Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

biện pháp vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.17 KB, 18 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC GIẢNG DẠY BỘ MÔN VẬT LÍ
Họ và tên: DƯƠNG HƯƠNG QUỲNH
Giáo viên dự thi môn: Vật lí
Trường: THCS Nga My – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên
Tên giải pháp: “ Phương pháp hoạt động nhóm tích cực trong dạy học môn
Vật lí tại trường THCS Nga My”


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đích của giải pháp
Giúp HS tự làm chủ kiến thức một cách chủ động. Phát huy tính tích cực và
năng lực sáng tạo của HS. Tạo cho các em sự hứng thú đối với môn Vật lí, học
mà chơi – chơi mà học.
Giúp HS được nói ra những điều mình nghĩ, tham gia thảo luận tích cực,
sôi nổi. Không khí lớp học vui vẻ, hào hứng hơn. Vì các em nhận thấy trong sự
thành công chung của cả lớp có phần đóng góp của mình, của nhóm mình.
PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM đã dần hình thành trong HS sự
đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, huy động được sự tham gia tích cực của
từng cá nhân và tập thể tạo không khí thi đua học tập và mang lại kết quả học
tập cao hơn. Kết quả này không chỉ đạt được ở môn vật lí mà còn ở tất cả các
môn học khác.
Giúp HS đề xuất được cách chế tạo dụng cụ thí ngiệm(nếu có thể) khi ở
phòng thí ngiệm không có, không đủ. Giúp HS mạnh dạn đề xuất phương án
THÍ NGHIỆM, sử dụng dụng cụ THÍ NGHIỆM, đề xuất phương án thực hành.
Nhờ đó các em được tự mình làm THÍ NGHIỆM, tự mình đo đạc, kiểm tra tính


chính xác của THÍ NGHIỆM. Rèn cho HS kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác
bằng ngôn ngữ vật lí.
Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức tổ chức hoạt động nhóm,
giúp bản thân đúc rút kinh nghiệm sử PHƯƠNG PHÁP một cách có hiệu quả
trong quá trình dạy học.
2. Tính mới của giải pháp
Nếu như trước kia HS thụ động tiếp nhận kiến thức với phương pháp GV
đọc – HS ghi chép, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu
không được giao nhiệm vụ, hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì còn lúng túng
khi cùng nhau giải quyết vấn đề. Thì với PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
NHÓM, các em sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, chủ động hơn
trong việc thu thập và xử lý thông tin.


Ở PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM, ngoài tham gia HOẠT ĐỘNG
NHÓM để thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành thì HS còn được tự mình
chế tạo dụng cụ THÍ NGHIỆM, việc được tham gia chế tạo dụng cụ thí
ngiệmcũng yêu cầu các em cũng phải tự học, tự tìm hiểu hơn về bài mới mới có
thể chế tạo dụng cụ.
Giúp các em phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của bản thân. Tạo
cho các em sự say mê, hứng thú học tập, tìm tòi của bản thân.
3. Đóng góp của giải pháp khi áp dụng vào thực tế
PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM không chỉ áp dụng vào những bài
THÍ NGHIỆM, thực hành mà còn áp dụng được vào các tiết hình thành kiến
thức mới, tiết ôn tập, bài tập. Với PHƯƠNG PHÁP này không chỉ áp dụng cho
riêng bộ môn Vật lí mà còn áp dụng cho tất cả các môn học.
Với PHƯƠNG PHÁP học tập là HOẠT ĐỘNG NHÓM không chỉ giúp
các em phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo mà còn giúp các em được phát
triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội như: biết chờ đợi đến lượt; tóm tắt và xử lí
thông tin; khả năng giải quyết bất đồng như kiềm chế bực tức....

