Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiêu cứu triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho công ty ô tô toyota việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 137 trang )

KHƯƠNG MINH PHƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Khương Minh Phương

QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ
NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 CHO CÔNG TY
Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
…......................................
(Quản trị kinh doanh)

KHOÁ 2012 A
Hà Nội – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Khương Minh Phương

NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 CHO CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA
VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
…......................................
(Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. TS. Phan Diệu Hương

Hà Nội – Năm 2013


 
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu triển khai hệ thống quản lý
năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho công ty ô tô Toyota Việt Nam” là
công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và rõ ràng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013.
Tác giả luận văn


 
ii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
TRONG DOANH NGHIỆP .....................................................................................4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .....................................................................4

1.1.1 Quản lý năng lượng....................................................................................4
1.1.2 Hệ thống quản lý năng lượng.....................................................................4
1.1.3 Chính sách năng lượng...............................................................................4
1.1.4 Mục tiêu năng lượng ..................................................................................4
1.1.5 Chỉ tiêu năng lượng....................................................................................4
1.1.6 Hiệu quả năng lượng ..................................................................................4
1.1.7 Hiệu suất năng lượng .................................................................................5
1.2 VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
TRONG DOANH NGHIỆP....................................................................................5
1.2.1 Vị trí và vai trò của hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp. ....5
1.2.2 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng trong doanh
nghiệp ..................................................................................................................6
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP. ....................................7
1.3.1 Các hệ thống quản lý hiện tại trong doanh nghiệp.....................................7
1.3.2 Nguồn lực của doanh nghiệp......................................................................8
1.3.3 Văn hóa doanh nghiệp................................................................................8
1.3.4 Nhận thức của các cấp lãnh đạo và chủ doanh nghiệp...............................8
1.3.5 Rào cản từ phía nhân viên..........................................................................9
1.3.6 Quá trình tìm hiểu và nhận thức về hệ thống.............................................9
1.4 NGUYÊN TẮC CHUNG CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
NĂNG LƯỢNG ....................................................................................................10
1.4.1 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ...................................11
1.4.2 Nguyên tắc thực hiện của các hệ thống quản lý năng lượng ...................12
1.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRÊN
THẾ GIỚI..............................................................................................................13


 
iii


1.6 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ISO
50001:2011............................................................................................................16
1.6.1 Giới thiệu về ISO 50001:2011 .................................................................16
1.6.2 Quy trình và phương pháp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo
tiêu chuẩn ISO 50001:2011...............................................................................17
1.6.3 Tình hình áp dụng ISO 50001:2011 trên thế giới và Việt Nam...............23
1.6.4 Tính cấp thiết phải áp dụng ISO 50001:2011 cho ngành công nghiệp ô tô
tại Việt Nam ......................................................................................................25
Tóm tắt nội dung chương 1 ...................................................................................28
CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI
CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM (2010-2012) ........................................29
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TMV ..............................................................29
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty .....................................................................29
2.1.2 Quy trình sản xuất của công ty.................................................................33
2.1.3 Các hệ thống quản lý hiện đang sử dụng trong công ty TMV .................39
2.2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ VÀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
TẠI CÔNG TY TMV............................................................................................42
2.2.1 Thực trạng tiêu thụ năng lượng tại TMV.................................................42
2.2.2 Thực trạng hệ thống quản lý năng lượng tại TMV ..................................50
2.3 YÊU CẦU CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ISO 50001:2011 TẠI TMV...55
Tóm tắt nội dung chương 2 ...................................................................................58
CHƯƠNG III – NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG
LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2011 TẠI CÔNG TY Ô TÔ
TOYOTA VIỆT NAM ............................................................................................59
3.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỂ ÁP DỤNG ISO 50001:2011 CHO TMV.......59
3.2 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CHO TMV ĐẾN NĂM 201560
3.2.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao ..................................................................61
3.2.2 Thiết lập phạm vi và ranh giới của hệ thống quản lý năng lượng ...........62
3.2.3 Xây dựng cơ cấu tổ chức của ban quản lý năng lượng ............................68

