Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ THI HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.73 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: HỆ THỐNG QLCL TRONG CÔNG TÁC VP - Mã đề: 01
Áp dụng: Bậc Đại học - Ngành QTVP…
Họ tên: Hà Thị Thảo
Lớp: OA16A1
PHẦN A - LÝ THUYẾT
Câu 1: (2.5 điểm) Anh (chị) hãy trình bày quy trình xây dựng Hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001.
Câu 2: (2.5 điểm) các khẳng định sau đây là đúng hay sai ? (mỗi câu trả lời
đúng 0,25 điểm)
1. Cam kết của lãnh đạo cao nhất của tổ chức là điều kiện quan trọng nhất hay
là điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
có hiệu quả.
2. Mục đích của đánh giá nội bộ là để tìm ra các sai sót của nhân viên
3. Cam kết của lãnh đạo là thể hiện việc đề ra chính sách và mục tiêu chất
lượng
4. Phải có một thủ tục dạng văn bản để kiểm soát hồ sơ
5. Chuyên gia tư vấn chỉ được thực hiện tư vấn khi đã được đào tạo từ cao đẳng trở
lên
6. Yêu cầu đối với việc xây dựng và áp dụng Hệ thống QLCL là: Thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình xây
dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.
7. Quy trình kiểm soát hồ sơ là quy trình không bắt buộc
8. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính
nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 05/3/2004 của
Thủ tướng Chính phủ.
9. Khi thực hiện đánh giá nội bộ không nhất thiết phải so sánh bằng chứng với
chuẩn mực đánh giá
10. UBND Quận, huyện là cơ quan được khuyến khích xây dựng và áp dụng


hệ thống quản lý chất lượng
PHẦN B – THỰC HÀNH (5 điểm)
Xây dựng quy trình tiếp nhận, giải quyết văn bản đến tại cơ quan.

1


Bài làm
PHẦN A - LÝ THUYẾT
Câu 1.
Việc xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phụ thuộc vào
một số yếu tố như tình trạng chất lượng hiện hành của tổ chức, yêu cầu của cấp
trên hay mong muốn của lãnh đạo. Yếu tố cơ bản nhất và quyết định sự thành công
của việc áp dụng là ban lãnh đạo tổ chức tin chắc rằng việc áp dụng tiêu chuẩn ISO
9001 sẽ mang lại lợi ích thật sự cho tổ chức.
Việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 cũng
giống như tiến hành một dự án. Đây là một quá trình phức tạp cần được phân thành
một số bước. Sau đây là một số giai đoạn nhằm xây dựng và áp dụng hệ thống chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, mỗi giai đoạn bao gồm một số bước:
1. Giai đoạn 1. Lập Kế hoạch
Bước 1: Cam kết của lãnh đạo
Cam kết của lãnh đạo cao nhất của tổ chức là điều kiện quan trọng nhất hay là
điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
có hiệu quả. Cam kết của lãnh đạo thể hiện ở các điểm sau đây:
- Hiểu rõ yêu cầu và tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9001.
- Kiên định về chủ trương xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện chủ trương đó.
- Đề ra chính sách và mục tiêu chất lượng.
- Đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết.
- Chỉ định người đại diện lãnh đạo để tổ chức xây dựng và thực hiện hệ thống

quản lý chất lượng.
- Thực hiện việc định kỳ xem xét.
Bước 2: Thành lập ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo là bộ phận giúp lãnh đạo điều hành toàn bộ quá trình tổ chức xây
dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong tổ
chức. Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo và một số thành viên, thường chỉ là

