Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(THCS) nhu cầu chăm sóc giáo dục tuổi vị thành niên của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.19 KB, 22 trang )

`
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO .........................
TRƯỜNG THCS .........................

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:

“Nhu cầu chăm sóc giáo dục tuổi vị thành niên
của học sinh Trung học cơ sở”
Thuộc lĩnh vực: Y tế trường học cấp trung học cơ sở

Người thực hiện: .........................
Chức vụ: Nhân viên Y tế trường học
Đơn vị công tác: Trường THCS .........................

........................., ngày 9 tháng 4 năm 2019
0


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét và công nhận Sáng kiến huyện .........................
Tôi:

Số
Ngày tháng
Họ và tên
Nơi công tác
TT


năm sinh

1

....................
.....

Chức
danh

Tỷ lệ (%)
Trình độ
đóng góp
chuyên
vào việc tạo
môn
ra sáng kiến

Trường Trung
học cơ sở Nhân viên Trung cấp
.......................
Y tế
Y sỹ
..

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nhu cầu chăm sóc giáo dục
tuổi vị thành niên của học sinh Trung học cơ sở”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ..........................

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng đối với nhân viên Y tế trường học cấp
Trung học cơ sở.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2017.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến.
Chăm sóc giáo dục lứa tuổi vị thành niên là nhu cầu cần thiết đối với tất cả
các quốc gia, ở Việt Nam nói chung, các trường học nói riêng, đặc biệt là các
trường Trung học cơ sở hiện nay có rất nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe
dành cho lứa tuổi này (Khám sức khỏe định kì, súc miệng fluo, chương trình sữa
học đường, tiêm phòng uốn ván cho học sinh nữ lớp 9…). Tuy nhiên, ở độ tuổi
này, sự phát triển cả về cơ thể, trí tuệ và nhận thức đang diễn biến khá phức tạp,
phản ánh rõ nét nhất là những thay đổi về mặt tâm sinh lý ở các học trò đối với
vấn đề giới tính.
“Nhu cầu chăm sóc giáo dục tuổi vị thành niên của học sinh Trung học
cơ sở” là một phạm trù rộng rãi, ở nội dung sáng kiến này, tôi muốn đề cập tới một
1


vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Đó là chăm sóc giáo dục giới tính dành cho
lứa tuổi vị thành niên.
Đứng trước thực trạng cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi, cùng với
ảnh hưởng của sức lan tỏa các trang mạng xã hội hiện nay những hiểu biết kiến
thức về giới tính đóng vai trò quan trọng trong định hướng về cả hành động và
suy nghĩ của mỗi người. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều trào lưu mới ảnh
hưởng đến cuộc sống của trẻ vị thành niên như yêu sớm, sống thử… Do đó các
em cần có những kiến thức nhất định về giới tính để có thể sống lành mạnh,
tránh được những vấp ngã, hay những sai lầm không đáng có cho lứa tuổi chập
chững bước vào đời. Qua nội dung sáng kiến này nhằm mục đích giúp trẻ sống
đúng với giới tính của mình. Đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị
của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. Trẻ hiểu bản thân, giới tính của

mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như
biết tôn trọng thân thể người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện
nhân cách an toàn cho bản thân.
Y tế trường học là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp chăm sóc
sức khoẻ cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang tầm với các nội dung khác của nhà
trường, Y tế trường học là triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp đối với các
yếu tố nguy cơ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận
lợi cho các em học sinh phát triển một cách toàn diện đây là một mục tiêu quan
trọng của giáo dục thể chất học sinh. Hiểu biết của học sinh Trung học cơ sở về
sức khỏe giới tính, trong đó trọng tâm nghiên cứu về “nhu cầu chăm sóc giáo
dục tuổi vị thành niên của học sinh Trung học cơ sở”. Từ đó đưa ra những kiến
nghị và giải pháp cụ thể để đáp ứng nhu cầu giáo dục giới tính cho học sinh.
Để có hiệu quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục lứa tuổi vị thành niên
của học sinh Trung học cơ sở, nhân viên y tế tại trường học cần phải:
- Tìm hiểu nhu cầu được giáo dục giới tính của học sinh cấp Trung học cơ
sở để có thể đáp ứng nhu cầu đó, sao cho việc trang bị kiến thức và giáo dục đi
sát với nhu cầu nguyện vọng của học sinh và việc tuyên truyền nâng cao kiến
thức về giới tính cho học sinh Trung học cơ sở thực sự hiệu quả và hứng thú với
học sinh;
- Đưa ra những nội dung, biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc,
giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở;
- Tìm hiểu nhận thức của các em học sinh trường Trung học cơ sở
......................... về giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên. Qua đó đưa ra một
số biện pháp giáo dục học sinh về việc bảo vệ và chăm sóc giới tính của bản
2


