Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông trường hợp tổng công ty mạng lưới viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DƯƠNG NGỌC CƯƠNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VIỄN
THÔNG: TRƯỜNG HỢP TỔNG CÔNG TY MẠNG LƯỚI VIETTEL

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DƯƠNG NGỌC CƯƠNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VIỄN THÔNG:
TRƯỜNG HỢP TỔNG CÔNG TY MẠNG LƯỚI VIETTEL

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số đề tài:……………………

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÌNH GIANG

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học độc lập; các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên
cứu đã đƣợc công bố, các trang web, …
Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ cơ sở lý luận
và quá trình nghiên cứu thực tiễn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Học viên

Dƣơng Ngọc Cƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình đầu tư
xây dựng hạ tầng viễn thông: Trường hợp Tổng Công ty Mạng lưới Viettel” là
nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học
chƣơng trình cao học chuyên ngành Quản lý Kinh tế tại Viện Kinh tế và Quản lý Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Bình Giang thuộc Viện Kinh tế
và Chính trị Thế giới. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn
các Thầy, Cô trong Viện Kinh tế và Quản lý đã đóng góp những ý kiến quý báu cho
luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, Viện Kinh tế và
Quản lý - Trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội, lãnh đạo và các anh chị đang công tác
tại Tổng Công ty Mạng lƣới Vietel đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng.
Tác giả

Dƣơng Ngọc Cƣơng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ..................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Sự cần thiết thực hiện đề tài ....................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài .....................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6. Nội dung của luận văn.............................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ...............................5
1.1. Tổng quan về dự án đầu tƣ ...................................................................................5
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tƣ ..............................................................................5
1.1.2. Đặc trƣng của dự án đầu tƣ ........................................................................5
1.1.3. Phân loại dự án đầu tƣ ................................................................................5

1.1.3.1. Phân loại theo quy mô và tính chất .....................................................6
1.1.3.2. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư .........................................................7
1.1.4. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ .........................................................8
1.1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ...................................................................8
1.1.4.2. Giai đoạn thực hiện dự án ...................................................................9
1.1.4.3. Giai đoạn kết thúc dự án và đưa vào khai thác sử dụng ...................11
1.2. Quản lý dự án đầu tƣ ..........................................................................................12
1.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tƣ ...............................................................12
1.2.2. Các chức năng của Quản lý dự án đầu tƣ .................................................13
1.2.3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án ........................................................14
1.2.3.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ....................................................14
1.2.3.2. Chìa khóa trao tay .............................................................................15
1.2.3.3. Chủ nhiệm điều hành dự án ...............................................................15
1.2.3.4. Tự thực hiện ......................................................................................16
1.2.4. Sự cần thiết của công tác quản lý dự án ...................................................16
1.2.5. Vai trò của các chủ thể trong công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ...18
1.2.5.1. Vai trò của chủ đầu tư .......................................................................18
iii


1.2.5.2. Vai trò của nhà thầu. .........................................................................20
1.2.5.3. Vai trò của đơn vị khảo sát, đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát thi công
.........................................................................................................................21
1.3. Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tƣ .....................................................................24
1.3.1. Quản lý thời gian và tiến độ dự án ...........................................................27
1.3.2. Quản lý chi phí dự án ...............................................................................28
1.3.3. Quản lý chất lƣợng dự án .........................................................................29
1.3.4. Mối quan hệ giữa yếu tố Chi phí - Chất lƣợng - Thời gian trong quản lý
dự án ...................................................................................................................30
1.4. Nội dung công tác quản lý dự án .......................................................................31

1.4.1. Lập, thẩm định và ra quyết định đầu tƣ dự án ..........................................32
1.4.2. Công tác Đấu thầu và ký kết ....................................................................33
1.4.3. Công tác giám sát thi công .......................................................................33
1.4.3.1. Chuẩn bị thi công và thi công ............................................................33
1.4.3.2. Công tác Giám sát thi công ...............................................................34
1.4.4. Công tác Nghiệm thu, bàn giao và kết toán .............................................34
1.4.5. Bảo hành công trình .................................................................................34
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự án ............................................34
1.5.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................34
1.5.1.1. Môi trường kinh tế .............................................................................34
1.5.1.2. Môi trường chính trị pháp luật ..........................................................35
1.5.1.3. Môi trường văn hoá xã hội ................................................................36
1.5.1.4. Môi trường tự nhiên ...........................................................................36
1.5.2. Các yếu tố bên trong .................................................................................36
1.5.2.1. Quy mô của dự án đầu tư ...................................................................36
1.5.2.2. Hình thức quản lý dự án đầu tư .........................................................36
1.5.2.3. Năng lực của chủ đầu tư ....................................................................37
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................38
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY MẠNG LƢỚI VIETTEL ....39
2.1. Giới thiệu tổng quát về Tổng Công ty Mạng lƣới Viettel. .................................39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty ..............................39
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động...................................................................................40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty ............................................................40
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Tổng Công ty .....................................................41
2.2. Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tƣ của Tổng Công ty .................................42
iv