2


trưởng hay phó các bộ phận liên quan. Ban chỉ đạo do người đại diện lãnh đạo phụ
trách.
Bước 3: Chọn tư vấn bên ngoài nếu thấy cần thiết
Do tiêu chuẩn ISO 9001 chỉ cho biết cần phải làm gì mà không có chỉ dẫn
phải làm như thế nào nên tổ chức phải linh hoạt trong việc thiết kế một hệ thống có
hiệu lực và hiệu quả nhất đối với tổ chức của mình. Nếu tổ chức không có nhân sự
hiểu biết sâu sắc và có kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng thì việc tự thực hiện có thể mất nhiều thời gian và phải sửa chữa
nhiều lần. Trong trường hợp này tổ chức nên thuê tư vấn bên ngoài. Tuy nhiên
không phải sau khi thuê tư vấn bên ngoài là giao phó hết cho họ mà tổ chức phải
lưu ý rằng công việc của tư vấn là hướng dẫn, đào tạo mà không phải làm thay tổ
chức nên việc xác định chiến lược, mục tiêu, xây dựng các văn bản cụ thể phải do
chính tổ chức thực hiện. Ngoài ra, khi đã tin tưởng vào sự lựa chọn thì phải coi tư
vấn như là một thành viên của đội ngũ quản lý.
Bước 4: Đào tạo
Để triển khai áp dụng ISO 9001 có kết quả, cần làm cho toàn bộ cán bộ, công
nhân viên của tổ chức nắm vững ý nghĩa mục đích của việc thực hiện hệ thống ISO
9001, cách thức thực hiện và vai trò trách nhiệm của mỗi người trong hệ thống đó.
Vì thế đào tạo là yêu cầu bắt buộc và là cơ sở quyết định cho sự thành công. Mọi
cán bộ, nhân viên liên quan trong tổ chức đều phải được đào tạo về các kiến thức

và kỹ năng cơ bản liên quan tới công việc họ phải thực hiện trong hệ thống quản lý
chất lượng. Tuỳ theo đối tượng mà có các chương trình đào tạo khác nhau được mô
tả theo bảng sau:
Nội dung đào tạo
Mô tả
Giới thiệu ISO 9001 Giải thích ISO 9001 là gì
trong dịch vụ hành chính và lợi ích của việc áp
dụng.
Các yêu cầu của ISO Giải thích nội dung và
9001 trong dịch vụ hành mối liên quan của các
chính
yêu cầu của ISO 9001
với dịch vụ hành chính
Xây dựng văn bản của hệ Hướng dẫn phương pháp
thống quản lý chất lượng xây dựng văn bản.
3

Đối tượng
Tất cả cán bộ công nhân
viên, kể cả lãnh đạo.
Các cán bộ công nhân
viên liên quan đến xây
dựng và thực hiện hệ
thống quản lý chất lượng.
Những người được cử
xây dựng văn bản.


Đánh giá nội bộ


Hướng dẫn phương pháp Những người sẽ tham gia
đánh giá
đánh giá.

Bước 5: Đánh giá thực trạng
Việc đánh giá xem xét thực trạng công việc của tổ chức so với các yêu cầu
của hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ hành chính theo ISO 9001 nhằm tìm
ra những khiếm khuyết cần bổ sung và lập kế hoạch cụ thể để xây dựng các thủ
tục, tài liệu cần thiết. Trong việc đánh giá thực trạng, tổ chức có nhiệm vụ:
- Xác định các quá trình chính trong tổ chức (công việc chính là gì, đầu vào
và đầu ra là gì, khách hàng chính là ai…).
- So sánh hiện trạng với các yêu cầu của ISO 9001 trong dịch vụ hành chính
(cái gì có và cái gì chưa có, cái gì đạt và cái gì chưa đạt yêu cầu).
- Phân tích, đánh giá những vấn đề hiện trạng không đáp ứng yêu cầu và dự
tính chủ trương, biện pháp giải quyết.
Trong bước này tổ chức cần lấy ý kiến đóng góp của các bộ phận có liên
quan. Tài liệu thu được thông qua việc đánh giá thực trạng có thể sử dụng để đưa
vào hệ thống chất lượng mới.
Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tổ chức cần lập kế hoạch thực hiện gồm
những nội dung cơ bản sau đây:
- Mục tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng.
- Những văn bản cần được xây dựng.
- Những yêu cầu về đào tạo, nguồn lực và các vấn đề lãnh đạo cần xem xét,
quyết định.
- Thời gian và tiến độ thực hiện.
2. Giai đoạn 2. Biên soạn và phổ biến các tài liệu của hệ thống quản lý
chất lượng
Bước 1: Biên soạn tài liệu
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình thực hiện.

