Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Thực trạng phục hồi chức năng vận động và một số yếu tố liên quan ở trẻ bại não từ 2 – 6 tuổi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 133 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC THNG LONG
---------------------------------------

NGUYN TH THANH NHN

THC TRNG PHụC HồI CHứC NĂNG VậN ĐộNG

MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ở TRẻ BạI NãO Từ 2 6
TUổI
TạI BệNH VIệN CHÂM CứU TRUNG ƯƠNG NĂM
2017


LUN VN THC S Y T CễNG CNG


H NI 2017
B GIO DC V O TO
TRNG I HC THNG LONG
---------------------------------------

NGUYN TH THANH NHN

THC TRNGPHụC HồI CHứC NĂNG VậN ĐộNG Và
MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ở TRẻ BạI NãO Từ 2 6

TUổI
TạI BệNH VIệN CHÂM CứU TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
LUN VN THC S Y T CễNG CNG

CHUYấN NGNH: Y T CễNG CNG
M S: 60 72 03 01

HNG DN KHOA HC:
PGS.TS V Thng Sn


HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám
hiệu, Phòng sau Đại học Trường Đại học Thăng Long cùng các thầy cô giáo trong
bộ môn Y tế Công Cộng Trường Đại học Thăng Long đã tận tình dạy dỗ và truyền
đạt lại cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong chuyên môn nghề nghiệp. Các thầy,
các cô đã luôn dìu dắt, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, tạo điều kiện để tôi
làm tốt đề tài này.
Với tất cả sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Vũ
Thường Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Châm Cứu TW; người thầy
đã dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những
kiến thức rất quý báu và đóng góp ý kiến để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn

này.
Tôi vô cùng biết ơn các Trưởng khoa cùng các cô chú, anh chị bác sỹ, điều
dưỡng viên các khoa Nhi, khoa Bại não, khoa Điều trị Liệt vận động - ngôn ngữ TE
trẻ em bệnh viện Châm cứu TW đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời
gian học tập và nghiên cứu tại các khoa.
Tôi xin xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ và gia đình đã dành cho tôi
tình yêu thương và là nguồn động viên giúp tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đề tài này.
Cũng nhân dịp luận văn được hoàn thành, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới
những trẻ bại não và gia đình các em – những người thầy đã âm thầm đóng góp vào
thành công của bản luận văn này.



LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Thanh Nhàn, học viên Trường Đại học Thăng
Long, chuyên ngành Y tế công cộng khóa 4, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.
TS. Vũ Thường Sơn



Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Châm

Cứu Trung Ương.


2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan. Những số liệu và thông tin này đã được cơ sở nơi
tiến hành nghiên cứu chấp thuận và cho phép lấy số liệu. Đối tượng
nghiên cứu đều tình nguyện tham gia và đồng ý cung cấp thông tin.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Nhàn



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVCCTW
CTSN

Bệnh viện Châm Cứu trung ương
Chấn thương sọ não

ĐH

Đại học


ĐD

Điều dưỡng

GMFCS

Gross Motor Function Classification System (Hệ

GMFM

thống phân loại chức năng vận động thô)

Gross Motor Function Measure

HN
KTV
KTTTVĐ
PHCN
TW
XBBH

(Phương pháp đánh giá chức năng vận động thô)
Hà Nội
Kỹ thuật viên

Kỹ thuật tạo thuận vận động
Phục hồi chức năng
Trung ương
Xoa bóp bấm huyệt


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Lược sử bệnh bại não..............................................................................3
1.2. Quan niệm y học hiện đại về bệnh bại não.............................................3
1.3. Đặc điểm về vận động ở các thể lâm sàng..............................................6

1.4. Các phương pháp điều trị - phục hồi chức năng cho trẻ bại não hiện nay....8
1.5. Phục hồi chức năng xoa bóp bấm huyệt và tập vận động cho trẻ bại
não…………………………………………………………………….13
1.6. Một số yếu tố liên quan đến điều trị phục hồi chức năng trẻ bại não.. .19
1.7. Khái quát về địa điểm nghiên cứu ……………………………….....20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………….22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................23
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................30
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................32

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................32
3.2. Kết quả phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não từ 2-6 tuổi bằng
xoa bóp bấm huyệt và tập vận động tại bệnh viện châm cứu trung ương
năm 2017...............................................................................................37
3.3. Một số yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng bằng xoa bóp
bấm huyệt và tập vận động cho trẻ đối tượng nghiên cứu....................48
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................55
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................55
4.2. Nguyên nhân gây bại não......................................................................57


4.3. Điểm gmfm trung bình trước phcn theo các mức độ gmfcs.................58

4.4. Thời gian trẻ được gia đình hỗ trợ tập phcn tại cộng đồng...................60
4.5. Sự cải thiện của trẻ bại não theo các mức độ gmfcs.............................61
4.6. Điểm gmfm trung bình tại các mốc vận động trước và sau phục hồi
chức năng..............................................................................................61
4.7. Sự tiến bộ của trẻ ở tất cả các mốc vận động thô..................................63
4.8. Sự tiến bộ của trẻ bại não trong từng mốc vận động thô......................64
4.9. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng bằng xoa bóp
bấm huyệt và tập vận động cho trẻ bại não...........................................68
KẾT LUẬN....................................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới.................................32

Bảng 3.2.

Phân bố trẻ bại não theo tình trạng sinh......................................33

Bảng 3.3.