2.2.1. Hình thức tổ chức quản lý dự án. .............................................................42

2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án Hạ tầng Viễn thông ...........43
2.2.2.1. Đối với Thị trường Việt Nam: ............................................................43
2.2.2.2. Đối với thị trường nước ngoài ...........................................................44
2.2.3. Mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án Hạ tầng Viễn thông ..................44
2.2.3.1. Ban Giám đốc: ...................................................................................45
2.2.3.2. Các bộ phận trực thuộc......................................................................45
2.2.4. Nguồn lực của Ban QLDA Hạ tầng Viễn thông ......................................48
2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Viễn
thông ..........................................................................................................................48
2.3.1. Kết quả thực hiện các dự án tại Ban QLDA Hạ tầng Viễn thông ............48
2.3.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá công tác QLDA ......................49
2.3.2.1. Tiến độ thực hiện các công trình .......................................................49
2.3.2.2. Chất lượng các công trình đã thực hiện ............................................50
2.3.2.3. Chi phí thực hiện các dự án ...............................................................51
2.4. Phân tích công tác quản lý dự án tại Ban QLDA........................................52
2.4.1. Công tác lập kế hoạch dự án đầu tƣ .........................................................52
2.4.2. Công tác chuẩn bị đầu tƣ, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ .............53
2.4.2.1. Công tác chuẩn bị đầu tư ...................................................................53
2.4.2.2. Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư .................................54
2.4.3. Công tác đấu thầu .....................................................................................56
2.4.4. Công tác quản lý thi công .........................................................................60
2.4.5. Công tác nghiệm thu, bàn giao và quyết toán ..........................................64
2.4.6. Công tác bảo hành sau khi dự án hoàn thành ...........................................67
2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng.......................................................................................68
2.5.1. Các nhân tố bên ngoài ..............................................................................68
2.5.2. Các yếu tố bên trong .................................................................................70
2.5.2.1. Quy mô của dự án đầu tư ...................................................................70
2.5.2.2. Hình thức quản lý dự án đầu tư .........................................................70
2.5.2.3. Năng lực của chủ đầu tư ....................................................................70
2.6. Đánh giá công tác quản lý dự án của Ban QLDA ..............................................71

2.6.1. Ƣu điểm ....................................................................................................71
2.6.2. Hạn chế .....................................................................................................72
2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế ..................................................................72
2.6.3.1. Nguyên nhân thuộc Ban QLDA Hạ tầng Viễn thông .........................72
2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan ...................................................................73
v


TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................75
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CÔNG TY MẠNG LƢỚI
VIETTEL ..................................................................................................................76
3.1. Định hƣớng phát triển của Tổng công ty mạng lƣới Viettel ..............................76
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Tổng công ty mạng lƣới Viettel ....................76
3.1.2. Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình trong thời gian tới của Tổng Công
ty mạng lƣới Viettel ............................................................................................79
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình thuộc
Tổng Công ty Mạng lƣới Viettel ...............................................................................80
3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý của Ban QLDA Hạ tầng Viễn thông. ............81
3.2.1.1. Cấu trúc lại tổ chức bộ máy quản lý của Ban QLDA ........................81
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nhân lực của Ban QLDA .................................81
3.2.1.3. Cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ quản lý, nhân viên Ban
QLDA ..............................................................................................................82
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin ...........................................83
3.2.2. Hoàn thiện quy trình công việc QLDA ....................................................84
3.2.2.1. Đối với công tác khảo sát ..................................................................84
3.2.2.2.Đối với công tác lập dự án đầu tư ......................................................85
3.2.2.3. Đối với công tác lựa chọn nhà thầu...................................................88
3.2.2.4. Đối với công tác quản lý thi công ......................................................89
3.2.2.5. Đối với công tác quản lý tiến độ thi công ..........................................89

3.2.2.6. Đối với công tác nghiệm thu và bàn giao ..........................................91
3.2.2.7. Đối với công tác quản lý chi phí ........................................................92
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................................94

