Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.54 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, sản xuất kinh doanh trên bất kỳ lĩnh
vực nào đòi hỏi phải có hiệu quả thì mới tồn tại và phát triển được. Để sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả, vấn đề phân tích hiệu quả của sản xuất kinh
doanh mang một ý nghĩa quan trọng cần đặt lên hàng đầu. Nó giúp cho các
nhà quản lý có những quyết định đúng đắn đầu tư đúng mục đích để đạt hiệu
quả.
Sản xuất kinh doanh:
Kinh doanh: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Trong cuộc sống nhu cầu của con người là vô hạn nhưng hầu hết người
tiêu dùng không tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà chính
mình có nhu cầu. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã xuất hiện để thoả
mãn những nhu cầu đó của nguời tiêu dùng. Hoạt động của các doanh nghiệp
gọi là sản xuất kinh doanh. Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất
hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận.
1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
*Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ
với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có
thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh phản
ánh chất lượng các sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào qui mô và tốc
độ biến động của từng nhân tố.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Yếu tố đầu vào


* Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao
động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách lấy kết quả kinh
doanh tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
Như vậy ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so
sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào. Kết quả đầu ra
thường được biểu hiện bằng các chỉ tiêu: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, còn
các yếu tố nguồn lực đầu vào bao gồm: Lao động, chi phí, tài sản và vốn. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề
hiệu quả. Dù doanh nghiệp có doanh thu lớn, sản lượng cao nhưng không có
hiệu quả doanh nghiệp vẫn không tồn tại được, vậy hiệu quả là vấn đề sống còn
của các doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả sản xuất kinh
doanh đồng nghĩa với lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được cao hay
thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của mỗi doanh
nghiệp. Trong điều kiện xã hội ngày càng khan hiếm nguồn lực, và qui luật cạnh
tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải khai thác,
tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Tiêu chuẩn hoá đặt ra cho hiệu quả
là tối đa hoá kết quả với chi phí tối thiểu, hay tối thiểu hoá chi phí trên nguồn
lực sẵn có. Hiệu quả kinh tế có hai mặt: định tính và định lượng .
Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phản ánh sự cố gắng nỗ lực ở mỗi
khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản
xuất kinh doanh, sự gắn bó giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế xã hội
đặt ra.
Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ
kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.
Xét về tổng lượng thì người ta chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao khi nào kết quả
thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế

càng cao và ngược lại.
Doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, một bộ phận cấu thành của nền
kinh tế quốc dân. Vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải
đặt trong mối quan hệ mật thiết chung của của toàn nền kinh tế quốc dân. Phải
nhìn nhận hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện
trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội là hai phạm trù khác nhau giải quyết ở hai góc độ khác nhau song có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp
không có hiệu quả về kinh tế nhưng vẫn tồn tại bởi vì nó có hiệu quả xã hội đó
là sự ổn định việc làm cho người lao động, ổn định xã hội, cũng có doanh
nghiệp chỉ đạt được hiệu quả kinh tế nhưng hiệu quả xã hội không đạt được như
làm ô nhiễm môi sinh, môi trường. Vấn đề đặt ra là làm sao để tạo ra sự thống
nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đó cũng là sự thống nhất giữa
hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả của xã hội.
* Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau
một chu kỳ kinh doanh nhất định. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh
nghiệp có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Kết quả ở
doanh nghiệp thường được phản ánh bằng các chỉ tiêu định lượng như: Sản
lượng, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận... và cũng có thể phản
ánh bằng chỉ tiêu định tính như: uy tín, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh
nghiệp.
Bản chất của hiệu quả cho thấy không có sự đồng nhất giữa hiệu quả kinh
tế và kết quả sản xuất kinh doanh. Về bản chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh là
phạm trù so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về. Kết quả là cái đạt
được của doanh nghiệp trong mỗi kỳ kinh doanh. Kết quả chỉ phản ánh cho ta
thấy qui mô mà nó đạt được là to hay nhỏ mà không phản ánh chất lượng sản
xuất kinh doanh mà nó được tạo ra. Có kết quả thì mới tính toán được hiệu quả.
Kết quả dùng để tính toán và phân tích hiệu quả trong từng sản xuất kinh doanh.
Vì vậy kết quả và hiệu quả là hai khái niệm độc lập và khác nhau nhưng có mối

quan hệ mật thiết với nhau. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình SXKD thì
hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó.
*Phân loại hiệu quả
Phân loại hiệu quả nhằm mục đích tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả,
giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn về hướng đầu tư nhằm thu lợi
nhuận cao.
Căn cứ vào tính chất của hiệu quả người ta chia ra:
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả kinh tế xã hội
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong các hiệu quả trên thì điều mà chúng ta quan tâm là hiệu quả sản
xuất kinh doanh, vì hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả được chia ra :
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép
kết luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ quá trình SXKD của
doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận là hiệu quả sản xuất kinh doanh
chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp (sử dụng vốn,
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hoạt động kinh doanh chính, phụ, liên doanh
liên kết...), nó phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể, không phản ánh hiệu
quả của toàn doanh nghiệp.
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nơi mà tất cả các tổ
chức kinh tế đều bình đẳng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường đòi
hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì
hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trong cơ chế thị trường bắt buộc

doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả càng cao sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nâng cao
được hiệu quả sản xuất kinh doanh, kinh doanh không có lợi nhuận thì chắc
chắn doanh nghiệp sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu quan trọng nhất mang tính chất sống còn
của mỗi doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Đối với nền kinh tế quốc dân:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao trình độ sử dụng các
nguồn lực, nâng cao trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của các quan hệ
trong cơ chế thị trường. Chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi
trọng hàng đầu trong nền kinh tế thị trường vì suy cho cùng nó quyết định sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nên, xét chung trong toàn bộ nền
kinh tế phấn đấu nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, đi nhanh vào công nghiệp hiện
đại hoá.
- Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, góp phần ổn
định, tăng trưởng nền kinh tế. Giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
- Tăng sản phẩm xã hội
- Đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp
lý và ngược lại sử dụng các nguồn lực hợp lý thì hiệu quả ngày càng cao.
* Đối với bản thân doanh nghiệp:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp tái
đầu tư mở rộng sản xuất, đem lại nhiều hơn cơ hội nâng cao được hiệu quả của
doanh nghiệp.
* Đối với người lao động:
Nâng cao hiệu quả sản xuất tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người
lao động, kích thích người lao động hăng say sản xuất, tiết kiệm được lao động,
tăng năng suất lao động.

1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1. Chỉ tiêu tổng quát
Kết quả đầu ra được do bằng các chỉ tiêu như: Doanh thu, lợi nhuận và
lợi nhuận thuần, lợi tức gộp ...
Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động, vốn kinh doanh (vốn chủ sở hữu và vốn vay)
Kết quả đầu ra
+ Hiệu quả SXKD = (1)
Yếu tố đầu vào
Hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể được phản ánh thông qua
nghịch đảo công thức trên và được gọi là suất hao phí.
Yếu tố đầu vào
+ Hiệu quả SXKD = (2)
Kết quả đầu ra
Công thức (1) phản ánh sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào, cho biết cứ
một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng kết quả.

×