Ngoài ra, ở PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM Tôi đã áp dụng tại
trường THCS Nga My, các em ngoài phát huy, phát triển các kĩ năng trên thì
tính mới của giải pháp là các em được trực tiếp tham gia chế tạo các dụng cụ thí
ngiệm (thí ngiệm đơn giản) để phục vụ cho việc hình thành kiến thức của bài.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng trước khi thực hiện biện pháp
1.1. Thực trạng tại nhà trường
a) Thuận lợi
- Nhà trường tạo điều kiện tham dự các tiết dạy, các chuyên đề của trường
và tổ chuyên môn tổ chức.
- Bản thân là GV trẻ, tâm huyết, yêu nghề đã có kinh nghiệm giảng dạy 6
năm nên có cơ hội được tiếp cận nhiều đối tượng HS.
- Đồ dùng dạy học cấp về tương đối đầy đủ.
- Được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, và đa số học sinh yêu thích môn học.


- Đa số học sinh được hỏi thì các em đều trả lời thích được học theo nhóm.
Số lượng HS của trường ít, trường có tổ chức phân rõ đối tượng khá giỏi và đại
trà nên thuận lợi trong việc chọn PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC áp dụng phù hợp
từng lớp.
b) Khó khăn
- Do HOẠT ĐỘNG NHÓM yêu cầu cả GV và HS đều phải chuẩn bị tốt
kiến thức, cách vận hành nhóm…nên ngại đổi mới, ngại dạy học theo nhóm. Có
giáo viên tổ chức hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa phù hợp với
nội dung bài dạy dẫn đến kết quả chưa cao.
- Thời gian đầu là một GV trẻ, tôi nhiệt tình hưởng ứng song chưa có nhiều
kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động nhóm nên kết quả chưa cao.
- Học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu
không được giao nhiệm vụ, hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì còn lúng túng
khi cùng nhau giải quyết vấn đề.

 Nguyên nhân: có thể kể đến là:
- Đa số HS dừng lại ở mức học khá, với lớp B thì HS trung bình là nhiều.
- Một số đồ dùng dạy học chất lượng cao nhưng cũng chưa đủ đảm bảo cho
nhiều HS được thí nghiệm.
- Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp này còn bị hạn
chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, của phòng thí nghiệm, bởi thời gian
hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng
và thiết kế nhiệm vụ cho nhóm, tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã quen với
hoạt động này thì mới có kết quả tốt.
1.2. Thực trạng bộ môn
Vật lí là môn học còn khá mới đối với HS cấp 2, các sự vật hiện tượng vật
lí tuy gần gũi với cuộc sống hằng ngày nhưng đối với HS nhất là các em HS 6,7
thì trình độ tư duy còn thấp, kĩ năng hành động nhận thức còn thiếu. Do đó các
em thường tìm hiểu qua loa, hoặc khi tìm hiểu qua thấy đơn giản, nghĩ đã biết
nên không tìm hiểu một cách khoa học.


Còn nhiều HS và PHHS có cái nhìn, thái độ học tập chưa đúng đắn, coi
môn vật lí chỉ là môn “phụ” nên không trú trọng, không quan tâm, lười học, lười
ghi chép. Chỉ thích ghi những gì có sẵn, ít làm bài tập.
Nội dung chương trình môn vật lí nói chung cả 4 khối đều tương đối nặng
khi chỉ yêu cầu HS học, hình thành kiến thức mới mà không có tiết để làm bài
tập như môn Toán nên HS thường không có thời gian để vận dụng kiến thức vừa
học dẫn đến kết quả thường không cao, nhất là với các em học trung bình.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Vì vật lí là môn khoa học thực nghiệm nên hầu như các bài đều có THÍ
NGHIỆM. thí ngiệm để hình thành tìm ra kiến thức mới và thí nghiệm thực hành
tìm kiến thức mới hoặc rèn kĩ năng chuyên biệt. Hình thức vẫn là cả lớp cùng
học, cùng nghiên cứu một vấn đề cùng đưa ra kết luận.
2.1. Thí nghiệm để hình thành kiến thức mới