Bước 2: Phố biến tài liệu trong tổ chức
4


Tài liệu biên soạn xong sẽ được phổ biến cho các bộ phận, cá nhân có liên
quan trong tổ chức. Lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến đóng góp và xem xét điều chỉnh
hay sửa đổi nếu thấy hợp lý.
3. Giai đoạn 3. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
Bước 1: Công bố áp dụng
Tổ chức công bố việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo đúng các
văn bản đã xây dựng và phổ biến. Thời gian thực hiện do lãnh đạo tổ chức quyết
định trên cơ sở xem xét các yếu tố chi phối như quy mô của tổ chức, mức độ cam
kết của lãnh đạo, hiện trạng, khối lượng văn bản cần xây dựng, nguồn lực có thể
cung cấp… và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn.
Bước 2: Đánh giá nội bộ
Sau một thời gian thực hiện, thường trong vòng 3 tháng, tổ chức cần tiến hành
đánh giá nội bộ để xem xét hệ thống quản lý chất lượng có phù hợp và có hiệu quả
hay không. Sau khi đánh giá, lãnh đạo tổ chức xem xét tình trạng của hệ thống
quản lý chất lượng, thực hiện các hành động khắc phục (nếu có). Quá trình đánh
giá nội bộ có thể được tiến hành nhiều lần cho đến khi hệ thống vận hành tốt.
Bước 3: Đánh giá trước công bố phù hợp tiêu chuẩn
Nếu thấy cần thiết, tổ chức có thể nhờ một tổ chức hay một số chuyên gia có
trình độ chuyên môn cao ở bên ngoài giúp đánh giá sơ bộ, sau đó đề xuất và thực
hiện các hành động khắc phục (nếu có). Việc đánh giá sơ bộ cho phép tổ chức
vững tâm công bố phù hợp Tiêu chuẩn.
4. Giai đoạn 4: Công bố phù hợp hệ thống quản lý chất lượng
Theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ,
cơ quan hành chính sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phải
tiến hành công bố phù hợp tiêu chuẩn và chịu sự kiểm tra, quản lý của cơ quan
quản lý tiêu chuẩn chất lượng.

Câu 2.
1. Cam kết của lãnh đạo cao nhất của tổ chức là điều kiện quan trọng nhất hay
là điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
có hiệu quả. (Đúng)
5


2. Mục đích của đánh giá nội bộ là để tìm ra các sai sót của nhân viên. (Sai)
Sửa lại: Mục đích của đánh giá nội bộ là để tìm ra các điểm chưa phù hợp.
3. Cam kết của lãnh đạo là thể hiện việc đề ra chính sách và mục tiêu chất
lượng. (Đúng)
4. Phải có một thủ tục dạng văn bản để kiểm soát hồ sơ. (Đúng)
5. Chuyên gia tư vấn chỉ được thực hiện tư vấn khi đã được đào tạo từ cao
đẳng trở lên. (Sai)
6. Yêu cầu đối với việc xây dựng và áp dụng Hệ thống QLCL là: Thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình xây
dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. (Đúng)
7. Quy trình kiểm soát hồ sơ là quy trình không bắt buộc. (Sai)
Sửa lại: Quy trình kiểm soát hồ sơ là quy trình bắt buộc.
8. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính
nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 05/3/2004 của
Thủ tướng Chính phủ. (Sai)
Sửa lại: Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
hành chính nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày
05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Khi thực hiện đánh giá nội bộ không nhất thiết phải so sánh bằng chứng
với chuẩn mực đánh giá. (Sai)
Sửa lại: Khi thực hiện đánh giá nội bộ phải so sánh bằng chứng với chuẩn

mực đánh giá.
10. UBND Quận, huyện là cơ quan được khuyến khích xây dựng và áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng. (Sai)
Sửa lại: UBND Quận, huyện là cơ quan phải xây dựng và áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng.
PHẦN B – THỰC HÀNH (5 điểm)
Xây dựng quy trình tiếp nhận, giải quyết văn bản đến tại cơ quan.
6


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ XÂY DỰNG

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TCVN ISO 9001:2015

QUI TRÌNH
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT VĂN VẢN ĐẾN TẠI SỞ XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ký mã hiệu : QT.VBĐ.01
Lần ban hành : 01

Trách nhiệm
Họ và tên
Ngày
Chữ ký

Soạn thảo
Phạm Nguyễn Liên Chi
14/09/2020


7

Phê duyệt
Lê Tùng Lâm
17/09/2020


MỤC LỤC
1
2
3
4
5
5.1
5.2
6

Mục đích
Phạm vi áp dụng
Tài liệu viện dẫn
Định nghĩa/Từ viết tắt
Nội dung
Lưu đồ
Mô tả lưu đồ
Phụ lục

