Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Bẫy thu nhập trung bình tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 47 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH ................................................ 4
1.

Cách phân chia các nước theo thu nhập ......................................................................................... 4

2.

Khái niệm “Bẫy thu nhập trung bình” ............................................................................................. 5
a)

Theo OECD .................................................................................................................................... 5

b)

Theo WB ....................................................................................................................................... 5

c)

Theo ADB ...................................................................................................................................... 6

d)

Theo nghiên cứu của Kenichi Ohno.............................................................................................. 6
Mô hình kinh tế về Bẫy thu nhập trung bình ............................................................................... 7

3.
a)

Khung phân tích từ lý luận kinh tế phát triển ............................................................................ 7



b)

Phát triển bền vững trong thời kỳ thương mại quốc tế .............................................................. 9
Đặc điểm của một nước khi rơi vào bẫy thu nhập trung bình .................................................. 11

4.
a)

Tốc độ tăng trưởng giảm dần sau khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình................................. 11

b)

Thiếu đa dạng và tinh vi trong sản phẩm xuất khẩu................................................................ 12

c)

Năng suất lao động thấp ............................................................................................................ 13

d)

Xếp hạng thấp và hầu như không có sự cải thiện trong các chỉ số xếp hạng kinh tế ............ 13

e)

Nền kinh tế phải hứng chịu những hệ lụy từ tăng trưởng ...................................................... 14

CHƯƠNG II: BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NGUY CƠ......... 15
Thực trạng bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam ...................................................................... 15


1.
a)

Về tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................... 16

b)

Năng suất sản xuất .................................................................................................................... 18

c)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................................................................... 20

d)

Chỉ số khả năng cạnh tranh ...................................................................................................... 24

e)

Một số hệ quả của tăng trưởng ................................................................................................. 26
1


Nguyên nhân gây bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam ........................................................... 29

2.
a)

Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu thô tài nguyên khoáng sản............ 29


b)

Thiếu sự chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa ......................................................................... 30

c)

Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. ................................................................................ 31

d)

Hiệu quả sử dụng vốn công chưa cao ....................................................................................... 33

e)

Đầu tư cho khoa học công nghệ chưa được chú trọng ............................................................ 34

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP GIÚP VIỆT NAM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH KINH TẾ, ĐỐI PHÓ VỚI
BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH.............................................................................................................. 35
Xây dựng nguồn lao động chất lượng cao ................................................................................... 35

1.
a)

Thế nào là nguồn lao động chất lượng cao? ............................................................................ 35

b)

Nâng cao chất lượng nguồn lực, có các chính sách bảo hiểm đãi ngộ người lao động ......... 35

c)


Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động ................................................................................... 37

2.

Nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật – công nghệ .................................................................. 37

3.

Vốn đầu tư ..................................................................................................................................... 39
a)

Ngân sách nhà nước .................................................................................................................. 39

b)

Đầu tư tư nhân: ......................................................................................................................... 39

c)

Đầu tư nước ngoài .................................................................................................................... 40
Chính sách của nhà nước ............................................................................................................. 41

4.
a)

Khuyến khích hoạt động của các doanh nghiệp....................................................................... 41

b)


Giảm bất bình đẳng, đề cao công bằng xã hội .......................................................................... 42

c)

Nâng cao công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước ............................... 44

KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 46

2


LỜI MỞ ĐẦU
Sau 23 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã chính thức vượt qua mức thu nhập thấp và
được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng vào nhóm các nước thu nhập trung bình thấp
vào năm 2008. Tuy nhiên, kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có dấu hiệu
giảm, kèm theo đó là những vấn đề tiêu cực về kinh tế - xã hội. Với thực trạng năng suất
lao động thấp, sử dụng vốn chưa hiệu quả, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao cùng với
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, Việt Nam có nguy cơ đối mặt với bẫy thu
nhập trung bình.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, từ năm 1960 đến nay, số nước không thoát được
bẫy gấp gần 7 lần số nước thành công trong việc đối mặt với bẫy thu nhập trung bình.
Trong suốt 56 năm, tức là hơn nửa thế kỷ, nhưng chỉ có 13 nền kinh tế đã thoát khỏi bẫy
thu nhập trung bình. Thực trạng đó đặt ra một thách thức lớn nếu Việt Nam rơi vào bẫy.
Liệu chúng ta có thể tránh bẫy thu nhập trung bình và bước vào quỹ đạo phát triển bền
vững để trở thành nước có thu nhập cao hay không? Góp phần giải quyết câu hỏi đó,
nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Bẫy thu nhập trung bình tại Việt Nam” với mục
đích tìm hiểu bản chất của bẫy thu nhập trung bình, thực trạng và dự báo hệ quả của bẫy
thu nhập trung bình ở Việt Nam. Từ đó đưa ra khuyến nghị và một số biện pháp đối mặt
với tình trạng này.

Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần: Cơ sở lý thuyết về bẫy thu nhập trung bình; thực
trạng bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam; khuyến nghị và giải pháp đối phó với bẫy thu
nhập trung bình.
Nhóm xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn thị Hải Yến đã cung cấp những nền tảng lý
thuyết kinh tế phát triển và góp ý trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẪY THU NHẬP TRUNG
BÌNH
1. Cách phân chia các nước theo thu nhập
Bản thân thuật ngữ “Bẫy thu nhập trung bình” gao gồm khái niệm về thu nhập trung
bình. Vì vậy muốn tìm hiểu được thuật ngữ trên mang ý nghĩa gì, trước tiên ta cần phải
nắm rõ như thế nào là thu nhập trung bình và cách phân chia các mức thu nhập.
Có nhiều tiêu chí để phân loại các quốc gia (nền kinh tế) trên thế giới. Trong đó cách
phân loại phổ biến nhất là của Ngân hàng Thế giới (World Bank).Vào ngày 1 tháng 7
hàng năm, Ngân hàng Thế giới điều chỉnh lại việc phân loại các nền kinh tế trên thế giới
dựa vào số liệu ước tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của năm
trước. Theo công bố ngày 01/7/2015, Ngân hàng Thế giới phân loại thu nhập theo GNI
bình quân đầu người theo bốn mức cụ thể như sau:

Thu nhập trung bình (GNI / người)
Đơn vị: USD

NHÓM NƯỚC
2008

2014


2015

Thu nhập thấp

< 975

< 1,045

< 1,025

Thu nhập trung bình thấp

976 - 3,855

1,046 – 4,125

1,026 – 4,035

Thu nhập trung bình cao

3,856 - 11,905

4,126 – 12,735

4,036 – 12,475

Thu nhập cao

>11,905


>12,735

>12,475

4


 Các nền kinh tế có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp còn được gọi là
các nền kinh tế đang phát triển.
 Việt Nam nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp với GNI bình quân
đầu người là 1,000 USD (năm 2008) và đến nay con số đó là 1,980 USD (năm
2015).
2. Khái niệm “Bẫy thu nhập trung bình”
Thuật ngữ “Bẫy thu nhập trung bình” (BTNTB) lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2006
bởi 2 nhà kinh tế học Indermit Gill (Ngân hàng Thế giới) và Homi Kharas (Viện Nghiên
cứu Brookings). Tính đến nay, vẫn chưa có một khái niệm chính xác và được công nhận
trên phạm vi toàn thế giới về “Bẫy thu nhập trung bình”, nhưng nhóm tác giả xin đưa ra
một số quan điểm về BTNTB từ các nguồn tin cậy được chấp nhận rộng rãi như sau:
a) Theo OECD
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), BTNTB là tình trạng một nước có
thu nhập trung bình không vươn lên được nhóm thu nhập cao, tăng trưởng đình trệ, với
mức lương tăng lên trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa giảm xuống, khó có thể
cạnh tranh với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ tối tân, hay với các nền kinh tế có
mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hóa giá rẻ.
b) Theo WB
Theo Ngân hàng thế giới (WB), BTNTB xảy ra khi một nước bị mắc kẹt trong 42 năm
không vượt qua được ngưỡng thu nhập bình quân đầu người cơ bản từ 4000 - 6000
USD/năm mà nước này đạt được nhờ có nguồn tài nguyên và những lợi thế ban đầu nhất
định (chỉ có may mắn mà không có nỗ lực). Các nước bị rơi vào BTNTB thường có tỉ lệ
đầu tư thấp, ngành chế tạo phát triển chậm, các ngành công nghiệp ít đa dạng và thị trường

lao động kém sôi động.

5


c) Theo ADB
Theo Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB) năm 2011, một
quốc gia rơi vào bẫy thu nhập trung bình là trường hợp quốc gia đó không có khả năng
cạnh tranh với các nền kinh tế tiền lương thấp, thu nhập thấp trong xuất khẩu hàng chế
tạo và với các nền kinh tế phát triển với các đổi mới dựa trên kỹ năng cao; không thể
chuyển dịch đúng thời hạn từ mô hình tăng trưởng dựa vào nguồn lực, tiền lương và vốn
thấp sang tăng trưởng cao dựa vào năng suất.
Nghiên cứu “Sự chuyển đổi thu nhập trung bình: Bẫy hay là bí ẩn?”của Jesus Felipe,
Utsav Kumar và Reynold Galope,được xuất bản bởi ADB (năm 2014) cũng đưa ra số liệu
nghiên cứu như một tham khảo định hướng phát triển của các nước có thu nhập trung
bình: Số năm bình quân để một nước thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp ($2000
theo 1990 PPP $) để vươn lên mức thu nhập trung bình cao ($7250 theo 1990PPP $) là 55
năm. Và để từ mức thu nhập trung bình cao đạt tới mức thu nhập cao($11750 theo 1990
PPP $) là 15 năm. Nghĩa là nếu một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp không thể
đạt mức thu nhập trung bình cao sau 55 năm và mức thu nhập cao sau 15 năm thì rất có
thể quốc gia đó đang kẹt bẫy thu nhập trung bình.
d) Theo nghiên cứu của Kenichi Ohno
Theo Giáo sư Kenichi Ohno của diễn đàn phát triển Việt Nam, BTNTB là một tình
huống mà một quốc gia bị mắc kẹt tại mức thu nhập được quyết định bởi nguồn lực nhất
định và lợi thế ban đầu và không thể vượt qua mức thu nhập đó. Mức thu nhập đó phụ
thuộc vào quy mô của nguồn lực sẵn có và lợi thế liên quan đến dân số. Nếu thu nhập phi
tiền lương là nhỏ, đất nước sẽ bị mắc trong bẫy nghèo. Nếu đất nước có nguồn tài nguyên
phong phú và dòng ngoại tế lớn, thu nhập bình quân đầu người sẽ cao một cách tự nhiên
mà không cần bất kỳ nỗ lực phát triển nào. Nếu quốc gia có nguồn tài nguyên trung bình,
nó sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi tăng trưởng tạo

ra chỉ nhờ may mắn mà không bằng những nỗ lực của doanh nghiệp và chính phủ.