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ
Ban QLDA
CĐT
CPM
ĐTXDHT
KS
KT-KT
MS Project
PERT
QLDA
TVGS
WSB

Ý nghĩa
Ban Quản lý dự án
Chủ đầu tƣ
Phƣơng pháp sơ đồ mạng
Đầu tƣ Xây dựng Hạ tầng
Khảo sát
Kinh tế - Kỹ thuật
Quản lý thời gian và tiến độ dự án
Phƣơng pháp tiến độ xác suất

Quản lý dự án
Tƣ vấn Giám sát
Cơ cấu phân tách công việc

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình

Bảng 1.2

Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ

12

Bảng 1.3

Sự khác biệt giữa quản lý sản xuất và quản lý dự án đầu tƣ

25


Bảng 2.1

Các chỉ tiêu tài chính hợp nhất qua các năm 2016-2018

42

Bảng 2.2

Cơ cấu lao động của Ban QLDA Hạ tầng Viễn thông

48

Bảng 2.3

Tiến độ thực hiện các công trình giai đoạn 2016-2018

49

Bảng 2.4

Chất lƣợng các công trình thi công giai đoạn 2016-2018

50

Bảng 2.5

Tổng hợp số công trình vƣợt Dự toán

51


viii

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hình 1.1

Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ

8

Hình 1.2

Khái quát về lập dự án đầu tƣ xây dựng

9

Hình 1.3

Mô tả nội dung về lập dự án đầu tƣ


10

Hình 1.4

Hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản

14

Hình 1.5

Hình thức chìa khóa trao tay

15

Hình 1.6

Hình thức quản lý dự án chủ nhiệm điều hành dự án

16

Hình 1.7

Các lĩnh vực quản lý, theo dõi của quản lý dự án đầu tƣ

26

Hình 1.8

Quy trình quản lý thời gian và tiến độ


28

Hình 1.9

Quy trình quản lý chi phí dự án

29

Hình 1.10

Quy trình quản lý chất lƣợng

30

Hình 1.11

Quá trình quản lý dự án

32

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng Công ty

40

Hình 2.2

Quy trình phối hợp giữa Chủ đầu tƣ với Nhà thầu


42

Hình 2.3

Sơ đồ tổ chức Ban QLDA Hạ tầng Viễn thông

44

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết thực hiện đề tài
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn
toàn so với việc quản lý công việc thƣờng ngày của một cơ sở kinh doanh, một
doanh nghiệp sản xuất - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và
đƣợc xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và
những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và
không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian
và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi
mục tiêu, ý tƣởng từ chủ đầu tƣ. Cho nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn
thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.
Trong thời gian qua, cùng với xu hƣớng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa
trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, công tác quản lý đầu tƣ
xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên
nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nƣớc ta
trong thời gian tới. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc, mà
còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lƣợng, chuyên môn của

bản thân các doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án
xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nƣớc. Trong đó
Tổng công ty Mạng lƣới Viettel- Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội cũng
không nằm ngoài thực tế này.
Tổng Công ty Mạng lƣới Viettel đƣợc thành lập vào năm 2010 sau khi Tập
đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel tái cấu trúc trở thành tập đoàn, là một trong
13 đơn vị hạch toán phụ thuộc của tập đoàn. Quy mô hiện nay của Tập đoàn Viễn
thông Viettel gồm: 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 07 công ty con 100% vốn điều
lệ, 10 công ty trên 50% vốn điều lệ (gồm cả Tổng Công ty Cổ phần Đầu tƣ quốc tế
Viettel và Tổng Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel), 10 công ty liên kết và 66 chi
nhánh trong và ngoài nƣớc (trong đó có 63 chi nhánh tại các tỉnh, thành và 03 chi
nhánh nƣớc ngoài). Cùng với 02 đơn vị là Tổng Công ty Cổ phần Đầu tƣ quốc tế
Viettel và Tổng Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel, hiện Tổng Công ty Mạng lƣới
Viettel trở thành 1 trong 3 trụ cột chính của Tập đoàn. Nhờ những thành tích đóng
góp của mình trong viếc triển khai xây dựng mạng lƣới hạ tầng viễn thông, truyền
tải và công nghệ thông tin, Tổng Công ty đã giúp cho vị trí hệ thống mạng lƣới lớn
1