3.2.4 Thiết lập các chính sách năng lượng cho TMV đến năm 2015 ...............70
3.3 HOẠCH ĐỊNH NĂNG LƯỢNG CHO TMV ĐẾN NĂM 2015....................71


 
iv

3.3.1 Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác về sử dụng năng lượng
trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô. ............................................................71
3.3.2 Xác định các trung tâm tiêu thụ năng lượng SEU ...................................72
3.3.3 Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng cho
TMV ..................................................................................................................75
3.3.4 Xác định các cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng cho TMV ..................87
3.3.5 Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch hành động cho TMV ..................92
3.4 ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ISO 50001:2011 TẠI TMV.............95
3.4.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo......................................................................95
3.4.2 Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc .......................................................97
3.4.3 Xây dựng hệ thống tài liệu, văn bản ........................................................98
3.4.4 Xây dựng quy trình kiểm soát vận hành ................................................100
3.5 KIỂM TRA VÀ KHẮC PHỤC HỆ THỐNG ISO 50001:2011 ĐƯỢC VÂN
HÀNH TẠI TMV................................................................................................101
3.5.1 Đo lường và giám sát .............................................................................101
3.5.2 Đánh giá mức độ tuân thủ ......................................................................101
3.5.3 Đánh giá nội bộ ......................................................................................101
3.6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI TRONG
VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ISO 50001:2011 TẠI CÔNG TY TOYOTA
VIỆT NAM .........................................................................................................105
3.6.1 Định hướng phát triển về quản lý năng lượng của TMV trong tương lai
.........................................................................................................................105
3.6.2 Những rào cản cơ bản trong việc triển khai ISO 50001:2011 tại TMV 105

3.6.3 Đề xuất một số giải pháp đảm bảo tính khả thi trong việc triển khai ISO
50001:2011 tại TMV.......................................................................................108
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................122
PHỤ LỤC

………………………………..…………………………………….123


 
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 

1. TMV:

Công ty ô tô Toyota Việt Nam.

2. NL:

Năng lượng.

3. QLNL:

Quản lý năng lượng.

4. TTCL:

Trung tâm chất lượng.

5. SEU:

Trung tâm tiêu thụ năng lượng.

6. EnPI:

Chỉ số hiệu quản năng lượng.


7. KTNL:

Kiểm toán năng lượng.


 
vi

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Một số hệ thống quản lý được sử dụng trong doanh nghiệp......................... 5 
Bảng 1. 2. Danh mục các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng..................... 13 
Bảng 1. 3. So sánh sự khác nhau giữa 3 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng
(MSE 2000, EN 16001, ISO 50001:2011) ........................................................................... 14 
Bảng 1. 4. Một số EnPI thường sử dụng ............................................................................... 20 
Bảng 2. 1 Số liệu tiêu thụ năng lượng tại TMV từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2013
(đơn vị: TOE)
……………………………………………………………….43
Bảng 2. 2. Số liệu tiêu thụ điện năng của TMV theo khu vực từ tháng 10/2012 đến
tháng 2/2013 (đơn vị: TOE) ......................................................................................47
Bảng 2. 3. Số liệu tiêu thụ dầu của TMV theo thiết bị từ tháng 4/2012 đến tháng
2/2013 (đơn vị: lít dầu)..............................................................................................49
Bảng 2. 4. Kết quả đánh giá quản lý năng lượng tại TMV theo ma trận quản lý năng
lượng .........................................................................................................................51
Bảng 3. 1. Các yêu cầu của hệ thống quản lý năng lượng cho TMV ……………59
Bảng 3. 2 Các yêu cầu và kết quả của việc lập chính sách năng lượng....................60
Bảng 3. 3. Phân chia trách nhiệm trong việc thiết lập phạm vi, ranh giới của hệ
thống quản lý năng lượng tại TMV...........................................................................62
Bảng 3. 4. Đánh giá khu vực tiêu thụ năng lượng (TTNL) của TMV ......................63
Bảng 3. 5. Danh sách các khu vực tiêu thụ năng lượng của TMV ...........................66

Bảng 3. 6. Mô tả nhiệm vụ và thẩm quyền của các vị trí chính trong sơ đồ cơ cấu tổ
chức của ban quản lý năng lượng của TMV .............................................................69
Bảng 3. 7. Phân công trách nhiệm trong việc xác định các SEU của TMV .............73
Bảng 3. 8. Danh sách các SEU của TMV .................................................................75
Bảng 3. 9. Phân công trách nhiệm trong việc thiết lập đường cơ sở năng lượng và
chỉ số hiệu quả năng lượng EnPI cho TMV..............................................................75
Bảng 3. 9. Quy trình xây dựng đường cơ sở và chỉ số hiệu quả năng lượng............76
Bảng 3. 10. Số liệu tiêu thụ năng lượng và sản phẩm của lò hơi dầu từ tháng 8/2012
đến tháng 6/2013 .......................................................................................................78
Bảng 3. 11. Số liệu tiêu thụ năng lượng và sản phẩm của hệ thống máy nén khí từ
tháng 8/2012 đến tháng 6/2013 .................................................................................80
Bảng 3. 12. Số liệu tiêu thụ năng lượng và sản phẩm của xưởng sơn từ tháng 4/2012
đến tháng 3/2013 .......................................................................................................82