thân phần nào giúp các em hiểu rõ hơn về mình và có những hành động đúng
đắn hơn trong các mối quan hệ với bạn khác giới.
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
1. Thuận lợi
Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ngành, Ban giám hiệu nhà
trường, trạm y tế xã, Ban sức khỏe nhà trường và sự quan tâm phối hợp, đồng
tình ủng hộ của các cấp ban nghành đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm và các bậc
phụ huynh học sinh trong công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh.
Bản thân cán bộ Y tế trường học được tham gia các lớp tập huấn do Trung
tâm Y tế huyện mở về giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại trẻ em.
Thông qua các đợt kiểm tra của cấp trên được hướng dẫn tư vấn về công
tác giáo dục giới tính cho lứa tuổi Trung học cơ sở.
Thu hút được đông đảo số học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Đa số các bậc cha mẹ học sinh đã có nhận thức sâu hơn, trách nhiệm hơn,
thẳng thắn hơn khi hướng dẫn giáo dục con trẻ về vấn đề sức khỏe giới tính
dành cho lứa tuổi vị thành niên.
2. Khó khăn
Do đặc thù công việc, một mình phụ trách một mảng lớn gồm nhiều nội
dung công việc khác nhau nên chưa đầu tư được cả về thời gian và nội dung
chuyên sâu cho một lĩnh vực cụ thể.
Hầu hết học sinh trong trường là con em nông thôn, một số phụ huynh học
sinh do điều kiện kinh tế khó khăn, đi làm ăn xa nên ít quan tâm đến việc học
tập cũng như chăm sóc giáo dục giới tính cho con em mình.
Giáo dục giới tính là vấn đề tế nhị nên nhiều em trong lứa tuổi hiếu động
muốn tìm hiểu nhiều vấn đề xảy ra xung quanh nó, xong nhiều em học sinh lại
rụt dè, e ngại không muốn quan tâm tìm hiểu nên rất khó chọn nội dung để giáo
dục. (Nếu chọn nội dung quá đơn giản thì không giải đáp thỏa đáng sẽ tạo thêm
sự thắc mắc tò mò cho các em hơn, còn chọn nội dung quá sâu, quá cụ thể thì
ngại sẽ vượt quá suy nghĩ và hành vi các em).
Sự phát triển mạnh như vũ bão của công nghệ thông tin thời đại 4.0, là cơ
hội tạo điều kiện thuận lợi cho các em tìm hiểu các thông tin nhưng nó cũng có
mặt trái vì nhiều thông tin có nội dung không lành mạnh, mà ở lứa tuổi này, học

sinh chưa biết chọn lọc thông tin nên sẽ dễ dàng ảnh hưởng bởi lối sống, suy
nghĩ lệch lạc không phù hợp với nền văn hóa truyền thống Việt Nam.
3. Khảo sát thực tế
3


Qua khảo sát nhận thức về giới tính đối với học sinh tại trường trung học
cơ sở ......................... tôi có được kết quả như sau:
Nội dung

Tự tin vào bản thân

Xử lý tương đối tốt
các tình huống
trong cuộc sống

Chưa lồng ghép giáo dục giới
tính vào các buổi ngoại khóa

50%

35%

Căn cứ vào kết quả thực tế, tôi nhận thấy khả năng tự tin vào bản thân và
xử lý các tình huống của học sinh chưa cao. Do vậy, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và
đưa ra các giải pháp khả thi nhất, mang tính giáo dục cao nhất là nội dung sáng
kiến này đề cập tới.
II. NHỮNG NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
Theo quy luật tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thay đổi.
Con người cũng vậy. Kể từ khi chào đời, cơ thể ngày ngày lớn lên, trí tuệ ngày

càng thêm sâu sắc. Có một khoảng thời gian đặc biệt mà các em có những bước
phát triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tâm hồn, giai đoạn này kéo dài trong vài
năm, biến các cô bé, cậu bé trở thành những cô gái, chàng trai. Đây là giai đoạn
rất quan trọng đánh dấu sự hình thành giới tính và nhân cách của mỗi con người,
và được gọi là “giai đoạn dậy thì”.
Ý thức về giới tính len lỏi vào trong quan hệ với bạn bè đã làm cho các
em “đổi thay” ngạc nhiên trong một số giao tiếp với bạn khác giới.
Đặc biệt ở độ tuổi này, các em đã biết “để ý” đến nhau. Điều này đôi khi
khiến các em hoàn thiện mình hơn để đẹp hơn trong mắt “người ta”. Sự hấp dẫn
của bạn khác giới làm các em xúc động, băn khoăn, xong cũng không loại trừ
trường hợp làm các em học hành chểnh mảng, sa sút. Nhìn chung, những rung
cảm này phần nhiều là cảm tính. Nó rất trong sáng, nhẹ nhàng và thoảng qua tự
nhiên như khi nó đến vậy.
Nếu các em được sống trong môi trường lành mạnh, quan hệ bạn bè vô tư
và có những hoạt động bổ ích lôi cuốn thì những tình cảm giới tính này cũng sẽ bị
hòa lẫn vào trong tình bạn vô tư và không bị “nâng cấp” quá sớm thành tình yêu.
Các nhà tâm lý học cho rằng, sức hấp dẫn sớm ở tuổi dậy thì là bước phát
triển đầu tiên trong việc hình thành những xúc cảm người lớn đối với người
khác giới, mặc dù giai đoạn dậy thì có thể không phải là thời điểm tốt nhất để
một cá thể có thể tiến tới những quan hệ yêu đương. Bởi vì phần tâm lý và thể
chất của tuổi dậy thì chưa phát triển đầy đủ, tâm lý còn thay đổi nhiều trong các

4


mối quan hệ giao tiếp mở rộng sau này, do đó rất khó khăn cho việc phải đương
đầu với những biến cố phức tạp của tình yêu.
Để định hướng cho học sinh hiểu biết sâu sắc và có những ứng xử đúng
mực, tế nhị, lành mạnh với các bạn cùng trang lứa (đặc biệt với bạn khác giới)
thì vấn đề chăm sóc giáo dục giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên phải áp