Trong chương trình vật lí, đa số các thí nghiệm dùng để hình thành kiến
thức mới, số ít thí nghiệm dùng để củng cố kiến thức. Ví dụ như thí nghiệm
kiểm tra độ cao của âm vào tần số.
Trước khi dạy bài có thí nghiệm tôi phải tìm hiểu dụng cụ, cách bố trí, tiến
hành thí ngiệmnhư để đạt mục đích thí ngiệmcần dụng cụ gì, tiến hành ra sao,
cách đo như thế nào…với các thí nghiệm dễ làm từ các dụng cụ có chi phí nhỏ ,
dễ kiếm, có hiệu quả rõ ràng hoặc phòng thí nghiệm không đáp ứng đủ mà HS
có thể làm thì tôi cũng hướng dẫn HS chế tạo dụng cụ thí ngiệmđó. Cũng cho
các em HOẠT ĐỘNG NHÓM nhỏ ở nhà để thiết kế, chế tạo dụng cụ. Sau đó
các nhóm đem dụng cụ đến để hoạt động theo nhóm, tức là cho các em trải
nghiệm thực tế. Nhờ sự quen thuộc này mà HS có thể đề xuất các phương án thí
ngiệm chứ không phải tiến hành máy móc theo GV.
Ví dụ 1: Kiểm tra ảnh tạo bởi gương cầu lồi. Yêu cầu mỗi nhóm đem 2,3
thìa canh bằng inox. Quan sát ảnh ở mặt lồi của thìa.
Ví dụ 2: Với bài 4 Vật lí lớp 6 khi cần dùng bình tràn, bình chia độ để đo
thể tích của vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ và không bỏ lọt bình
chia độ.


Với các thí nghiệm khó làm có thể chia thành nhóm lớp như 1 tổ hay 2 tổ
một nhóm. GV có thể làm trước toàn lớp kết hợp hướng dẫn HS nhưng không
đưa ra kết luận. Các thí ngiệm giúp phát huy năng lực sáng tạo của HS nhưng do
khó khăn về THÍ NGHIỆM, về trình độ nhận thức của HS… nên không phải thí
ngiệm cũng nào cũng đồng loạt tiến hành.
 Yêu cầu trong chuẩn bị thí nghiệm để hình thành kiến thức mới
Đối với giáo viên:
Với các bài có THÍ NGHIỆM, thì thí ngiệm là một phần của bài học nên
GV cần phải chuẩn bị phương án thí nghiệm thể hiện ngay trong khi soạn bài.
Cần dự đoán được phương án thí ngiệmmà HS có thể sẽ đề xuất để đưa ra được
ưu, nhược điểm ở phương án thí ngiệm của HS. Từ đó, căn cứ vào điều kiện của

lớp, của trường mà lựa chọn phương án thí ngiệm phù hợp. Với các thí ngiệm
đơn giản, dễ làm có thể cho HS tái sự dụng vật liệu dễ kiếm để HOẠT ĐỘNG
NHÓM ở nhà chế tạo lên dụng cụ, hoặc do dụng cụ nhà trường thiếu có thể yêu
cầu mỗi nhóm tự chế tạo thêm.
Đối với bài THÍ NGHIỆM, để giảm ghi chép của HS thì GV cần soạn bảng
hướng dẫn công việc HS cần làm, số liệu cần thu thập, điền vào chỗ trống…phát
cho HS đầu giờ.
Đối với học sinh: thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao cho như tìm kiếm,
chế tạo dụng cụ đơn giản, tìm hiêu trước bài ở nhà. Nhóm trưởng điều hành
nhóm
2.2. Thí nghiệm thực hành
Với thí ngiệmthực hành, HS tiến hành đo đạc, tìm ra số liệu, tự lực làm
việc cao hơn để có số liệu viết bản báo cáo thực hành.
c)

Thực hành để hình thành kiến thức mới: HS dựa vào SGK để tự đo

đạc, lấy số liệu viết báo cáo.
Ví dụ: đo hiệu điện thế và CĐDĐ trong mạch mắc nối tiếp và song song vật
lílớp 7. GV yêu cầu HS đọc bài trước ở nhà sau đó yêu cầu các nhóm lên lấy
dụng cụ phù hợp với bài mà GV đã chuẩn bị. Sau khi mắc mạch, GV kiểm tra lại


mạch và yêu cầu HS tiến hành đo đạc để tìm ra kiến thức mới về hiệu điện thế
và cường độ dòng điện trong mạch.
d)

Thực hành để rèn kĩ năng quan sát…: Loại thực hành này cũng như

những bài thí ngiệm khác.

