Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích thị trường và hành vi của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 18 trang )

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNH VI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM
1. Cấu trúc thị trường Bảo hiểm ở Việt Nam
Tổng quan bảo hiểm ở Việt Nam
Trong giai đoạn 2010 – 2015, tổng doanh thu phí bảo hiểm liên tục tăng, từ 30,841.79
tỷ VNĐ lên 68,688 tỷ VNĐ (theo số liệu của Tổng cục thống kê). Trong đó, tỷ trọng
doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ dao động trong khoảng từ 43.77 – 53.36%. Giai đoạn
2010 – 2011 tỷ trọng doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ giảm từ 44.65% xuống còn
43.77%, giai đoạn từ 2011 – 2015 tỷ trọng này tăng dần, từ 43.77% đến 53.36%. Phần
còn lại là doanh thu từ bảo hiểm phi nhân thọ chiếm 46.64 – 56.23 %.
Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê, từ năm 2010 – 2015 tổng số tiền bồi thường
bảo hiểm tăng từ 12,3 tỷ VNĐ lên 21,562 tỷ VNĐ. Tỷ lệ bồi thường / doanh thu phí trong
giai đoạn này dao động trong khoảng 39.88 – 44.85%.
Theo Cục quản lý giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính Việt Nam, tính đến 31/12/2015, có
61 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) hoạt động tại Việt Nam, trong đó gồm 29 DNBH phi
nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, 17 DNBH nhân thọ,
12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm
(DNTBH). (Bộ Tài Chính, 2016)


Nguồn: Tổng cục thống kê

2015

2010

Nhân thọ

Nhân thọ

Phi nhân thọ



Phi nhân thọ

Biểu đồ 1: Thành phần doanh thu theo nhóm sản phẩm của Bảo hiểm Việt Nam

Cấu trúc thị trường Bảo hiểm ở Việt Nam
Rủi ro phát sinh bảo hiểm
Tại Việt Nam, các rủi ro thường xảy ra về tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của
con người như chết, thương tật vĩnh viễn,…có thể được giảm thiểu bằng cách mua Bảo
hiểm nhân thọ. So với năm 2010, năm 2015 có giá trị doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ
tăng 22,878 tỷ VNĐ, từ 13,772 – 36,65 tỷ VNĐ. Một trong những nguyên nhân của
doanh số tăng này do các cơ quan quản lý mở rộng quy định về cho phép các DNBH
nhân thọ đầu tư vào các tài sản phái sinh dài hạn; cho phép đầu tư vào công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục; đầu tư ra nước ngoài,…
Các rủi ro được giảm thiểu bởi bảo hiểm phi nhân thọ gồm có: rủi ro bảo lãnh, rủi ro
trong nông nghiệp, rủi ro thiệt hại kinh doanh, rủi ro tín dụng và rủi ro tài chính, rủi ro
cháy nổ, rủi ro hư hỏng của hàng hóa khi vận chuyển, rủi ro về thiệt hại tài sản,…Có thể
kết luận rằng các rủi ro trong cuộc sống được giảm nếu mua bảo hiểm phi nhân thọ ngày
càng nhiều. So với năm 2010 doanh thu từ bảo hiểm phi nhân thọ đã tăng từ 17,069 tỷ


VNĐ lên 32,038 tỷ VNĐ. Nếu so với năm 2014, con số này là 27,307 tỷ VNĐ, doanh thu
từ bảo hiểm phi nhân thọ năm 2015 đã tăng tới 17,33%.
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK
Số tiền mua BH/ thu nhập 1 người
STT

Loại bảo hiểm

2014


2015

1

Bảo hiểm nhân thọ

0.694%

0.874%

2

Bảo hiểm phi nhân thọ

0.693%

0.764%

3

Tổng

1.087%

1.638%

Bảng 1: Mức chi tiêu cho bảo hiểm tại Việt Nam 2014 - 2015

Mức chi tiêu cho bảo hiểm của một người dân có xu hướng tăng. Tuy nhiên, con số

này vẫn còn khá thấp. Theo tính toán từ số liệu của OECD, mức chi cho bảo hiểm trung
bình của một người Mỹ năm 2014 là 13.96% thu nhập 1 năm của họ. Theo một nghiên
cứu của công ty NerdWallet, vào năm 2015, một người Mỹ trung bình dành 5,261 USD,
tương đương với 12% thu nhập hàng năm của họ, để mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm
sức khỏe, nhà cửa, và xe ô tô. Tỷ trọng chi tiêu việc mua bảo hiểm ở Mỹ cao hơn Việt
Nam tới hơn 7 lần.
Nguồn: (OECD, 2014)