dụng những biện pháp nào khả thi nhất, mang tính giáo dục cao nhất là nội dung
sáng kiến này đề cập tới.
Dưới đây là một số giải pháp bản thân tôi đã áp dụng trong công tác giáo
dục giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên mà bản thân tôi đã áp dụng tại
trường Trung học cơ sở ..........................
A. Giải pháp nghiên cứu:
* Giải pháp 1:
Năm học 2017 - 2018: Tổ chức tuyên truyền hoạt động ngoại khóa về
giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên.
* Giải pháp 2:
Năm học 2018 - 2019: Tổ chức Hội thi Tuyên truyền giáo dục giới tính
dành cho lứa tuổi vị thành niên.
* Giải pháp 3:
Hoạt động tích cực trong công tác tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm về
giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên.
B. Các biện pháp thực hiện:
1. Biện pháp 1: Năm học 2017 - 2018: Tổ chức tuyên truyền hoạt động
ngoại khóa về giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên.
* Qua buổi tuyên truyền ngoại khóa, giúp các em học sinh hiểu được:
1.1. Khái niệm về giới.
Giữa nam và nữ còn có những khác biệt không phải tự nhiên, bẩm sinh
mà do chính con người và xã hội đặt ra, đó là sự khác biệt về xã hội và tương
quan địa vị xã hội giữa nam và nữ được nảy sinh, hình thành trong quá trình
sống với sự dạy dỗ, học hỏi và tự học mà có.
1.2. Khái niệm về giới tính.
Giới tính là đặc điểm khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, chủ yếu liên
quan đến chức năng sinh sản.
Sự khác biệt này là tự nhiên, vốn có ở nam và nữ khắp mọi nơi trên trái đất
và không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi con người cũng như không thay đổi
ở mọi thời đại. (không bao gồm cả những người phẫu thuật chuyển giới).

1.3. Khái niệm về tuổi vị thành niên.
5


Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo tổ chức y tế
thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10 đến 19. Cũng có một số nước vị
thành niên là từ 13 đến 20 hoặc từ 15 đến 24 tuổi.
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi
con người. Biểu hiện của giai đoạn này là xảy ra đồng thời một loạt những thay
đổi bao gồm sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các
quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách. Nhưng đây cũng là giai đoạn
nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang độ tuổi
tập làm người lớn.
Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì đối với nữ giới được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên
(khoảng 13 đến 14 tuổi), còn đối với nam giới kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên
(khoảng 14 đến 15 tuổi).
Ngày nay đối với toàn thế giới, tuổi dậy thì sớm hơn nhiều: Nữ lên 10, nam
12 đến 13 tuổi. Cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường.
Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em đang ở vào
độ tuổi vị thành niên, nên chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm
sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy, phải tiến hành giáo dục giới
tính cho lứa tuổi vị thành niên, tạo điều kiện cho các em vượt qua được giai
đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự.
1.4. Những biến đổi về thể chất.
Bước vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra lượng hoocmon follicle stimulating
và hoocmon lutein có tác dụng kích thích hoạt động của buồng trứng (nếu là
nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Nhận lệnh của tuyến yên, buồng trứng của nữ giới
tăng cường sản xuất ra 2 hoocmon là estrogen và progesteron; còn tinh hoàn

nam giới sản xuất ra hoocmon testosteron. Các hoocmon này khiến cho cơ thể
có những biến đổi sinh học bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến đổi nhanh
về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như
lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, các em trai có
hiện tượng xuất tinh. Sự phát triển đó đưa trẻ em bước vào một cuộc sống mới
của tuổi vị thành niên.
Dưới đây là một số khác biệt cơ bản giữa cơ thể nam và nữ ở lứa tuổi vị
thành niên:
6


Nữ
- Phát triển về chiều cao
- Phát triển về cân nặng
- Phát triển về vú
- Phát triển lông mu
- Thay đổi giọng nói
- Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
- Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt
- Ngực, vai và các cơ không phát triển
như ở nam
- Hông nở rộng, vòng eo thu hẹp
- Đùi trở nên thon
- Tử cung và buồng trứng to ra
- Bộ phận sinh dục ngoài phát triển
- Sự rụng trứng xảy ra, bắt đầu có
kinh nguyệt
- Các tuyến nội tiết phát triển

Nam

- Phát triển về chiều cao
- Phát triển về cân nặng
- Phát triển về vú
- Phát triển lông mu
- Giọng nói trầm
- Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
- Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt
- Ngực và vai phát triển, các cơ phát
triển rắn chắc
- Lông trên cơ thể và râu phát triển
- Dương vật và tinh hoàn phát triển
- Bắt đầu xuất tinh
- Các tuyến nội tiết phát triển
- Ngừng phát triển bộ xương sau khi
hình thể đã hoàn thiện

- Ngừng phát triển bộ xương sau khi
hình thể đã hoàn thiện
1.5. Những biến đổi về sinh lý và tâm lý.
Cùng với sự biến đổi về thể chất, ở tuổi vị thành niên xuất hiện những hiện
tượng sinh lý đặc biệt.
a. Hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới.
Kinh nguyệt hay còn gọi là hành kinh lần đầu tiên xảy ra khi một em gái
bước vào tuổi dậy thì, đa số ở khoảng 12 tuổi, một số ít có kinh lần đầu có thể
sớm hơn hoặc chậm hơn.
Đó là sự phát triển tự nhiên và hạnh phúc, một đảm bảo về nữ tính và là dấu
hiệu thông báo sự trưởng thành của bộ máy sinh sản ở nữ giới.
Có bốn yếu tố đặc trưng cho kinh nguyệt là:
Về chu kỳ kinh nguyệt: Từ ngày thứ nhất có kinh lần này đến ngày thứ nhất
có kinh lần sau được gọi là một chu kỳ kinh (vòng kinh). Đa số phụ nữ có chu

kỳ kinh thường khoảng 28 ngày, một số có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, có khi
đến 40 ngày.
Số ngày hành kinh: Kinh nguyệt thường xảy ra nhanh hay chậm tùy từng
người, có người chỉ 2 đến 3 ngày, một số người khác có thể đến 6,7 ngày.
Khối lượng kinh: Mỗi lần hành kinh có thể mất 50-60ml máu kinh.
7