Phân bố trẻ bại não theo tuổi thai và cân nặng khi sinh..............33

Bảng 3.4.

Phân bố trẻ bại não theo nguyên nhân gây bại não.....................34

Bảng 3.5.

Phân bố bệnh nhi bại não kèm theo một số bệnh khác...............34

Bảng 3.6.


Phân bố theo tuổi bắt đầu điều trị trong nhóm nghiên cứu.........35

Bảng 3.7.

Thời gian trung bình trẻ được gia đình tập PHCN sau 1 tháng và
sau 3 tháng sau điều trị................................................................36

Bảng 3.8.

Điểm GMFM trung bình trước PHCN theo các nhóm tuổi........37


Bảng 3.9.

Điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động trước và sau
PHCN của nhóm chứng..............................................................39

Bảng 3.10. Điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động trước và sau
PHCN của nhóm nghiên cứu......................................................40
Bảng 3.11. So sánh mức điểm GMFM của trẻ bại não trước và sau PHCN
của nhóm chứng..........................................................................41
Bảng 3.12. So sánh mức điểm GMFM của trẻ bại não trước và sau PHCN
của nhóm nghiên cứu..................................................................42
Bảng 3.13. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc lẫy trước và sau PHCN.......43

Bảng 3.14. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc ngồi trước và sau PHCN......44
Bảng 3.15. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc bò và quỳ trước và sau PHCN. .45
Bảng 3.16. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc đứng trước và sau PHCN.....46
Bảng 3.17. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc đi, chạy trước và sau PHCN 47
Bảng 3.18. Sự cải thiện về vận động thô của trẻ bại não theo tuổi bắt đầu
điều trị.........................................................................................48
Bảng 3.19. Sự cải thiện về vận động thô của trẻ bại não với các bệnh kèm
theo..............................................................................................50
Bảng 3.20. Sự cải thiện về vận động thô của trẻ bại não với giới tính...............51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Điểm GMFM trung bình trước PHCN theo các mức độ GMFCS.35
Biểu đồ 3.2. Phân bố trẻ đã tập PHCN sau khi hướng dẫn............................36
Biểu đồ 3.3. Sự cải thiện theo các mức độ GMFCS của nhóm chứng..........37
Biểu đồ 3.4. Sự cải thiện của trẻ bại não theo các mức độ GMFCS của nhóm
NC.............................................................................................38
Biểu đồ 3.5. Sự cải thiện về điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động
của nhóm chứng.........................................................................39
Biểu đồ 3.6. Sự cải thiện về điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động
của nhóm nghiên cứu.................................................................41
Biểu đồ 3.7. Mức độ cải thiện về vận động thô của trẻ bại não sau PHCN của
nhóm nghiên cứu.......................................................................42
Biểu đồ 3.8. Mức điểm GMFM của trẻ tại mốc lẫy sau 1 và 3 tháng PHCN44

Biểu đồ 3.9. Mức cải thiện GMFM của trẻ tại mốc ngồi sau 1 tháng và 3
tháng PHCN..............................................................................45
Biểu đồ 3.10. Mức độ tiến bộ của trẻ bại não tại mốc bò và quỳ....................46
Biểu đồ 3.11. Mức độ tiến bộ của trẻ bại não tại mốc đứng............................47
Biểu đồ 3.12. Mức độ tiến bộ của trẻ bại não tại mốc đi, chạy.......................48
Biểu đồ 3.13. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não với nhóm tuổi
sau PHCN 1 tháng.....................................................................49
Biểu đồ 3.14. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não với nhóm tuổi
sau 3 tháng sau PHCN..............................................................49
Biểu đồ 3.15. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não với bệnh kèm
theo sau PHCN 1 tháng.............................................................50
Biểu đồ 3.16. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não với bệnh kèm

theo sau 3 tháng sau PHCN.......................................................51


Biểu đồ 3.17. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não theo giới tính sau
PHCN 1 tháng...........................................................................52
Biểu đồ 3.18. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não với bệ theo giới
tính sau 3 tháng sau PHCN.......................................................52
Biểu đồ 3.19. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não theo giới tính sau
PHCN 1 tháng...........................................................................53
Biểu đồ 3.20. Mức độ cải thiện vận động thô của trẻ bại não với nguyên nhân
gây bại não tính sau 3 tháng sau PHCN....................................54



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bại não gây nên đa tàn tật về vận động, ngôn ngữ, tinh thần, giác quan
và hành vi do tổn thương não không tiến triển xảy ra trước khi sinh, trong khi
sinh và sau khi sinh. Bệnh để lại những khiếm khuyết nặng nề, không chỉ ảnh
hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trẻ trở thành gánh
nặng cho gia đình và xã hội, ngoài ra còn ảnh hưởng tới kinh tế gia đình các
em, tới sự phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt đối với các nước nghèo.
Theo thống kê, số lượng trẻ mắc bệnh bại não ngày càng gia tăng. Trên
thế giới, năm 2002 số ca mắc bại não chiếm tỷ lệ 1,8 - 2,5/1000 trẻ sơ sinh

sống [45]. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bại não ở trẻ dưới 8 tuổi là 3,6/1000 trẻ sơ sinh
sống [65]và hàng năm có khoảng 500 000 trẻ mắc bại não, chiếm tỷ lệ 0,2%
tổng số trẻ [44].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hàng
năm có trên 3000 lượt trẻ bị bại não và tự kỷ đến khám và điều trị tại bệnh
viện. Trong những năm gần đây, số lượng trẻ bại não đến điều trị tại Bệnh
viện Châm cứu trung ương ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm 1998,
tại khoa Nhi, điều trị 394 trẻ mắc bại não (chiếm 25,7% tổng số bệnh nhi),
đến năm 2002 con số này tăng gần gấp 3 lần 912 trẻ (chiếm 47,3% tổng số
bệnh nhi), đến năm 2015 tổng số trẻ điều trị bại não tại khoa Nhi là 1.743 trẻ
chiếm 74,61% tổng số bệnh nhi nằm viện. Trong đó, bệnh nhi thể co cứng
chiếm tỷ lệ cao nhất (60 - 70% tổng số trẻ bại não).

