị chính được sử dụng cho các chính khách và
truyền thông cộng đồng, và ii) danh sách chỉ thị bổ sung gồm nhiều chỉ thị, chi tiết hơn
dành cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Trong một số trường hợp riêng, bộ chỉ thị



13


được xây dựng với một danh sách chỉ thị duy nhất. Khi này bộ chỉ chỉ thị trở nên quá
đơn giản (chỉ gồm danh sách chỉ thị chính), không đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu
hoặc quá cồng kềnh (gộp cả danh sách chỉ thị chính và chỉ thị bổ sung vào một danh
sách chỉ thị), không phù hợp cho truyền thông cộng đồng. Cách tiếp cận này đã được
sử dụng để xây dựng bộ chỉ thị PTBV của một số nước Anh, Đan Mạch, Úc,
Aixơlen,... Bộ chỉ thị xây dựng theo cách này thường không xây dựng thang đo PTBV
cho các chỉ thị nên việc đánh giá mức độ phát triển bền vững khó khăn và thường chỉ
sử dụng tốt cho việc theo dõi sự thay đổi của từng chỉ thị riêng biệt.
Đối với bộ chỉ thị có tổng hợp chỉ số, các chỉ thị sẽ được tổng hợp lại thành các
chỉ số đại diện cho các chỉ thị thành phần. Năm 2001, trong một nghiên cứu đề xuất
xây dựng chỉ số tổng hợp cho bộ chỉ thị PTBV [179], UNCSD đã phân tích, đánh giá 9
bộ chỉ thị có tổng hợp chỉ số. Nghiên cứu của Singh và cs (2012) đã tổng quan các
phương pháp xây dựng của 41 bộ chỉ thị có chỉ số tổng hợp [164]. Trong một nghiên
cứu khác, Petrosyan (2014) đã tổng quan, phân tích 12 bộ chỉ thị xây dựng chỉ số
[154]. Các bộ chỉ thị được tổng quan trong các nghiên cứu trên đã được ứng dụng cho
nhiều địa phương trên thế giới như chỉ số mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) [173], chỉ số
bền vững môi trường (ESI) [106], chỉ số phát triển con người (HDI) [102], chỉ số thịnh
vượng (WI) [158], chỉ số tổng hợp phát triển bền vững (CSDI) [134], bảng chỉ số mức
độ bền vững (DoS) [122], chỉ số phát triển bền vững (SDI) [160]...
Bộ chỉ thị không tổng hợp chỉ số có ưu điểm dễ nhận thấy là sự đơn giản trong
quá trình xây dựng và sự thay đổi của các khía cạnh PTBV có thể được phân tích độc
lập. Bộ chỉ thị không chỉ số có thể cung cấp thông tin so sánh theo thời gian và không
gian phục vụ mục tiêu theo dõi xu hướng biến động của từng chỉ thị. Do vậy, khó có
thể đánh giá PTBV dựa trên các bộ chỉ thị này do không có thông tin so sánh với
ngưỡng giá trị PTBV. Hơn nữa, đánh giá mức độ PTBV không thể chỉ dựa vào từng

chỉ thị riêng lẻ mà phải có cái nhìn tổng thể, đa chiều, đa lĩnh vực [157] và các chỉ thị
PTBV có chiều hướng biến động không theo một xu hướng nhất định [124]. Vì thế, để
đánh giá mức độ PTBV, bên cạnh việc đánh giá sự phát triển theo từng chỉ thị, cần
phải có chỉ số, đại diện cho cả các nhân tố cấu thành, phản ánh vấn đề một cách khái
quát và đầy đủ hơn.
Đối với cách xây dựng bộ chỉ thị có chỉ số thì khi tổng hợp chỉ số thường kèm với
việc xây dựng một thước đo để đánh giá. Do đó ưu điểm rõ ràng của những bộ chỉ thị này
là việc có thể sử dụng đánh giá mức độ thay đổi một cách tổng thể bởi sự tổng hợp của các
chỉ thị thành phần và có thể đánh giá được mức độ PTBV của địa phương dựa trên từng
chỉ thị và chỉ số. Tuy nhiên, nhược điểm của nó nằm ở sự phức tạp trong xây dựng và tính
toán. Bên cạnh đó, theo Hass và cs (2002), chỉ số có thể là sự đơn giản hóa quá mức một
hệ thống phức tạp và có khả năng dẫn tới những dấu hiệu chỉ báo sai.