Ngày
17/09/2020


8
8
8
8
9
9
10
11

THEO DÕI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI TÀI LIỆU
Nội dung sửa đổi
Ban hành/Sửa đổi
Ban hành lần đầu
01/00

1. Mục đích
Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện trong việc tiếp nhận, xử lý
văn bản đến của Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng nhằm đảm bảo việc giải quyết
kịp thời, chính xác những thông tin cần thiết.
2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này được áp dụng đối với tất cả các phòng và các cán bộ, công
chức, viên chức của Sở Xây Dựng thành phố Đà Nẵng khi tiếp nhận, xử lý và phân
phối các văn bản đến.
3. Tài liệu viện dẫn
- Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015;
- Nghị định 30/2020/ND-CP về công tác văn thư ngày 05 tháng 3 năm 2020
của Chính phủ;
- Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Đà Nẵng Ban hành quy chế quản lý công tác văn thư lưu trữ
của Thành phố Đà Nẵng.

4. Định nghĩa, từ viết tắt
4.1. Định nghĩa:
- “Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến.
8


- Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành là một thành phần cấu thành Hệ
thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng có tên miền là
cqdt.danang.gov.vn hoặc cgov.danang.gov.vn, dùng để quản lý văn bản đến, văn
bản đi và quá trình xử lý văn bản của cơ quan.
4.2. Từ viết tắt:
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
-UBND: Ủy ban nhân dânn
5. Nội dung
5.1. Lưu đồ
Bộ phận
chuyên môn cá
nhân thực
hiện

Trình tự công việc

Mẫu biểu, tài
liệu liên quan

Văn thư
Tiếp nhận văn bản đến
Văn thư
Bóc bì, kiểm tra, phân loại

văn bản
QT.VBĐ.01.B01
QT.VBĐ.01.B02

Văn thư
Đóng dấu văn bản đến,
vào sổ văn bản đến
Lãnh đạo
Phân công đơn vị, cá nhân
thực hiện
Phòng chuyên
môn

QT.VBĐ.01.B03
Xác định phương án giải quyết

Văn thư
5.2. Mô tả lưu đồ

Lưu hồ sơ
9


5.2.1. Tiếp nhận văn bản đến
Tất cả văn bản gửi đến Sở bằng các hình thức (giấy, mail, fax…) đều phải qua
văn thư tiếp nhân.
5.2.2. Bóc bì, kiểm tra và phân loại văn bản
Tất cả các văn bản đến trước 10h đều phải được phân loại, vào sổ, sau đó
chuyển lên Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sở được ủy quyền xử lý phê duyệt
chuyển lại cho Văn thư, Văn thư chuyển đến các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

trong ngày và lưu văn bản gốc trong hồ sơ văn bản đến, những văn bản đến sau
16h văn bản thuộc hỏa tốc, khẩn, thượng khẩn phải vào sổ ngay và trình lãnh đạo
phê duyệt, nếu không thì có thể chuyển văn bản đó sang ngày hôm sau để giải
quyết.
5.2.3. Đóng dấu văn bản đến, vào sổ, đính phiếu giải quyết văn bản đến
Tất cả các văn bản đến (trừ các bản fax, photo) Văn thư đều phải đóng dấu
đến, ghi số, thời điểm nhận (ngày, tháng, năm) và trình Chánh Văn phòng, sau đó
trình lên lãnh đạo Sở.
Đối với bản fax, phải chụp lại trước khi đóng dấu đến, đối với văn bản được
chuyển phát qua mạng, trong trường hợp cần thiết, có thể in ra và làm thủ tục đóng
dấu đến. Sau đó, khi nhận được bản chính, phải đóng dấu đến vào bản chính và
làm thù tục đăng ký (số đến, ngày đến là số và ngày đã đăng ký ở bản fax, bản
chuyển phát qua mạng)
Đảm bảo 100% văn bản đến (có tệp tin đính kèm) phải được đăng ký và cập
nhật vào Phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành và Sổ đăng ký văn bản đến.
Danh mục văn bản đến cập nhập vào phần mềm Quản lý văn bản và điều hành phải
được in ra để quản lý và nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.
5.2.4. Phân công đơn vị, cá nhân thực hiện
Căn cứ nội dung của văn bản đến, Lãnh đạo Sở xem xét, ghi ý kiến xử lý các
văn bản do văn thư trình lên, chỉ đạo, phân công phòng ban, đơn vị thực hiện.