 
vii

Bảng 3. 13. Số liệu tiêu thụ năng lượng và sản phẩm của xưởng khung từ tháng
4/2012 đến tháng 3/2013...........................................................................................84
Bảng 3. 14. Số liệu tiêu thụ năng lượng và sản phẩm của xưởng hàn từ tháng 4/2012
đến tháng 3/2013 .......................................................................................................86
Bảng 3. 15. Tổng hợp các cơ hội cải tiến của TMV .................................................92
Bảng 3. 16. Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng cho SEU Uitility....................................93
Bảng 3. 17 Kế hoạch hành động của SEU Bộ phận phụ trợ ....................................93
Bảng 3. 18. Kế hoạch đào tạo cho TMV...................................................................96
Bảng 3. 19. Thông tin trao đổi nội bộ của TMV.......................................................98
Bảng 3. 20. Các tài liệu của hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO
50001:2011 cho TMV ...............................................................................................99
Bảng 3. 21. So sánh yêu cầu của ISO 50001:2011 với yêu cầu của ISO 14001:2004

tại TMV ...................................................................................................................112
Bảng 3. 22. So sánh yêu cầu tài liệu của ISO 50001:2011 với tài liệu hiện có của
ISO 14001:2004 tại TMV .......................................................................................113
Bảng 3. 23 Giải pháp lắp thêm đồng hồ đo điện tại TMV......................................116


 
viii

MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ......................................... 12 
Hình 1. 2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011
............................................................................................................................................................ 17 
Hình 1. 3 Tỷ trọng các công ty được cấp chứng nhận ISO 50001:2011 theo quốc
gia. a)Tháng 8 năm 2012; b) 3 năm 2013 ............................................................................. 24 
 
Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Toyota Việt Nam................................31
Hình 2. 2Các loại xe sản xuất trong nước của TMV ................................................32
Hình 2. 3. Thị phần của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt
Nam (VAMA) quý 1 năm 2013 ................................................................................32
Hình 2. 4. Quy trình công nghệ lắp ráp ô tô của TMV .............................................33
Hình 2. 5. Quy trình dập............................................................................................34
Hình 2. 6. Quy trình hàn............................................................................................35
Hình 2. 7. Quy trình sơn ô tô.....................................................................................36
Hình 2. 8 Quy trình công nghệ xưởng khung ...........................................................36
Hình 2. 9. Sơ đồ công đoạn lắp ráp...........................................................................37
Hình 2. 10. Công đoạn kiểm tra trong nhà máy Toyota............................................39
Hình 2. 11 Mô hình ngôi nhà quản trị theo trường phái TPS của Toyota ................40
Hình 2. 12. Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo loại năng lượng của TMV...............44
Hình 2. 13. Tiêu thụ năng lượng của TMV từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2013 .......45

Hình 2. 14. Tiêu thụ năng lượng và sản lượng ô tô của TMV từ tháng 4/2012 đến
tháng 7/2013..............................................................................................................45
Hình 2. 15. Tỷ trọng điện năng tiêu thụ theo khu vực của TMV từ tháng 10/2012
đến tháng 2/2013 .......................................................................................................48
Hình 2. 16. Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng dầu theo các thiết bị của TMV................50
Hình 2. 17. Hệ thống quản lý điện tại Bộ phận phụ trợ của TMV............................53
Hình 2. 18. Ma trận quản lý năng lượng của TMV...................................................56
Hình 3. 1 Quy trình sẽ triển khai ISO 50001:2011 tại TMV ....................................60
Hình 3. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ban quản lý năng lượng của TMV ..................68
Hình 3. 3. Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng của các khu vực tại TMV..........................74


 
ix

Hình 3. 4. Đường cơ sở năng lượng của lò hơi dầu ..................................................79
Hình 3. 5. Đường cơ sở năng lượng của máy nén khí ..............................................81
Hình 3. 6. Đường cơ sở năng lượng của xưởng sơn .................................................83
Hình 3. 7. Đường cơ sở năng lượng của xưởng khung.............................................85
Hình 3. 8. Đường cơ sở năng lượng cho xưởng hàn.................................................86
Hình 3. 9. Quy trình kiểm toán năng lượng tại TMV ...............................................88
Hình 3. 10. Đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của TMV sau khi hoàn thành
Hoạch định năng lượng (Plan) ..................................................................................94
Hình 3. 11. Sơ đồ thông tin trao đổi nội bộ của TMV ..............................................97
Hình 3. 12. So sánh giữa suất tiêu hao năng lượng thực tế với chỉ số hiệu quả EnPI
của các trung tâm tiêu thụ năng lượng SEU............................................................103
Hình 3. 13. Kết quả dự kiến sau khi xây dựng thành công mô hình quản lý năng
lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 của TMV..................................................104 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 
x

 
 