Màu sắc kinh: màu sắc kinh đỏ, không có máu cục.
Người phụ nữ nào có những bất thường về thời gian hành kinh, khối lượng
kinh và chu kỳ kinh tức là bị rối loạn về kinh nguyệt.
Khi mới có kinh thì các yếu tố trên thường dao động trong năm đầu rồi mới
định hình rõ rệt trong từng người.
Khi một em gái đến tuổi 17 mà chưa có kinh nguyệt và vú chưa phát triển
coi như dậy thì đến muộn, trong trường hợp này cần phải đi khám để xem có
phải do chậm phát triển nội tiết tố hay do rối loạn nào khác của cơ thể.
b. Hiện tượng xuất tinh ở nam giới.
Hiện tượng cương dương vật và xuất tinh ban đêm (giấc mơ ướt hay còn
gọi là mộng tinh) cho thấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu. Nhưng từ
đó đến tuổi hôn nhân cũng còn trên dưới 10 năm. Vì vậy tuổi vị thành niên cần
hiểu điều này mà tăng cường việc học tập, rèn luyện để tránh những hành động
sai lầm đáng tiếc làm tổn hại đến sức khỏe và hạnh phúc, tương lai như quan hệ
tình dục sớm, tảo hôn...
c. Những biến đổi về tâm lý.
Cùng với những biến đổi về cơ thể, sinh lý ở độ tuổi vị thành niên đời sống
tâm lý của các em cũng có những thay đổi sâu sắc. Các em dần dần tự chủ về
tâm lý, tình cảm, tìm hiểu và có cảm xúc về giới tính, đồng thời suy nghĩ về vai
trò tương lai của các em trong xã hội. Quá trình này diễn ra dần dần, đem đến
cảm xúc cho các em và cảm xúc này đôi khi không ổn định. Một số em có thể
cảm thấy thất vọng, vỡ mộng và bị tổn thương, nhưng trong chốc lát lại có thể

trở nên sôi nổi, lạc quan.
1.6. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên.
a, Mang thai sớm.
Mang thai sớm là hiện tượng người nữ giới mang thai trước 18 tuổi.
Hậu quả của mang thai sớm ở tuổi vị thành niên:
Tuổi có thai của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến thai nghén cũng như sức
khỏe của họ. Người mẹ tuổi càng trẻ nếu có thai, hậu quả về thể chất càng
nghiêm trọng, vì cơ thể lúc này chưa đến độ hoàn thiện và ổn định, hơn nữa các
em chưa có ý thức để bảo vệ nên có thể sẽ thụ thai, sinh nở hoặc phá thai.
Những tai biến khi mang thai, nạo phá thai và sinh đẻ là những nguyên nhân đầu
tiên dẫn đến tử vong bà mẹ ở tuổi vị thành niên.
Con của những bà mẹ vị thành niên hầu hết là đẻ non, nhẹ cân và có thể
tử vong khi sinh ra hoặc trong môt vài năm đầu của cuộc đời. Trẻ có thể bị
8


dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của chúng
sau này.
Nhiều trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên do áp lực của gia đình và
dư luận xã hội nên dẫn đến cưới xin bắt buộc hoặc phá thai bất hợp pháp ở nơi
không đảm bảo an toàn (bà đỡ đẻ vườn hay những cơ sở y tế tư nhân không có
giấy phép hành nghề sản phụ khoa) hoặc phá thai muộn.
Hầu hết những cô gái mang thai sớm đều phải bỏ học, phải xa cách bạn bè,
thầy cô giáo, cơ may tìm kiếm việc làm của các em đó sẽ ít hơn và phải phụ
thuộc vào những người khác để sống và nuôi con. Người mẹ trẻ cảm thấy mình
cô lập, tương lai của mình bị bán rẻ, mất giá trị trong con mắt của mọi người,
làm tăng thêm cảm giác thất bại, lạc lõng. Một số em vì những mặc cảm đó mà
dẫn đến những hành động đáng tiếc như tự vẫn, bỏ nhà đi làm gái bán dâm hoặc
trở thành kẻ giết người. Nếu có tiến hành hôn nhân thì cả người con trai và con
gái phải chấp nhận, nhưng sự kết hợp đó rồi cũng nhanh chóng kết thúc bằng sự

tan vỡ. Đứa con của những cặp vợ chồng này sẽ phải chịu đựng quá nhiều thiệt
thòi và bà mẹ không có khả năng chăm sóc, thậm chí còn ghét bỏ nó và còn bị
xã hội coi trẻ đó là bất hợp pháp.
Ngoài ra, nữ tuổi vị thành niên mang thai sớm, sẽ làm tăng tốc độ phát triển
dân số; nhà nước chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn
cho mẹ và con. Xã hội còn phải chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém
hiệu quả của những lao động không lành nghề làm ra.
Có thể nói làm cha, mẹ ở tuổi vị thành niên thật không đáng mong muốn vì
nó sẽ gây những hậu quả không thể lường trước được cho bản thân các em, con
của họ cũng như gia đình và xã hội.
b, Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ở tuổi vị thành niên, nếu có quan hệ tình duc sớm mà không có biện pháp để
phòng tránh thì ngoài nguy cơ có thể gây ra mang thai sớm còn có thể bị nhiễm các
bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lâu, giang mai, bệnh do trùng roi
Trichomonas, bệnh do nấm, bệnh sùi mào gà.......đặc biệt là lây nhiễm HIV.

9


Bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con
người nhất là đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng
đồng, kinh tế đất nước và nòi giống.
Muốn phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục có hiệu quả,
nhất là ở các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, cần nâng cao kiến thức về
giới tính, tình dục và những hiểu biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục để
biết cách phòng cho chính mình và cho người khác.
c, Bị xâm hại tình dục.
Xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi trực tiếp hay gián tiếp tác động
đến trẻ em nhằm thỏa mãn dục vọng, trục lợi, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ em cả
về thể chất lẫn tinh thần.

