Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghien cuu mot so dac diem cau truc va tai sinh tu nhien quan xa thuc vat rung tren nui da voi tai ba dia phuong OM bac viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 108 trang )

1

Đặt vấn đề
Nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của các nhà lâm nghiệp. Nắm được đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng,
nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp
kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản lý và kinh doanh rừng
lâu bền.
Trên quan điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng thể hiện rõ
nét những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và
giữa chúng với môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng nhằm
duy trì rừng như một hệ sinh thái ổn định, có sự hài hoà của các nhân tố cấu
trúc, lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững
các chức năng có lợi của rừng cả về kinh tế, xã hội và sinh thái.
Như vậy, để kinh doanh rừng có hiệu quả thì một trong những công việc
không thể thiếu là nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng. Mặc dù vậy, cho
đến nay những nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng vẫn chưa thể bao quát
cho mọi khu rừng, chưa thể làm nổi bật những điển hình và đặc thù của mọi
loại hình rừng ở từng khu vực cụ thể, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi ở một
số địa phương miền Bắc Việt Nam.
Diện tích núi đá vôi toàn quốc là 1.152.200 ha, chiếm 3,5% diện tích tự
nhiên của cả nước, trong đó diện tích núi đá vôi có rừng là 619.064 ha, nhưng
chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo (Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, 1995).
Rừng trên núi đá vôi vừa cung cấp nhiều lâm sản quý giá vừa có khả năng
đảm bảo an toàn sinh thái và kiến tạo cảnh quan cho đất nước. Nó là nơi nuôi
dưỡng nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc trưng mà ở núi đất không có
hoặc không thể thay thế được như Nghiến, Trai lý, Hoàng đàn,... Một khi hệ
sinh thái rừng trên núi đá vôi bị tàn phá, khả năng tự phục hồi trở lại gặp rất
nhiều khó khăn, đặc điểm này khác hẳn hệ sinh thái rừng núi đất.



2
Trong thời gian qua, việc khai thác và sử dụng quá mức, công tác quản
lý bảo vệ rừng kém hiệu quả ở nhiều địa phương khiến các khu rừng, đặc biệt
là rừng trên núi đá vôi giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Những tác động này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tồn tại của rừng, làm xáo
trộn các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng, diễn thế rừng đi theo
chiều hướng tiêu cực bởi sự thiếu hụt những loài cây có giá trị, đất đai bị thoái
hoá, rừng có sức sản xuất thấp và kém ổn định. Sự mất rừng đã kéo theo sự
suy thoái về các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, đặc biệt là nguồn tài
nguyên nước. Tại nhiều khu vực hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng
thiếu nước nghiêm trọng. Từ đó, cuộc sống và sự phát triển kinh tế của các
cộng đồng dân cư trong khu vực bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác
phát triển rừng. Những địa phương nghiên cứu của đề tài, nơi còn tồn tại các
khu rừng trên núi đá vôi cũng đang trong tình trạng như trên.
Vì vậy xác định các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm phục
hồi và phát triển diện tích rừng trên núi đá vôi là một nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, để có được những biện pháp kỹ thuật tác động chính xác và hiệu
quả thì những hiểu biết về đặc điểm lâm học, trong đó có đặc điểm cấu trúc và
tái sinh tự nhiên được xem là những cơ sở quan trọng nhất.
Do thiếu những nghiên cứu cơ bản và hệ thống về cấu trúc và tái sinh
rừng, ở nhiều nơi người ta không dám tác động vào rừng bằng bất kỳ biện
pháp kỹ thuật nào, hoặc nếu có thì hiệu quả của các biện pháp tác động không
cao, gây nhiều hậu quả tiêu cực đối với rừng. Giải pháp kỹ thuật áp dụng cho
loại hình núi đá vôi hiện nay chủ yếu là khoanh nuôi phục hồi tự nhiên mà ít
có biện pháp tác động mang tính đột phá nhằm phát huy tối đa sức sản xuất
cũng như các chức năng có lợi khác của rừng, đồng thời vẫn bảo tồn các
nguồn gen và tính đa dạng sinh vật nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm cấu
trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa
phương ở miền Bắc Việt Nam" được thực hiện nhằm góp phần bổ sung



3
những hiểu biết mới về cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng,
tính đa dạng sinh vật và hướng phát triển bền vững hệ sinh thái rừng trên núi
đá vôi tại miền Bắc Việt Nam.