nhất Việt Nam của Viettel giữ vững; đơn vị đã xây dựng đƣợc hạ tầng viễn thông
lớn nhất 3 nƣớc Đông dƣơng; với trục Bắc Nam vững chắc, vu hồi 1+3 về cáp và
thiết bị với dung lƣợng 320 Gbps, dung lƣợng mạng 100GB/s và vùng phủ cáp
quang lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài cáp quang trên 140.000 km phủ đến
toàn bộ các huyện và xã trên toàn quốc.
Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức đƣợc tích lũy trong thời gian học tập
và nghiên cứu tại trƣờng cùng thời gian công tác tại Tập đoàn Công nghiệp- Viễn
thông Quân đội Viettel, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
dự án các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông: Trường hợp Tổng
Công ty Mạng lưới Viettel” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn đã có một số nhà
khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau và hƣớng giải quyết các
mục tiêu khác nhau đối với lĩnh vực quản lý dự án nói chung ở Việt Nam, cụ thể nhƣ:
- “Quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam”
của Nguyễn Huy Chí (năm 2016), Học viện Hành chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung
nghiên cứu đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện khung lý thuyết về đầu tƣ xây dựng
cơ bản bằng vốn NSNN và quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn
NSNN; đồng thời đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc
đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN ở Việt Nam và đề xuất các phƣơng
hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng
vốn NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
- "Quản lý Nhà nước dự án đầu tư từ Ngân sách nhà nước trong giáo dục đại học
và sau đại học ở Việt Nam" của Phùng Văn Hiển (năm 2014), Học viện Hành chính trị
quốc gia, Hà Nội. Nội dung nghiên cứu đã nêu một cách có hệ thống cơ sở khoa học
quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ từ NSNN cho đào tạo trình độ đại học và sau
đại học (ĐH&SĐH) ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề xuất những quan điểm,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ từ NSNN
cho đào tạo trình độ ĐH&SĐH, đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới trong công
cuộc phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nƣớc.
- “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Xây dựng công trình
giao thông 5” của Phạm Hữu Vinh (năm 2016), Đại học Đà Nẵng. Nội dung đã xây
dựng hệ thống các quan điểm và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý dự án đầu tƣ của Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5
trong điều kiện hiện nay. Các quan điểm đƣợc xây dựng cùng với những tồn tại đã
2


phân tích là định hƣớng để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ. Các giải pháp
đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với đơn vị từ hoàn thiện về nhận thức đến tổ

chức, nội dung và phƣơng pháp quản lý dự án đầu tƣ.
Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu tổng thể
về công tác quản lý các dự án các đầu tƣ xây dựng công trình tại Tổng công ty
Mạng lƣới Viettel. Vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với
các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nƣớc.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xem xét, đánh giá thực trạng
công tác quản lý các dự án các đầu tƣ xây dựng công trình tại Tổng công ty Mạng lƣới
Viettel, trên cơ sở vận dụng những lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tƣ, để đề ra
các giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý dự án tại Tổng công ty, đồng
thời kiến nghị với Nhà nƣớc biện pháp nhằm mở rộng, phát triển hoạt động quản lý dự
án cho Tổng công ty Mạng lƣới nói riêng và các đơn vị kinh tế nói chung trong nền kinh
tế thị trƣờng hội nhập hiện nay. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về đầu tƣ xây dựng các công trình xây
dựng, xây dựng hệ thống quy trình, nội dung đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong công tác
quản lý xây dựng công trình.
- Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng của Tập đoàn Viettel hiện
nay, nêu ra những vấn đề bất cập cần giải quyết trong tổ chức, thực hiện quản lý dự án,
từ đó đề ra nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ,
mang lại thành công cao cho công trình.
- Đề xuất các quan điểm định hƣớng, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm giúp cho cơ
quan hoạch định, quản lý của Nhà nƣớc đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý dự án của Tổng công ty cũng nhƣ các chủ đầu tƣ và doanh nghiệp xây dựng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công
tác quản lý dự án đầu tƣ. Phƣơng hƣớng chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty
Mạng lƣới và các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào tình hình công tác
Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng của Tổng công ty Mạng lƣới -Tập đoàn Viettel trong
giai đoạn 2016-2018.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng các kiến thức đã đƣợc học
trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế của Trƣờng Đại học Bách Khoa
Hà Nội, có tham khảo các tài liệu của các đơn vị trong nƣớc về lĩnh vực đầu tƣ và
3