6


Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm tác giả tiếp cận BTNTB chủ yếu dựa trên khái
niệm về BTNTB của Kenichi Ohno.
3. Mô hình kinh tế về Bẫy thu nhập trung bình
a) Khung phân tích từ lý luận kinh tế phát triển
Trong lý thuyết về kinh tế phát triển, sự phát triển của một nền kinh tế trải qua 3 giai
đoạn (hình 1). Điểm C trong hình chỉ giai đoạn đạt mức thu nhập trung bình. Một nước
có thu nhập đầu người 500 USD nếu tốc độ phát triển thu nhập bình quân đầu người
trung bình hàng năm là 7%, nghĩa là tăng gấp đôi thu nhập đầu người trong 10 năm, thì
nước này cần 30 năm để đạt mức 4.000 USD, hoặc cần 40 năm để đạt 8.000 USD. Nếu
thu nhập trung bình tăng mỗi năm 5% thì nước này cần từ 45 đến 60 năm mới đạt được
mức thu nhập trung bình cao. Như vậy để chuyển từ một nước nghèo sang một nước có
thu nhập trung bình cần một quá trình phát triển kéo dài rất nhiều năm. Tuy nhiên, nếu
quá trình phát triển bền vững tiếp tục thì từ mức thu nhập trung bình cao tiến lên mức thu
nhập cao chỉ cần một khoảng thời gian ngắn. Quá trình này chỉ cần 15 năm nếu thu nhập
đầu người tăng mỗi năm 5%. Đây là khoảng thời gian tương đối ngắn.Tuy nhiên, có
nhiều nghiên cứu nhận định rằng: Quá trình đó ngắn, nhưng rất khó khăn. Cái khó cần
phải vượt qua ở đây chính là “Bẫy thu nhập trung bình”(Báo thời đại mới 3/2012)

Biểu đồ 1: Các giai đoạn phát triển của một nền kinh tế
7


Phân tích tính chất của điểm chuyển hóa C trong biểu đồ 1 nhận thấy: Con đường
chuyển từ B sang C là một quá trình dài, chuyển từ một nước công nghiệp sang nông
nghiệp với công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và cơ cấu lao

động làm trong các ngành này của nền kinh tế. Đó cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu
dựa trên lợi thế so sánh về thị trường lao động, vốn, công nghệ, kỹ thuật. Tại C, nền kinh
tế đang ở mức thu nhập trung bình.
AB: Xã hội chưa phát triển, trực diện với bẫy nghèo
BC: Giai đoạn phát triển ban đầu, thoát khỏi bẫy nghèo
CD: tiếp tục phát triển bền vững lên mức thu nhập cao
CE: trì trệ hoặc phát triển với tốc độ thấp, trực diện bẫy thu nhập trung bình
Thứ nhất, sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ dần thu hút hết lao động dư thừa ở
nông thôn và trong nông nghiệp (chuyển hóa lao động trong mô hình Lewis trùng với C).
Tiền lương trong các ngành CN, DV cao hơn, nên tiền lương trung bình do đó cũng tăng
theo. Như vậy, tại C, năng suất lao động phải cao hơn trước để tương ứng với tiền lương
thực tế bắt đầu tăng. Chất lượng lao động cũng cao hơn vì nền kinh tế chuyển dịch từ lao
động giản đơn sang dùng nhiều lao động có hàm lượng tri thức và tay nghề cao. Như vậy,
nếu chất lượng lao động cải thiện không đáng kể, rất dễ khiến một quốc gia đang ở điểm
C rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Thứ 2, Giai đoạn đầu của quá trình phát triển BC thường chủ yếu dựa vào đầu vào
(input- driven) với đặc tính là việc sử dụng nhiều lao động và vốn, trong khi công nghệ,
kỹ thuật chưa phát triển. Các nước dựa vào khai thác tài nguyên và sử dụng lợi thế lao
động giá rẻ để tăng GDP. Đây là hình thức tăng trưởng tạm thời, theoo chiều rộng chứ
chưa có chiều sâu. Tuy nhiên, từ điểm C, để phát triển lên giai đoạn có thu nhập cao nền
kinh tế cần phát triển các yếu tố về công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng
lực kinh doanh nhiều hơn để tăng năng suất và chất lượng nền sản xuất. Do đó, nếu một
nền kinh tế chưa đạt được sự phát triển cần thiết về công nghệ, nền kinh tế đó cũng có
nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
8


Thứ 3, chúng ta cũng biết rằng tốc độ phát triển của các nước nghèo, các nước có thu
nhập thấp nhanh hơn tương đối so với một nền kinh tế có thu nhập trung bình và cao. Tại
C, với áp lực bị các nước đi sau đuổi theo như vậy, các nước thu nhập trung bình bị cạnh

tranh giữa 1 bên là các nước thu nhập thấp với nhân công rẻ, bên còn lại là các nước phát
triển với lao động chất lượng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nước có thu
nhập trung bình phải tận dụng và phát huy tối đa tất cả những lợi thế so sánh khác của
mình, có cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành nghề hợp lý và phát triển đồng bộ
nền kinh tế theo chiều sâu. Nói cách khác, tăng trưởng phải dựa trên năng suất tổng thể
của các yếu tố (TFP).
b) Phát triển bền vững trong thời kỳ thương mại quốc tế
Đối với một nền kinh tế mở của, nhất là trong thời kỳ thương mại quốc tế mạnh mẽ như
hiện nay thì việc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế là điều kiện tất yếu
để phát triển bền vững và cũng là một động lực mạnh mẽ để thoát bẫy. Điều đó phản ảnh
trong sự thay đổi năng động của cơ cấu xuất khẩu dần dần nghiêng về những mặt hàng có
hàm lượng cao về kỹ năng và cách tân công nghệ. Điểm này có thể được minh họa bằng
sự thay đổi trong chỉ số cạnh tranh quốc tế (international competitiveness index, ICI) của
các ngành công nghiệp.
ICI= i = (X – M) / (X + M)
Với X và M là giá trị xuất và nhập khẩu của một sản phẩm công nghiệp
Quá trình phát triển của một ngành công nghiệp có thể được khảo sát qua sự thay đổi
của ICI. Khuynh hướng điển hình có thể được diễn tả ở biểu đồ 2. Ở giai đoạn đầu của
quá trình phát triển, năng lực sản xuất của nền kinh tế chưa cao, hầu như không có xuất
khẩu, giả định thị trường trong nước được cung cấp bởi nhập khẩu. Do đó lúc này ICI
bằng trừ 1. Khi sản xuất trong nước tăng dần, chỉ số này sẽ tiến đến 0 (lúc này cả nhập và
xuất khẩu đều bằng hoặc gần như bằng 0, hoặc xuất và nhập khẩu xấp xỉ bằng nhau). Khi
ngành công nghiệp này tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. X tăng, M giảm
nên ICI tiến tới 1.
9