4
CHƯƠNG 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
- Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng:
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên
trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù
hợp.
Trong một thời gian dài, vấn đề duy trì và điều tiết cấu trúc rừng đã được
bàn luận và có rất nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là việc đề xuất các tác
động xử lý đối với rừng tự nhiên nhiệt đới. Nhiều phương thức lâm sinh ra đời
và được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới như phương thức chặt cải thiện tái
sinh (RIF, 1927), phương thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945), T.S.S
của Nigeria (1944, 1961),...
Baur G.N. (1962) [21] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý đều có hai
mục tiêu rõ rệt: "Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn

thường hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành
thục và vô dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh trưởng.
Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh
nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng thái ngủ để thay
thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc nuôi
dưỡng rừng sau đó". Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong
phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều
tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Catinot (1965) [28] nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc
biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến...


5
Odum E.P (1971) [47] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ
sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan
điểm sinh thái học.
Khi nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, Evans, J.
(1984) [44] xác định, có tới 70-100 loài cây gỗ trên 1ha, nhưng hiếm có loài nào
chiếm hơn 10% tổ thành loài.
- Về mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Kraft (1884) [10] đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm
phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của
cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu
chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng
thuần loài đều tuổi.
Richards P.W (1952) [48] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt
đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa thường có nhiều

tầng (thường có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng
mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây
leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành
cây. "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu
tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây".
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý kiến
khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu rừng
này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards (1952) [48] phân rừng ở Nigeria
thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6-12m, 12-18m, 18-24m, 24-30m,
30*36m và 36-42m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E.P.
(1971) [47] nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
- Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng:


6
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng cấu
trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các công thức và hàm toán học để mô hình
hoá cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của rừng.
Raunkiaer (1934) [33] đã đưa ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn
cho hàng nghìn loài cây khác nhau. Theo đó, công thức phổ dạng sống chuẩn
được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của từng dạng sống so
với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu thị tính đa dạng về loài, một số tác
giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài như Simpson (1949),
Margalef (1958), Menhinik (1964),... và để đánh giá mức độ phân tán hay tập
trung của các loài, đặc biệt là lớp thảm tươi, Drude đã đưa ra khái niệm độ nhiều
và cách xác định. Đây là những nghiên cứu mang tính định lượng nhưng xuất

phát từ những cơ sở sinh thái nên được đề tài lựa chọn và vận dụng.
Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các
hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần.
Rollet B. L. (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng
các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các
dạng phân bố xác suất, Belly (1973) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu
trúc đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán
học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với
nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu
cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân
loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là
đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình
thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo
hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO
(1973)... Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này, khi nghiên cứu
ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó,
từ đó hình thành xu hướng phân loại rừng theo ngoại mạo sinh thái.
Tóm lại, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều
công trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
rừng. Tuy nhiên, chưa thấy một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm


7
cấu trúc rừng tự nhiên trên núi đá vôi. Cấu trúc rừng trên núi đá vôi thường được
đề cập cùng với các đối tượng rừng khác nên chưa làm nổi bật những đặc điểm
khác biệt về cấu trúc của loại rừng này so với các loại rừng khác. Do đó, cơ sở
khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật cho rừng trên núi đá vôi vẫn
còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.

1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Do sự phát triển công nghiệp thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của thế
giới đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo năng suất
cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng sau thất bại về tái sinh nhân
tạo ở Đức và một số nước nhiệt đới mà Beard (1947) [21] đã gọi là "bệnh sởi
trồng rừng" do thiếu sinh tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đã nghĩ tới việc
quay trở lại với tái sinh tự nhiên.
Khi đề cập vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách
lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ô đo đếm điều tra tái
sinh có diện tích từ 1 đến 4 m2. Do diện tích ô điều tra nhỏ nên việc đo đếm gặp
nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng
mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Trong phương thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945) [21], nhiệm
vụ đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000 mẫu
Anh (4 m2), để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các tác
động tiếp theo.
Richards P.W (1952) [48] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô
dạng bản và phân bố tái sinh tít gặp,
vì có giá trị Mtg nhỏ hơn 25%.
+ Ở Tự Do - Cao Bằng


102
Không có loài cây nào rất hay gặp. Nghiến là loài thường gặp ở 2/3
QXTV rừng nghiên cứu. Các loài khác đều thuộc dạng ít gặp.
+ Ở Tân Hoá - Quảng Bình
Cũng không thấy loài cây nào là rất hay gặp. Lộc mại và Mạy tèo được
một lần là loài thường gặp còn phần lớn là các loài ít gặp.