10


5.2.5. Xác định phương pháp giải quyết
Văn thư chuyển văn bản cho các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ và cá nhân
liên quan (theo ý kiến xử lý của lãnh đạo Sở).
Văn thư xác định các phòng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan (chính hay phối
hợp) theo ý kiến xử lý của lãnh đạo Sở để giao văn bản đến cho các phòng chuyên
môn đó trên phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành, đồng thời chuyển bản giấy

cho các phòng chuyên môn.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan chính sẽ chuyển bản photo cho
các cá nhân phối hợp để cùng nhau xử lý công việc theo yêu cầu của Lãnh đạo Sở,
theo thời hạn yêu cầu của văn bản và theo quy định của pháp luật.
Đối với văn bản đến có dấu “Tài liệu thu hồi”, Văn thư có trách nhiệm theo
dõi, thu hồi hoặc gửi trả lại nơi gửi theo đúng thời hạn quy định.
Chánh văn phòng có trách nhiệm đôn đốc, báo cáo lãnh đạo Sở về tình hình
giải quyết, tiến độ và kết quả giải quyết văn bản đến để thông báo cho các đơn vị
liên quan, đảm bảo 100% văn bản đi được liên thông từ văn bản đến trên phần
mềm Quản lý văn bản và Điều hành.
5.2.6. Lưu hồ sơ
Cuối mỗi năm, Văn thư lập hồ sơ văn bản đến lưu tại Kho Lưu trữ Sở
6. Phụ lục
- QT.VBĐ.01.B01: Sổ đăng ký văn bản dến
- QT.VBĐ.01.B02: Phiếu giải quyết văn bản đến
- QT.VBĐ.01.B03: Sổ theo dõi văn bản đến

11


Mẫu sổ đăng ký văn bản đến
- Trang bìa của sổ trình bày như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ XÂY DỰNG

SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN
Năm:.......

Từ ngày................. đến ngày.................

Từ số..................... đến số......................

Quyển số:....

QT.01.VBĐ.01


- Cấu tạo bên trong của sổ gồm
Ngày Tên loại và Đơn vị
Số, ký
Ngày Số Tác
tháng trích yếu
hoặc
Ngày
Ký Ghi
hiệu văn
đến đến giả
văn
nội dung người chuyển nhận chú
bản
bản
văn bản
nhận
1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

QT.01.VBĐ.01


Mẫu phiếu giải quyết văn bản đến
SỞ XÂY DỰNG TP ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...

PHIẾU GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN
(Tên loại; số và ký hiệu; ngày, tháng, năm; cơ quan ban hành
và trích yếu nội dung văn bản đến)
1. Ý kiến của lãnh đạo cơ quan, tổ chức
- Giao đơn vị, cá nhân chủ trì;
- Giao các đơn vị, cá nhân tham gia phối hợp giải quyết văn bản đến (nếu có);
- Thời hạn giải quyết đối với mỗi đơn vị, cá nhân (nếu có);

- Ngày tháng cho ý kiến phân phối, giải quyết.

2. Ý kiến của lãnh đạo đơn vị
- Giao cho cá nhân; thời hạn giải quyết đối với cá nhân (nếu có);
- Ngày, tháng, năm cho ý kiến.

3. Ý kiến đề xuất của người giải quyết
- Ý kiến đề xuất giải quyết văn bản đến của cá nhân;
- Ngày, tháng, năm đề xuất ý kiến.

QT.01.VBĐ.B02


Mẫu sổ theo dõi giải quyết văn bản đến
- Trang bìa của sổ trình bày như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ XÂY DỰNG

SỔ THEO DÕI GIẢI QUYẾT
VĂN BẢN ĐẾN
Năm:.......

Từ ngày........... đến ngày...............

Quyển số:....

QT.01.VBĐ.B03



- Cấu tạo bên trong của sổ gồm
Tên loại, số, ký hiệu,
Đơn vị Thời hạn Tiến độ Số, ký hiệu
Số ngày, tháng và tên cơ
Ghi
hoặc người giải
giải
văn bản
đến quan, tổ chức ban hành
chú
nhận
quyết
quyết
trả lời
văn bản
1
2
3
4
5
6
7

QT.01.VBĐ.B03



×