Ví dụ: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Qua
bài này, HS nhận biết vùng nhìn thấy của gương phẳng, biết cách thu thập thông
tin từ SGK để tìm vùng nhìn thấy, rèn kĩ năng vẽ ảnh qua gương phẳng.
 Các yêu cầu trong chuẩn bị thí nghiệm thực hành
Đối với giáo viên:
Tìm hiểu kĩ các bài thực hành trong SGK để xác định rõ các nhiệm vụ giao
cho HS và các kiểm tra đánh giá các nhiệm vụ đó.
Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra chất lượng của thí ngiệmtrước khi giao cho
HS. Nên làm thử các thí ngiệmđể dự đoán những khó khăn mà HS có thể gặp
phải để kịp thời giúp đỡ HS.
Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm. Hướng
dẫn HS sử dụng dụng cụ chưa quen,
Đối với học sinh:
Nghiên cứu bài thực hành trong SGK trước, chuẩn bị mẫu báo cáo thực
hành ở SGK để nắm rõ mục đích thực hành và chuẩn bị kiến thức có liên quan
đến bài.
Bảo quản dụng cụ cẩn thận và tiến hành trên nguyên tắc an toàn.
Tùy theo bài thực hành, căn cứ vào mức độ hoàn thành của HS mà thu báo
cáo hay cho HS về nhà hoàn thiện. Sau khi thực hành xong cần tháo các dụng cụ
đã lắp rắp như sơ đồ mạch điện, sắp xếp gọn gàng như ban đầu
Mỗi tiết học chỉ nên từ 1 đến 2 hoạt động nhóm. Không nên sử dụng quá
nhiều ảnh hưởng đến nội dung khác vì thời gian của một tiết học là có hạn định,
nội dung kiến thức lại rất dài. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM huy
động được mọi học sinh tham gia. HS được nói nhiều hơn, được suy nghĩ nhiều
hơn như vậy đã phát huy được tính tích cực trong mỗi học sinh. Tuy nhiên để


truyền thụ kiến thức, giáo viên không chỉ sử dụng một PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC này mà là sự phối kết hợp của nhiều PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
3. Thực nghiệm sư phạm.

3.1. Cách thực hiện nội dung biện pháp “Hoạt động nhóm”
Khi áp dụng PHƯƠNG PHÁP TLN cần tôi tiến hành theo các bước sau:
Làm việc toàn lớp

Làm việc nhóm

NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ
Giới thiệu chủ đề
Xác định nhiệm vụ các nhóm
Thành lập các nhóm
LÀM VIỆC NHÓM
Chuẩn bị chỗ làm việc
Lập kế hoạch làm việc
Thoả thuận quy tắc làm việc
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
Chuẩn bị báo cáo kết quả

LàmTRÌNH
việc toàn
BÀYlớp
KẾT QUẢ / ĐÁNH GIÁ

Các nhóm trình bày kết quả đối với bài thí nghiệm. Cá nhân báo cáo đối với bài thực hành.
Đánh giá kết quả

Ví dụ: Với bài 4 vật lí lớp 6 khi cần dùng bình tràn, bình chia độ để đo thể
tích của vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ và không bỏ lọt bình chia
độ.
 Lớp học được chia thành 4 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm là một tổ trong lớp. Để
tạo không khí vui vẻ, GV có thể đặt tên cho nhóm như Họa mi, chim cánh cụt,

vành khuyên…
a) Giao nhiệm vụ cho HS (làm việc ở nhà)
- Nhóm 1, nhóm 3: Mỗi nhóm làm việc ở nhà chế tạo thêm 4 bình chia độ.
- Nhóm 2, nhóm 4: Mỗi nhóm làm việc ở nhà chế tạo 2 bình tràn, 2 bình
chứa.
 Thời gian là 2 ngày: 1 ngày nhóm lên phương án, làm và GV kiểm tra.
Một ngày sửa lại nếu cần.