quản lý dự án đầu tƣ. Để có số liệu cơ sở cho thực hiện đề tài, tôi đã thu thập các số
liệu về tình hình thực hiện của Tổng công ty Mạng lƣới Viettel năm 2016-2018.
Ngoài ra tôi tham khảo ý kiến của các lãnh đạo Ban quản lý dự án, Ban TGĐ Tổng
công ty và các đồng chí chuyên viên trực tiếp làm về quản lý dự án cũng nhƣ các
chuyên gia khác trong lĩnh vực này để hoàn cơ sở cho việc hoàn thiện công tác quản
lý dự án tại đơn vị.
Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp tổng hợp khác nhau nhƣ: các phƣơng
pháp nghiên cứu chung nhƣ phƣơng pháp tổng hợp, phân tích so sánh; phƣơng pháp
thống kê và các phƣơng pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của lĩnh vực đầu tƣ dự
án (gồm có: phân tích theo chu kỳ dự án, phân tích các bên có liên quan, các
phƣơng pháp đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tƣ...)
6. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
Chƣơng 2: Phân tích công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Tổng công
ty mạng lưới Viettel.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng của Tổng công ty mạng lưới Viettel.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ

1.1. Tổng quan về dự án đầu tƣ
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tƣ
Có nhiều cách định nghĩa dự án đầu tƣ. Tùy theo mục đích mà nhấn mạnh một
khía cạnh nào đó:
- Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Dự án là tổng thể những chính
sách, hoạt động về chi phí có liên quan với nhau đƣợc thiết kế nhằm đạt đƣợc
những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”.
- Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu: Dự án là tập hợp những
đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tƣợng nhất định
nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng của
sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
- Theo Luật đầu tư: Dự án là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để
tiến hành đầu tƣ trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian cụ thể.
- Khái niệm khác: Dự án là nỗ lực lớn và phức tạp đƣợc tạo thành bởi nhiều
công việc có liên quan lẫn nhau, nhằm hoàn thành trong một thời gian xác định một
tập hợp các mục tiêu đã định trƣớc, với kế hoạch và nguồn lực đã đƣợc xác định rõ.
Tóm lại, dự án đầu tƣ là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu mong muốn bằng phƣơng pháp và phƣơng tiện cụ thể trong một
khoảng thời gian xác định.
1.1.2. Đặc trƣng của dự án đầu tƣ
Dự án đầu tƣ có những đặc trƣng cơ bản sau:
- Mang tính chất tạm thời: có vòng đời giới hạn với các đặc tính ở các giai
đoạn khác nhau.
- Có tính duy nhất: mỗi dự án có một mục tiêu, nhiệm vụ, con ngƣời, lịch
trình, vấn đề khác nhau.
- Có mục tiêu rõ ràng xác định cụ thể.
- Là một tập hợp phức tạp các hoạt động phức tạp với sự tham gia của nhiều
ngƣời, tổ chức với nhiều chức năng khác nhau.
- Là một thực thể đƣợc tạo mới, xuất hiện lần đầu.
- Bao gồm những thay đổi và rủi ro do bản thân dự án hoặc do môi trƣờng

bên ngoài.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tƣ
Có rất nhiều cách phân loại dự án đầu tƣ, tùy theo mục đích và phạm vi xem
xét; một số cách phân loại phổ biến sau:

5


1.1.3.1. Phân loại theo quy mô và tính chất
Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng thì các dự án ĐTXD công trình đƣợc phân loại nhƣ sau:
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trƣơng
đầu tƣ; đối với các dự án còn lại đƣợc phân thành 3 nhóm A, B, C. Việc phân loại
cụ thể dự án ĐTXD công trình nhƣ sau:
Bảng 1.1 - Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình
LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TT
I

TỔNG MỨC
ĐẦU TƢ

DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
1. Theo tổng mức đầu tƣ:
10.000 tỷ
đồng trở lên

Dự án sử dụng vốn đầu tƣ công
2. Theo mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hƣởng nghiêm

trọng đến môi trƣờng, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vƣờn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50

héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, Không phân
chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trƣờng từ 500 héc ta trở lên; rừng sản
biệt tổng mức
xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
đầu tƣ
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nƣớc từ hai vụ trở
lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
d) Di dân tái định cƣ từ 20.000 ngƣời trở lên ở miền núi, từ 50.000 ngƣời trở lên ở các
vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần đƣợc QH quyết định.
II

NHÓM A
1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt.
2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo
quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh.

II.1

3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia.
4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.

Không phân
biệt tổng mức
đầu tƣ


5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ.
2. Công nghiệp điện.
3. Khai thác dầu khí.

Từ 2.300 tỷ
đồng trở lên

II.2 4. Hóa chất, phân bón, xi măng.
5. Chế tạo máy, luyện kim.
6. Khai thác, chế biến khoáng sản.
7. Xây dựng khu nhà ở.

