KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU GIA ĐÌNH
Hình thức hoạt động : GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Hát và vận động minh họa: Múa cho mẹ xem
Bài hát kết hợp: Cả nhà thương nhau
Nghe hát ( trọng tâm ): Lời ru trên nương
Trường MN Hòa Tiến 1, Hòa Vang, Đà Nẵng.
Giáo viên: Ngô Thị Ngọc Nữ + Trần Thị Thục
Lớp mẫu giáo nhỡ 2, số cháu 50
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ cảm thụ giai điệu của bài cô hát cháu nghe và vận động theo
cảm xúc tự nhiên của trẻ theo lời bài hát “ Lời ru trên nương ”
- Trẻ hát và vận động minh họa bài “ Múa cho mẹ xem ”
- Trẻ lắng nghe giai điệu đoán tên bài hát
- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc, thể hiện nét mặt vui tươi, hồn nhiên.
- Qua bài hát trẻ thể hiện được tình cảm, yêu thương, kính trọng và
biết vâng lời ba, mẹ và những người thân trong gia đình .
- Trẻ biết tham gia vào các hoạt động, các góc chơi và thể hiện
được các vai trong góc chơi gia đình .
II. Các hoạt động trong ngày:
1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh:
- Trò chuyện về các thành viên trong gia đình và những nhu cầu
cần thiết trong ăn uống sinh hoạt…
- Thể dục buổi sáng: “ Dậy đi thôi ”
+ Động tác tay vai: Chân đứng rộng bằng vai, 2 tay đưa cao quá
đầu kết hợp với lời bài hát “ Dậy ra sân … em cười ”
+ Động tác bụng: 2 tay chống hông nghiêng người sang 2 bên kết
hợp lời hát “ mẹ … một mình ”
+ Động tác chân : 2 tay đưa ra trước kết hợp khuỵu gối kết hợp bài
hát “ mẹ khen … trắng tinh ”
+ Động tác bật : Bật tại chỗ.
2/ Hoạt động có chủ đích:
2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức: Phòng âm nhạc
* Đồ dùng phương tiện:
- Máy cassette, băng cassette
- Đồ dùng âm nhạc, mũ múa, khăn voan
- 2 bộ đồ dân tộc của cháu và bộ đồ dân tộc của cô
2.2. Phương pháp – hình thức:
Nghe hát, hát, vận động minh họa
2.3. Tiến hành hoạt động : Chia lớp thành 2 nhóm:
. 1nhóm 30 cháu cô Nữ đưa cháu xuống phòng âm nhạc dạy hoạt
động âm nhạc.
. 1 nhóm 21 cháu cô Hòa dạy hoạt động âm nhạc tại lớp.
a/ Hoạt động có chủ đích:
* Mở đầu hoạt động :
- Hát vận động bài “ cả nhà thương nhau ”
* Hoạt động trọng tâm:
- Các con vừa hát bài gì đó ?
+ Trẻ: Cả nhà thương nhau
- Bài hát nói về ai đó các con ?
+ Trẻ: Nói về gia đình
- Trong gia đình các con có những ai nào? ( trẻ kể về gia đình mình
)
- Ba mẹ kà những người sinh ra các con đó , vì vậy các con phải
yêu thương, kính trọng ba mẹ của mình nhé, cùng múa thật đẹp cho ba
mẹ xem nào ? ( Hát “ Múa cho mẹ xem ” )
- Cô thấy bạn nào cũng ngoan, biết yêu thương mẹ của mình. Vậy
các con phải làm gì giúp mẹ nào ? ( Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ )
- Các con múa cho mẹ xem nữa nhé
* Dạy hát: Hát “ Múa cho mẹ xem ”
- Mặc dù công việc của mẹ rất vất vả, nhưng mẹ vẫn chăm lo cho
các con từng bữa ăn giấc ngủ. Mẹ luôn dành tình cảm yêu thương nhất
cho các con của mình, tình thương đó chắc các con luôn nhớ mãi ? ( Hát “
Múa cho mẹ xem ” )
- Hôm nay lớp mình bạn nào cũng xinh, hát hay, múa dẻo và còn
thể hiện tình cảm của mình với mẹ, cô cùng các con chơi trò chơi:
* Trò chơi âm nhạc: “ Lắng nghe giai điệu đoán tên bài hát ”
- Luật chơi: Chia làm 2 đội thi đua. Khi nghe giai điệu bài hát cất
lên các con chú ý lắng nghe và đoán tên đó là bài hát gì ? ( Lần lượt các
cháu chơi như vậy )
* Nghe hát: “ Lời ru trên nương ”, nhạc và lời: Trần Hoàn
- Mỗi chúng ta ai cũng được lớn lên trong những chiếc nôi từ lời ru
ngọt ngào của bà, của mẹ …Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng cao
đẹp đó bác nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác bài hát “ Lời ru trên nương ”
giai điệu núi rừng Tây Nguyên, bây giờ cô sẽ cho các con nghe nhé !