STT

Quốc gia

1
2
3
4

Mỹ
Anh
Nhật
Hàn Quốc

Tổng số tiền mua
bảo hiểm 1 năm(tỷ
USD)
2.431323
0.365908
0.351660
0.187050


Mức chi tiêu BH/thu nhập
trung bình của 1 người(%)
13.96
22.85
7.37
12.91

Bảng 2: Mức chi tiêu cho bảo hiểm của một số quốc gia trên thế giới năm 2015


Thị trường môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm
Tính đến 31/12/2015 thị trường Việt Nam có 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
(DNMGBH) và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm (DNTBH). (Bộ Tài Chính, 2016)
Hoạt động môi giới bảo hiểm, mua bảo hiểm, tái bảo hiểm có quan hệ liên kết dọc với
nhau trong chuỗi giá trị. Trong đó, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm góp phần tìm
khách hàng cho các doanh nghiệp bảo hiểm; các doanh nghiệp tái bảo hiểm đảm bảo và
tạo sự tin tưởng hơn cho người mua bảo hiểm, các doanh nghiệp này cũng góp phần vào
việc hạn chế rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, mức tăng trưởng năm 2014 tương đương với tổng phí
bảo hiểm thu xếp qua môi giới (bao gồm cả môi giới gốc và môi giới tái bảo hiểm) là
6.476 tỷ đồng, chiếm gần 24% tổng số phí bảo hiểm phi nhân thọ của toàn thị trường.
Hoạt động môi giới bảo hiểm vẫn tập trung chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt
hại (hơn 67%), nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe (hơn 16%).
Giai đoạn từ năm 2010 - 2013, sự hợp tác giữa DN bảo hiểm và môi giới khá mờ
nhạt. Từ năm 2014 trở đi, các DN bảo hiểm quan tâm hơn đến kênh môi giới bảo hiểm.
Các DN bảo hiểm dành sự quan tâm nhiều hơn đến kênh phân phối bảo hiểm qua môi
giới. Đây được xem là tín hiệu khả quan nhằm tạo đà phát triển hơn nữa cho kênh này.
Một số DN bảo hiểm trước đây có kết quả hợp tác với DN môi giới không như kỳ vọng
nên tạm ngưng hợp tác chia sẻ, sẽ nối lại quan hệ này. Có DN chưa từng ngó ngàng đến
mối hợp tác với các DN môi giới bảo hiểm cho hay, sẽ tiến hành hợp tác trong năm nay.

Thậm chí, có DN bảo hiểm phi nhân thọ coi đây là một kênh phải tập trung chú trọng
khai thác nhằm tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. (ĐTCK online, 2014)
Hiện tại, vẫn có một khoảng cách không nhỏ giữa các DN môi giới bảo hiểm nước
ngoài với trong nước trong năng lực quản trị, tính chuyên nghiệp... Thị phần phí bảo
hiểm thu xếp qua môi giới chủ yếu nằm trong tay 5 DN nước ngoài là Aon, Gras Savoye,
Jardine Lloyd Thompson, Marsh và Toyota Tsusho. Năm 2014, thị phần phí thu xếp của
khối DN môi giới bảo hiểm nước ngoài là 92,6%, các DN môi giới bảo hiểm trong nước


