Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Viên Thế Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.52 KB, 9 trang )

Viên Thế Khải (1859-1916)
Viên Thế Khải (16 tháng 9 năm 1859 - 6 tháng 6 năm 1916), tự là Uy
Đình, hiệu là Dung Am; là một nhân vật lịch sử ở đầu thời Trung Hoa
Dân Quốc.
Nhận xét khái quát về ông, học giả Nguyễn Hiến Lê viết:
Ông là một chính trị gia có tài, thông minh, biết tổ chức, mưu mô, cương
quyết, có bản lãnh, có thủ đoạn; chỉ tiếc rằng ông ham quyền quá, nhiều
tham vọng quá, không dùng tài mình vào việc giúp nước, mà chỉ để nhắm cái
ngai vàng...Giá bấy giờ Trung Hoa có một lãnh tụ khác, không nghĩ đến tư
lợi, đến quyền thế của mình, thì có thể Trung Hoa đã thống nhất được ngay
và tránh được cái họa nội chiến kéo dài nhiều năm sau...(Sử Trung Quốc,
Quyển 3, tr. 26).
*
Viên Thế Khải sinh ra tại thôn Trương Doanh, huyện Hạng Thành, phủ Trần
Châu, tỉnh Hà Nam.
Gia đình họ Viên sau đó đã dời đến một khu đồi, cách trung tâm Hạng
Thành 16 km về phía Đông Nam. Ở đó họ Viên đã xây một thôn được xây
tường rào có tên Viên Trại thôn. Viên trại này ngày nay nằm trong Vương
Minh Khẩu hương, trên lãnh thổ của thành phố cấp huyện Hạng Thành.
1. Gia nhập quân đội:
Khi còn trẻ, Viên Thế Khải (sách sử có khi gọi tắt là Viên) thích cưỡi ngựa,
đánh võ. Ông mong muốn làm quan chức nhưng đã hai lần trượt trong các
kỳ thi của triều đình. Nhưng nhờ mối quan hệ của cha, mà Viên có một chỗ
đứng trong quân đội nhà Thanh ở Sơn Đông.
Năm 1884, Viên theo đoàn quân đi trấn áp phong trào nông dân ở Triều
Tiên, rồi tham gia Chiến tranh Thanh-Nhật, nhưng ông được lệnh trở nước
trước khi cuộc chiến kết thúc, mà phần thắng lợi nghiêng về phía quân đội
Nhật Bản.
Năm 1894 đến 1898, ông tham gia các cuộc đánh dẹp quân Nghĩa Hoà
Đoàn. Nhờ theo phe đại thần Lý Hồng Chương, Viên được bổ nhiệm làm chỉ
huy trong việc đào tạo quân đội mới (1895).


2. Tiết lộ cơ mưu của phái Duy tân:
Tháng 6 năm 1898, nghe theo lời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu,
Hoàng đế Quang Tự cho thi hành cuộc biến pháp, nhằm duy tân đất nước.
Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, thì vấp phải sự chống đối của phái Hậu đảng,
tức phe phái của Thái hậu Từ Hi. Đàm Tự Đồng, một thành viên của phái
duy tân, thấy vậy bèn khuyên Quang Tự đoạt lấy chính quyền. Hoàng đế
nghe lời bèn cử Tự Đồng đến gặp Viên Thế Khải lúc đó đang thống lĩnh
7.000 quân ở Thiên Tân, và đã từng tham gia Cường học hội (một tổ chức
của phái Duy tân).
Mặc dù nhận lời kéo quân về giúp, nhưng sau khi cân nhắc, Viên thấy phe
Từ Hi (sử gọi là Hậu đảng) còn mạnh, nên ngay sau đó ông lập tức đến Bắc
Kinh, báo lại mọi việc cho Từ Hi. Kết quả là Hoàng đế Quang Tự bị bắt
giam, 6 vị nhân sĩ (trong đó có Đàm Tự Đồng) bị giết, Khang Hữu Vi cùng
Lương Khải Siêu phải chạy trốn sang Nhật Bản, và cuộc biến pháp bị bãi
bỏ...Sử gọi vụ này là Bách nhật Duy tân (Cải cách trăm ngày), là Chính biến
Mậu Tuất (1898),
Nhờ công tiết lộ, Viên Thế Khải được Từ Hi phong làm Thống soái tân quân
Bắc Dương.
Năm 1901, Viên thay Lý Hồng Chương làm đại thần nhiếp chính. Năm
1907, Viên được cử làm Thượng thư bộ Ngoại vụ, tham gia vào việc quân
cơ.
Cựu hoàng Phổ Nghi kể:
Viên Thế Khải sau khi đến Bắc Kinh không đầy một tháng, lấy danh nghĩa
Long Dụ thái hậu (vợ chính Hoàng đế Quang Tự) mở kho lương thực tiếp tế
cho quân đội, đồng thời bức ép những người thân quý nộp tài sản nuôi
quân...Chính trị, quân binh, tài sản (trong cung), tất cả đều rơi vào tay của
Viên Thế Khải....
Năm 1908, Hoàng đế Quang Tự qua đời. Bấy giờ có người tin rằng Quang
Tự mất vì bị Khánh Vương Dịch Khuông và Viên Thế Khải đầu độc, để đưa
Tái Chấn (con Dịch Khuông) lên nối ngôi [1].