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó
PHCN vận động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ bại não.
Việc tạo dựng khả năng vận động đúng và sớm sẽ giúp trẻ tự chủ trong chăm
sóc cá nhân, là cơ sở nền tảng cho các kỹ năng khác như nói, học, viết….
Hiện nay, tại Bệnh viện Châm Cứu TW việc phối hợp điều trị PHCN
theo y học cổ truyền đã và đang mang lại kết quả khả quan cho bệnh nhi bại


2

não. Tại Bệnh viện Châm cứu TW, điều trị PHCN cho trẻ bại não ngoài điện
châm, thủy châm, điều trị bằng chiếu đèn hồng ngoại, cấy chỉ, ngôn ngữ trị

liệu thì các bài tập vận động thụ động, các kỹ thuật tạo thuận kết hợp với xoa
bóp bấm huyệt, tập với dụng cụ đơn giản đã đem lại hiệu quả rất đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, việc phục hồi chức năng vận động cho trẻ còn gặp rất nhiều
khó khăn. Lý do chủ yếu là hầu hết nguyên nhân bệnh của trẻ bại não xảy ra ở
thời kỳ trước và trong khi sinh, tức là khi hệ thần kinh chưa phát triển hoàn
chỉnh về chức năng, hoạt động của các giác quan. Các nhóm cơ chưa phát
triển bình thường để có thể tiếp thu các quá trình rèn luyện, phục hồi chức
năng, giáo dục về sau. Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao
hiệu quả phục hồi chức năng vận động cho trẻ, giúp trẻ sớm hòa nhập với gia
đình và xã hội, đề tài khảo sát: “Thực trạng phục hồi chức năng vận động
và một số yếu tố liên quan ở trẻ bại não từ 2 – 6 tuổi tại Bệnh viện Châm
cứu Trung ương năm 2017” được tiến hành với hai mục tiêu:

1.

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não từ 26 tuổi bằng xoa bóp bấm huyệt và kỹ thuật tạo thuận vận động tại
Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2017.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng
bằng xoa bóp bấm huyệt và kỹ thuật tạo thuận vận động cho trẻ bại
não từ 2- 6 tuổi.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LƯỢC SỬ BỆNH BẠI NÃO
Người đầu tiên mô tả các triệu chứng của bệnh bại não là bác sỹ phẫu
thuật viên chỉnh hình người Anh- W.J. Little vào năm 1843. Năm 1861, ông
đã mô tả chi tiết những triệu chứng của tình trạng mà ông gọi là “co cứng đờ”
(spastic rigidity) là những đứa trẻ này co cứng rõ các cơ ở tay và chân, khó
khăn trong cầm nắm đồ vật, bò và đi lại. Những rối loạn này không cải thiện
khi trẻ lớn lên nhưng cũng không nặng nề hơn. Ngoài những rối loạn về chức
năng vận động, Little còn chỉ ra những khiếm khuyết về trí tuệ, giác quan,

giao tiếp xã hội [35].
Tuy nhiên vào năm 1897, nhà tâm lý lừng danh người Áo Sigmund Freud
không tán thành với quan điểm trên của Little. Ông cho rằng trẻ bại não thường
có những rối loạn khác như chậm phát triển tinh thần, rối loạn thị lực hay bị
động kinh. Freud cho rằng rối loạn này có thể bắt nguồn từ rất sớm trong quá
trình phát triển của não bộ khi trẻ con đang trong giai đoạn bào thai [55].
Ở Việt Nam, năm 1993, Trần Trọng Hải xuất bản cuốn “Bại não và phục
hồi chức năng”, tác giả đã tổng kết được khái niệm bại não, kỹ thuật đánh giá
trẻ bại não, phương pháp phục hồi chức năng trẻ bại não [19].
1.2. QUAN NIỆM Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ BỆNH BẠI NÃO
1.2.1. Một số định nghĩa về bại não
Bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình Phelps, người đầu tiên (1950) đã định nghĩa

bại não như sau: “Bại não là những rối loạn về vận động và giác quan của một
nhóm trẻ mà khởi đầu không bị khiếm khuyết về tâm thần. Sự co giật, múa vờn,
cứng đờ, rung và mất điều phối là những biểu hiện quan trọng” [56].