6


1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2.
2. Thủy lợi.
3. Cấp thoát nƣớc và công trình hạ tầng kỹ thuật.
4. Kỹ thuật điện.

Từ 1.500 tỷ
đồng trở lên

II.3 5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử.
6. Hóa dƣợc.
7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2.
8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2.
9. Bƣu chính, viễn thông.

1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
2. Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
II.4 3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới.
4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2

Từ 1.000 tỷ
đồng trở lên

và I.3.
1. Y tế, văn hóa, giáo dục;
2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
II.5 3. Kho tàng;
4. Du lịch, thể dục thể thao;

Từ 800 tỷ
đồng trở lên

5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.
III

NHÓM B
Từ 120 đến

III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

2.300 tỷ đồng

III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

Từ 80 đến

1.500 tỷ đồng

III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

Từ 60 đến
1.000 tỷ đồng
Từ 45 đến 800

III. 4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5
IV

tỷ đồng

NHÓM C

IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

Dƣới 120 tỷ

IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

Dƣới 80 tỷ

IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

Dƣới 60 tỷ

IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5

Dƣới 45 tỷ


(Nguồn: Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính Phủ)
1.1.3.2. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
- Vốn trong nƣớc:
+ Vốn ngân sách Nhà nƣớc
+ Vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của
Nhà nƣớc.
7


+ Vốn đầu tƣ phát triển của các doanh nghiệp nhà nƣớc.
+ Vốn khác bao gồm cả vốn tƣ nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
- Vốn ngoài nước:
+ Vốn vay nƣớc ngoài của Nhà nƣớc, viện trợ, ODA
+ Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài (FDI)
+ Vốn của các tổ chức quốc tế.
1.1.4. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ
Các giai đoạn thực hiện dự án có thể mô tả sơ bộ theo sơ đồ sau:

Hình 1.1 - Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ
(Nguồn: PGS TS. Phạm Thị Thu Hà, 2017)
1.1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Còn đƣợc gọi là giai đoạn tiền dự án, nhằm xác định chính xác kết quả mong
đợi từ dự án, đƣợc thể hiện trong bản hợp đồng. Đây là cơ sở để thực hiện cam kết
giữa chủ dự án và giám đốc dự án. Kết quả của giai đoạn này là quyết định nên bắt
đầu thực hiện dự án. Giai đoạn chuẩn bị bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ hội đầu tư (nhận dạng dự án, xác định dự án):
Đây là những ý tƣởng ban đầu đƣợc hình thành trên cơ sở cảm tính trực quan
của nhà đầu tƣ trên cơ sở quy hoạch định hƣớng của vùng, của khu vực hay của
quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển ngành.... Thƣờng giai đoạn này kết thúc

bằng một kế hoạch mang tính chất chỉ đạo về hƣớng đầu tƣ và hình thành tổ chức
nghiên cứu.
b) Nghiên cứu tiền khả thi:
Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dự án. Trong giai
đoạn này, ngƣời ta cũng xác định các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả dự án để làm
cơ sở cho việc xem xét, lựa chọn dự án.
8


c) Nghiên cứu khả thi:
Nghiên cứu khả thi là bƣớc nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết các yếu
tố của dự án. Nghiên cứu khả thi đƣợc thực hiện trên cơ sở các thông tin chi tiết và
có độ chính xác cao hơn giai đoạn Nghiên cứu tiền khả thi. Đây là cơ sở để quyết
định đầu tƣ và là căn cứ để triển khai thực hiện dự án thực tế.
1.1.4.2. Giai đoạn thực hiện dự án
Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tƣ thành hiện thực nhằm
đƣa dự án vào hoạt động thực tế của đời sống kinh tế xã hội. Giai đoạn này bao gồm
một loạt các quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đƣa dự án
vào vận hành khai thác. Có thể mô tả chi tiết bƣớc Lập dự án đầu tƣ xây dựng thuộc
giai đoạn thực hiện dự án qua 02 sơ đồ sau:

Hình 1.2 - Khái quát về lập dự án đầu tƣ xây dựng

9


Hình 1.3 - Mô tả nội dung về lập dự án đầu tƣ

10



Thực hiện dự án là giai đoạn hết sức quan trọng, có liên quan chặt chẽ với việc
đảm bảo chất lƣợng và tiến độ thực hiện dự án và sau đó là hiệu quả đầu tƣ.
a) Công tác của Chủ đầu tư:
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nƣớc.
- Xin giấy phép xây dựng hoặc giấy phép khai thác tài nguyên.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Tổ chức tuyển chọn tƣ vấn, khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất
lƣợng công trình.
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
- Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, mua sắm thiết bị công trình.
b) Công tác của tổ chức xây lắp:
- Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp. San lấp mặt bằng xây dựng điện
nƣớc, công xƣởng, kho tàng, bến cảng đƣờng xá, lán trại và công trình tạm phục vụ
thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…
- Chuẩn bị xây dựng các công trình vật liệu liên quan trực tiếp.
c) Các công tác tiếp theo:
Tiến hành thi công xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự án và tổng tiến độ
đƣợc duyệt. Trong bƣớc công việc này các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến
việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình cụ thể là:
- Chủ đầu tƣ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
- Các nhà tƣ vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lƣợng công trình
theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lƣợng xây dựng công trình
nhƣ đã ký kết trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đƣa công trình
vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến
độ, đảm bảo chất lƣợng và hạ giá thành xây lắp.
1.1.4.3. Giai đoạn kết thúc dự án và đưa vào khai thác sử dụng

a) Vận hành dự án:
Giai đoạn này đƣợc xác định từ khi chính thức đƣa dự án vào vận hành khai
thác cho đến khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động theo chức
năng của dự án và quản lý các hoạt động đó theo các kế hoạch đã dự tính.
b) Đánh giá sau khi thực hiện dự án (đánh giá sau dự án):
Thực chất đây là việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu KT-KT của dự án trong
giai đoạn vận hành khai thác. Phân tích, đánh giá dự án trong giai đoạn này nhằm:
11


- Hiệu chỉnh các thông số kinh tế - kỹ thuật để đảm bảo mức đã đƣợc dự kiến
trong nghiên cứu khả thi.
- Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố của dự
án cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án. Dựa vào các kết
quả phân tích, đánh giá quá trình vận hành, khai thác dự án để có quyết định đúng
đắn về sự cần thiết kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án.
c) Kết thúc dự án:
Tiến hành các công việc cần thiết để chấm dứt hoạt động của dự án (thanh
toán công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác).
Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ đƣợc tổng hợp theo Bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2 - Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ
Chuẩn bị đầu


Nghiên cứu
phát hiện các cơ
hội đầu tƣ

Nghiên cứu
tiền khả thi


Nghiên cứu khả
thi

Đánh giá và
quyết định

Thực hiện dự
án

Hoàn tất các thủ
tục triển khai
thực hiện đầu tƣ

Thiết kế và
lập dự toán
thi công
XDCT

Thi công xây lắp
công trình

Chạy thử và
nghiệm thu
vận hành

Kết thúc dự
án (Vận hành )

Vận hành chƣa


Vận hành

Công suất giảm

hết công suất

công suất ở
mức cao nhất

dần và kết thúc
dự án

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp)
1.2. Quản lý dự án đầu tƣ
1.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tƣ
- Theo giáo trình Quản lý dự án đầu tƣ (PGS.TS. Từ Quang Phƣơng, Bộ môn
Kinh tế đầu tƣ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) định nghĩa: “Quản lý dự
án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm
vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lƣợng
sản phẩm dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.”.
Tùy theo các loại dự án khác nhau mà công tác quản lý dự án cũng rất khác
nhau. Đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tƣ xây dựng công trình, công tác quản lý
dự án mang những đặc trƣng khác biệt.
Trong cuốn sách Quản lý dự án công trình xây dựng của Viện Nghiên cứu và
Đào tạo về quản lý, đã đƣa ra định nghĩa về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng nhƣ sau:
12



“Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng là một loại hình của quản lý dự án, đối tƣợng
của nó là các dự án đầu tƣ xây dựng công trình, đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Trong
chu kỳ tuổi thọ của dự án công trình, quản lý dự án là dùng lý luận, quan điểm và
phƣơng pháp của công trình hệ thống để tiến hành các hoạt động quản lý mang tính
hệ thống và tính khoa học nhƣ kế hoạch, quyết định, tổ chức, điều hành, khống chế,
… một cách hiệu quả. Từ đó dựa vào yêu cầu chất lƣợng, thời gian sử dụng, tổng
mức đầu tƣ, phạm vi nguồn lực và điều kiện môi trƣờng mà dự án đã đề ra để thực
hiện một cách tốt nhất mục tiêu của dự án.”
1.2.2. Các chức năng của Quản lý dự án đầu tƣ
Quản lý dự án đầu tƣ có những chức năng chính nhƣ sau:
- Chức năng ra quyết định: Quá trình xây dựng của dự án là một quá trình ra
quyết định có tính hệ thống, việc khởi công mỗi một giai đoạn xây dựng đều phải
dựa vào quyết định đó. Việc đƣa ra quyết định ngay từ đầu có ảnh hƣởng quan trọng
đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công cũng nhƣ sự vận hành sau khi dự án đã
đƣợc hoàn thành.
- Chức năng kế hoạch: Chức năng kế hoạch có thể đƣa toàn bộ quá trình, toàn
bộ mục tiêu và toàn bộ hoạt động của dự án vào quỹ đạo kế hoạch, dùng hệ thống
kế hoạch ở trạng thái động để điều hành và khống chế toàn bộ dự án. Sự điều hành
hoạt động công trình là sự thực hiện theo trình tự mục tiêu dự định. Chính nhờ chức
năng kế hoạch mà mọi công việc của dự án đều có thể dự kiến và khống chế.
- Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức nghĩa là thông qua việc xây dựng
một tổ chức dƣới sự lãnh đạo của giám đốc dự án để bảo đảm dự án đƣợc thực hiện
theo hệ thống, xác định chức trách và trao quyền cho hệ thống đó, thực hiện chế độ
hợp đồng, hoàn thiện chế độ quy định để hệ thống đó có thể vận hành một cách hiệu
quả, đảm bảo cho mục tiêu dự án đƣợc thực hiện theo kế hoạch.
- Chức năng điều hành: Quá trình quản lý dự án là sự phối hợp của rất nhiều
các bộ phận có mối quan hệ mâu thuẫn và phức tạp, do đó nếu xử lý không tốt các
mối quan hệ này sẽ tạo nên những trở ngại trong việc phối hợp hoạt động giữa các
bộ phận, ảnh hƣởng đến mục tiêu dự án. Vì vậy, phải thông qua chức năng điều
hành của quản lý dự án để tiến hành kết nối, khắc phục trở ngại, đảm bảo cho hệ

thống có thể vận hành một cách bình thƣờng.
- Chức năng giám sát: Chức năng giám sát là biện pháp đảm bảo cho việc
thực hiện mục tiêu chính của dự án công trình. Đó là vì dự án công trình thƣờng rất
dễ rời xa mục tiêu dự định, phải lựa chọn các phƣơng pháp quản lý khoa học để
đảm bảo mục tiêu đƣợc thực hiện.

13


1.2.3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án
Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng ở Việt Nam hiện nay
về cơ bản là giống với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Các hình thức đó
bao gồm: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án;
Chìa khóa trao tay và hình thức tự làm. Mỗi hình thức nói trên đều có nội dung, ƣu
nhƣợc điểm và yêu cầu vận dụng khác nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể của dự án
mà chủ đầu tƣ có thể lựa chọn áp dụng một trong các hình thức quản lý này.
1.2.3.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Đây là hình thức mà trong đó chủ đầu tƣ tổ chức tuyển chọn và trực tiếp ký
hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tƣ vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế,
soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Sau khi chủ đầu tƣ
ký hợp đồng với nhà thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát quản lý quá trình thi công bảo
đảm tiến độ và chất lƣợng công trình vẫn do tổ chức tƣ vấn đã lựa chọn đảm nhận.
Hình thức này đƣợc áp dụng đối với các chủ đầu tƣ có đủ năng lực chuyên
môn để quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tƣ đƣợc sử dụng bộ máy có đủ năng lực
chuyên môn của mình và cử ngƣời phụ trách để quản lý thực hiện đối với các dự án
có quy mô nhỏ, đơn giản, có tổng mức đầu tƣ dƣới 7 tỷ đồng; hoặc thuê tổ chức tƣ
vấn quản lý điều hành dự án, thuê ngƣời có chuyên môn kinh nghiệm để giúp quản
lý thực hiện dự án.
Trƣờng hợp bộ máy của chủ đầu tƣ không đủ điều kiện để kiêm nhiệm việc
quản lý thực hiện dự án thì chủ đầu tƣ lập Ban QLDA trực thuộc đơn vị mình, có đủ

năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để quản lý thực hiện dự án, thực hiện các nhiệm
vụ do chủ đầu tƣ giao. Ban quản lý dự án có thể thuê tƣ vấn quản lý, giám sát một
số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện
nhƣng phải đƣợc sự đồng ý của chủ đầu tƣ.
Chủ đầu tƣ

Ban QLDA

Tự thực hiện dự án

Tổ chức thực
hiện dự án 1

Tổ chức thực
hiện dự án 2

Hình 1.4 - Hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý
14

Tổ chức thực
hiện dự án 3


×