Sự phát triển của một nền kinh tế mở đòi hỏi phải thành công trong việc dịch chuyển từ
ngành đang hoặc sắp mất lợi thế so sánh (Ngành 1) sang ngành có hàm lượng kỹ thuật
cao hơn (Ngành 2), và chuẩn bị điều kiện để chuyển sang ngành mới hơn (ngành 3), và

cứ thế, quá trình chuyển dần sang ngành 4, ngành 5,…những ngành hàm chứa hàm lượng
công nghệ cao hơn.
Một nước có thu nhập trung bình, nếu thất bại trong việc chuyển dịch cơ cấu lợi thế so
sánh nói trên, chẳng hạn, ngành 2 mất lợi thế so sánh ở thời điểm sớm hơn dự tính (thể
hiện ở biểu đồ 2, đường i2 nét đứt). Trong khi nền sản xuất của ngành 3 chưa phát triển
đủ để chuyển dịch cơ cấu từ ngành 2 sang ngành 3, chỉ số ICI sẽ lập tức âm, nền kinh tế
nước đó sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu. Nguyên nhân này có thể do cơ cấu chuyển dịch của
nước này chưa hợp lý, chưa đủ nhanh để thích ứng với sự thay đổi của thị trường quốc tế,
ví dụ như sự thay đổi thị trường lao động quốc tế do có sự tham gia của các nước khác có
nguồn lao động rẻ hơn. Trong trường hợp đó, bẫy thu nhập trung bình xuất hiện khi một
nước có thu nhập trung bình không liên tục đưa ra những lợi thế so sánh mới.

Biểu đồ 2: Diễn biến cạnh tranh quốc tế của một nền kinh tế phát triển bền vững
10


4. Đặc điểm của một nước khi rơi vào bẫy thu nhập trung bình
Dựa trên khái niệm bẫy thu nhập trung bình của, học thuyết của, và bằng việc nghiên
cứu đặc điểm của những quốc gia đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, rút ra được đặc
điểm của một nền kinh tế khi vướng bẫy thu nhập trung bình như sau:
a) Tốc độ tăng trưởng giảm dần sau khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình
Tốc độ tăng trưởng giảm dần sau khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình là một trong
những dấu hiệu điển hình nhất, được nhắc đến trong nhiều bài báo và công trình nghiên
cứu của các nhà kinh tế học khi quan sát sự tăng trưởng của các quốc gia đang mắc bẫy
thu nhập trung bình. Tốc độ tăng trưởng giảm có liên quan chặt chẽ với việc rơi vào bẫy
thu nhập trung bình của một nền kinh tế. Trong giai đoạn trước khi rơi vào bẫy thu nhập
trung bình, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, vươn từ ngưỡng thu nhập thấp lên
đến ngưỡng thu nhập trung bình trong một thời gian ngắn, nhưng sau giai đoạn đó lại có
tốc độ tăng trưởng khá thấp, thậm chí giảm theo thời gian.
Ví dụ như Thái Lan và Malaysia, mặc dù phải hứng chịu những tổn thất từ cuộc khủng

hoảng tài chính châu Á 1997, hai nền kinh tế này vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao
(Pierre-Richard Agénor, 12/2015). Giai đoạn 1970 - 1979, tốc độ tăng trưởng bình quân
của Malaysia là 5.2%; tốc độ này của Thái Lan là 5.3% giai đoạn 1970 - 1989. Bước sang
thế kỷ XX, Thái Lan và Malaysia trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, GDP bình
quân đầu người năm 2000 của Thái Lan là 2016 USD, của Malaysia là 4004.6 USD (tính
theo tỷ giá USD hiện nay) (World Bank, truy cập ngày 14/5/2016). Tốc độ tăng trưởng
của hai nền kinh tế giảm đáng kể: tăng trưởng của Malaysia giảm còn 3.8% giai đoạn
1980 - 1999 và 3% giai đoạn 2000 - 2010; Thái Lan đạt mức tăng trưởng 4.1% giai đoạn
1990 - 1999 và 3.4% giai đoạn 2000 - 2010.
Cơ sở để phân loại quốc gia thu nhập cao hay thấp là GDP bình quân đầu người (GDP
per capita) được tính theo công thức:

𝐺𝐷𝑃 𝑝𝑒𝑟 𝑐𝑎𝑝𝑖𝑡𝑎 = Y/P
11


Trong đó Y là tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia, GDP được quy đổi theo sức
mua tương đương, P là dân số trong một khoảng thời gian nhất định (thường theo năm,
nửa năm, quý). Với tốc độ tăng trưởng giảm dần, Y sẽ tăng lên một cách chậm chạp;
trong khi đó dân cư vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thu nhập bình
quân đầu người có xu hướng tăng chậm hơn, thậm chí giảm trong một số thời kỳ, các nền
kinh tế khó thoát được bẫy thu nhập trung bình.
b) Thiếu đa dạng và tinh vi trong sản phẩm xuất khẩu
Một đặc điểm chung của các nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình là các sản
phẩm xuất khẩu khá đơn điệu, chủ yếu tập trung vào tài nguyên thiên nhiên, các sản
phẩm từ nông nghiệp và thủ công nghiệp, thiếu những sản phẩm công nghệ cao, đòi hỏi
nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Hầu hết các quốc gia mắc bẫy thu nhập trung bình đều
phải dựa vào nguồn vốn và công nghệ từ các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới để sản
xuất các thiết bị công nghệ hiện đại. Do chỉ xuất khẩu những mặt hàng có giá trị thấp nên
khi đạt đến mức thu nhập trung bình, các quốc gia khó có thể cạnh tranh với những nước

thu nhập thấp có chi phí đầu vào cho việc sản xuất các mặt hàng thô sơ rẻ hơn tương đối.
Việc thiếu đi những công nghệ khoa học - kỹ thuật hiện đại còn khiến cho việc sản xuất
ra những mặt hàng công nghệ cao như thiết bị vô tuyến, phương tiện giao thông,… trở
thành vấn đề nan giải với các nền kinh tế.
Kinh tế các nước Mỹ Latinh và Caribe từng phát triển nhanh chóng và hầu như các
nước đều bứt lên trên các nước đang phát triển, sớm trở thành “nước phát triển trung
bình” với thu nhập trung bình từ thập kỷ 60 tới thâp ḳ ỷ 70 của thế kỷ XX (Ngân hàng
Thế giới, 5/2012, Phát triển kinh tế Mỹ Latinh và Caribe). Tuy nhiên, cho đến thời điểm
hiện tại, châu lục này vẫn tiếp tục dựa vào việc xuất khẩu các mặt hàng thô sơ. Trong
năm 2013, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ Latinh đến từ khai thác khoáng sản
và nông nghiệp, gồm có dầu mỏ, đồng, đậu Soya. Trong cùng khoảng thời gian, Hàn
Quốc - quốc gia đã thành công trong việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, xuất khẩu
chủ yếu các mặt hàng đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghiệp cao như vi mạch điện tử, thiết
12


bị quang học, phương tiện vận chuyển (ô tô, tàu thủy cỡ lớn,…), các phụ tùng và dụng cụ
chuyên dụng khác,…
c) Năng suất lao động thấp
Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị
thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm. Năng suất lao động của một nền
kinh tế phản ánh năng lực tạo ra của cải của nền kinh tế đó. Vì vậy, năng suất lao động là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; một quốc gia có năng suất lao động
cao hoàn toàn có thể đạt được mức thu nhập cao. Tuy nhiên, ở các quốc gia đang mắc bẫy
thu nhập trung bình, năng suất lao động trong nước lại là một vấn đề đáng báo động.
Năng suất lao động của các nước Mỹ Latinh đã có những dấu hiệu suy giảm rõ rệt ngay
sau khi đạt mức thu nhập trung bình vào thập kỷ 80 của thế kỉ XX (Conference Board,
5/2015). Theo đó, năng suất lao động của các nước khu vực Mỹ Latinh chỉ tăng trưởng
nhanh trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1980, từ mức 35% năng suất lao động Mỹ

lên tới mức 41.5%; và sau đó giảm chỉ còn 25% vào năm 2010. Trong khi đó, các nước
khu vực Đông Á có năng suất lao động gia tăng từ 15% năng suất lao động Mỹ năm 1963
đến 70% vào năm 2010.
d) Xếp hạng thấp và hầu như không có sự cải thiện trong các chỉ số xếp hạng kinh
tế
Các chỉ số xếp hạng là một thước đo tốt để đánh giá khả năng vận hành và tiềm năng
tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, đây là một dấu hiệu được giáo sư Kenichi Ohno sử
dụng khi nghiên cứu về bẫy thu nhập trung bình. Các chỉ số này bao gồm: Xếp hạng tính
cạnh tranh toàn cầu - Diễn đàn kinh tế Thế giới; Mức độ dễ dàng thực hiện hoạt động
kinh doanh - Ngân hàng Thế giới; Chỉ số tự do kinh tế - Tự do kinh tế Thế giới.
Các chỉ số xếp hạng kinh tế đều đánh giá mức độ hấp dẫn của nền kinh tế một quốc gia
thông qua việc so sánh các chính sách của Chính phủ trong việc vận hành thị trường;
đánh giá của các doanh nghiệp lớn, các tổ chức đầu tư,… Một nền kinh tế được xếp hạng
13


cao trong các chỉ số trên sẽ là một môi trường tự do kinh doanh, với những chính sách
hợp lý, tạo điều kiện một cách tối đa cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh
doanh một cách công bằng và cạnh tranh nhất. Điều đó sẽ thu hút nguồn lực từ bên ngoài
đến đầu tư, các doanh nghiệp trong nước được cạnh tranh một cách công bằng và hiệu
quả với các doanh nghiệp nước ngoài theo cơ chế thị trường. Khi đó, các nguồn lực để
phát triển kinh tế sẽ được sử dụng một cách tối đa và hiệu quả nhất; các doanh nghiệp
yếu kém sẽ tự động bị đào thải, thay vào đó là các doanh nghiệp, công ty hoạt động hiệu
quả. Đây là nhân tố cần thiết, giúp nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, bền
vững, từ đó tiến đến mức thu nhập cao.
Theo các chỉ số xếp hạng này, những nền kinh tế đứng đầu trong danh sách là những
khu vực có mức thu nhập cao: Hồng Kông; Singapore; Hàn Quốc,… Các quốc gia đang
mắc bẫy thu nhập trung bình thì được xếp hạng khá thấp, và không có sự thay đổi trong
nhiều năm liền. Đối với chỉ số Tự do kinh tế, trong 4 năm liền (2012 - 2016), Brazil luôn
được xếp hạng khá thấp: đứng thứ 118 trên tổng số 178 khu vực (2016), 122/178 (2015)