 
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Năng lượng được coi là huyết mạch trong nền kinh tế quốc dân và là huyết
mạch trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, năng lượng trở thành mối quan tâm đặc biệt của
tất cả các quốc gia và chính phủ các nước. Sự lo ngại về an ninh năng lượng khi giá
dầu mỏ leo tháng, và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng đáng báo động từ
những khu công nghiệp lớn khiến cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
phải thắt chặt công tác quản lý năng lượng.
Với tình hình như vậy, tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành luật Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2011/QH120), trong đó yêu cầu bắt
buộc đối với các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm (>1000TOE/năm)
phải xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.
Hệ thống quản lý năng lượng không chỉ nhằm mục đích giúp nhà nước có cơ
sở để quản lý tiêu thụ năng lượng tại các đơn vị, mà nó còn là công cụ giúp các
doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý, đồng thời cải tiến liên tục
hiệu quả sử dụng năng lượng của đơn vị mình.
Cho đến năm 2011, sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 50001:2011 về hệ thống
quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành đã là lời giải đáp
và là chìa khóa cho các doanh nghiệp trong vấn đề năng lượng. Tuy nhiên hiện nay
tại Việt Nam, hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 còn rất
mới, các doanh nghiệp đang bắt đầu tiến hành triển khai, và kinh nghiệm triển khai
còn rất ít, quá trình xây dựng và triển khai không được công bố. Do đó nhiều doanh
nghiệp còn e ngại chưa tiến hành xây dựng mô hình.
Công ty Toyota Việt Nam (gọi tắt là TMV) là doanh nghiệp tiêu thụ năng
lượng trọng điểm (gần 3000TOE/năm). Doanh nghiệp có hệ thống quản lý chặt chẽ,
người lao động có ý thức tự giác cao. Tuy nhiên vấn đề năng lượng tại doanh
nghiệp chưa được chú trọng đúng mức. Doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý
năng lượng, việc xem xét tiêu thụ năng lượng và cải tiến hiệu quả năng lượng trong


 

2

doanh nghiệp vì thế cũng chưa được tiến hành một cách quy củ, và liên tục. Các chỉ
tiêu năng lượng hiện do bộ phận quản lý môi trường quản lý, không phát huy được
tính hiệu quả. Bản thân doanh nghiệp luôn phải loay hoay tìm phương pháp để cải
tiến hiệu quả năng lượng và tuân thủ luật pháp Việt Nam trong vấn đề năng lượng.
Với tình hình thực tế như vậy, luận văn đã lựa chọn “Nghiên cứu và triển
khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho công ty ô
tô Toyota Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích:
- Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống quản lý năng lượng theo
tiêu chuẩn ISO 50001:2011.
- Nghiên cứu, triển khai hệ thống quản lý năng lượng cho TMV theo tiêu
chuẩn ISO 50001:2011.
- Đề xuất một số giải pháp đảm bảo tính khả thi trong việc xây dựng và vận
hành hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011.
- Công ty Toyota Việt Nam: tình hình sử dụng và tiêu thụ năng lượng.
- Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của TMV.
- Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu
chuẩn ISO 50001:2011 cho công ty ô tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2013 đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
‐ Phương pháp khảo sát trực tiếp.
‐ Phương pháp thống kê, so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Luận văn là
tài liệu giúp công ty TMV xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo

tiêu chuẩn ISO 50001: 2011. Luận văn cung cấp cái nhìn toàn cảnh về quá trình xây


 
3

dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011, là
cơ sở để các doanh nghiệp mong muốn triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo
ISO 50001:2011 có thể sử dụng để tìm hiểu và tham khảo.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã và đang được áp dụng vào thực tiễn xây
dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011
của TMV.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
‐ Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý năng lượng trong doanh
nghiệp.
‐ Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý năng lượng tại công ty ô tô Toyota
Việt Nam (2010-2012)
‐ Chương 3: Nghiên cứu triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu
chuẩn ISO 50001: 2011 tại công ty ô tô Toyota Việt Nam.


 
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng là sự phối hợp chủ động, có tổ chức, và hệ thống của