chiếm thị phần 7,4%. Ngoài ra, phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so
với tổng phí bảo hiểm toàn thị trường. Đơn cử, tại mảng bảo hiểm phi nhân thọ, phí bảo
hiểm gốc thu xếp qua môi giới chỉ chiếm khoảng 12% doanh thu phí bảo hiểm gốc, trong
khi tỷ lệ này ở Thái Lan chiếm xấp xỉ 30%, ở Mỹ là 85%.
Đối với tái bảo hiểm, thị trường Việt Nam hiện nay đang là một thị trường khá mới
mẻ và khó tiếp cận cho các nhà tái bảo hiểm nên cũng có những rào cản ra nhập ngành
khá cao. Rào cản còn bị gây ra do thông tin thị trường không hoàn hảo và những quy định
của Chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo (ví dụ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt
buộc, tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc,…). Thị phần lĩnh vực tái bảo hiểm hiện nay
được chia cho hai công ty lớn là VINARE và PVI Re.
Thực tế, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm gốc đang tạo ra sức ép không
nhỏ trong việc thu xếp tái bảo hiểm. Mức phí và mức khấu trừ quá cạnh tranh, điều kiện,
điều khoản được mở rộng đến mức phi kỹ thuật đã khiến cho một số đơn bảo hiểm không
thể thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường nước ngoài.
Khi đó, các DN bắt buộc phải thu xếp tái bảo hiểm qua lại giữa các DN bảo hiểm
trong nước để đảm bảo phân tán rủi ro. Trong trường hợp này, năng lực của thị trường
bảo hiểm Việt Nam trên thực tế đã bị tận dụng để bảo hiểm cho các rủi ro không tốt và
đối mặt với nguy cơ tích tụ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó, việc coi nhận tái bảo hiểm là một
kênh để tăng doanh thu cũng đã đặt các DN bảo hiểm trước những rủi ro mới.
Có một số DN đã coi tái bảo hiểm như là một kênh khai thác chính để bù đắp sự thiếu
hụt doanh thu bảo hiểm gốc. Điều này dẫn đến tình trạng DN không đánh giá kỹ rủi ro

nhận tái bảo hiểm, được chào dịch vụ nào cũng nhận, giữ lại nhiều hơn so với mức giữ lại
thuần quy định đối với loại rủi ro đó, hoặc giữ lại một số rủi ro bị loại trừ bởi các hợp
đồng tái bảo hiểm khác. Sự dễ dãi này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài
chính của DN trong trường hợp có tổn thất lớn, đặc biệt là tổn thất mang tính thảm họa.
(ĐTCK, 2016)


Nguồn; (Bộ Tài chính, 2016)
Năm thành
lập

Vốn điều lệ (tỷ
đồng)

1. Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc
gia Việt Nam (VINARE)

1994

1.008

2. Công ty tái bảo hiểm PVI (PVI Re)

2011

460

1. Công ty TNHH Aon Việt Nam

1993


8

2. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt
Quốc

2001

8

3. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á
Đông

2003

8

4. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại
Việt

2003

6

5. Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Gras
Savoye Willis Việt Nam

2003

8


6. Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh
Việt Nam

2004

9

7. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái
Bình Dương

2005

25

Tên Công ty

CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM: 2

CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM: 12


8. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm
Cimeco

2006

30

9. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Sao

Việt

2008

4

10. Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine
Loyld Thompson Việt Nam

2008

34

11. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Nam
Á

2010

10

12. Công ty TNHH môi giới bảo hiểm
Toyota-Tsusho

2011

12

Bảng 3: Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm tại Việt Nam

Bồi thường bảo hiểm

Tỷ lệ bồi thường cao vẫn đặt ra những bất cập cho các doanh nghiệp Bảo hiểm. Trong
khi đó, giá cả nguyên liệu, nhân công, sửa chữa, thay thế, chi phí thuốc men tăng cao dẫn
đến chi phí bồi thường tăng. Chưa kể, tình trạng trục lợi bảo hiểm vẫn nhức nhối, đặc biệt
đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe.
Nguyên nhân chủ quan cũng đã được chỉ ra, đó là một bộ phận doanh nghiệp bảo
hiểm “chiều” khách hàng, chạy theo doanh thu bằng mọi giá… Một số đơn vị trực thuộc
doanh nghiệp bảo hiểm còn lỏng lẻo trong công tác giải quyết bồi thường bảo hiểm sức
khỏe con người, trong khi theo thống kê, trục lợi ở nghiệp vụ này khá cao, cao cả về số
lượng hồ sơ lẫn số tiền đòi bồi thường. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng chưa chặt chẽ, chưa
thực hiện đúng quy trình trong quản lý khai thác, cấp hợp đồng bảo hiểm, thu phí bảo
hiểm, cho nợ phí bảo hiểm.
Cái khó của doanh nghiệp bảo hiểm còn do số tiền bồi thường cao. Bồi thường cao
khiến những doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu chậm trễ trong công tác bồi


thường. Có doanh nghiệp có số tiền bồi thường bảo hiểm chưa giải quyết gấp hơn 4 lần
số tiền thực chi bồi thường.

