CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH
1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả là tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá mọi hoạt động kinh tế xã hội. Hiệu
quả là phạm trù có vai trò đặc biệt và có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế
cũng như trong khoa học kinh tế. Hiệu quả là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp
để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản
xuất thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và tại các thời điểm khác nhau.
Chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động đề
ra so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số lượng, chất lượng và thời gian.
Công thức đánh giá hiệu quả chung:
Hiệu quả sản xuất
kinh doanh
=
Kết quả đầu ra (I.1)
Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng,
tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Còn các yếu tố đầu vào bao gồm:
Tư liệu lao động, đối tượng lao động, con người, vốn chủ sở hữu, vốn vay. Công
thức này phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào được tính cho tổng số
và cho phần riêng gia tăng.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh lại có thể được tính bằng cách so sánh
nghịch đảo:
Hiệu quả sản xuất
kinh doanh
=
Yếu tố đầu vào (I.2)
Kết quả đầu ra
Công thức trên phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là
để có được một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí ở
đầu vào.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, là nơi kết
hợp các yếu tố cần thiết để sản xuất và bán các sản phẩm dịch vụ tạo ra với
mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp thể hiện hai chức năng
cơ bản là thương mại và cung ứng sản xuất được gọi chung là sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đều có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Vấn đề xác định hiệu quả sản
xuất kinh doanh được đề cập nhiều ở việc xác định các loại mức sinh lợi trong
phân tích tài chính. Mức sinh lợi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp về hoạt
động của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng chỉ tiêu tương đối khi so sánh
giá trị kết quả thu được với giá trị của các nguồn lực đã tiêu hao để tạo ra kết
quả. Hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp được đề cập đến trên nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng hiệu quả tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu
mức sinh lợi và luôn được xem là thước đo chính. Từ những khái niệm ở trên,
có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên liệu
và nguồn vốn) để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa kết quả mang lại
và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ tổ chức,
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả là một thước đo ngày
càng quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi doanh nghiệp nói
riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế của từng khu vực, quốc gia nói chung.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở rộng và phát
triển sản xuất đầu tư tài sản cố định, nâng cao mức sống của công nhân viên,
thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải được xem xét
một cách toàn diện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu
quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh giữ
vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc
đẩy, kích thích người lao động làm việc với hiệu suất cao hơn, góp phần từng
bước cải thiện nền kinh tế quốc dân trong mỗi quốc gia.
1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào nội dung và tính chất của kết quả cũng như đáp ứng nhu cầu
đa dạng của mục tiêu người ta đưa ra hiệu quả sản xuất kinh doanh thành hai
loại hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác.
1.2.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt
được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực, tức là hiệu quả
kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và
kinh doanh cũng như quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải
vật chất và các dịch vụ khác, gồm các hiệu quả sau:
* Hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ là khoản
chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ và chi phí
cho việc sản xuất kinh doanh khối lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ đó.
* Hiệu quả do các hoạt động khác mang lại là lợi nhuận thu được do kết
quả của các hoạt động kinh tế khác.
1.2.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả đạt được trong sản xuất kinh doanh biểu thị qua việc đóng góp
của doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, dưới dạng tổng quát là
mức thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Khi doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận có đóng góp cho nền kinh tế,
xã hội trên những khía cạnh:
* Tăng sản phẩm xã hội.
* Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, góp phần ổn định tăng
trưởng nền kinh tế.
* Tạo việc làm cho nhiều lao động.
* Tăng nguồn thu cho ngân sách.
1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả
cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Thông thường để đánh giá tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp người ta thường hay quan tâm tới các số liệu ở các báo cáo
tài chính. Tuy nhiên để có thể đưa ra được một cách nhìn khái quát phù hợp về
mọi hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị kinh tế không chỉ quan tâm
tới các số liệu trong báo cáo tài chính đơn thuần mà còn quan tâm tới một
lượng khá lớn các chỉ số tài chính để giải thích cho các mối quan hệ tài chính.