4

Viện Y tế và viện bệnh lý thần kinh quốc gia Mỹ (1985) đã đưa ra định
nghĩa về bại não và cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu dịch tễ, lâm sàng bại não: “Bại não là một nhóm các rối loạn của hệ thần
kinh trung ương gây nên bởi tổn thương não không tiến triển do các yếu tố ảnh
hưởng vào giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh đến 5 tuổi với các biến

thiên bao gồm các rối loạn về vận động, trí tuệ, giác quan và hành vi” [19].
Năm 1992, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra Phân loại quốc tế về bệnh tật
(International Classification of Disease, Tenth revision viết tắt là ICD - 10).
Trong đó bại não được đề cập đến ở Chương VI bao gồm hội chứng Little và
loại trừ liệt hai chi dưới di truyền; được mã hoá từ G80 đến G83. Phân loại này
tỏ ra khác biệt hẳn so với phân loại bại não của các chuyên gia phục hồi chức
năng nên ít được sử dụng trong thực tế lâm sàng và nghiên cứu [3].
1.2.2. Phân loại bại não
- Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới về bại não (1992): chương 6- Mã
hóa từ G80 đến G83 [64]
- Standley năm 2000 đã đưa ra phân loại bại não được nhiều chuyên gia
bại não trên thế giới và Việt Nam áp dụng [63]. Đó là:

+ Theo thể lâm sàng: Thể co cứng, thể múa vờn, thể thất điều, thể nhẽo
và thể điều phối.
+ Theo định khu tổn thương: liệt 2 chân, liệt nửa người, liệt tứ chi.
+ Theo nguyên nhân: Trước khi sinh, trong khi sinh, sau sinh.
+ Theo mức độ khiếm khuyết: nhẹ, vừa, nặng và rất nặng [42].
1.2.3. Nguyên nhân bại não
Nguyên nhân gây ra bại não rất đa dạng, có thể xảy ra vào bất cứ thời
điểm nào kể từ khi thụ thai, mang thai, sinh đẻ và sau khi sinh đến 5 tuổi.


5


Nguyên sinh trước sinh chiếm khoảng 15%. Trong khi nguyên nhân
trong khi sinh chiếm khoảng 40%. Và nguyên nhân thời kỳ sơ sinh, nhũ nhi
(thời kỳ sau sinh) chiếm khoảng 30-45% [39].
1.2.3.1. Nhóm nguyên nhân trước khi sinh
- Dị tật ống thần kinh cấu trúc cầu đại não, não bé, não trước.
- Hội chứng bất thường bẩm sinh đa yếu tố khó xác định
- Nhiễm khuẩn bẩm sinh (bệnh do Toxoplasma, Rubella, Herpes, bệnh
giang mai), nhiễm độc hóa học, rối loạn nội tiết chuyển hóa.
- Biến chứng thai sản (nhiễm độc thai, rau tiền đạo, suy dinh dưỡng bào thai)
- Bất thường nhiễm sắc thể. [39]
1.2.3.2. Nhóm nguyên nhân trong sinh.
* Đẻ non tháng.

Theo Staley, đẻ rất non tháng là yếu tố có giá trị nhất tiên đoán bại não
về sau [63]. Theo Dunin tỷ lệ bại não do đẻ non là 28,9% [47] .
Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà năm 2002 cho thấy trẻ đẻ non ít
hơn hoặc bằng 37 tuần có nguy cơ mắc bại não lớn hơn 7,25 lần trẻ đẻ đủ cân,
ở trẻ đẻ non dưới hoặc bằng 32 tuần nguy cơ bại não lớn hơn 10,65 lần [15].
*Cân nặng khi sinh thấp.
Dunin và cộng sự cho thấy bại não có cân nặng khi sinh thấp [47]. Ở
Trung Quốc, nghiên cứu của Lu, Li và Lin cũng cho thấy bại não có cân nặng
khi sinh thấp, chiếm 24% [52]. Tại Việt Nam, theo Trần Thị Thu Hà (2002) thì
cân nặng thấp nguy cơ mắc bại não ở trẻ có cân nặng ≤ 2500gram lớn gấp 3,3
lần, cân nặng khi sinh ≤ 1500 gram lớn gấp 3,59 lần so với trẻ đẻ đủ tháng [15].
* Ngạt khi sinh.

Ngạt khi sinh là tình trạng thai nhi bị thiếu ô xy trong quá trình chuyển
dạ. Dấu hiệu của ngạt khi sinh như chậm thở, chậm khóc sau sinh, tím tái...


6

Tỷ lệ mắc bệnh bại não cao ở trẻ đẻ ngạt có chỉ số Apgas 0-3 điểm, ngạt trên
10 phút … [39].
1.2.3.3. Nhóm nguyên nhân sau sinh.
Các nguyên nhân dẫn đến bại não có thể bao gồm:
Sang chấn sọ não, tai biến mạch máu não, bệnh não mắc phải, tổn thương
não do thiếu máu – thiếu oxy não.