Bảng 4: Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ năm 2013 – 2014

Năm 2015, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục đặt kế hoạch giảm tỷ lệ bồi thường,
thậm chí xuống dưới mức 40%, thực hiện công tác giám định bồi thường theo ngành dọc
từ trụ sở chính đến các đơn vị thành viên để giám sát chất lượng bồi thường. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp thừa nhận, khó khăn trong giảm bồi thường vẫn hiện hữu. (Bảo hiểm
Bảo Việt, 2015)
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang sử dụng rất nhiều biện pháp để làm giảm
tỷ lệ bồi thường như: thắt chặt công tác kiểm tra rủi ro trước khi cấp bảo hiểm; đề ra mức
phí bảo hiểm riêng cho từng lĩnh vực; thanh tra, rà soát chặt chẽ hơn đối với lãng phí,
tham ô,.... Thực tế, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí đang có xu hướng giảm trong giai
đoạn từ 2011 đến nay. Năm 2011 tỷ lệ này là 43.69% thì đến năm 2015, con số này đã

giảm xuống còn 31.39%


50

45
40
35
30
25

2013

20

2014

15

2015

10
5
0

tỷ lệ chi phí bồi
thường/doanh thu

tỷ lệ chi phí bồi thường
bảo hiểm nhân thọ/doanh

thu

tỷ lệ chi phí bồi thường
bảo hiểm phi nhân
thọ/doanh thu

Biểu đồ 2: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm Việt Nam 2013 – 2015(%)

Xét về chi phí bồi thường toàn ngành bảo hiểm nói chung có xu hướng giảm, năm
2014 là 38.01% doanh thu, đến năm 2015 giảm còn 31.09%. Tuy nhiên tỷ lệ chi phí bồi
thường bảo hiểm nhân thọ và chi phí bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ so với doanh thu
của 2 loại bảo hiểm này tăng giảm không ổn định suốt thời kỳ 2010 – 2015. Điều này
được giải thích do có rất nhiều sự điều chỉnh của chính phủ cũng như sự tự điều chỉnh
của chính các công ty bảo hiểm khi nhu cầu của thị trường thay đổi.
2. Hành vi của doanh nghiệp qua các năm
Mức độ tập trung của thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua chỉ số HHI và CR5
Theo Cục quản lý giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính Việt Nam, tính đến 31/12/2015, có
61 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) hoạt động tại Việt Nam, trong đó gồm 29 DNBH phi
nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, 17 DNBH nhân thọ,
12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm
(DNTBH). (Bộ Tài Chính, 2016).


Thị trường bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay thị trường Việt Nam đang có 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Trong đó,
5 doanh nghiệp dẫn đầu và thuộc top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ có uy tín nhất tại Việt
Nam do công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công
bố 30/6/2016 gồm có: Prudential, Bảo việt nhân thọ, Manulife, AIA, Dai-ichi (Vietnam
Report, 2015)
Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính


Biểu đồ 3: Thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tính đến 2/2015

Với số lượng các hãng bảo hiểm tương đối ít, do đó các doanh nghiệp trong thị trường
bảo hiểm nhân thọ có thể tồn tại sức mạnh thị trường. Điều này thể hiện qua chỉ số HHI
và CR5 tính toán ở bảng dưới đây:


Nguồn: Tính toán theo số liệu của TCTK

ngành

Doanh
thu phí
(tỷ VNĐ)