1.7. Sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên vị
thành niên.
Có thể khẳng định rằng sức khỏe sinh sản là một mảng quan trọng của đời
sống, có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc và sức khỏe của mỗi cá nhân và cộng
đồng. Nhưng những ai thiếu hiểu biết về nó hoặc có định kiến sai lầm, thiếu tình
cảm, thiếu lòng trân trọng có thể làm cho nó trở nên nhạt nhẽo, tầm thường thậm
chí đau buồn, xấu xa và sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho bản thân, gia đình
và cộng đồng.
Ngày nay hầu hết mọi người đã quan tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản
và mong muốn biết rõ hơn về nó. Nhiều nước trên thế giới đã đưa giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh sản vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông và đại
học. Kinh nghiệm của những nước đã triển khai giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản cho thấy nó đem lại kết quả tích cực chứ không đáng sợ như
người ta tưởng.
Sự phát triển giáo dục nhanh chóng và hiện đại của một số quốc gia trên thế
giới đã cho thấy rõ ràng việc cung cấp thông tin và xây dựng ngững kỹ năng về
giới tính và sức khỏe sinh sản cũng như mối quan hệ của con người sẽ giúp ngăn
ngừa những vấn đề về sức khỏe và cho thấy cách nhìn nhận chín chắn hơn và có
trách nhiệm hơn và góp phần nâng cao nhận thức con người về mặt cá nhân với
xã hội. Vì vậy, nó càng bắt đầu càng sớm càng tốt (trước tuổi 12 theo tổ chức Y
tế thế giới).
10


Tóm lại ở độ tuổi này các em đã có vài nét về người lớn nhưng vẫn chưa
thực sự là người lớn. Do đó bản thân gia đình, nhà trường và xã hội cần hỗ trợ
để định hướng cho các em có thể phát triển một cách toàn diện.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NĂM HỌC 2017 - 2018
Đồng chí ......................... tuyên truyền giáo dục lứa tuổi vị thành niên


Hoạt động ngoại khóa cho học sinh nữ
Hoạt động ngoại khóa cho học sinh nam
2. Biện pháp 2
Năm học 2018 - 2019: Tổ chức Hội thi Tuyên truyền giáo dục giới tính
dành cho lứa tuổi vị thành niên.
Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi
tuyên truyền “Giáo dục giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên” - Năm học
2018 - 2019. Nội dung cụ thể:
Với mục tiêu trang bị những kiến thức, xác định thái độ và hình thành các
hành vi phù hợp trước các vấn đề giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên.;
Giúp các em học sinh cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi trao đổi về các
chủ đề giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên;
Biết cách ứng xử và lựa chọn hành động phù hợp trước các tình huống
thường gặp về giới tính phù hợp với lứa tuổi;
Nâng cao kiến thức, kỹ năng trong giao tiếp với bạn khác giới.
I. Nội dung - Hình thức - Thời gian tổ chức - Đối tượng tham gia.
1. Nội dung:
Thi tìm hiểu về “Giáo dục giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên”.
- Giáo dục lồng ghép, tích hợp nội dung Giáo dục giới tính dành cho lứa
tuổi vị thành niên trong chương trình học.
- Tổ chức ngoại khoá triển khai một số nội dung cần thiết nhất giáo dục
Giáo dục giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên.
- Tổ chức ngoại khóa, buổi tuyên truyền chuyên đề về giáo dục Giáo dục
giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên cho học sinh trong nhà trường.
2. Hình thức:
- Đối với học sinh khối 6,7: Tổ chức trò chơi, nghe tuyên truyền.
11


- Đối với khối 8,9: Tổ chức thi giữa các đội (có bốn đội) gồm nội dung.

+ Màn chào hỏi
+ Thi trả lời câu hỏi tiếp sức
+ Thi xử lí tình huống
+ Thi Hùng biện
3. Thời gian tổ chức: Tuần 02 tháng 10 năm 2018.
4. Địa điểm tổ chức: Tại sân trường Trung học cơ sở ..........................
5. Đối tượng tham gia:
- Tham dự chương trình tuyên truyền lồng ghép: Học sinh toàn trường.
6. Nội dung cụ thể cho từng phần thi dành cho học sinh khối 8,9.
6.1. Một số câu hỏi dành cho phần thi trả lời tiếp sức.
Có bốn câu hỏi dành cho bốn đội, mỗi đội cử đội trưởng lên bắt thăm câu
hỏi. Sau đó Ban tổ chức đọc nội dung câu hỏi, mỗi đội được thảo luận và chuẩn
bị 3 phút để trả lời câu hỏi. Mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai
không có điểm.
Câu 1: Giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành được
gọi là tuổi gì? (Vị thành niên)
Câu 2: Hành vi bắt trẻ vị thành niên, đưa người bất hợp pháp sang nước
khác để trục lợi gọi là gì? (Buôn bán trẻ em)
Câu 3: Giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất và tâm lí ở tuổi vị thành
niên là gì? (Giai đoạn dậy thì)
Câu 4: Đây là sản phẩm của các tuyến chất nhờn dưới da thường hoạt động
mạnh vào tuổi dậy thì? (Trứng cá)
6.2. Một số câu hỏi dành cho phần thi xử lý tình huống.
Có bốn câu hỏi dành cho bốn đội, mỗi đội cử đội trưởng.
Phần thi này gồm 05 tình huống. Các đội chơi cử đại diện lên bắt thăn số
thứ tự tình huống, sau đó Ban tổ chức sẽ đọc nội dung để các đội bàn bạc và cử
đại diện trả lời ứng xử. Thời gian suy nghĩ và xử lí tình huống dành cho mỗi đội
là 05 phút.
Mỗi tình huống giải quyết hợp lý được tối đa 10 điểm. (Mời Ban giám khảo
nhận xét, giải thích thêm và cho điểm).