Nhiễm khuẩn thần kinh, ngộ độc, rối loạn chuyển hóa (bệnh Reye).
Không rõ nguyên nhân [39].
1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ VẬN ĐỘNG Ở CÁC THỂ LÂM SÀNG
1.3.1. Thể co cứng
Thể này chiếm tỷ lệ cao nhất, theo Trần Trọng Hải thể này chiếm 60%
đến 70% trong tổng số trẻ bại não [17],theo Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Minh
Thủy (2001) chiếm 73%.
Bại não thể co cứng thường là do tổn thương các tế bào thần kinh chi
phối vận động ở trung tâm. Thể này được đặc trưng bởi sự tăng trương lực cơ,
tăng phản xạ gân xương và dấu hiệu đa động gân gót, kèm theo dấu hiệu
Babinski. Ngoài ra những bất thường về kiểm soát vận động chủ động tại các
chi, yếu cơ và mất vận động khi thực hiện động tác: bàn tay luôn nắm chặt, bàn

chân duỗi chéo cứng đơ. Các phản xạ sơ đẳng như phản xạ trương lực cơ cổ
không cân xứng giữ lâu, đặc biệt trẻ không cử động từng khớp riêng biệt được
(khó gập cổ tay hay gập gối được) [43].
Dấu hiệu liệt cũng là một đặc điểm lâm sàng của trẻ bại não. 40% trẻ liệt
nửa người, liệt nửa người bên phải nhiều hơn bên trái. 20% có liệt cứng tứ
chi. 5-10% liệt hai chi (thể này gặp nhiều ở trẻ đẻ non). Trẻ bại não có biểu
hiện chậm trưởng thành của hệ thần kinh với sự có mặt của phản xạ nguyên
thủy và tồn tại sau 6 tháng tuổi. Trẻ thường biểu hiện chậm phát triển tinh
thần ở các mức độ khác nhau. Các dấu hiệu khác: Co rút cơ, biến dạng xương
khớp…[20] .



7

1.3.2. Thể múa vờn (thể liệt phối hợp múa giật múa vờn).
- Thể này chiếm tỷ lệ ít hơn, khoảng 8-20% tổng số trẻ bại não.
- Thể múa vờn là do tổn thương hệ ngoại tháp, dấu hiệu lâm sàng đặc trưng
ở thể này như rối loạn trương lực cơ: khi trẻ ở tư thế nghỉ, trương lực cơ bình
thường đột nhiên tăng lên khi trẻ bị kích thích (vui buồn) hoặc sự có mặt của các
vận động không tuỳ ý (duỗi cổ và thân mình khi nằm ngửa, các động tác kiểu múa
vờn chậm ở ngón tay, ngón chân) khả năng kiểm soát đầu cổ kém cổ yếu không
mang nổi đầu, liệt tứ chi: lúc cứng đờ, lúc mềm, mồm há liên tục và chảy nhiều
rớt dãi, trẻ có thể điếc ở tần số cao kèm theo các động tác vô thức (múa giật, múa
vờn và các động tác không tự chủ) [20].

1.3.3. Thể rối loạn điều phối (thể thất điều).
- Đây là thể chiếm tỷ lệ thấp khoảng 1-5% thể rối loạn điều phối
thường gặp ở những tổn thương tại tiểu não (ví dụ như teo tiểu não…)
- Các dấu hiệu lâm sàng hay gặp là: giảm trương lực cơ toàn thân, rối
loạn thăng bằng đầu cổ và thân mình, phản xạ gân xương bình thường, khiếm
khuyết về vận động và trí tuệ, kém kiểm soát về tầm vận động, hướng và lực
của cử động còn tồn tại các phản xạ nguyên thuỷ [51].
1.3.4. Thể nhẽo (thể giảm trương lực cơ).
Đây là thể rất ít gặp, chiếm khoảng 1-2% tổng số trẻ bại não.Dấu hiệu lâm
sàng của thể này là: giảm hoặc mất trương lực cơ toàn thân thể hiện rõ khi cho
trẻ nằm ngửa thì tay chân ở tư thế dang, xoay ngoài và gấp, khi kéo ngồi dậy
đầu trẻ ngửa ra sau hoặc không thể giữ được đầu,cổ và nửa thân trên, còn nửa

thân dưới xẹp xuống. Khi trẻ nằm sấp quay đầu sang một bên trẻ không có
phản xạ chống đỡ. Ở trẻ thể này thường khó mút bú, nuốt do không điều khiển
được lực cơ cần thiết. Thể này không kéo dài vì sau đó chuyển thành thể co
cứng hoặc thể thể rối loạn điều phối [54].
1.3.5. Thể phối hợp.


8

Thể này chiếm khoảng 13-20% tổng số trẻ bại não. Hay gặp nhất là
phối hợp giữa thể co cứng với thể múa vờn. Các dấu hiệu lâm sàng như:
trương lực cơ lúc tăng mạnh lúc lại trở về bình thường kèm theo phản xạ duỗi

chéo, các cơ vân động không tuỳ ý ở đầu chi, miệng và đầu cổ [28].
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO
TRẺ BẠI NÃO HIỆN NAY
1.4.1. Phục hồi chức năng bằng ngoại khoa
Một số kỹ thuật điều trị ngoại khoa cũng được áp dụng trong điều trị PHCN cho trẻ bại não:
- Cấy ghép tế bào gốc
Cấy ghép tế bào gốc tức là người ta sẽ chiết tách tế bào gốc ở tủy xương
và mô mỡ để tiêm trực tiếp vào máu và tủy sống, thay thế tế bào não bị tổn
thương hoặc kích thích tế bào não tổn thương hoạt động trở lại. Phương pháp
này đã được áp dụng tại bệnh viện Vimec Hà Nội nhưng được chỉ định cho trẻ
bại não ở mức trung bình và mức độ nặng, trẻ dưới 5 tuổi, trẻ không có sóng
động kinh ở não. Tuy nhiên phương pháp bơm tế bào gốc vào tủy và máu là

cách điều trị nguyên nhân chứ không cải thiện triệu chứng ở trẻ bại não. Do
vậy trẻ vẫn cần kiên trì điều trị kết hợp với liệu pháp vật lý trị liệu – phục hồi
chức năng bệnh mới tiến triển [40].
- Cắt dây thần kinh tủy sống có chọn lọc để làm giảm sự co cứng, cắt bỏ
cung cột sống, dùng điện kích thích rễ thần kinh gây nên phản ứng trong điện
cơ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trong điều trị bại não liệt hai chi
dưới và kết quả thường không có giá trị lâu dài, các yếu tố nguy cơ và giá trị
của phẫu thuật chưa được xác định rõ [26], [49].
- Phẫu thuật kéo dài hoặc chuyển gân, phẫu thuật mổ cố định khớp cổ tay
bị liệt gây biến dạng [26]