việc mua sắm, chuyển đổi, phân phối và sử dụng năng lượng để đáp ứng các yêu
cầu, trong đó có tính đến mục tiêu về môi trường là kinh tế [1]
1.1.2 Hệ thống quản lý năng lượng
Hệ thống quản lý năng lượng là hệ thống bao gồm một loạt các quy trình cho
phép tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng liên tục.
[2]
1.1.3 Chính sách năng lượng
Chính sách năng lượng là tuyên bố của tổ chức về mục tiêu và định hướng
tổng thể liên quan đến hiệu quả năng lượng của công ty, được lãnh đạo cao nhất đưa
ra một cách chính thức. Chính sách năng lượng chính là tuyên ngôn bằng văn bản
của tổ chức, trong đó đưa ra khuôn khổ hành động và dùng để thiết lập các muc tiêu
và chỉ tiêu năng lượng. [2]
1.1.4 Mục tiêu năng lượng
Mục tiêu năng lượng là kết quả/thành tựu cụ thể được đặt ra để đáp ứng
chính sách năng lượng của tổ chức liên quan đến hiệu quả năng lượng cải tiến. [1]
1.1.5 Chỉ tiêu năng lượng
Yêu cầu chi tiết và có thể lượng hóa về hiệu quả năng lượng, áp dụng cho tổ
chức hoặc bộ phận của tổ chức, xuất phát từ mục tiêu năng lượng và cần được thiết
lập, đáp ứng để đạt được mục tiêu này. [1]
1.1.6 Hiệu quả năng lượng
Hiệu quả năng lượng là các kết quả đo được liên quan đến hiệu suất năng
lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng. [2]


 
5

1.1.7 Hiệu suất năng lượng
Tỷ số hoặc mối quan hệ định lượng khác giữa đầu ra gồm kết quả thực hiện,
dịch vụ, hàng hoá hoặc năng lượng và năng lượng đầu vào.[2]

1.2 VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
TRONG DOANH NGHIỆP.
1.2.1 Vị trí và vai trò của hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp có rất nhiều các hệ thống quản lý, các hệ thống này có
thể hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các hành động để đưa các cá nhân trong tổ chức
làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung.
Có thể kể đến một số hệ thống quản lý thường được sử dụng trong doanh
nghiệp như trong bảng 1.1.
Bảng 1. 1. Một số hệ thống quản lý được sử dụng trong doanh nghiệp
Quản lý hành chính

Quản lý môi trường

Quản lý nhân sự

Quản lý thay đổi

Quản lý chất lượng

Quản lý chi phí

Quản lý thông tin

Quản lý sản xuất

Quản lý trang thiết bị

Quản lý rủi ro

Quản lý dự án


Quản lý năng lượng

Quản lý nói chung hay bất kỳ một hệ thống quản lý riêng nào trong doanh
nghiệp đều thực hiện 5 nhiệm vụ cơ bản: xây dựng kế hoạch – hoạch định, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để
quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên.
Trong doanh nghiệp, quản lý năng lượng cũng thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản của một hệ thống quản lý là hoạch định: xác định mục tiêu, chỉ tiêu và lên các
kế hoạch hành động, tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu
để thực hiện kế hoạch, bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công
từng cá nhân cho từng công việc thích hợp, lãnh đạo/động viên: Giúp các nhân
viên trong tổ chức nhận thức, thực hiện việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm,
hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch, kiểm soát: giám sát, kiểm tra quá trình hoạt


 
6

động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của
quá trình kiểm tra).
Hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp cũng mang đầy đủ các đặc
điểm của một hệ thống quản lý. Hệ thống quản lý năng lượng phải bao gồm cơ cấu
chính sách năng lượng với: chính sách năng lượng (policy), mục tiêu năng lượng
(objectives), chỉ tiêu năng lượng (targets), kế hoạch hành động (action plans).
Hệ thống quản lý năng lượng đóng vai trò quan trọng trong mô hình quản lý
của tổ chức bởi năng lượng là huyết mạch của các hoạt động. Vì vậy hệ thống này
luôn cần được nhiều quan tâm từ các nhà quản lý. Vai trò chính của hệ thống quản
lý năng lượng đối với mỗi đơn vị, tổ chức có thể kể đến như sau:
• Phát hiện cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng nhằm tiết kiệm chi phí.

• Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng thông qua hệ thống đo lường, giám sát
quy trình vận hành.
• Nâng cao nhận thức, duy trì việc tiết kiệm năng lượng.
• Xây dựng kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng.
• Cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng từ đó đảm bảo bền vững trong việc sử
dụng và tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp.
• Giảm phát thải khí nhà kính.
Ngày nay, các nước trên thế giới đã và đang triển khai xây dựng hệ thống
quản lý năng lượng theo nhiều phương thức khác nhau tùy theo quy mô quốc gia
hoặc khu vực. Tuy nhiên mọi hệ thống quản lý năng lượng đều có vị trí và vai trò
không đổi như trên.
1.2.2 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp
Hệ thống quản lý năng lượng được áp dụng trong doanh nghiệp mang lại
những lợi ích cho bản thân doanh nghiệp cũng như cho cộng đồng và xã hội.
Với doanh nghiệp, hệ thống quản lý năng lượng giúp cải tiến hiệu suất vận
hành, giảm cường độ năng lượng, thiết lập các quy trình ra quyết định về năng
lượng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, cho thấy trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.