Si

7,6386

0.3274

Bảo Việt
nhân thọ

6,31619

0.2707

0301774984 Manulife


2,60029

0.1115

0311289578 Dai-ichi

1,85729

0.0796

0301930337 AIA

1,76243

0.0755

Mã doanh
nghiệp

Tên
doanh
nghiệp

0301840443 Prudential
1501005642
6511

HHI


CR5

0.2098

0.8647

Bảng 5: HHI và CR5 của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam năm 2013
HHI = 0.2098 thể hiện mức độ tập trung vừa phải ở thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Ngoài ra, mức độ tập trung còn thể hiện ở chỉ số CR5, trong năm 2013 năm doanh nghiệp
lớn nhất chiếm 86.47% thị phần toàn ngành. Trong đó, chiếm thị phần lớn nhất là
Prudential với thị phần 32.74%, tiếp đó là Bảo Việt nhân thọ với 27.07%, Manulife với
11.15%, Dai – ichi với 7.96% và AIA với 7.55%. Kể từ khi thành lập năm 1995,
Prudential luôn có doanh thu dẫn đầu trong hoạt động bảo hiểm nhân thọ và là một trong
những công ty bảo hiểm lâu đời và uy tín nhất trên thị trường Việt Nam. Trong 5 công ty
bảo hiểm được bình chọn là có uy tín nhất, có đến 4 công ty bảo hiểm nước ngoài, duy
nhất Bảo Việt nhân thọ là doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, Bảo Việt nhân thọ cũng có
cổ đông chiến lược là Sumitomo Life (Nhật Bản). Có thể thấy, trên sân chơi bảo hiểm
nhân thọ hầu hết là các doanh nghiệp ngoại có kinh nghiệm, có đội ngũ chuyên gia cao
cấp và có khả năng thiết kế các gói sản phẩm hợp lý đòi hỏi chi phí rất lớn. Thêm vào đó,
các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thường có thời hạn hợp đồng dài, các đối tượng khách
hàng khác nhau, hợp đồng khác nhau,... nên rất khó doanh nghiệp Việt nào có thể cạnh
tranh được với doanh nghiệp ngoại.


Nguồn: Tính toán theo số liệu của TCTK

ngành

Doanh
thu phí

(tỷ VNĐ)

Si

8,977.15

0.3285

7,362

0.2694

0301774984 Manulife

3,139.88

0.1149

0311289578 Dai-ichi

2,600

0.0951

2,310.1

0.0845

Mã doanh
nghiệp


Tên
doanh
nghiệp

0301840443 Prudential
1501005642
6511

Bảo Việt
nhân thọ

0301930337 AIA

HHI

CR5

0.2127

0.8924

Bảng 6: HHI và CR5 của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam năm 2014
Đến năm 2014, chỉ số tập trung của thị trường là HHI = 0.2127, nhỉnh hơn năm trước
1.38%, chứng tỏ mức độ tập trung của thị trường bảo hiểm nhân thọ đã tăng. Xét chỉ số
CR5 cũng tăng từ 0.8647 lên 0.8924, tổng thị phần của 5 doanh nghiệp lớn nhất ngành
cũng tăng. Trong đó, thị phần của Prudential tăng 0.11%, của Manulife tăng 0.34%, Dai –
chi tăng 1.55%, AIA tăng 0.9%. Trong khi đó, chỉ duy nhất thị phần của Bảo Việt nhân
thọ giảm 0.13%. Điều này chứng tỏ những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Thực hiện

chiến lược bền vững của mình, Prudential cung cấp những bảo hiểm nhân thọ dài hạn với
mức phí gần như không đổi, thận trọng trong việc đầu tư bảo hiểm đồng thời xây dựng
hình ảnh bằng việc giúp đỡ người dân nâng cao chất lượng giáo dục, bảo vệ sức khỏe
cũng như hỗ trợ cộng đồng. Vì vậy không những uy tín của Prudential tăng mà mức
doanh thu phí cũng như thị phần của doanh nghiệp này cũng tăng liên tục trong những
năm gần đây. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài khác như Dai –
ichi việc tạo ra khác biệt về sản phẩm, dịch vụ đã làm tăng năng lực cạnh tranh của mình.
Trong khi những công ty bảo hiểm khác đang đứng trước những khó khăn vì phí bảo
hiểm mà khách hàng đóng vào cũng không còn giá trị như trước. Các công ty khác lựa
chọn cách hạ thấp mức tỷ lệ bảo hiểm của mình khi có rủi ro xảy ra (có thể gọi là “trượt


giá bảo hiểm”) thì Dai –ichi nhấn mạnh hững giải pháp và phát triển sản phẩm để chia sẻ
rủi ro với khách hàng của mình. Năm 2014, thị phần của Dai – ichi tăng tới 1.55%, mức
tăng mạnh nhất so với 4 đối thủ còn lại.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Hiện nay thị trường Việt Nam đang có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, nhiều
gấp 1.7 lần số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Với số lượng nhiều hơn số lượng doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, liệu mức độ tập trung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có
thật sự nhỏ hơn mức độ tập trung trên thị trường bảo hiểm nhân thọ?
Nguồn: Tính toán từ số liệu TCTK

ngành

Doanh
thu phí
(tỷ VNĐ)