 Chế tạo bằng các phế liệu tái sử dụng, vật liệu có sẵn…
b) Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm trưởng có thể phân công các thành viên nhóm thảo luận và ghi chép.
- Nhóm 1, nhóm 3: Xác định thể tích của vật rắn không thấm nước từ bình
chia độ của nhóm làm ra. Từ đó nêu được các bước tiến hành.
- Nhóm 2, nhóm 4: Xác định thể tích của vật rắn không thấm nước từ bình
tràn và bình chứa của nhóm. Trong đó mỗi nhóm lấy 1 bình chia độ từ nhóm 1
và nhóm 3 thiết kế để xác định thể tích của vật rắn không bỏ lọt bình chia độ. Từ
đó nêu được các bước tiến hành.
 HS thảo luận nhóm, trao đổi cách làm giữa các thành viên trong nhóm.
cử đại diện lên bảng tiến hành và nêu cách làm. Các nhóm khác chú ý lắng nghe
và đưa ra ý kiến.
c) Thảo luận, tổng kết trước cả lớp
- HS thảo luận, GV sửa chữa nếu cần.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp: lần lượt 4 nhóm.
- Sau khi nhóm 1 – 3; 2 – 4 trình bày xong thì dừng lại để cả lớp hỏi.
- Cuối cùng GV tổng kết được vấn đề đã đề ra là:
 Đo thể tích của vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ thì dùng
bình chia độ. Nêu được cụ thể bước làm.
 Đo thể tích của vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ thì
dùng bình tràn. Nêu được cụ thể bước làm.

Trên đây là một cấu tạo của một hoạt động trong nhóm (trong một phần của
tiết học). Để PHƯƠNG PHÁP học tập này mang lại kết quả như mong muốn,
người giáo viên cần chú ý những điều sau.
 Nêu vấn đề, giao nhiệm vụ chỉ cần đọc câu hỏi to, chậm một lần không
cần nhắc lại nhiều lần trong quá trình HS thảo luận, hoặc phát câu hỏi bằng
phiếu và yêu cầu các nhóm trả lời trực tiếp vào phiếu học tập.
 Cần dự kiến thời gian cho học sinh làm việc.




Trong quá trình học sinh tranh luận giáo viên không được thúc giục HS.

Trong khi học sinh thảo luận giáo viên đi kiểm tra đôn đốc học sinh làm
việc.
3.2. Kết quả đạt được
Khi chưa thực hiện PHƯƠNG PHÁP mới: Giờ học GV làm việc là chủ
yếu, thuyết trình nhiều. HS chỉ ghi chép, thụ động, không chuẩn bị bài trước dẫn
đến hiệu quả tiết học không cao.
Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều hơn nữa việc giảng
dạy chưa được xuyên suốt chương trình đổi mới nên việc áp dụng kinh nghiệm
này vào thực tế giảng dạy còn hạn chế nhưng trong quá trình giảng dạy tôi đã
thường xuyên áp dụng PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM và qua thực tế
áp dụng giảng dạy dạy học theo PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM, tôi
nhận thấy:
Khi thực hiện PHƯƠNG PHÁP mới: Các em thích được học trong tiết dạy
có hoạt động nhóm. Ở đó, các em được tự mình làm THÍ NGHIỆM, tự mình đo
đạc, kiểm tra tính chính xác của thí ngiệmnên rất sôi nổi và hứng thú. Từ đó các
em tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài tại lớp. Ngoài ra, tôi nhận thấy HS
đã biết cách học tập, hứng thú theo PHƯƠNG PHÁP mới này. Các em hăng hái,

tích cực suy nghĩ. Được nói ra những điều mình nghĩ, các em cảm thấy hào
hứng, phấn khởi hơn. Hơn nữa các em nhận thấy trong sự thành công trung của
cả lớp có phần đóng góp của mình, của nhóm mình. Từ đó không khí học trở
nên sôi nổi, hào hứng hơn.
Kết quả mà tôi đạt được chưa nhiều nhưng bước đầu PHƯƠNG PHÁP này
đã dần hình thành trong học sinh PHƯƠNG PHÁP học tập theo hướng đoàn
kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, huy động được sự tham gia tích cực của từng cá
nhân và tập thể tạo không khí thi đua học tập và mang lại kết quả học tập cao
hơn. Kết quả này không chỉ đạt được ở môn Vật límà còn ở tất cả các môn học
khác.
Tuy nhiên khi áp dụng PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM tôi cũng
gặp một số khó khăn:


-

Do điều kiện cơ sở vật chất hiện tại nên một số bài tôi không thể áp dụng

triệt để như: phòng học, phòng thí nghiệm bé, bàn ghế không đúng cách cho việc
HOẠT ĐỘNG NHÓM, dụng cụ thí ngiệmchưa đủ để đảm bảo có thể chia nhóm
THÍ NGHIỆM.
-

Về GV: Thời gian cho một tiết học ngắn, nội dung bài học có bài rất dài.

Nếu cho HS thảo luận mà không giải quyết được vấn đề đề ra sẽ ảnh hưởng đến
việc truyền thụ bài học. lớp có số lượng HS đông sẽ gây khó khăn trong việc tổ
chức hoạt động.
-


Về HS: Các em chưa quen với PHƯƠNG PHÁP học tập mới nên còn

gặp khó khăn, rụt rè trong hoạt động học, không giám nói lên suy nghĩ của
mình. Một số em học khá, giỏi không tham gia thảo luận trao đổi cùng các bạn.
các em hay làm việc độc lập. Một số em hay ỷ lại các bạn khác trong nhóm.
3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm tôi cần nghiên cứu để lên kế hoạch cụ thể cho từng bài
sẽ tiến hành tổ chức HOẠT ĐỘNG NHÓM, khi tiến hành HOẠT ĐỘNG
NHÓM thì cần làm, cần chuẩn bị những công việc gì. Lên kế hoạch cho cả năm,
những năm sau tiếp tục áp dụng và chỉnh sửa nếu cần.
Khi áp dụng PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM, nhận thấy lợi ích
của PHƯƠNG PHÁP này với môn Vật lítôi thấy bản thân cần phải tích cực hơn
nữa trong phong trào đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy, tạo hứng thú, say mê cho
HS trong giờ học môn Vật lí.
Tôi sẽ tìm hiểu để áp dụng thêm PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC tích cực
trong 1 tiết học để phối hợp cùng PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM, giúp
nâng cao chất lượng giảng dạy vì không phải HOẠT ĐỘNG NHÓM lúc nào
cũng áp dụng đối với cả bài.
4. Kết luận
Vai trò của người giáo viên là hết sức to lớn trong giảng dạy môn Vật lí,
giáo viên chỉ có nhiệt tình thôi chưa đủ, mà phải có PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm.


Đổi mới PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC là yêu cầu cấp thiết, là quá trình liên
tục nhưng không phải muốn đổi mới là đổi mới ngay được cũng không nên loại
bỏ cái gọi là cũ mà phải tùy điều kiện để phát huy cái mới trên tinh thần cái mới.
Trong quá trình thực hiện PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM tôi
nhận thấy HS có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các em chủ động sáng tạo, sôi nổi
trong giờ học vì chính bản thân các em là người tìm ra kiến thức mới. Ý thức

giác, hợp tác, đoàn kết cũng cao. Chính trong quá trình hoạt động tích cực, chủ
động để chiếm lĩnh kiến thức thì năng lực và phẩm chất của HS cũng hình thành
phát triển. Để duy trì phái triển hiệu quả cảu PHƯƠNG PHÁP này bản thân tôi
cần không ngừng học tập và tìm hiểu từng bước để nâng cao chất lượng bộ môn.
Trên đây là suy nghĩ và cách thực hiện PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
NHÓM nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Vật líchắc hẳn còn nhiều
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các Thầy, Cô giáo để
PHƯƠNG PHÁP được hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Giúp HS phát huy
được tính tích cực và năng lực sáng tạo không chỉ trong học tập mà cả trong
cuộc sống hằng ngày.
5. Đề xuất và kiến nghị
5.1. Với tổ/ nhóm chuyên môn: Tạo điều kiện cho các GV được dự giờ tham
khảo, rút kinh nghiệm giờ dạy, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Thường xuyên tổ
chức sinh hoạt cụm chuyên môn.
5.2. Với nhà trường: Trang bị thêm cho phòng vật lí máy chiếu, máy chiếu
vật thể.
5.3. Đối với sở giáo dục và đào tạo: Trang bị thêm các dụng cụ thí ngiệmcòn
thiếu, hoặc không đủ cho mỗi nhóm tiến hành THÍ NGHIỆM. Cho thêm tiết ôn
tập ở mỗi lớp để HS có thể củng cố lý thuyết, vận dụng lý thuyết để giải bài tập.
Cung cấp một số tài liệu tham khảo để GV cập nhật và nâng cao kiến thức.
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Một vài kết quả thực tế cho thấy tính khả quan của việc áp dụng PHƯƠNG
PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM vào giảng dạy tại trường THCS Nga My sau 6