,114/178 (2014), 100/177 (2013), 99/179 (2012). Từ mức xếp hạng trên, có thể thấy nền
kinh tế Brazil đang tăng trưởng rất thấp, và quốc gia này sẽ gặp nhiều khó khăn vươn lên
mức thu nhập cao.
e) Nền kinh tế phải hứng chịu những hệ lụy từ tăng trưởng
Đây là dấu hiệu cuối cùng giáo sư Ohno đưa ra trong nghiên cứu về bẫy thu nhập trung
bình. Để đạt được mức thu nhập cao từ mức thu nhập trung bình, cần phải đạt được tăng
trưởng bền vững, với tốc độ cao, và đều đặn qua các năm. Tuy nhiên, các nền kinh tế
đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình lại có mức tăng trưởng không ổn định, không mang
tính bền vững. Các quốc gia đó tăng trưởng nhưng không phát triển bền vững do tập
trung quá nhiều nguồn lực để phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, nhưng lại bỏ qua
các yếu tố khác như môi trường, thị trường tài chính, cân bằng thu nhập,…
Trung Quốc là một ví dụ điển hình của nền kinh tế vướng bẫy thu nhập trung bình phải
hứng chịu những hệ lụy từ tăng trưởng. Vì quá tập trung vào phát triển ngành công
14


nghiệp nặng mà Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sống. Hiện
tại, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề nhất từ
trước đến nay. Năm 2015, 2/3 lượng nước ngầm và 1/3 lượng nước mặt của Trung Quốc
không an toàn đối với con người (báo cáo của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc).
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành kế hoạch phòng chống ô nhiễm môi trường nhằm cải
thiện chất lượng nước tính đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình này khó
khăn hơn nhiều so với những gì quốc gia đã dự kiến.

CHƯƠNG II: BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Ở VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ NGUY CƠ
1. Thực trạng bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam
Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc GDP bình quân đầu người 1.000 USD và bắt
đầu bước vào ngưỡng nước có thu nhập trung bình (thấp). Tuy nhiên, cũng từ năm 2008
đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục rơi vào tình trạng bất ổn, trì trệ, “nghẽn mạch” tăng

trưởng dài nhất từ khi đổi mới, khiến cho nguy cơ mắc BTNTB càng rõ hơn. Ước tính
giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 6%, thấp hơn 1,5 điểm phần trăm
so với kế hoạch. Theo tính toán, GDP bình quân đầu người năm 2010 vào khoảng 1.191
USD/năm (số liệu WB), thì để GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, thì tốc độ tăng trưởng phải
đạt 7%/năm. Như vậy, nếu “thuận buồm xuôi gió”, sớm nhất cũng phải sau 18 năm, đến
năm 2028 chúng ta mới có thể vượt ngưỡng 4000 USD/năm, vừa đủ tiêu chuẩn bước ra
khỏi một nước có thu nhập trung bình. Trong khi đó, như OECD dự báo, phải đến năm
2059, tức 45 năm nữa (tức chậm 3 năm so với định mức 42 năm), Việt Nam mới thực sự
có thể thoát ngưỡng này. Hơn nữa, Việt Nam, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, thuộc nhóm
nước châu Á có lĩnh vực công nghiệp đóng góp lớn nhất vào GDP, nhưng đóng góp lớn
nhất về việc làm lại ở lĩnh vực nông nghiệp. Nếu tiếp tục xuất khẩu tài nguyên, sản phẩm
dưới dạng thô hoặc sơ chế và coi nhân công giá rẻ là lợi thế, thì khó có tăng trưởng GDP
cao liên tục và vững chắc, nguy cơ mắc BTNTB sẽ ngày càng đậm dần.

15


Khi đánh giá khả năng Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình, Kenichi Ohno (2015)
đã sử dụng thước đo tốc độ tăng trưởng, năng suất sản xuất, tính hợp lí của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, xếp hạng kinh tế so với thế giới và việc nảy sinh các vấn đề của tăng
trưởng. Theo Keinichi Ohno (2015), những thước đo này là biểu hiện đánh giá các nền
kinh tế khác, không chỉ riêng Việt Nam. Dựa vào kịch bản của các nước mắc bẫy thu
nhập trung bình ở những năm trước, Việt Nam sẽ xác định mình có mắc bẫy hay không
và làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Bẫy thu nhập trung bình đang đe dọa Việt
Nam với những thực trạng như sau:
a) Về tăng trưởng kinh tế
Số liệu trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2015 cho thấy, tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của Việt Nam trong từng giai đoạn thành phần giảm dần. Tăng trưởng
GDP đã giảm từ mức 6,95% trong giai đoạn 1996-2000 xuống còn 5,88% trong giai đoạn
2011-2015 tuy có tăng nhẹ lên 7,33% trong giai đoạn 2001-2005. Mức tăng trưởng của

giai đoạn 2011-2015 tuy thấp hơn đáng kể so với các giai đoạn trước nhưng được đánh
giá là cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình 4,96% của các nền kinh tế mới nổi và đang
phát trong cùng giai đoạn. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam của VEPR dự báo, tăng
trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 sẽ giữ ở mức quanh 6%.
Nguồn: Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2016 của VEPR