* Tình huống 1:
Hoa và Quang cùng học một lớp. Quang là một bạn trai học giỏi lại đá
bóng hay nên trong trường có nhiều bạn gái ngưỡng mộ. Tình bạn của Hoa và
Quang rất trong sáng và thắm thiết. Nhưng gần đây Hoa bỗng thấy Quang có
một số cử chỉ thể hiện tình cảm khác lạ. Vào lần sinh nhật lần thứ 15 của Hoa,
12


Quang tỏ tình với cô. Trong lòng Hoa cũng rất có cảm tình với Quang, nhất là
mỗi khi nhìn Quang đá bóng Hoa thấy dường như bị hút hồn, thế nhưng Hoa
vẫn phân vân không biết mình nên nhận lời hay chỉ nên dừng lại ở mức độ tình
bạn. Hãy giúp Hoa giải quyết tình huống này.
Giải quyết tình huống:
Trong tình huống này Hoa không nên vội từ chối tình cảm của Quang cũng
không nhận lời Quang vì:
- Nếu Hoa từ chối tình cảm của Quang lúc này thì Quang sẽ thấy bị tổn
thương tình cảm, ảnh hưởng đến việc học hành và tình cảm bạn bè trong sáng
lâu nay có thể sẽ không còn nữa.
- Hoa không nên nhận lời mà giải thích cho Quang hiểu:
+ Tình bạn của chúng ta lâu nay rất tốt đẹp, cùng giúp nhau trong học tập
và sinh hoạt , chúng ta tiếp tục vun đắp cho tình bạn để cùng nhau cố gắng đạt
kết quả cao nhất trong học tập.
+ Lúc này chúng ta còn quá trẻ để hiểu hết giá trị và ý nghĩa của tình yêu
đôi lứa nên có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
+ Sau này khi cả 2 đã thành đạt lúc ấy chúng ta có thể tiến xa hơn tình bạn
và tìm thấy tình yêu đích thực vẫn chưa muộn và như vậy cuộc sống sẽ vui vẻ và
hạnh phúc hơn.
* Tình huống 2:
Hùng đang học lớp 9. Một hôm nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại khoá
về giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên, Hùng được nhận rất nhiều tài liệu,

tờ rơi của Ban tổ chức phát cho. Về nhà Hùng đang đọc thì bố Hùng thấy cầm
xem và mắng Hùng: “Con còn nhỏ sao không tập trung vào học tập lại quan
tâm đến những chuyện vớ vẩn của người lớn, nhà trường cứ vẽ đường cho hươu
chạy”. Nếu là Hùng em sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?
Giải quyết tình huống:
Hùng nên giải thích cho bố hiểu:
- Trong thời buổi hiện nay, tất cả những thông tin về nhiều lĩnh vực đều có
trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt trên Internet. Học sinh thì có
tính tò mò và rất muốn tìm hiểu, nhất là vấn đề giáo dục giới tính tuổi vị thành
niên nên nhà trường “không vẽ đường hươu vẫn cứ chạy mà lại chạy sai đường”.
- Vậy nên, nhà trường tổ chức buổi ngoại khóa là giúp học sinh hiểu đúng
và biết cách phòng tránh những vấn đề liên quan đến giới tính lứa tuổi vị thành
niên, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn đối với bản thân, gia
đình, nhà trường và xã hội.
13


* Tình huống 3:
Lan là một học sinh lớp 9, hàng ngày đi học, em phải đi bộ từ nhà đến
trường qua một quãng đường vắng vẻ. Nhiều lần đi học, em đã gặp một toán
học sinh nam, họ thường trêu trọc: Giật tóc, cười cợt, bình phẩm về dáng người
của em, thậm chí sờ cả vào người em khiến em rất sợ hãi. Giờ đây, mỗi buổi đi
học em lại lo sợ phải gặp toán con trai đó. Theo em, Lan phải làm gì để tránh
được sự quấy rối của toán con trai này?
Giải quyết tình huống:
- Lan nên đi học cùng bạn bè.
- Lan tìm hiểu nhóm bạn nam đó học trường, lớp nào, ở đâu? Sau đó nhờ
giáo viên chủ nhiệm và gia đình của các bạn can thiệp: Phân tích những hành vi
không đúng và nhờ giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện cho Lan làm quen, kết bạn
với các bạn ấy. Qua đó Lan gần gũi, phân tích để các bạn có cách ứng xử văn

hóa hơn với các bạn nữ.
* Tình huống 4:
Quý là một bạn trong nhóm bạn chơi rất thân của em, bất cứ việc gì các
em cũng chia sẻ cùng nhau, nhưng từ ngày biết anh trai mình bị nhiễm
HIV/AIDS, Quý trở nên khác hẳn, Quý sống lặng lẽ, xa lánh bạn bè và luôn
khép kín. Ngày nghỉ cuối tuần sắp tới, lớp em tổ chức đi học tâp trải nghiệm,
Quý tỏ ý không muốn tham gia, lấy cớ là nhà có việc bận. Một số bạn trong
nhóm nói: “Kệ nó, nó không tham gia thì thôi, chúng mình càng thoải mái’’.
Em ứng xử như thế nào nếu gặp phải tình huống trên?
Giải quyết tình huống:
Mình cần trao đổi với hai phía:
- Về phía bạn Quý: Quý xa cách bạn bè vì mặc cảm, hụt hẫng với căn
bệnh AIDS của anh trai, bạn làm như vậy anh bạn sẽ càng buồn và mặc cảm hơn
kể cả bố mẹ bạn cũng vậy. Với sự hiểu biết về căn bệnh này, Bạn cần phải giúp
đỡ, chia sẻ với anh, giúp bố mẹ và anh lạc quan hơn trong cuộc sống vì AIDS
nếu biết cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe vẫn có thể kéo dài sự sống và sống có
ích hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Về phía nhóm bạn: Nên cảm thông cho hoàn cảnh của bạn Quý, bằng
tấm chân tình hãy gần gũi, khuyên nhủ, giúp bạn hòa đồng với bạn bè để vượt
qua những khó khăn, mặc cảm.
* Tình huống 5:
Nếu bạn có một người em gái 13 tuổi nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Một hôm
em gái đã thổ lộ với bạn là ngực bên trái bị sưng và thể hiện lo lắng, xấu hổ với
14


mọi người xung quanh. Theo bạn, có phải là em gái đó đã bị bệnh không? Vì
sao? Bạn hãy giải thích rõ hiện tượng này với em gái?
Giải quyết tình huống:
Em gái đó không bị bệnh vì:

- Tuổi 13 là tuổi dậy thì nên có nhiều biến đổi về sinh lí liên quan đến
hooc môn sinh dục nữ đặc biệt là Estrogen do buồng trứng tiết tiết ra. Ở tuổi dậy
thì buồng trứng ở trẻ em nữ bắt đầu hoạt động và tiết ra hooc môn Estrogen.
Hooc môn này tăng lên trước khi xuất hiện kinh nguyệt làm cho tuyến sữa ở vú
hoạt động, mô mỡ phát triển làm cho vú sưng lên. Thường là xuất hiện ở một
bên vú và sau đó ở bên thứ hai. Hiện tượng này thường xuất hiện trước khi các
em nữ có kinh nguyệt, sau khi hết kinh sẽ trở lại bình thường.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỘI THI TUYÊN TRUYỀN
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019
Đồng chí ......................... - nhân viên y tế phổ biến điều lệ Hội thi
Toàn cảnh Hội thi
Phần thi: Xử lý tình huống
Tổ chức trò chơi dành cho khán giả
Phần thi: Trả lời tiếp sức
Ban giám khảo làm việc
3. Biện pháp 3: Hoạt động tích cực trong công tác tư vấn, tham vấn riêng, tư
vấn nhóm về giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên.
Vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng về tâm
sinh lý, nếu như hình dáng vẻ bên ngoài trẻ giống như người lớn thì về mặt tâm
lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con, chính vì vậy tự bên trong trẻ đã xảy ra sự mất
cân bằng rất lớn mà nếu chúng ta không hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ
kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Trẻ vị thành niên thường có xu
hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, các em thích thổi phồng
những khả năng của mình, người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị
15


thành niên thích tự xem mình là “cái rốn của vũ trụ”, là nhân vật có tầm quan
trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành động như mình. Chính vì đánh giá
không đúng khả năng của mình nên các quyết định của trẻ ít dẫn đến thành

công, những thất bại nhỏ, những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ đau khổ
dễ dẫn đến những hành vi nông nổi.
Để học sinh thật sự hiểu bản chất những hành vi và làm chủ được những
hành vi của bản thân cũng như cách ứng xử “đẹp mắt” trước bạn bè và người
thân, thì nhân viên y tế trường học có vai trò đặc biệt trong việc tham vấn, định
hướng kỹ năng sống, chia sẻ về những vấn đề tâm lý lứa tuổi vị thành niên để
trang bị cho các em những hiểu biết và kỹ năng cơ bản nhất trước ngưỡng cửa
quan trọng của sự trưởng thành, và để công việc này diễn ra thuận lợi, có hiệu
quả cũng như chia sẻ trách nhiệm chung trong công việc tư vấn tâm lí, thì việc
thành lập Tổ tư vấn tâm lí cho học sinh là rất cần thiết.
Tổ tư vấn tâm lí sẽ giúp các em học sinh:
- Được tư vấn để tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát
sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác
cũng sẽ được tổ tư vấn tham vấn.
- Được nghe nói chuyện về các vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính
như: Kiến thức cần và đủ về tâm sinh lí lứa tuổi, giới tính nói chung và sức khỏe
vị thành niên nói riêng. Những hiểu biết và kỹ năng bổ ích của tuổi vị thành niên.
- Giải đáp được tất cả những câu hỏi của học sinh về các vướng mắc
thuộc lĩnh vực tâm lí (tâm tư tình cảm, băn khoăn, lo lắng).
- Sử dụng hiệu quả hộp thư “Điều em muốn nói”.
Để giải quyết được tất cả những tình huống mà học sinh đưa ra một cách
cởi mở, không e ngại thì trong năm học tiếp theo Tổ tư vấn tâm lí sẽ áp dụng
một số biện pháp cụ thể:
- Thành lập: “Câu lạc bộ tuổi hồng”;
- Tổ chức Hội thảo “Tuổi dậy thì”.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN VỀ GIÁO
DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH
Hoạt động tư vấn nhóm cho học sinh
Hoạt động tư vấn ngoài trời
Hoạt động tư vấn cho học sinh tại phòng Y tế