9

- Người ta còn tiến hành một số phẫu thuật để điều trị cho trẻ bại não
như phẫu thuật đặt điện cực lâu dài kích thích tiểu não và vùng đồi thị chỉ huy
cảm giác cảm thụ bản thể [1], [35].
Như vậy, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định cho trẻ
bại não ở các giai đoạn muộn. Còn ở các giai đoạn sớm, khi trẻ còn quá nhỏ thì
không thích hợp. Phẫu thuật không có tác dụng kích thích phát triển vận động,
giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên theo các bậc thang phát triển của hệ thần
kinh trung ương. Hơn nữa, phẫu thuật chỉ được tiến hành tại các cơ sở điều trị
hiện đại với những chi phí cao mà không phải gia đình trẻ bại não nào cũng có
khả năng điều trị [4].

1.4.2. Phục hồi chức năng bằng nội khoa bằng thuốc.
- Thuốc thường được dùng trong điều trị liệt cho trẻ bại não như một
phương pháp điều trị triệu chứng. Là dùng một số thuốc nhằm giảm bớt mức
độ co cứng của cơ và làm giảm cử động bất thường của trẻ. Tuy nhiên các
thuốc đường uống, đường tiêm hiện nay không có tác dụng lâu dài và phải sử
dụng liên tục, tốn kém.
- Thuốc phong bế thần kinh tại chỗ: thuốc được sử dụng gần đây nhất là
Botilinum toxin A. Thuốc có tác dụng làm giảm trương lực cơ nên có thể
ngăn ngừa hoặc hạn chế đến mức tối thiểu hình thành co rút khi xương phát
triển. Loại can thiệp này thường được sử dụng trong điều trị co rút gập khớp
khuỷu, co rút khép ngón cái, dáng đi kiễng gót. Tại Việt Nam, gần đây đã có
một số nghiên cứu bước đầu sử dụng Botilinum toxin A để điều trị co cứng cơ

cho trẻ bại não có hiệu quả đáng kể [24], [38]
- Tiêm Baclofen trong ống sống: Baclofen, một dẫn suất của acid Gamma
Aminobutyric được đưa vào cơ thể thông qua một bơm được cấy dưới da, có tác
dụng trên bệnh nhân tăng trương lực cơ toàn thân gây hạn chế thực hiện chức
năng [48]
- Ngoài ra, còn có một số thuốc uống khác cũng được dung để làm giảm
co cứng như: Baclofen, Dantrozen sodium, Chlordiazepoxide và Diazepam.


10

Phương pháp này đã được áp dụng tại bệnh viện Nhi và Bệnh viện Đại

học Y Hà Nội, tiêm thuốc kết hợp với quá trình điều trị tập luyện giúp phục
hồi chức năng trở nên dễ dàng hơn đối với bệnh nhi liệt co cứng mức độ vừa
đến nặng.
1.4.3. Vật lý trị liệu trong phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não:
bao gồm vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, điện trị liệu,
dụng cụ hỗ trợ, chỉnh hình……[2], [16], [21],
(1) Điện trị liệu:
* Tử ngoại:
Chỉ định: điều trị cho trẻ bại não có còi xương, bại não thể teo nhẽo,
suy dinh dưỡng.
Chống chỉ định: bại não có động kinh, lao phổi tiến triển, suy gan, thận cấp.
* Điện thấp tần:

Chỉ định: trẻ bại não không có động kinh.
Chống chỉ định: bại não có động kinh, bại não co cứng nặng.
Các phương pháp: Galvanic dẫn CaCl2 cổ, dẫn CaCl2 lưng, Galvanic
ngược toàn thân, Galvanic ngược chi trên, Galvanic ngược chi dưới, Galvanic
ngắt quãng.
(2) Thủy trị liệu :
Chỉ định cho trẻ bại não không có động kinh, chống chỉ định ở trẻ bại
não có động kinh.
Phương pháp: bồn nước xoáy, bể bơi….. nhiệt độ nước từ 35-36 oC, thời
gian 20-30 phút/ lần x 15-20 ngày/đợt.
(3) Vận động trị liệu:
Đây là phương pháp có vai trò quyết định trong phục hồi chức năng, tạo

dựng chức năng vận động cho trẻ bại não. Có nhiều các phương pháp can
thiệp về vận động được sử dụng để PHCN vận động cho trẻ bại não: tập theo