12
10
8
6
4
2
0

6.95

7.33

1996-2000

2001-2005

6.32

5.88

2006-2010

2011-2015*


Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (%)

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam 1996 – 2015
16


Xét về mặt bản chất, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là tăng trưởng theo chiều rộng,
chưa phải theo chiều sâu, tức là chủ yếu dựa vào sự tăng vốn, ít dựa vào sự gia tăng hiệu
quả sử dụng lao động và vốn thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến trong sản xuất, chế tạo và quản lý hay nâng cao chất lượng lao động. Do vậy khi
hiệu quả sử dụng vốn ngày một giảm, các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng tìm đến
các quốc gia khác, với một nguồn nhân lực chất lượng thấp, một nền công nghệ lạc hậu,
Việt Nam sẽ không thể nào duy trì được mức tăng trưởng hiện tại, từ đó cũng không thể
tăng mức thu nhập bình quân đầu người.

Biểu đồ 4: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào cơ cấu GDP Việt Nam 2001 2010
Năm 2008 đánh dấu việc Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Kể từ đó đến nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam biến động nhẹ,nhưng nhìn chung, không
có sự gia tăng đáng kể, tính đến cuối năm 2015. Các chuyên gia và tổ chức nghiên cứu
độc lập nhận định, tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong năm 2016 sẽ đạt quanh mức 6%,
dựa trên tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

17


Phần tiếp theo sẽ đánh giá cơ cấu tăng trưởng GDP và năng suất của nền kinh tế dựa
vào tỉ lệ của TFP trong tăng tưởng và hiệu quả sử dụng vốn (dựa trên chỉ số ICOR) một
cách rõ rang hơn.
b) Năng suất sản xuất
 Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là 1 trong 3 yếu tố cơ bản đóng góp và tăng

trưởng. Tăng trưởng của yếu tố vốn và lao động là 2 yếu tố còn lại hỗ trợ cho tăng
trưởng. Với yếu tố vốn, để đánh giá năng suất, trước tiên, chúng ta sẽ đánh giá hệ số sử
dụng vốn ICOR.
TFP của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 chiếm 45% tăng trưởng kinh tế, cao hơn
nhiều so với các giai đoạn trước (theo Phạm Văn Đại và Nguyễn Đức Thành 2016). Tuy
nhiên, tỉ trọng TFP được dự báo bước vào chu kỳ giảm từ năm 2015, thay vào đó là sự
tăng lên tỉ trọng của vốn.
Nguồn: Báo cáo thường niên kinh tế 2016 của VEPR

Biểu đồ 5: 3 kịch bản tăng trưởng nhân tố tổng hợp TFP 1992-2020 (%) của VN
 Từ năm 2010, chỉ số ICOR của Việt Nam giảm đáng kể, thể hiện trên mỗi đồng
vốn đầu tư đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So sánh với một số nước trong khu vực, chỉ

18


số ICOR của Việt Nam xếp sau Myanmar, Campuchia và Phillipines và nhỏ hơn ICOR
của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Nguồn: Báo cáo thường niên kinh tế 2016 của VEPR

Biểu đồ 6: Chỉ số ICOR của Việt nam 2000 – 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên kinh tế 2016 của VEPR

Biểu đồ 7: Trung bình chỉ số ICOR của một số nước Châu Á 2011 – 2015
 Từ năm 2008, năng suất lao động của Việt Nam tăng, đặc biệt trong giai đoạn
2012-2015, với số liệu năm 2015 là ước tính. Một người lao động Việt Nam chỉ tạo ra
34,8 triệu đồng vào năm 2008 thì con số này đã tăng hơn 2 lần, 74,7 triệu đồng sau 6
19



năm. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng năng suất sản xuất thấp hơn
nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), năng suất lao động Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Năng suất lao động của người Việt Nam vào năm 2013 tính theo giá so sánh 2005 PPP
bằng 1/18,4 năng suất của lao động Brunei, 1/18 năng suất lao động Singapore, 1/6,5
năng suất của lao động Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc. Việt Nam chỉ xếp
hạng cao hơn Cam-pu-chia về năng suất lao động và giữ khoảng cách rất nhỏ, 4 USD/lao
động, so với Lào. Nếu giả định các nước có cùng tốc độ tăng trưởng năng suất lao động
như Việt Nam thì phải 20 năm nữa Việt Nam mới xoá bỏ được sự cách biệt về năng suất
lao động so với Indonesia và Philippines và mất thêm 50 năm nữa mới đuổi kịp Thái Lan.
Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World Development
Indicators, 2013

Bảng 1: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của một số nước 2007 –
2013 (USD, PPP 2005)

c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
20


 Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp kém phát triển, nền kinh
tế tập trung, bao cấp. Kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế của Việt
Nam đã thay đổi đáng kể. Cụ thể, tỷ trọng Nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm
từ 38,06% năm 1986 xuống còn 17,7% năm 2014; tỷ trọng Công nghiệp và Xây dựng
tăng từ 28,8% năm 1986 lên 33,21% năm 2014; tỷ trọng Dịch vụ tăng từ 33,06% lên
39,04% với các năm tương ứng.
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê


100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

0%

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Biểu đồ 8: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP Việt nam 1986 – 2014
Việc thực hiện chủ trương Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI (Tạp chí Cộng sản, 2015) và Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, được nhấn mạnh ở Đại hội XII của Đảng (Tạp chí Cộng sản, 2015), làm tỉ
trọng đóng góp trong tăng trưởng kinh tế của khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm
21