5.1.2.3. Mức độ thân thuộc của các loài cây ưu thế trong QXTV rừng

Đề tài chỉ nghiên cứu mức độ thân thuộc của hai loài có mức độ quan
trọng lớn nhất trong quần xã. Kết quả đều khẳng định hai loài cây này có quan
hệ thân thuộc với nhau và sự sống chung của chúng là thực chất chứ không phải
do ngẫu nhiên mà có.
5.1.2.4. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng
1/ Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu ít bị tác động:
Các QXTV rừng thuộc kiểu phụ này thường có 2 hoặc 3 tầng rõ rệt, tầng
trên cao từ 17 đến 25m gồm các loài cây gỗ lớn có giá trị cao như Chò chỉ, Sấu
(ở Đa Phúc - Hoà Bình), Mun, Chò nhai, Táu mật (ở Tân Hoá - Quảng Bình),
tầng rừng chính bao gồm các cây gỗ lớn còn nhỏ và các loài gỗ nhỏ cao 15 đến
20m như Đại phong tử, Cắng kẻ,... (Đa Phúc - Hoà Bình) và Kháo vàng, Vải
guốc, Táu mật, Sấu,... (ở Tân Hoá - Quảng Bình). Độ tàn che của các QXTV
rừng đạt trên 0,65, cây bụi, thảm tươi kém phát triển.
2/ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu sau khai thác mạnh
Rừng thường chia thành 2 tầng rõ rệt hoặc không có sự phân tầng. Đôi khi
có những cây có chiều cao lớn vượt khỏi tán rừng nhưng số lượng ít: như Muồng
ràng ràng, Nhãn rừng,...
Độ tàn che bình quân của rừng đạt từ 0,45 đến 0,55; có nhiều khoảng
trống trong rừng.
3/ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác phục hồi sau khai thác kiệt
Các cây rừng chỉ có một tầng (quần xã Lòng trứng + Hoắc quang tía ở
Đa Phúc - Hoà Bình) hoặc hai tầng (quần xã Nghiến + Dẻ gai ở Tự Do). Độ tàn
che chỉ đạt 0,4 đến 0,45.


103
5.1.2.5. Dạng sống của thực vật và một số chỉ tiêu đa dạng loài của tầng cây
gỗ các QXTV rừng
5.1.2.5.1. Dạng sống của thực vật ở ba địa phương nghiên cứu
1/ Tổng số loài thực vật được xác định ở ba địa phương lần lượt là: Tân

Hoá - Quảng Bình: 634 loài; Tự Do - Cao Bằng 492 loài và Đa Phúc - Hoà Bình
366 loài.
2/ Công thức phổ dạng sống chuẩn (SN) theo Raunkiaer (1934) như sau:
+ Đa Phúc - Hoà Bình :

SN = 91,26Ph + 3,8Ch + 1,9H + 0,8Cr + 2,2Th

+ Tự Do - Cao Bằng:

SN = 91,10Ph + 4,3Ch + 1,6H + 0,6Cr + 2,4Th

+ Tân Hoá - Quảng Bình:

SN = 90,22Ph + 3,8Ch + 2,4H + 0,9Cr +

2,7Th.
5.1.2.5.2. Một số chỉ tiêu đa dạng về loài
+ Đa dạng về loài của từng địa phương:
Theo cách tính của Odum, Cantlon và Kornieker (1960), chỉ số đa dạng
về loài (d) của ba xã là: Đa Phúc, d = 0,366; Tự Do, d = 0,492 và Tân Hoá, d =
0,634.
+ Đa dạng về loài của tầng cây gỗ ở các địa phương nghiên cứu
Theo Simpson (1949), chỉ số D1 cao nhất thuộc về các QXTV rừng ở Tân
Hoá - Quảng Bình và thấp nhất với các QXTV rừng ở Tự Do - Cao Bằng.
5.1.3. Về đặc điểm tái sinh tự nhiên của các QXTV rừng
5.1.3.1. Tổ thành cây tái sinh
+ Ở Đa Phúc - Hoà Bình:
1/ Số lượng loài cây tái sinh trong các quần xã từ 13 đến 22 loài, có từ 4
đến 9 loài tham gia vào công thức tổ thành tái sinh.
2/ Các loài cây phổ biến là những loài có giá trị thấp như Mạy tèo, Ô rô,

Vải rừng... Các loài cây có giá trị cao như Chò chỉ, Gội gà, Sấu... chiếm tỷ lệ nhỏ
3/ Số lượng loài cây trong tầng cây cao và cây tái sinh hầu như không có
sự thay đổi.
+ Ở Tự Do - Cao Bằng:
1/ Số loài cây tái sinh trong các quần xã từ 10 đến 22 loài, số loài tham gia
vào công thức tổ thành từ 2 đến 4 loài.