14


1.1.2. Tổng quan các vấn đề xây dựng bộ chỉ thị PTBV
Qua Hình 1.1 có thể thấy rằng bộ chỉ thị PTBV thường cấu thành bởi 3 hợp
phần cơ bản là i) bộ danh sách chỉ thị (là kết quả của bước xây dựng danh sách chỉ thị);
ii) Định nghĩa và cách tính giá trị chỉ thị; và iii) Phương pháp tổng hợp chỉ số. Các bộ
chỉ thị PTBV tại Việt Nam còn tồn tại những vấn đề trong “xây dựng danh sách chỉ
thị” và “xây dựng chỉ số tổng hợp” [171] (là các bước 1 và 3 trong Hình 1.1).
Luận án tiến hành tổng quan các vấn đề về i) xây dựng danh sách chỉ thị và ii)
xây dựng chỉ số tổng hợp, làm cơ sở xây dựng bộ chỉ thị PTBV tỉnh Gia Lai.

1.1.2.1. Xây dựng danh sách chỉ thị
Quy trình xây dựng danh sách chỉ thị

a)


Các nghiên cứu trên thế giới thường không mô tả cụ thể quy trình xây dựng
danh sách chỉ thị nhưng nhìn chung các công việc cơ bản thường được thực hiện là i)
đề xuất một bộ nguyên tắc (tiêu chí hay yêu cầu), và ii) đề xuất danh sách chỉ thị theo
một khung cấu trúc phù hợp với mục tiêu nghiên cứu [28, 88, 117, 119, 183, 107, 108,
132, 141, 176, 178, 180]. Một số nghiên cứu có thực hiện thêm phương pháp chuyên
gia để chọn lọc chỉ thị và xem xét tới mức độ phù hợp địa phương và tính khả thi của
số liệu [28, 88, 117, 119, 183].

Tính

khả thi

Bảng 1.2 Bảng ma trận mức độ phù hợp/khả thi của chỉ thị mẫu với địa phương

Được sử dụng
Sử dụng có thay đổ

Nguồn: UNCSD
(2007)
Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị PTBV của LHQ (SDI-GM) [180] đã đề xuất
xem xét tính khả thi của dữ liệu và nghiên cứu điều kiện của địa phương bên cạnh việc
đặt ra các nguyên tắc và xác định khung cấu trúc chủ đề theo lĩnh vực làm khung


chung đề xuất chỉ thị. Theo tài liệu này, sau khi đưa ra danh sách sơ bộ các chỉ thị từ
các bộ chỉ thị đã có và hệ thống thống kê địa phương dựa trên khung cấu trúc đề xuất,
15


cần tiến hành chọn lọc các chỉ thị này dựa trên bảng ma trận mức độ phù hợp/khả thi

(Bảng 1.2). Bảng ma trận được cấu thành bởi 2 chiều: tính khả thi của dữ liệu và mức
độ phù hợp của chỉ thị mẫu đối với địa phương.
Trong hai nghiên cứu của Hai Le Trinh và cs (2009 và 2013) [117, 119], danh
sách chỉ thị PTBV được đề xuất dựa trên 3 bước: i) đề xuất danh sách các nguyên tắc;
ii) đề xuất danh sách chỉ thị sơ bộ dựa trên sự kết hợp các bộ chỉ thị đã có; iii) sử dụng
phương pháp chuyên gia Delphi để chọn lọc các chỉ thị phù hợp, loại bỏ các chỉ thị
không phù hợp.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã đề xuất chi tiết quy trình xây dựng bộ chỉ thị