 
7

Đối với cộng đồng và xã hội. Hệ thống quản lý năng lượng giúp cho các nhà
chức trách có thể quản lý và thực hiện quản lý một cách liên tục và chặt chẽ đối với
các đơn vị tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là các đơn vị tiêu thụ nhiều năng lượng
nhằm đạt được các mục tiêu chung của xã hội.
Nhìn chung lợi ích của hệ thống này là:
• Sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên của quốc gia.
• Giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư, xây dựng và cải thiện hệ thống cung cấp
và truyền tải năng lượng.

• Giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính, đảm bảo môi trường sống trong
sạch cho cộng đồng và xã hội.
• Giúp duy trì, kiểm tra, giảm sát, và cải tiến liên tục việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
Có thể nói đây là hệ thống “win-win” tức là hai bên cùng thắng vì hệ thống
quản lý năng lượng có thể được thực hiện trước tiên chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp
và sau đó là vì lợi ích của đối tác và khách hàng.
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN
LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1.3.1 Các hệ thống quản lý hiện tại trong doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã và đang áp dụng khá nhiều hệ thống
quản lý. Tuy nhiên các hệ thống quản lý nói chung và các hệ thống quản lý theo tiêu
chuẩn ISO nói riêng (như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, hệ thống
quản lý môi trường ISO 14000) lại do nhiều cơ quan, chuyên gia tư vấn khác nhau
hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và triển khai nên hầu hết các phương pháp quản lý
của doanh nghiệp về các lĩnh vực khác nhau ít khi gắn kết được với nhau. Thậm chí
còn bị chồng chéo gây xung đột trong quá trình làm việc.
Vì vậy khi lựa chọn việc đưa thêm hệ thống quản lý năng lượng vào doanh
nghiệp thì lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng tính tương đồng và tương
khắc của nó với các hệ thống quản lý hiện tại trong doanh nghiệp mình.


 
8

1.3.2 Nguồn lực của doanh nghiệp
Các nguồn lực trong doanh nghiệp có thể kể đến như: nhân lực, tài chính, vật
tư, trí thực và giá trị vô hình. Với bất kỳ hệ thống quản lý nào thì doanh nghiệp
cũng phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất để đạt đến mục
tiêu đề ra của hệ thống quản lý đó.

Do nguồn lực rất hạn chế và để giảm chi phí tư vấn, nhiều doanh nghiệp phải
xé nhỏ, phân vùng, chia thành nhiều khu vực để mỗi vùng, hay mỗi khu vực thực
hiện một hệ thống quản lý khác nhau như có mỗi khu vực thực hiện 1 loại hệ thống
quản lý (như ISO 14001:2004, ISO 9001:2008, OHSAS 180001).
Khi đưa hệ thống quản lý năng lượng vào thì doanh nghiệp có thể áp dụng
theo phương thức này. Lợi ích mang lại là doanh nghiệp có rất nhiều chứng nhận
phù hợp với các tiêu chuẩn, đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường. Tuy nhiên nó
cũng dẫn tới tình trạng phân tán nguồn lực, quản lý không thống nhất, phức tạp và
hiệu lực, hiệu quả sẽ thấp, khó có thể duy trì hiệu quả lâu dài.
1.3.3 Văn hóa doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình tập quán làm việc hay nói đúng
hơn là triết lý về quản lý. Mỗi phong cách quản lý khác nhau tạo nên cách thức làm
việc khác nhau của người lao động.
Vì vậy khi đưa thêm hệ thống quản lý năng lượng vào doanh nghiệp thì chủ
doanh nghiệp cần cân nhắc rất kỹ về tính phù hợp của hệ thống này với cách quản
lý hiện tại của công ty. Nếu có sự không phù hợp thì việc áp dụng hệ thống quản lý
này thực sự rất khó khăn, do vấp phải rào cản từ chính người lao động và chính bản
thân chủ doanh nghiệp.
1.3.4 Nhận thức của các cấp lãnh đạo và chủ doanh nghiệp
Hệ thống quản lý năng lượng muốn tồn tại, duy trì tính hiệu quả trong doanh
nghiệp cần có sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất.
Kinh nghiệm cho thấy nếu lãnh đạo doanh nghiệp không thực sự muốn áp
dụng hệ thống quản lý nào đó thì đó là nguyên nhân sâu xa nhất khiến cho hệ thống