104
2/ Nghiến là loài chiếm tỷ lệ rất cao nhất, từ 40,45 đến 64,44% và có mặt
tất cả các quần xã. Các loài có giá trị thấp như Thị rừng, Thừng mực lông, Ruối
rừng, Mãi táp, Dẻ gai và Dẻ cau tham gia với tỷ lệ nhỏ.
3/ Tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh tại 3 quần xã có sự kế thừa.
+ Ở Tân Hoá - Quảng Bình:
1/ Số loài cây tái sinh trong các quần xã gồm từ 13 đến 21 loài. Số lượng
loài cây tham gia vào công thức tổ thành từ 3 đến 7 loài.
2/ Mạy tèo xuất hiện phổ biến trong cả 4 QXTV rừng với tỷ lệ từ 5,45 đến
32,26%. Các loài cây có giá trị cao như Mun, Táu mật, Gội gà tham gia với tỷ lệ
5 đến 10%.
3/ Tổ thành cây tái sinh và tổ thành tầng cây cao ở 4 quần xã có sự kế
thừa.
5.1.3.2. Mật độ tái sinh
+ Ở Đa Phúc - Hoà Bình, mật độ cây tái sinh biến động từ 11.000 đến
83.625 c/ha và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng từ 2,5 đến 24%.
+ Ở Tự Do - Cao Bằng, mật độ cây tái sinh biến động từ 8.375 đến 22.250
c/ha và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng từ 6,7 đến 10,45%;
+ Ở Tân Hoá - Quảng Bình, các chỉ tiêu này là 7.750 đến 14.500 c/ha và
5,2 đến 14,5%.
5.1.3.3 Chất lượng cây tái sinh
Ở Đa Phúc, tỷ lệ cây tốt và xấu là 62,1% và 15,4%. Ở Tự Do, là 71,2% và

14,6%. Trong khi đó ở Tân Hoá tỷ lệ cây tốt chỉ đạt 28,4%, còn cây xấu là
30,9%.
5.1.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của tất cả các QXTV ở Tự Do Cao Bằng có dạng giảm khi chiều cao tăng, còn ở hai địa phương khác không
thể hiện rõ quy luật này.
5.1.3.5. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Do phát triển trên nền đất đá vôi lởm chởm, độ dốc lớn và nhiều đá lộ nên
quy luật phân bố cây tái sinh trên mặt đất của các QXTV rừng khá phức tạp.
5.1.3.6. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên


105
5.1.3.6.1. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên
1/ Ở Đa Phúc - Hoà Bình: mật độ tái sinh ở độ tàn che 0,6-0,7 lớn nhất,
nhưng tỷ lệ cây triển vọng lại kém nhất. Ở độ tàn che 0,6-0,7 cây tái sinh tập
trung ở cấp chiều cao dưới 0,5m với 78,18%.
2/ Ở Tự Do - Cao Bằng: mật độ tái sinh ở độ tàn che 0,4-0,5 cao nhất
(15.313 c/ha), thấp nhất là ở cấp độ tàn che 0,5-0,6 (10.000 c/ha). Số cây tái sinh
chất lượng tốt ở độ tàn che 0,4-0,5 lớn nhất, nhưng các loài cây tái sinh ở độ tàn
che này chủ yếu là những loài kém giá trị. Tỷ lệ cây triển vọng từ 6,67 đến
8,16%.
3/ Ở Tân Hoá - Quảng Bình: mật độ cây tái sinh cao nhất dưới độ tàn che
0,7-0,8 đạt 14.125 c/ha, thấp nhất là ở độ tàn che 0,6-0,7 (đạt 7.750 c/ha). Tuy
nhiên tỷ lệ cây triển vọng và tỷ lệ cây tốt cao nhất ở độ tàn che 0,6-0,7 với
14,52% và 50%.
5.1.3.6.2. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên
Ở cả ba địa phương nghiên cứu, khi độ che phủ của tầng cây bụi, thảm
tươi tăng lên thì mật độ cây tái sinh giảm, nhưng tỷ lệ cây triển vọng lại tăng.
Mặt khác, khi chiều cao của cây bụi, thảm tươi tăng thì mật độ cây tái sinh giảm.
5.1.4. Về đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi và phát triển rừng ở