[28, 88, 183] (các nghiên cứu này sẽ được tổng quan và phân tích kỹ hơn ở mục 1.1.3).
Nhìn chung, quy trình của các công trình này đã kế thừa bước đề xuất nguyên tắc, đề
xuất danh sách chỉ thị sơ bộ dựa trên một khung cấu trúc xác định và nghiên cứu điều
kiện địa phương. Nghiên cứu của Trần Văn Ý và cs (2015) [88] có sử dụng bước sử
dụng phương pháp chuyên gia Delphi để hoàn thiện danh sách chỉ thị.
Các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị PTBV tại Việt Nam chưa thực hiện bước
sàng lọc, thay thế các chỉ thị không có sẵn số liệu nên chưa đáp ứng được nguyên tắc
về tính khả thi của dữ liệu nên bộ chỉ thị kết quả còn có nhiều chỉ thị không thể thu
thập, tính toán được.
b)

Nguyên tắc xây dựng danh sách chỉ thị PTBV

Các nguyên tắc xây dựng danh sách chỉ thị thường là bước thực hiện đầu tiên
trong các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị PTBV. Từ năm 1997, Hardi và Peter đã đề
xuất 8 nguyên tắc xây dựng bộ chỉ thị [123]. Theo Hass (2002), nhiều quốc gia thuộc
OECD đã tham khảo tập hợp nguyên tắc trên trong việc xây dựng bộ chỉ thị môi
trường của mình [124]. Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị của UNCSD trong các phiên
bản 1996, 2001 và 2007 cũng đề xuất danh sách các nguyên tắc chung để lựa chọn chỉ
thị [176, 178, 180]. Các nguyên tắc thường được sử dụng gồm: Phù hợp theo thông lệ
quốc tế; phù hợp với chính sách; phù hợp với địa phương; phù hợp để đánh giá tiến

trình PTBV; dễ hiểu và rõ ràng cụ thể; có tính khả thi và hiệu quả chi phí. Amélie Côté
và cs (2007) đã tổng hợp và liệt kê tới 22 nguyên tắc mà các bộ chỉ thị PTBV đã sử
dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên tắc nói trên trong hướng dẫn xây dựng bộ
chỉ thị của UNCSD thường được nhiều bộ chỉ thị sử dụng hơn cả [100].
Các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị PTBV tại Việt Nam cũng đã đặt ra các
nguyên tắc [28, 88, 183]. Về cơ bản, các nguyên tắc này đã được đề xuất dựa trên
hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị của LHQ. Các nguyên tắc xây dựng danh sách chỉ thị
PTBV trên thế giới và Việt Nam có phần tương đồng và thống nhất (Bảng 1.3).

16


Bảng 1.3 Tổng hợp các nguyên tắc xây dựng danh sách chỉ thị
TT
Nguyên tắc

1.

Phù hợp theo thông lệ quốc tế

2.

Có khả năng so sánh

3.

Phù hợp với chính sách

4.


Phù hợp để đánh giá tiến trình PTBV
trong điều kiện địa phương

5.
6.

c)

Cân bằng giữa các khía cạnh PTBV
Giới hạn về số lượng nhưng phải có
tính mở và có khả năng thích ứng với
nhu cầu trong tương lai
7. Kế thừa chỉ thị từ các bộ chỉ thị sẵn có
8. Tính sẵn có và chi phí dữ liệu
9. Đơn giản, dễ hiểu và rõ ràng cụ thể

Khung cấu trúc chỉ thị

Theo Olsson và cs (2004), bộ chỉ thị PTBV mang tính đa ngành và toàn diện
các khía cạnh phát triển, việc lựa chọn một khung cấu trúc thích hợp làm cơ sở lựa
chọn chỉ thị là rất quan trọng. Không như các bộ chỉ thị truyền thống, thay vì “một vấn
đề - một chỉ thị”, bộ chỉ thị PTBV phải được phát triển dựa trên một khung cấu trúc
(conceptual framework, một số nghiên cứu dịch là mô hình khái niệm) nhằm thể hiện
đầy đủ, cân đối các yếu tố, quá trình phát triển kinh tế – xã hội – môi trường và mối
liên kết giữa chúng một cách logic, dễ hiểu [151]. Nếu không được phát triển dựa trên
một khung cấu trúc, bộ chỉ thị sẽ luôn là một hệ thống không hoàn thiện và sẽ tập
trung hơn về chuyên ngành của tác giả, đặt nặng về một vài lĩnh vực, sơ lược hoặc
thậm chí bỏ sót nhiều lĩnh vực quan trọng khác [127].
Như vậy, khung cấu trúc giúp cho hệ thống chỉ thị đáp ứng được các nguyên tắc
như có cấu trúc rõ ràng, đầy đủ, không trùng lặp về ý nghĩa và cân bằng tương đối