 
9

quản lý đó chỉ mang tính hình thức, không đi vào thực tế làm việc của người lao
động, thậm chí là đánh mất hoàn toàn tính hiệu quả của nó, khiến nó chỉ tồn tại trên

giấy tờ. Điều này có thể thấy rất rõ trong việc áp dụng ISO 9001:2008 ở Việt Nam,
khi nhiều doanh nghiệp có chứng chỉ nhưng không thực hiện phương thức quản lý
theo ISO 9001:2008. Sau khi hết hạn, hệ thống này cũng không được thực hiện
đánh giá lại.
Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công và hiệu quả của hệ
thống quản lý. Vì vậy khi áp dụng hệ thống quản lý năng lượng thì cần phải thiết
lập các công cụ quản lý cho người lãnh đạo cao nhất (tổng giám đốc, giám đốc
trưởng đơn vị...) theo các tiêu chí quản lý tiên tiến. Và nhất thiết cần phải có cam
kết của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
1.3.5 Rào cản từ phía nhân viên
Khi đưa vào một hệ thống quản lý mới, doanh nghiệp thường gặp phải trở
ngại do sức ì tâm lý không muốn thay đổi, và thói quen lâu đời đã ăn sâu vào tiềm
thức của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Đối với hệ thống quản lý năng lượng
cũng như vậy.
• Tâm lý không thích thay đổi được thể hiện qua thái độ phản kháng của cán
bộ, nhân viên.
• Coi áp dụng hệ thống quản lý mới là việc của lãnh đạo.
• Phối hợp giữa các bộ phận còn kém. Thiếu sự nhiệt tình của các cán bộ quản
lý cấp trung gian.
1.3.6 Quá trình tìm hiểu và nhận thức về hệ thống
Kinh nghiệm khi xây dựng các hệ thống quản lý tại Việt Nam cho thấy quá
trình tìm hiểu và nhận thức về hệ thống là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp
thường hiểu lầm hoặc hiểu không chính xác dẫn đến việc thực hiện có nhiều sai
lầm.
Các hướng dẫn của tiêu chuẩn chỉ nêu định hướng của các quá trình lớn. Vì
vậy cần vận dụng kiến thức của nhiều môn quản lý để nắm được nội dung cũng như


 
10


cần dũng cảm đánh giá thực trạng của doanh nghiệp (tài chính và quan trọng hơn
nhiều là vị thế cạnh tranh).
Mặt khác trong quá trình thực hiện cần kiên trì, sáng tạo để hoạch định kế
hoạch. Việc ghi lại những gì đang làm một cách có hệ thống khá phức tạp nên nhiều
doanh nghiệp có tình trạng là xây dựng hệ thống tài liệu không phù hợp. Vì vậy
trong quá trình thực hiện thường cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn.
Hơn nữa việc xây dựng thói quen thực hiện có kế hoạch, tuân thủ các qui
định và ghi lại những gì đã làm là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian nên
cần phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực của người lao động một
cách liên tục.
Một vấn đề khác là khi xây dựng xong hệ thống, các doanh nghiệp thường áp
dụng một cách máy móc tiêu chuẩn. Như xây dựng hệ thống văn bản các quy định
về quản lý có yêu cầu quá cao hoặc rất phức tạp làm người thực hiện không tuân thủ
được hay coi việc áp đụng hệ thống quản lý mới như một cuộc cách mạng mà xóa
bỏ hết những quy định quản lý cũ đang phát huy hiệu quả tại đơn vị. Nhiều doanh
nghiệp coi hệ thống quản lý đã thành công khi xây dựng và ban hành xong các quy
định quản lý.
1.4 NGUYÊN TẮC CHUNG CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
NĂNG LƯỢNG
Hiện nay để xây dựng mô hình quản lý năng lượng người ta có rất nhiều các
tiêu chuẩn khác nhau.Mỗi tiêu chuẩn được coi là một công cụ để thực hiện thành
công một hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại
một nguyên tắc chung để xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho doanh nghiệp
dù theo bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Để thiết lập một hệ thống quản lý năng lượng cần:
• Thiết lập và truyền đạt các cam kết năng lượng và các loại văn bản dữ liệu.
• Đảm bảo các kế hoạch hành động được thiết lập, quản lý và hoàn thành.
• Đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu về năng lượng.