Si


3,512.19

0.2058

0101527385 Bảo Việt

4,199.27

0.246

0300446973 Bảo Minh

1,988.22

0.1165

0100110768 PJICO

1,592.06

0.0933

684.47

0.0401

Mã doanh
nghiệp
0105402531


6512

Tên
doanh
nghiệp
PVI

0100774631 PTI

HHI

CR5

0.1325

0.7017

Bảng 7: HHI và CR5 của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2010

Ta thấy HHI = 0.1325 < 0.15 do đó thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là thị trường
không có sự tập trung. Tức là thị trường cũng có tính cạnh tranh, nhưng ở mức độ thấp.
Trong đó CR5 = 0.7017 tức là tổng thị phần của 5 doanh nghiệp lớn nhất ngành là
70.17%. Trong đó, thị phần của Bảo Việt năm 2010 cao nhất và đạt 24.6%, tiếp đó là PVI
với 20.58%, Bảo Minh 11.65%, PJICO 9.33% và PTI với 4.01%. Bảo Việt ra đời năm
1964, đánh dấu mốc lịch sử của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đây là công ty bảo hiểm đầu
tiên tại Việt Nam. Hiện nay, Bảo Việt là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt
Nam và là một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất được Nhà nước công nhận và xếp


hạng. Hiện tại Tập đoàn này có trụ sở tại Hà Nội với hơn 150 chi nhánh trên khắp 63 tỉnh

thành cả nước. (Bảo Việt, 2015). Bảo Minh, từ một chi nhánh của Bảo Việt, nay đã vươn
lên thành một Tổng Công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Được thành lập ngày 28/11/1994 với số vốn ban đầu chỉ là 40 tỷ đồng. (Bảo Minh, 2016)
Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO thành lập ngày 15/06/1995, gồm 7 cổ đông sáng
lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhà nước, có tiềm năng, uy tín ở cả trong và
ngoài nước. PJICO là Nhà bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình cổ
phần. Từ khi thành lập đến nay, Bảo hiểm PJICO luôn là 1 trong 4 đơn vị dẫn đầu trên thị
trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ. (PJICO, 2016)
Thành lập năm 1996, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) phát
triển từ một công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN) trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số một
Việt Nam, dẫn đầu trong các lĩnh vực trọng yếu của thị trường bảo hiểm như Năng lượng
(chiếm thị phần tuyệt đối), Hàng hải, Tài sản – Kỹ thuật... và quan trọng hơn, PVI đang
hướng tới trở thành một Định chế Tài chính – Bảo hiểm quốc tế.
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Bưu điện được được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện
hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày 18/06/1998.


Nguồn: Tính toán từ số liệu TCTK

ngành

Doanh
thu phí
(tỷ VNĐ)

Si

5,805.67


0.2126

0101527385 Bảo Việt

5,703.46

0.208

0300446973 Bảo Minh

2,490.43

0.0912

2,1

0.0769

1,708.33

0.0626

Mã doanh
nghiệp
0105402531

6512

Tên

doanh
nghiệp
PVI

0100110768 PJICO
0100774631 PTI

HHI

CR5

0.1149

0.6513

Bảng 8: HHI và CR5 của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2014

So với năm 2010, năm 2014, chỉ số HHI trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giảm,
chứng tỏ mức độ cạnh tranh trong ngành này tăng. Có một số doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ mới tham gia vào thị trường như: SGI Hà Nội, Cathay. CR2 giảm từ 0.7017
xuống còn 0.6513, tức là tổng thị phần của 5 doanh nghiệp lớn nhất thị trường đã giảm
5.04% trong giai đoạn 2010 – 2014. Trong giai đoạn 2010 – 2014, thị phần của Bảo Việt
nhìn chung giảm, năm 2010 là 24.6% thì đến năm 2014, con số này giảm chỉ còn 20.89%.
Thị phần của Bảo Minh và PJICO cũng giảm, tuy nhiên, thị phần của PVI và PTI tăng.
Trong đó thị phần của PTI tăng mạnh lên tới 3.68%, thị phần của PVI tăng ở mức 0.67%.
Bảo Việt được biết đến như một công ty bảo hiểm nhưng thực chất lại hoạt động đa
ngành. Số vốn các công ty bảo hiểm trong Tập đoàn Bảo Việt chiếm chưa đến 50% vốn
chủ sở hữu. Liên tục trong những năm qua hoạt động bảo hiểm thuần túy của BVH đều bị
thua lỗ. Thực tế BVH cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, ngân hàng,
đầu tư, môi giới, quản lý quỹ, bất động sản…. Tuy nhiên, việc đầu tư đa ngành đó đã