năm về giảng dạy tại trường đó là số HS xếp loại khá, giỏi môn cao hơn chỉ tiêu
đề ra, số HS trung bình, yếu giảm.
Cụ thể :
BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC 2019-2020 KHI CHƯA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

Thống kê số học sinh
Lớp


số

Giỏi
SL

6A

40

8

Tỷ lệ
(%)
20%

6B

40

2

5%

Khá
SL


TB

Yếu

14

Tỷ lệ
(%)
35%

SL Tỷ lệ
(%)
12 30%

S
L
6

9

22,5%

18

11 27,5%

45%

Kém


Tỷ lệ
(%)
15%

SL Tỷ lệ
(%)
0
0
0

0

BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CUỐI
NĂM HỌC 2019-2020 SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
Thống kê số học sinh
Giỏi

Khá

TB

Lớp


số

SL

Tỷ lệ
(%)


SL

Tỷ lệ
(%)

SL

Tỷ lệ
(%)

6A

40

15

37,5%

19

47,5%

6

15%

6B

40


7

17,5

16

40%

Yếu

Kém

SL Tỷ lệ SL
(%)

17 42,5%

Tỷ lệ
(%)

0

0

0

0

0


0

0

0

PHẦN IV: CAM KẾT
Tôi xin cam đoan không sao chép kết quả. PHƯƠNG PHÁP và kết quả
thực hiện được là do bản thân trong quá trình tiến hành đã đạt được. Sự tiến bộ
của HS được thể hiện ở kết quả kiểm tra định kì hoàn toàn trung thực.
Phú Bình, ngày 11 tháng 10 năm 2020
GIÁO VIÊN
(kí và ghi rõ họ tên)


Dương Hương Quỳnh
Đánh giá nhận xét của tổ/nhóm chuyên môn
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(kí và ghi rõ họ tên)

Đánh giá nhận xét của đơn vị
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

HIỆU TRƯỞNG
(kí và đóng dấu)


MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐO THỂ TÍCH
VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC BẰNG BÌNH TRÀN, BÌNH CHIA ĐỘ
VẬT LÍ6


Các nhóm hoàn thiện sản phẩm tại phòng thí nghiệm và đại diện nhóm trình
bày cách tiến hành.


MỤC LỤC
Số TT

Nội dung

Trang

I

ĐẶT VẤN ĐỀ….………………………………………

01

1.

Mục đích của giải pháp


01

2.

………………………………...

01

3.

Tính mới của giải pháp ………………………………...

02

II

Đóng góp của giải pháp khi áp dụng vào thực tế………

03

1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……………………………….

03

1.1

Thực trạng trước khi thực hiện biện pháp


03

1.2

……………...

04

Thực trạng tại nhà trường

04

2.1

……………………………...

05

2.2

Thực trạng bộ môn

05

……………………………………..

05

3.1


Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ……………..

07

3.2

Thí nghiệm hình thành kiến thức mới ………………….

07

3.3

Thí nghiệm thực hành ………………………………….

08

4

Thực nghiệm sư phạm

09

5

………………………………….

09

III


Cách thực hiện giải pháp ……………………….

10

IV

……...

10

2

3

Kết quả đạt được
……………………………………….
Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm.
…………………
Kết luận
………………………………………………...
Đề xuất và kiến nghị …………………………………...


MINH CHỨNG VỂ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP…..
CAM KẾT
……………………………………………...




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×