ba địa phương.
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các QXTV rừng thuộc kiểu phụ thổ
nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu ít bị tác động như sau:
- Với các quần xã Mun + Vải guốc + Chò nhai và Táu mật + Mạy tèo +
Chò nhai ở Tân Hoá - Quảng Bình có thể áp dụng kỹ thuật cải thiện rừng theo
Lamprecht (1986) với nội dung kỹ thuật chủ yếu là: Chặt dây leo, chặt bỏ những
cây vô dụng chất lượng kém; chăm sóc các cây triển vọng và dọn vệ sinh, điều
tiết độ tàn che và độ che phủ nhằm cải thiện điều kiện chiếu sáng dưới tán rừng.
- Với các quần xã Mạy tèo + Đại phong tử ở Đa Phúc - Hoà Bình và Lộc
mại + Kháo vàng + Sảng nhung ở Tân Hoá - Quảng Bình cần có biện pháp loại
bỏ bớt những loài cây phi mục đích, chất lượng kém ra khỏi lâm phần.
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh chung cho các QXTV thuộc kiểu phụ thứ
sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu sau khai thác mạnh là:


106
- Điều tiết tổ thành tầng cây cao, nuôi dưỡng những loài cây bản địa đáp
ứng mục đích kinh doanh, tuyển chọn và tạo không gian dinh dưỡng phù hợp
cho những cây mẹ sinh trưởng và phát triển tốt.
- Hạn chế sự phát triển của cây bụi, thảm tươi; duy trì tình trạng khoẻ
mạnh của lớp cây tái sinh đối với các QXTV ở Tân Hoá và Đa Phúc. Còn các
QXTV ở Tự Do, có thể thực hiện biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự
nhiên kết hợp trồng bổ sung những loài cây bản địa có giá trị như Trai lý, Kháo
vàng, Dẻ gai,...
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các QXTV rừng thuộc kiểu phụ thứ sinh
nhân tác phục hồi sau khai thác kiệt như sau:
+ Ở Đa Phúc: Điều tiết tổ thành tầng cây cao bằng cách loại bỏ một số cây
phẩm chất xấu, giá trị thấp như Hoắc quang tía, Mãi táp,...; cải thiện tỷ lệ cây tái
sinh mục đích bằng cách trồng những loài cây có giá trị như Chò chỉ, Sấu, Nhội,
Trai lý hoặc Nghiến... đồng thời loại trừ dây leo, những loài cây bụi, thảm tươi.

+ Ở Tự Do: phát bỏ dây leo cây bụi phát triển gây ảnh hưởng tiêu cực đến
các loài Nghiến; đưa những loài cây bản địa sinh trưởng nhanh vào trồng tại
những chỗ trống trong rừng như Mắc rạc, Tông dù, Xoan nhừ, Mắc mật...


107
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, đề tài còn những tồn tại sau:
- Rừng tự nhiên trên núi đá vôi ở các địa phương có diện tích tương đối
lớn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số QXTV rừng điển hình, nên chắc
chắn không thể bao quát hết những đặc điểm của loại rừng trên núi đá vôi.
- Do địa hình vùng núi đá vôi rất phức tạp, độ dốc lớn và vách đá lởm
chởm nên chỉ lập được các ô tiêu chuẩn có diện tích 500 đến 1000 m2, nên việc
nghiên cứu cấu trúc và tái sinh sẽ có nhiều hạn chế.
- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc sinh thái và hình
thái tầng cây cao, chưa nghiên cứu cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm
phần.
- Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của ba nhân tố sinh thái đến tái sinh tự
nhiên nên chưa thể phản ánh hết được sự phụ thuộc của lớp cây tái sinh vào điều
kiện bên ngoài. Chưa nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái
đến tái sinh tự nhiên.
- Một số chỉ tiêu đa dạng chỉ tiến hành đối với tầng cây cao, chưa có điều
kiện nghiên cứu cho tầng cây tái sinh và tầng cây bụi, thảm tươi.
5.3. Kiến nghị
Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối
tượng rừng trên núi đá vôi cụ thể, việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng là hết
sức cần thiết. Tuy nhiên với địa hình núi đá vôi, điều kiện nghiên cứu gặp rất
nhiều khó khăn, vì vậy để có những đề xuất một cách đầy đủ và chính xác, trong
thời gian tới cần tiến hành một số nội dung sau:
Mở rộng các địa điểm nghiên cứu và tăng dung lượng quan sát về rừng

trên núi đá vôi ở nhiều địa phương. Xây dựng hệ thống ô tiêu chuẩn định vị tại
các địa phương nhằm theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng và
diễn biến tài nguyên rừng trên núi đá vôi. Cần có những nghiên cứu ảnh hưởng
tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến rừng, các nghiên cứu về tiểu khí hậu rừng
và các quá trình động thái rừng.


108



×