16


Nhân viên Y tế trò chuyện thân thiện, cởi mở với học sinh
* Về khả năng áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến này đã được áp dụng tương đối hiệu quả tại trường Trung học cơ sở
........................., nơi tôi đang làm việc. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy
sáng kiến không chỉ áp dụng riêng đối với trường Trung học cơ sở .........................
mà còn có thể áp dụng rộng rãi các trường Trung học cơ sở trong toàn huyện (tùy
điều kiện từng địa phương) để có thể phát huy hơn nữa vị trí, vai trò và tầm quan
trọng giáo dục giới tính ở lứa tuổi vị thành niên, nó đem lại kết quả tích cực chứ
không đáng lo ngại theo kiểu “vẽ đường cho hươu chạy” như nhiều người lầm
tưởng.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
a. Nhân lực:
- Lãnh đạo các cấp và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao
tạo mọi điều kiện cho các hoạt động của Y tế trường học đạt hiệu quả cao.
- Nhân viên Y tế: Có trình độ và nghiệp vụ Y tế học đường, yêu nghề, tâm
huyết với công việc, có thái độ tận tình và thân thiện, trao đổi cởi mở với các em
học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm: Ủng hộ, hợp tác, phối hợp với nhân viên y tế tổ
chức tốt các hoạt động ngoại khóa, các buổi truyền thông như: Giáo dục giới
tính lứa tuổi vị thành niên, phòng tránh xâm hại trẻ em…
- Học sinh: Hưởng ứng, tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại khóa
của các buổi truyền thông .
- Phụ huynh: Quan tâm, ủng hộ nhiệt tình.
b. Cơ sở vật chất:
- Phòng Y tế kiên cố, rộng rãi, thoáng mát, có vị trí thuận lợi và đủ không

gian phục vụ hoạt động, tư vấn giáo dục giới tính.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
* Theo ý kiến của tác giả:
Giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên thông qua áp dụng các biện pháp
tổ chức tuyên truyền ngoại khóa, tổ chức Hội thi, tư vấn tâm lý cho lứa tuổi vị
thành niên là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Đa số các em đều
hứng thú và tích cực tìm hiểu, nắm được những kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng
17


giao tiếp và có những hành động đúng đắn hơn trong các mối quan hệ với bạn
khác giới. Giúp học sinh tăng cường tính chủ động, giảm bớt tính nhút nhát, có
cách nhìn khoa học và đúng đắn về vấn đề giới tính.
Trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập, sự giao thoa văn
hóa Đông - Tây đã tạo nên nhiều thay đổi trong cách sống, cách suy nghĩ của
giới trẻ. Vì thế “Nhu cầu chăm sóc giáo dục tuổi vị thành niên của học sinh Trung
học cơ sở” trong trường học là một hoạt động cần thiết và hết sức ý nghĩa. Nó
không chỉ thể hiện sự quan tâm kịp thời của nhà trường, thầy cô đối với các em
học sinh mà quan trọng là trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản về giới
tính và sức khỏe để bảo vệ mình và cũng là hành trang để các em bước đi những
bước chững chạc hơn vào cuộc sống.
Tạo được môi trường giáo dục giới tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của học sinh, các em trở nên cởi mở, tự tin, sẵn sàng chia sẻ những điều
thầm kín của tuổi dậy thì. Học sinh khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về
thể chất và tâm lí. Có thêm nhiều hiểu biết về giới tính, về các nguy cơ bị
xâm hại, có tâm thế ứng phó với các nguy cơ và sẵn sàng chia sẻ với người
thân và cô giáo khi có khó khăn. tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi
vị thành niên.
Sau khi áp dụng các biện pháp cụ thể về việc giáo dục giới tính dành

cho lứa tuổi vị thành niên đối với học sinh trường Trung học cơ
sở ........................., Ban sức khỏe nhà trường đã có một cuộc khảo sát cụ thể,
với số liệu thống kê đưa ra cho thấy tình hình khả quan thu được từ việc áp
dụng các biện pháp trên như sau:
Xử lý tương đối tốt
Năm học

Tự tin vào bản thân

các tình huống trong
cuộc sống

2017 - 2018 (Lồng ghép giáo
dục giới tính bằng hình thức

60%

51%

tuyên truyền).

18


2018 - 2019 (Lồng ghép giáo
dục giới tính bằng hình thức
tuyên truyền, tổ chức Hội

72%


63%

thi).
Căn cứ vào kết quả trên bản thân tôi thấy nhu cầu chăm sóc giáo dục ở lứa
tuổi vị thành niên trường Trung học cơ sở là rất cần thiết. So với cùng kỳ các năm
trước tỷ lệ học sinh tự tin vào bản thân và tỷ lệ xử lý tình huống trong cuộc sống
tăng lên.
Trong năm học 2017 - 2018 tôi đã tiến hành nghiên cứu đưa ra những
biện pháp tổ chức ngoại khóa, tuyên truyền dưới cờ, lồng ghép vào hoạt động
ngoài giờ về giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên. Kết quả khả quan hơn
so với trước khi chưa thực nghiệm sáng kiến này. Nhưng bản thân tôi vẫn còn
trăn trở chưa hài lòng với kết quả này.
Năm học 2018 - 2019 tôi suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra biện pháp tối ưu hơn
là tổ chức Hội thi tuyên truyền giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên, kết
cho thấy khả quan hơn.
Như vậy nhận thức của các em về giới tính thông qua tổ chức tuyên truyền
ngoại khóa, tổ chức Hội thi, Tư vấn tâm lí giáo dục giới là có hiệu quả, thu hút
được số đông học sinh trong độ tuổi quan tâm, các em chủ động mong muốn tìm
hiểu vấn đề kỹ hơn để trang bị cho bản thân vốn kiến thức cơ bản từ đó có thể tự
bảo vệ bản thân mình, và tuyên truyền vận động bạn bè, gia đình và mọi người
xung quanh nhận thức tốt hơn về giới tính.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:
Số
TT
1

Ngày
Họ và tên


Nơi công tác

tháng năm (hoặc nơi thường

Chức
danh

sinh
trú)
......................... 08/5/1977 Trường trung học Nhân
cơ sở

viên

.........................

Y tế

Trình độ Nội dung
chuyên công việc
môn
Trung

hỗ trợ

cấp Y sỹ

trường
19



học
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
........................., ngày 9 tháng 4 năm
2019
Người nộp đơn

.........................

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS .........................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

........................., ngày 10 tháng 04 năm
2019
P.HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Phương Lan
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .........................
20



..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

........................., ngày …… tháng …… năm 2019

21



×