1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao trùm
mọi chỉ tiêu khác. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, xuất hao
phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với
công thức đánh giá hiệu quả:
Hiệu quả sản xuất
kinh doanh
=
Kết quả đầu ra (K) (I.3)
Giá trị đầu vào (C)
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng,
doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, còn chi phí đầu vào bao gồm
tư liệu lao động, lao động, đối tượng lao động, vốn cố định, vốn lưu động.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được tính theo công thức sau:
Hiệu quả sản xuất
kinh doanh
=
Giá trị đầu vào (C) (I.4)
Kết quả đầu ra (K)
Công thức (I.3) phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào. Công
thức (I.4) phản ánh hao phí của chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết
quả đầu ra thì hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí.
1.3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả của các yếu tố thành phần
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (H
LĐ
)
Nhóm chỉ tiêu này gồm hiệu suất sử dụng lao động và tỷ suất lợi nhuận
lao động.
* Hiệu suất sử dụng lao động (H
N
) được tính bằng công thức (I.5). Chỉ
tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo ta được bao nhiêu đồng
doanh thu. Về thực chất đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động (W).
H
n
=
Tổng doanh thu trong kỳ
= W
(I.5)
Tổng số lao động trong kỳ
* Tỷ suất lợi nhuận lao động R
N
được tính bằng công thức (I.6):
R
N
=
Lợi nhuận trong kỳ
(I.6)
Tổng số lao động trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận lao động phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hai chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau theo công thức dưới đây:
R
N
=
L
=
L
x
D
T
= R
dt
x H
N
(I.7)
N D
T
N
Trong đó: L: Lợi nhuận trong kỳ.
D
T
: Tổng doanh thu trong kỳ.
N: Tổng số lao động trong kỳ.
R
dt
= L/D
t
: Là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (doanh lợi) biểu
thị một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
* Hiệu suất sử dụng vốn (H
v
) là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ (D
T
) và
tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ:
H
v
=
Tổng doanh thu trong kỳ (I.8)
Tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra để sản xuất kinh doanh sẽ
đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, nghĩa là biểu thị khả năng tạo ra kết quả
sản xuất kinh doanh của một đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao hiệu
quả kinh tế càng lớn.
Vốn sản xuất kinh doanh gồm có vốn cố định (V
cđ
) và vốn lưu động (V
lđ
)
nên ta có thêm các chỉ tiêu sau:
H
VCĐ
=
Tổng doanh thu trong kỳ (I.9)
Tổng vốn cố định trong kỳ
H
VLĐ
=
Tổng doanh thu trong kỳ (I.10)
Tổng vốn lưu động trong
kỳ
Khi phân tích, đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong quá trình
sản xuất kinh doanh thì việc phân tích, đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu
động cũng rất quan trọng. Vốn lưu động vận động không ngừng và thường
xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu
thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu
cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường dùng
các chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay của vốn lưu động
V
lđ
=
Tổng số doanh thu
thuần
(I.11)
Vốn lưu động bình quân
Trong đó: V
lđ
là số vòng quay vốn lưu động, cho biết vốn lưu động quay
được (luân chuyển) mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay nhiều chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi theo một tên gọi
khác là Hệ số luân chuyển.
+ Thời gian của một vòng luân chuyển (T
LC
)
T
LC
=
Thời gian của kỳ phân tích (I.12)
Số vòng quay của vốn lưu động trong
kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một
vòng. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động càng ngắn thì thể hiện tốc độ
luân chuyển càng lớn, đồng nghĩa với hiệu quả cao.
Ngoài ra khi đánh giá hay phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
người ta còn dùng chỉ tiêu Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động (H
đn
)
H
đn
=
Vốn lưu động bình quân (I.13)
Tổng số doanh thu
thuần
Chỉ tiêu này cho ta biết được rằng để có được một đồng doanh thu
doanh nghiệp cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động luân chuyển. Hệ số này càng
nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn (R
v
)
R
v
=
Tổng lợi nhuận trong kỳ (I.14)
Tổng vốn trong kỳ