; tỉ trọng của Công nghiệp và Xây dựng tăng nhanh, chiếm phần lớn điểm tăng trưởng ; tỉ
trọng Dịch vụ trong tăng trưởng kinh tế cũng tăng. Tuy vậy, tỷ lệ dân số làm việc trong
ngành nông nghiệp vẫn rất cao, theo Tổng cục thống kê, năm 2014, con số này là hơn

40%. Đêì này chứng tỏ những hạn chế của Việt Nam trong việc chuyển dịch cơ cấu lao
động theo ngành nghề.
Nguồn: Tổng cục Thống kê

100%
90%

80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và Xây dựng

Dịch vụ

Biểu đồ 9: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Việt Nam 200 - 2015 (%)
 Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng đang diễn ra sự chuyển dịch trong thành phần kinh
tế. Trong đó, tỷ trọng kinh tế tập thể giảm nhẹ, xuống dưới 5% trong năm 2014. Kinh tế
tư nhân giảm nhẹ, luôn giữ dưới mức 10%. Tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm dần, từ vị trí
lớn nhất trong giá trị sản xuất vào năm 2005 xuống vị trí thứ 2, sau kinh tế cá thế, vào
năm 2014. Điều này cho thấy, kinh doanh nhỏ lẻ là hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt
Nam. Đây là một bất cập lớn vì, với hình thức kinh doanh nhỏ, tính tập chung, kỹ năng

quản lý cũng như chuyên môn hóa không cao, không có động lực đầu tư vốn lớn và đầu
tư cải tiến công nghệ.

22


Về hoạt động đầu tư, đầu tư tăng dần tỷ trọng vào thành phần kinh tế ngoài Nhà nước
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế Nhà nước.
Thành phần Nhà nước giảm tỷ trọng vốn từ khoảng 60% vào năm 2000 xuống khoảng
38% vào năm 2015. Đặc biệt, năm 2013, thành phần Nhà nước chỉ nắm giữ 30% tổng
vốn phát triển xã hội của cả nước, thấp nhất trong giai đoạn 2000-2015. Trong khi đó,
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh về tỷ trọng trong 10 năm gần đây. Tỷ trọng
đầu tư của thành phần kinh tế nước ngoài khá cao 23% (năm 2015), nếu các doanh
nghiệp trong nước và Nhà nước hoạt động không hiệu quả, sẽ có nguy cơ bị thành phần
kinh tế này vượt qua, lúc này, con số GDP sẽ không phản ánh chính xác trình độ của nền
sản xuất và mức sống của nhân dân. Thực tế, nếu 2 thành phần kinh tế đóng vai trò là nội
lực của đất nước mới là nguyên nhân chủ yếu làm đất nước giàu mạnh và phát triển bền
vững hơn.
Nguồn: Tổng cục Thống kê

100%
90%
80%

70%
60%
50%
40%
30%
20%

10%
0%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 10: Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế của Việt Nam 2000- 1025
 Về cơ cấu thương mại quốc tế, Việt Nam có xu hướng tăng nhanh xuất khẩu hàng
hóa đã chế biến hoặc đã tinh chế, giảm tương ứng tỷ trọng của các mặt hàng thô, mặt
23


hàng sơ chế. Tuy nhiên, tỷ trọng sản phẩm thô còn khá cao, trong khi những mặt hàng đã
qua chế biến hầu như chỉ mới qua sơ chế hoặc chế biến ở một trình độ công nghệ còn hạn
chế nên giá trị gia tăng không cao.
Nhóm hàng "công nghiệp chế biến" hiện chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, những năm gần đây giá nguyên liệu đầu vào luôn tăng nhanh, tăng trước, nhưng giá
thành sản phẩm xuất khẩu không tăng kịp hoặc gần như không tăng nên giá trị thực thu ít.
Báo cáo xuất khẩu Việt Nam 2009-2010 do Cục Xúc tiến thương mại và Trung tâm
Nghiên cứu chính sách và phát triển (Depocen) phối hợp thực hiện đưa ra nhận xét:
"Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hầu hết có chất lượng trung bình, không có yếu tố nổi trội
so với đối thủ cạnh tranh". Báo cáo của các cơ quan thương vụ VN tại nước ngoài cũng
chỉ ra rằng, chất lượng hàng xuất khẩu của VN chưa ổn định, mẫu mã chưa phong phú,
đa dạng. Trên thực tế, Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu ở những nhóm
hàng có công nghệ thấp, thâm dụng nhiều lao động và xuất khẩu tài nguyên, nông sản
dạng thô. Báo Công thương có nhận định : “Sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và
của các mặt hàng xuất khẩu nói riêng đang đuối trong cuộc chạy đua toàn cầu. Nguyên

nhân chính là do chúng ta kéo dài quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều ngang, chỉ tập
trung khai thác tài nguyên, khoáng sản để xuất khẩu”
d) Chỉ số khả năng cạnh tranh
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
2012 - 2013 (GCI), chỉ số năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam bị
tụt 10 bậc từ hạng 65 xuống 75 trong số 144 nước được xếp hạng. So với các nước trong
khu vực Đông Nam Á, Việt Nam bị tụt hạng nhiều nhất. Singapore vẫn vững vàng ở vị trí
thứ 2, Thái Lan tăng 1 bậc lên vị trí thứ 38. Philippines tăng mạnh nhất, 10 bậc lên vị trí
thứ 65.

24


Nguồn: Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016, Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF)

Biểu đồ 11: Năng lực cạnh tranh của Việt nam so với các nước trong khu vực

Biểu đồ 12: Những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh

25


×