Thấy có nhiều người muốn giết Viên Thế Khải, nhưng sợ rằng khi Viên
chết, thì quân Bắc Dương sẽ nổi lên phản đối, nên Thái hậu Long Dụ nghe
theo chủ ý của Trương Chi Động, cho Viên về nhà dưỡng bệnh, rồi cho nghỉ
công tác.
3. Trấn áp quân cách mạng:
Bất mãn vì nhà Thanh quốc hữu hoá đường sắt Xuyên - Hán, Việt - Hán để
gán nợ cho Anh, Pháp, Đức, Mỹ; nhân dân các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam,
Quảng Đông, Tứ Xuyên nổi dậy phản đối.
Lợi dụng thời cơ nhà Thanh điều quân đội từ Vũ Xương đến Trùng Khánh,
tối ngày 10 tháng 10 năm 1911, binh lính ở Vũ Xương nổi dậy. Đây là kết
quả của một cuộc vận động lâu dài của những phần tử trong Trung Quốc
Đồng minh hội [2]. Mờ sáng hôm sau thì quân cách mạng chiếm được Vũ
Xương. Sử gọi là Khởi nghĩa Vũ Xương. Thắng lợi này đã cổ vũ các tỉnh
khác tuyên bố ly khai với nhà Thanh, làm nên cuộc Cách mạng Tân Hợi.
Lập tức, Thanh đình phái nhiều tướng lĩnh và hàng vạn quân đi tiêu diệt,
nhưng không thành công. Lúc bấy giờ Viên Thế Khải đang dưỡng bệnh ở
Hà Nam, được mời ra làm Tổng đốc Hồ - Quảng, chỉ huy đội quân Bắc
Dương, lãnh nhiệm vụ trấn áp quân cách mạng ở Hán Khẩu, Hán Dương.
Cựu hoàng Phổ Nghi kể:
Nghe nói, cha tôi (tức Hàm Thân Vương, lúc này đang làm Nhiếp Chính
Vương) cùng các vương công thảo luận, bất luận Viên trấn áp cách mạng
thành công hay thất bại, cuối cùng phải diệt trừ ông ta. Nếu như Viên thất bại
thì mượn cớ thất bại mà xử tội chết, nếu như thành công thì lấy cớ giải trừ
quân đội, tướt bỏ binh quyền, rồi nghĩ cách tiêu diệt. Tóm lại, quân đội quyết
không để rơi vào tay người Hán, nhất là là không thể nằm trong tay Viên
(Nửa đời đã qua, tr. 36).
Tuy nhiên, Viên cũng không phải là tay vừa. Nhân cơ hội này, ông liền ép
Thanh đình phải cử ông làm Tổng lý nội các (tương đương chức Thủ tướng
bây giờ).
Ngày 2 tháng 11 năm 1911, Viên cho quân đánh chiếm lại Hán Khẩu, sau đó