11

tầm vận động thụ động, tập tích cực chủ động, tập theo phương pháp
Bobath…. Trong đó, các kỹ thuật tạo thuận vận động là hệ thống các bài tập
tạo thuận dựa trên các mốc phát triển về vận động thô: kiểm soát đầu cổ, lẫy,
ngồi, bò, đứng, đi, chạy đang được áp dụng tại một số trung tâm PHCN. Tại
Bệnh viên Châm Cứu TW, các KTTTVĐ đã được các bác sỹ, ĐD và KTV
nghiên cứu, áp dụng trong PHCN cho trẻ bại não từ lâu và đem lại hiệu quả

rất đáng ghi nhận
(4) Ngôn ngữ trị liệu:
- Huấn luyện về giao tiếp sớm: kỹ năng tập trung, kỹ năng bắt chước, kỹ
năng chơi đùa, giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh, kỹ năng xã hội.
- Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ: kỹ năng hiểu ngôn ngữ, kỹ năng diễn
đạt bằng ngôn ngữ.
- Huấn luyện kỹ năng nhà trường: kỹ năng trước khi đến trường, kỹ năng
nhà trường.
(5) Hoạt động trị liệu:
- Huấn luyện khả năng sử dụng hai tay: kỹ năng cầm nắm đồ vật, kỹ năng
với cầm.
- Huấn luyện khả năng sinh hoạt hàng ngày: kỹ năng ăn uống, mặc quần

áo, đi giầy dép, kỹ năng vệ sinh cá nhân, tắm rửa, đánh răng rửa mặt.
- Huấn luyện khả năng nội trợ: kỹ năng đi chợ, tiêu tiền, kỹ năng nấu ăn.
- Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp: chọn nghề, học nghề cho phù hợp.
- Dụng cụ chỉnh hình: Nẹp dưới gối, trên gối, áo cột sống, nẹp bàn tay,
đai nâng cổ…..
- Dụng cụ trợ giúp: ghế ngồi bại não, khung và xe tập đi, xe lăn…..
(6) Giáo dục:
Huấn luyện các kỹ năng giáo dục tiền học đường, các kỹ năng giáo dục
đặc biệt và giáo dục hòa nhập.
1.4.4. Phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền



12

Đây là một trong những phương pháp cũng đang được áp dụng điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại não tại một số nước đặc biệt là ở phương đông.


Điện mãng châm: Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương

pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của y học cổ truyền) với phương pháp chữa
bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại). Điện mãng châm kết hợp của hai
phương pháp mãng châm và điện châm. Nguyễn Tài Thu đã hướng dẫn kỹ
thuật dùng kim dài châm xuyên huyệt đạo (mãng châm) và dùng dòng điện
kích thích (điện châm) trong điều trị các chứng liệt nói chung và đặc biệt là

trong điều trị liệt trẻ em do bại não nói riêng. Điện mãng châm vẫn thường
được áp dụng ở Bệnh viện châm cứu TW để điều trị liệt cho trẻ bại não với
phương pháp bổ tả kích thích các huyệt để lập lại thăng bằng âm dương của
cơ thể. Đối với hoạt động của các cân cơ, các dây thần kinh, các tổ chức mô
trong cơ thể, điện mãng châm có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất,
kích thích các dây thần kinh và các mô, làm lưu thông mạch máu [25], [32],
[33], [34].
 Thuỷ châm: là phương pháp chữa bệnh Đông – Tây y kết hợp, thủy
châm là đưa một lượng thuốc tây y vào huyệt nhằm vừa phát huy tác dụng lên
hệ kinh lạc của dung dịch thuốc, vừa phát huy tác dụng dược lý của thuốc.
Phương pháp thủy châm đã được nghiên cứu phát triển từ những năm 1971,
trong đó GS Nguyễn Tài Thu đã nghiên cứu, phát triển và áp dụng mở rộng

với nhiều loại thuốc và chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau như: liệt sau
đột quỵ não, liệt thần kinh trung ương và ngoại biên, bại não trẻ em, các bệnh
đau do bệnh lý cột sống….Thực tế cho thấy điều trị kết hợp với thủy châm
cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc dung riêng một phương pháp đông
y hoặc tây y.
 Cấy chỉ: Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc,
độc đáo của châm cứu Việt Nam, bao gồm chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt
buộc chỉ catgut. Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất
là một Protit tự tiêu trong vòng 20- 25 ngày sau khi đưa vào cơ thể. Sau khi


13


đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu
dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có
tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của
cơ, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng
cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ. Nguyễn
Tài Thu, người có công rất lớn trong nghiên cứu và áp dụng điều trị có kết
quả một số mặt bệnh đặc biệt là trẻ em bị bại não và liệt. Tại bệnh viện Châm
cứu TW đã cấy chỉ cho hàng chục ngàn bệnh nhi bại não, liệt với các mặt
bệnh khác nhau thu được kết quả rất khả quan.
1.5. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG XOA BÓP BẤM HUYỆT VÀ TẬP VẬN
ĐỘNG CHO TRẺ BẠI NÃO

1.5.1. Mục đích điều trị
Mục đích điều trị cho trẻ bại não là nhằm tạo dựng các chức năng về
hoạt động bình thường vốn có của trẻ nay do tổn thương não mà mất đi hoặc
hoạt động sai lệch. Để trẻ có thể tự đáp ứng được những hoạt động sinh hoạt
tối thiểu bình thường như: Tự đi lại được, tự mắc quần áo, tự đi vệ sinh, tự ăn
uống mà không cần sự hỗ trợ; được làm, được chơi những gì trẻ muốn… Nói
cách khác là thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển vận động, thay đổi các mẫu cử
động bất thường để tạo điều kiện cho trẻ vận động bình thường cho trẻ càng
sớm càng tốt. Phát triển các mẫu cử động quan trọng như: kiểm soát đầu cổ,
lăn lật, ngồi dậy, quỳ, đứng và các phản ứng thăng bằng. Đây cũng là mục
đích hàng đầu của việc điều trị cho trẻ bại não [35]
Mục đích thứ 2 là phong ngừa và hạn chế tối đa những di chứng co cứng

cơ, cứng khớp, biến dạng. Tránh những khuyết tật về vận động, đặc biệt là ở
trẻ 2-6 tuổi là lứa tuổi phát triển nhiều nhất về vận động và về hệ thần kinh
[12].
1.5.2. Nguyên tắc điều trị.