. Lần 1: Trẻ chú ý lắng nghe giai điệu của bài hát và nghiêng người
cảm thụ theo lời bài hát.
. Lần 2: Cô hát cho trẻ nghe, 2 cháu múa phụ họa theo lời bài hát.
. Lần 3: Trẻ múa đôi minh họa theo lời bài hát
* Kết thúc:
- Hai tiếng gọi : “ mẹ ơi! ” sao mà thân thương trìu mến đến thế.
Niềm hạnh phúc lớn nhất là được có mẹ, gọi mẹ và ở cạnh mẹ, vì vậy các
con phải biết yêu thương kính trọng mẹ của mình nhé! ( Hát “ Múa cho
mẹ xem ” )
3/ Hình thức chuyển tiếp: Hát “ Đi chơi ”
4/ Hoạt động ngoài trời:
- Tham quan vườn rau của bé
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
- Trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ
5/ Hoạt động góc:
5.1. Góc nghệ thuật : Trẻ hát vận động theo nhạc 1 số bài hát về
chủ điểm “ Gia đình ”, tô màu một số loại rau, củ, quả.
* Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nghe nhạc, hát đúng nhạc và vận động theo nhạc phù hợp
- Trẻ thực hiện kỹ năng tô màu các loại rau, củ, quả
* Chuẩn bị :
- Máy cassette, băng nhạc
- Giấy A4 vẽ các loại rau, củ, quả
* Tiến hành :
- Trẻ vào góc chơi nghe nhạc và vận động theo nhạc
- Trẻ tô màu một số loại rau, củ, quả
5.2. Góc xây dựng : Trẻ biết xây nhà
* Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết sử dụng các khối xốp để xây ngôi nhà, hàng rào, ao cá
* Chuẩn bị :
- 1 số khối xốp có nhiều hình khối khác nhau
- Môi trường rộng rãi, thoáng mát
* Tiến hành :
- Trẻ dùng khối xốp để lắp ghép tạo thành ngôi nhà, hàng rào, ao
cá.
5.3. Góc gia đình:
* Mục đích yêu cầu: Trẻ biết đóng các vai và thể hiên các vai chơi
trong trò chơi gia đình.
* Chuẩn bị : cửa hàng bách hóa bán các loại rau, củ, các loại thực
phẩm, đồ dùng phục vụ gia đình.
* Tiến hành:
- Trẻ biết đóng vai các cô bán hàng mời chào khách mua hàng.
- Trẻ đóng vai mẹ, con, mẹ chăm lo gia đình, nấu ăn, giữ em…
5.4. Góc thiên nhiên: Quan sát vật chìm, vật nổi
* Mục đích yêu cầu: Trẻ quan sát và thực hành để biết được vì sao
có vật thì chìm, có vật thì nổi
* Chuẩn bị: Chậu nước lớn, hòn sỏi, thuyền giấy
* Tiến hành: Trẻ thả sỏi và thuyền giấy vào chậu nước, quan sát
và nói được vật nào nổi, vật nào chìm, vì sao ?
6/ Vệ sinh, ăn trưa, ăn phụ chiều
* Giáo dục trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn
- Nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi
- Giới thiệu các món ăn trong bữa ăn của trẻ, giá trị dinh dưỡng
trong các món ăn
- Kiểm tra tư thế ngủ cho trẻ
7/ Hoạt động chiều:
- Trò chơi dân gian : Chi chi chành chành, nu na nu nống, kéo cưa
lừa xẻ…
- Nghe giai điệu âm nhạc : các bài hát của chủ đề
- Chơi theo ý thích
8/ Vệ sinh, trả trẻ: trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày
của trẻ.
9/ Nhận xét:
( Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ, những thái độ
hành vi của trẻ trong các hoạt động, kỹ năng trẻ đạt được, những sản
phẩm trẻ tạo ra trong quá trình hoạt động, mức độ đạt được của trẻ so với
mục đích yêu cầu đặt ra )
Những vấn đề giáo viên cần lưu ý ( GV đưa ra những vấn đề cần
lưu ý trong việc tổ chức các hoạt động tiếp theo)
…
…