cho bao vây Vũ Xương. Ngày 12 tháng 11, Viên Thế Khải đến Bắc Kinh
thành lập nội các. Cho Đoàn Kỳ Thụy coi việc quân ở miền Võ Hán, cho
Phùng Quốc Chương làm Tổng thống quân cấm vệ tại kinh thành.
Ngày 15 tháng 11, đại biểu quân cách mạng ở các tỉnh về Thượng Hải dự
hội nghị, nhưng đến ngày 24 thì bị vây phải dời về Vũ Xương. Nơi này lại bị
vây, hội nghị phải họp trong tô giới Anh ở Hán Khẩu.
Ngày 2 tháng 12, quân cách mạng chiếm được Nam Kinh, hội nghị liền dời
về đây để bầu đại Tổng Thống, lập Chính phủ lâm thời.
Ngày 25 tháng 12, Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn) từ
Mỹ về nước. Sau đó (10 tháng 11 năm Tân Hợi, tức là ngày 29 tháng 12 năm
1911), ộng được đại biểu của 17 tỉnh dự họp bầu làm Đại tổng thống lâm
thời (Lê Nguyên Hồng làm phó), và lấy ngày 1 tháng 1 năm 1912 làm ngày
khai sinh của chính quyền Trung Hoa dân quốc.
Được tin, Viên Thế Khải liền tìm mọi cách tấn công vào chính quyền mới.
Vừa bị Viên uy hiếp, vừa bị các nước đế quốc thu hết thuế quan (họ không
công nhận chính phủ của Tôn Dật Tiên), nên chính phủ Cộng hòa gặp rất
nhiều khó khăn.
4. Làm Lâm thời Đại Tổng thống:
Để chấm dứt cuộc nội chiến, Tôn Dật Tiên đã đề xuất hiệp nghị 5 điều như
sau:
-Hoàng đế nhà Thanh phải thoái vị.
-Viên Thế Khải phải tuyên bố tuyệt đối tán thành chính thể Cộng hòa.
-Hoàng đế thoái vị xong, Tôn Dật Tiên sẽ từ chức Lâm thời Đại Tổng thống.
-Lâm thời Tham nghị viện sẽ cử Viên Thế Khải lên làm Lâm thời Đại Tổng
thống.
-Được tuyển cử rồi, Viên phải tuyên thệ giữ Lâm thời ước pháp do Tham
nghị viện định ra.
Viên Thế Khải bằng lòng, bèn mật sai Đoàn Kỳ Thụy hiệp với 40 tướng lãnh
khác uy hiếp Hoàng đế nhà Thanh thoái vị. Ngày 12 tháng 2 năm 1912 (năm
đầu Dân quốc), Hoàng đế Tuyên Thống (tức Ái-tân-đảng-la Phổ-nghi) phải

xuống chiếu thoái vị, để hoàng thất và hoàng tộc còn hưởng được một số
điều kiện ưu đãi của Chính phủ Dân quốc.
Ngay hôm sau, Viên điện cho Tôn Dật Tiên và Lê Nguyên Hồng biết công
lao của ông, và có ý thúc ép Tôn Dật Tiên từ chức, nhường chức Đại tổng
thống lại cho Viên. Tôn Dật Tiên đồng ý với ba điều kiện là:
-Chính phủ lâm thời phải đóng ở Nam Kinh, không được thay đại biểu.
-Tổng thống mới được cử phải đến Nam Kinh nhận chức, Tôn Dật Tiên và
Chính phủ của ông mới thôi chức.
-Tổng thống mới phải tuân theo Ước pháp của Chính phủ lâm thời, những
điều luật và quy chế đã công bố vẫn tiếp tục có giá trị.
Ngày 15 tháng 2 năm 1912, sau khi Viên Thế Khải đồng ý tuân theo các
điều kiện trên, Tham nghị viện cử ông lên làm Lâm thời Đại Tổng thống.
Tôn Dật Tiên sau đó cử học giả Thái Nguyên Bồi lên Bắc Kinh rước Viên
xuống Nam Kinh nhận chức theo thỏa thuận. Nhưng vì Viên không muốn
rời xa hang ổ của mình, nên bí mật cho một nhóm binh sĩ do Tào Côn thống
lĩnh giả vờ nổi loạn. Sợ phương Bắc có biến, Thái Nguyên Bồi đề nghị để
Viên tuyên thệ và nhận chức ở Bắc Kinh.
Ngày 10 tháng 3, Viên Thế Khải tuyên bố nhận chức ở Bắc Kinh. Căn cứ
vào quy định của Ước pháp, Viên cử người xuống Nam Kinh tổ chức nội các
mới, dùng Đường Thiệu Nghi làm Quốc vụ Tổng lý. Ngày 5 tháng 4, Tham
nghị viện quyết định dời Chính phủ lâm thời lên Bắc Kinh.
5. Lại xung đột với lực lượng cách mạng:
Sau khi Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống, tuy phái cách mạng không
hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng những chức vụ chủ chốt trong chính quyền đều
vào tay phe của Viên. Theo sử liệu thì đây là chính quyền mà ngoài thì treo
chiêu bài “Trung Hoa Dân quốc”, nhưng bên trong là phái của Viên cấu kết
với đế quốc chống lại phái cách mạng.
Ngày 20 tháng 3 năm 1913, một đảng viên trọng yếu của Trung Quốc Đồng
Minh hội là Tống Giáo Nhân bị mưu sát mà người chủ mưu là một viên
chức cao cấp trong Chính phủ của Viên [3]. Vì việc này mà Tôn Dật Tiên

(con rể ông Nhân) tuyên bố chống Viên Thế Khải.
Tháng 8 năm đó, với ý định thông qua Quốc hội, sẽ hạn chế quyền lực của
Viên Thế Khải, Trung Quốc Đồng Minh hội cải tổ thành Quốc dân đảng.
Trước tình trạng Quốc dân đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, để đối
phó, Viên Thế Khải bèn gấp rút cho bổ sung quân, đồng thời không đợi
Quốc hội thông qua, Viên ký giấy vay Ngân hàng đoàn (đây là ngân hàng 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×