14

Dựa trên cơ chế bệnh sinh: Là dựa trên những điểm mấu chốt của cơ chế
bệnh sinh để áp dụng những phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ sớm
nhất và các bài tập vận động giúp trẻ dễ dàng tạo các phản xạ chỉnh thể, phản
xạ ốc nhĩ tai, tạo dựng các dạng chuyển động, di chuyển, các tư thế cho sự

phát triển bình thường của trương lực cơ. Ngoài ra, còn kích thích các vùng
chưa bị tổn thương, ức chế các vùng bệnh lý.
Nguyên tắc điều trị theo triệu chứng: Là dựa trên các dạng rối loạn vận
động theo các thể lâm sàng và dựa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh để nhằm
tăng cường vận động chủ động theo ý muốn, giảm vận động không ý thức, ức
chế và phá vỡ các phản xạ bệnh lý, điều chỉnh khả năng thăng bằng của trẻ để
trẻ có thể tự ngồi, tự đứng, tự đi được…[11]
1.5.3. Phương pháp PHCN cho trẻ bại não tại Bệnh viện Châm Cứu TW
Trong thời đại hiện nay XBBH kết hợp với vật lý trị liệu được coi là
phương pháp có nhiều ưu điểm trong điều trị trẻ bại não. Người ta cho rằng
phương pháp này có thể tiến hành từ rất sớm ngay khi trẻ được chẩn đoán bại
não từ những tháng đầu sau sinh và có thể tiến hành trong một quá trình phát

triển của trẻ. XBBH và vật lý trị liệu có tác dụng phòng chống các biến chứng
thứ phát về thần kinh - cơ, cải thiện nâng cao phần chức năng vận động bị rối
loạn, tập các kiểu vận động…[10]
1.5.3.1. Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt
a. Định nghĩa
Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da
thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da
tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh có tác dụng điều hòa quá trình hưng
phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giãn cơ đặc
biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Ngoài ra, xoa bóp còn kích
thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ



15

thể, giúp khí huyết lưu thông, tăng cường nuôi dưỡng các tế bào và thải độc
tố. Xoa bóp, bấm huyệt thường xuyên còn làm tăng tính linh hoạt của khớp
và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế. Xoa bóp bấm huyệt
còn là những động tác khởi động để cơ, gân, khớp bắt đầu cho các bài tập vận
động trị liệu tiếp theo[7], [22].
Nhìn chung, trên thế giới có rất nhiều phương pháp áp dụng để phục hồi
chức năng cho trẻ bại não, đặc biệt là trong lĩnh vực vận động. Tại Bệnh viện
Châm cứu TW, để phục hồi chức năng cho trẻ bại não kết hợp nhiều liệu pháp
trong quá trình điều trị như: điện châm, thủy trị liệu, hoạt động trị liệu, điều

trị bằng tia hồng ngoại, cấy chỉ, giáo dục và ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ và xoa
bóp bấm huyệt, tập vận động trị liệu. Xoa bóp bấm huyệt và tập vận động trị
liệu là phương pháp có nhiều ưu điểm, đơn giản, dễ thực hành, dễ truyễn đạt,
áp dụng cho mọi trẻ bại não ở các lứa tuổi khác nhau, các điều kiện, hoàn
cảnh khác nhau, có thể áp dụng liên tục, lâu dài và đem lại hiệu quả rất đáng
ghi nhận. Trong quá trình các bệnh nhi điều trị, các KTV- ĐD vừa kết hợp tập
cho trẻ vừa hướng dẫn các động tác, các bước của bài tập, tác dụng của từng
bài để sau khi về cộng đồng cha mẹ, người nhà trẻ tiếp tục tập cho trẻ để trẻ
vẫn được chăm sóc, tập luyện, không làm gián đoạn quá trình phục hồi chức
năng và đạt kết quả nhanh nhất. Xoa bóp bấm huyệt và tập vận động vừa có
vai trò kích thích phát triển vận động, vừa điều chỉnh các rối loạn vận động,
khắc phục được những biến chứng thứ phát cơ – xương – khớp do tổn thương

não gây ra. Đặc biệt các KTTTVĐ là hệ thống các bài tập tạo thuận dựa trên
các mốc phát triển về vận động thô dễ làm, dễ nhớ, thuận tiện và chứa đựng
hiệu quả kinh tế phù hợp với gia đình nghèo [7], [22].
b. Các kỹ thuật
- Xoa: KTV dùng cả hai bàn tay hoặc các đầu ngón tay lướt nhẹ trên bề
mặt da của người được xoa bóp, thuận theo chiều kim đồng hồ
- Vuốt: KTV dùng các đầu ngón tay lướt nhẹ trên bề mặt da của người


×