 
11

• Cung cấp nhận thức, đào tạo về năng lượng cho các nhân viên trong tổ chức.
• Kiểm soát hoạt động để đảm bảo tiết kiệm năng lượng sẽ được duy trì.
• Chủ động giám sát và đo lường các trung tâm tiêu thụ năng lượng đáng kể.
• Chứng minh hiệu quả cải tiến hiệu suất.
• Thực hiện việc kiểm tra thông qua các kiểm toán.
• Đảm bảo thành công thông qua sự xem xét của lãnh đạo.
1.4.1 Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Đặc điểm chung của các hệ thống quản lý năng lượng tiên tiến trên thế giới
đó là đều được xây dựng dựa trên những nguyên tắc liên tục cải tiến theo chu trình
bao gồm Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến (P-D-C-A), cụ thể là:
• Hoạch định (Plan): lên kế hoạch những việc cần làm. Tức là đánh giá hiện
trạng tiêu thụ năng lượng, đưa ra mục tiêu và kế hoạch triển khai thực hiện.
• Triển khai (Do): căn cứ từ kế hoạch đã xây dựng, triển khai thực hiện chủ
yếu các nội dung bao gồm: đào tạo, trao đổi thông tin, kiểm soát vận hành.
• Kiểm tra (Check): so sánh kết quả thực hiện với yêu cầu của hệ thống và với
mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Các hoạt động bao gồm: giám sát và đo lường,
đánh giá nội bộ và sự không phù hợp, khắc phục và phòng ngừa.
• Cải tiến (Act): Đánh giá lại và đưa ra những quyết sách, thay đổi cần thiết để
đảm bảo tính phù hợp của hệ thống quản lý năng lượng. Phần này do lãnh
đạo cấp cao xem xét, quyết định.
Mô hình này được lặp lại liên tục, kết quả của chu trình này sẽ là nền tảng
cho chu trình tiếp theo. Các đơn vị áp dụng mô hình PDCA sẽ dễ dàng đánh giá lại
kết quả hành động nhằm tối ưu liên tục hệ thống tiêu thụ năng lượng hiện tại và
giảm thiểu chi phí năng lượng một cách nhanh chóng.
Mô hình quản lý năng lượng theo PDCA rất dễ dàng được lồng ghép vào cấu
trúc quản lý hiện tại của đơn vị nếu như đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý chất

lượng ISO 9001:2008, môi trường ISO14001,…


 
12

Hình 1. 1. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
1.4.2 Nguyên tắc thực hiện của các hệ thống quản lý năng lượng
Làm thế nào để thực hiện được hệ thống quản lý năng lượng? Đây là một câu
hỏi mà tất cả các đơn vị đều băn khoăn khi chuẩn bị tiếp cận và xem xét áp dụng bất
kỳ một mô hình quản lý nào. Để giải quyết vấn đề này thì hệ thống quản lý năng
lượng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc 1: Yêu cầu cần thiết phải có cam kết của lãnh đạo cấp cao trong
doanh nghiệp thông qua việc thiết lập chính sách năng lượng.
Yêu cầu đối với chính sách năng lượng được lập ra là:
• Chính sách năng lượng của doanh nghiệp phải được đưa ra bàn luận và thống
nhất với các cấp quản lý và các bộ phận trong doanh nghiệp.
• Nhà quản lý phải hiểu thực hiện chính sách ở đâu và như thế nào.
• Mỗi phòng ban đều phải có một kế hoạch hành động cụ thể.
• Chính sách cần được xem xét và nghiên cứu lại một cách thường xuyên.
Nguyên tắc 2: Hiện thực hóa chính sách năng lượng thông qua mục tiêu, chỉ
tiêu, kế hoạch hành động cụ thể.
Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần đánh giá quá
trình thực hiện quản lý.
Nguyên tắc 4: Yêu cầu cần có kế hoạch phòng ngừa và khắc phục.
Các kế hoạch đề phòng bất ngờ cần được nghiên cứu để có thể ứng phó kịp
thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh, yêu cầu pháp luật, bản thân quy
trình hoạt động hay sản xuất,… của doanh nghiệp.



 
13

1.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ
GIỚI
Sự ra đời liên tục của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng tại một
số nước từ năm 2000 cho đến năm 2011, và ở tất cả các khu vực Châu Mỹ, Châu
Âu, Châu Á cho thấy hệ thống quản lý năng lượng đang phát triển không chỉ ở quy
mô quốc gia mà đã và đang phát triển ở quy mô toàn cầu. (chi tiết xem bảng 1.2).
Bảng 1. 2. Danh mục các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng
Số hiệu tiêu chuẩn hệ thống

Quốc gia/Khu vực

Năm ban hành

ANSI/MSE 2000: 2005

Mỹ

2000

DS 2403:2001

Đan Mạch

2001

SS 627750:2003


Thụy Điển

2003

IS 393:2005

Ailen

2005

UNE 216301:2007

Tây Ban Nha

2007

KSA400:2007

Hàn Quốc

2007

GB/T 23331:2009

Trung Quốc

2009

EN 16001:2009


Liên minh Châu Âu

2009

ISO 50001:2011

Quốc tế

2011

quản lý năng lượng

Nguồn: Unido-Unitednations Industrial Development Organization
Mục đích của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng là đưa ra một
khuôn khổ hệ thống cho các đơn vị, tổ chức nhằm đạt hiệu quả năng lượng. Các tiêu
chuẩn quốc gia và khu vực được sử dụng song song tùy theo đặc điểm và nhu cầu
của từng đơn vị, tổ chức khác nhau. Hiện nay, ba tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý
năng lượng của Mỹ (MSE 2000), Châu Âu (EN 16001) vàTổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế (ISO 50001:2011) được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.


×