không mang đến kết quả kinh doanh khả quan cho BVH. Đây cũng là một trong những lý
do khiến thị phần của Bảo Việt sụt giảm liên tục trong những năm gần đây. Chỉ số đo
lường hiệu quả hoạt động là suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của BVH trong suốt những


năm qua đều rất thấp. Thấp hơn rất nhiều so với suất sinh lời trung bình của các doanh
nghiệp niêm yết, so với các doanh nghiệp tài chính lớn trên sàn và thấp hơn lãi suất.
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng mạnh của PVI là sự phát triển mạnh của loại
hình bảo hiểm dầu khí (94,04%) vốn là thế mạnh tuyệt đối của PVI với 95% thị phần.
PVI là công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nên tận dụng được
những lợi thế so sánh của mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, PVI còn lấn sân sang lĩnh
vực hàng không. Đến cuối năm 2014, Bảo hiểm PVI đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh
để trở thành nhà bảo hiểm gốc đứng đầu liên danh bao gồm 3 nhà bảo hiểm gốc Việt
Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng không trọn gói cho đội máy bay của Vietnam
Airlines trị giá 6 tỷ USD, với giá trị bồi thường mỗi vụ lên tới 2 tỷ USD.
Sự tăng trưởng nhanh, cạnh tranh gay gắt sang bảo hiểm hàng không từ PVI làm Bảo
Minh bị giảm thị phần. Ngoài ra, sự sụt giảm này của Bảo Minh còn được lý giải bởi
chính sách phát triển sản phẩm còn hạn chế, đặc biệt là khâu marketing vẫn là tồn tại.
PTI là doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao hơn so với
mức tăng trưởng của ngành. Việc tái cơ cấu danh mục đầu tư của PTI cùng với sự hiện
diện của cổ đông chiến lược Dong Bu Insurance sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Việc hợp tác với nhà đầu tư chiến lược Dong Bu Insurance giúp mở ra
cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng Hàn Quốc, cụ thể ở mảng bảo hiểm tài sản kỹ
thuật. Với đối tác chiến lược ngoại, PTI cũng có kế hoạch thâm nhập thị trường bảo hiểm
Myanmar đầy tiềm năng. Những chiến lược kinh doanh của PTI làm thị phần của doanh
nghiệp này tăng mạnh trong thời gian vừa qua.
Nhưng trên thực tế, cuộc đua giành thị phần giữa các hãng bảo hiểm đang diễn ra âm
thầm nhưng hết sức quyết liệt. Trong cuộc họp nội bộ của một DN bảo hiểm lớn, việc giữ
vững ngôi vị được đặt ra như một mục tiêu sống còn, thông qua đẩy mạnh mảng bán lẻ,
tranh thủ sự chậm chân của đối thủ.

Ngoài tháo gỡ những bước cản như cân bằng lợi nhuận - doanh thu, tăng tiềm lực, vị
thế sẵn có, sát sao nhu cầu khách hàng… để lấy lại thị phần đã mất, một số DN đang lên


kế hoạch đầu tư mạnh cho kênh phân phối cùng chất lượng dịch vụ. Bên cạnh các kênh
phân phối truyền thống là đại lý, môi giới thì kênh khai thác qua ngân hàng đang được
các nhà bảo hiểm đẩy mạnh theo xu thế phát triển chung.


Tài liệu tham khảo
1. Bảo hiểm Bảo Việt. (2015). Retrieved from />2. Bảo Minh. (2016). Retrieved from />3. Bảo Việt. (2015). Retrieved from />4. Bộ Tài Chính. (2016, 2 1). Retrieved from
/>MOF151517&_afrLoop=31373738681554424#!%40%40%3F_afrLoop%3D31373738681554424%
26dDocName%3DMOF151517%26_adf.ctrl-state%3D18it3bhpo9_4
5. Bộ Tài chính, C. g. (2016). Retrieved from />6. ĐTCK. (2016). Retrieved from />7. ĐTCK online. (2014). Retrieved from
/>8. OECD. (2014). Retrieved from />9. PJICO. (2016). Retrieved from />10. Vietnam Report. (2015). Retrieved from />


×