giữa các khía cạnh PTBV. Bộ chỉ thị sẽ đáp ứng được nguyên tắc về tương thích với
thông lệ quốc tế, có khả năng so sánh với trình độ PTBV của các địa phương khác nếu
sử dụng khung cấu trúc theo các hướng dẫn của tổ chức quốc tế như LHQ...
Có nhiều khung cấu trúc được sử dụng để xây dựng danh sách chỉ thị PTBV. Sự
khác nhau cơ bản giữa các khung cấu trúc là cách mà chúng cấu trúc các khía cạnh của
PTBV, sự thể hiện mối liên kết giữa các khía cạnh này và cách nhóm các vấn đề để
theo dõi [129]. Mỗi khung cấu trúc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù
hợp cho từng mục đích sử dụng. Trong số đó, ba khung cấu trúc được sử dụng rộng rãi


17


hơn cả là: Khung nhân quả (Causal based/Linkage based), Khung mục đích (Goal
based) và Khung chủ đề (Theme/subtheme based) [97, 114, 142, 152, 161].
Ba khung cấu trúc trên đã được LHQ phát triển và sử dụng để xây dựng các
khung danh sách chỉ thị PTBV chung cho các quốc gia và địa phương. Trong đó, LHQ
sử dụng khung mục tiêu xây dựng các bộ chỉ thị mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) và mục
tiêu PTBV (SDG) để theo dõi việc thực hiện các mục tiêu chung của các quốc gia trên
thế giới (Hình 1.2). Song song với việc phát triển các bộ chỉ thị MDG và SDG, LHQ
đã phát triển các bộ chỉ thị theo dõi PTBV các địa phương thông qua hướng dẫn và
phương pháp luận xây dựng bộ chỉ thị (SDI-GM). Các bộ chỉ thị SDI-GM mang tính
đặc thù địa phương nhiều hơn (so với các bộ chỉ thị MDG, SDG), nhằm theo dõi, đánh
giá và cảnh báo sớm các vấn đề trong PTBV. Ban đầu, SDI-GM dựa trên khung nhân
quả (năm 1996), sau đó thay thế bởi khung chủ đề trụ cột (năm 2001) và phiên bản
mới nhất dựa trên khung chủ đề theo lĩnh vực (2007) (Hình 1.3).

MDG1 (2000)
• Mục tiêu tới 2015;
• 8 MT chung; 18 MT cụ

thể; 48 chỉ thị.

Hình 1.2

Tiến trình phát triển của bộ chỉ thị mục tiêu phát triển bền vững

SDI-GM (1996)
• Khung nhân
quả
• 134 chỉ thị

Hình 1.3

SDI-GM (2001)
• Khung chủ đề trụ cột
• 4 trụ cột, 15 chủ đề và 58 chỉ
thị

SDI-GM (2007)
• Khung chủ đề lĩnh vực
• 14 chủ đề, 44 phụ chủ đề và
96 chỉ thị

Tiến trình phát triển bộ chỉ thị theo dõi và đánh giá PTBV của UNCSD

Các bộ chỉ thị được phát triển bởi LHQ gồm bộ chỉ thị MDG, SDG và các bộ
chỉ thị theo dõi, đánh giá PTBV (các phiên bản SDI-GM 1996, 2001 và 2007) đã tồn
tại song song với các mục tiêu riêng, không thay thế, loại trừ mà hỗ trợ, bổ sung cho
nhau [171].


18


×