Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

phân tích các tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------

NGUYỄN VĂN LỢI

PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ
LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------

NGUYỄN VĂN LỢI

PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ
LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành


: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Mã số chuyên ngành: 60 58 02 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH PHONG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


i
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ
LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan
các số liệu trong luận văn này được điều tra và thu thập trung thực, kết quả trong
nghiên cứu này chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong

luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
Người cam đoan

NGUYỄN VĂN LỢI

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


ii
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp nằm trong
hệ thống bài luận cuối khóa nhằm trang bị cho Học viên cao học khả năng tự nghiên
cứu, biết cách giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra trong thực tế xây dựng. Đó là
trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi học viên cao học.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn nhiệt
tình của Thầy hướng dẫn, tôi được sự quan tâm giúp đỡ của Thầy/cô, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy TS. Nguyễn Thanh
Phong đã nhiệt tình hướng dẫn; cảm ơn Ban Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh nơi tôi đang công tác, cùng các tổ chức và cá nhân khác đã tạo điều kiện

cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu; xin cảm ơn các chuyên gia, cá nhân đã
có những ý kiến trả lời, góp ý trong quá trình khảo sát để có được số liệu khảo sát
một cách khách quan mà nghiên cứu đã đạt được.
Tác giả cũng gửi lời biết ơn đến quý Thầy, Cô của Khoa đào tạo Sau Đại học,
cùng tất cả giảng viên của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy,
hướng dẫn Chương trình cao học ngành cây dựng tại trường.
Cuối cùng, Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên về mặt tinh thần trong suốt khóa học vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn !

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


iii
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này với mục đích xác định các tiêu chí quan trọng để phân tích và
lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Dựa vào các nghiên cứu, bài báo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
trước đây, tập trung phân tích các tiêu chí cần thiết như: Chất lượng; giá sản
phẩm/dịch vụ; chế độ bảo hành, bảo trì, đổi trả sản phẩm không đạt yêu cầu; kiểm
tra, kiểm định, thử nghiệm chất lượng hàng hóa; chính sách an toàn lao động và vệ
sinh môi trường,…
Nghiên cứu này sử dụng hai hệ thống phương pháp chính đó là phương pháp

nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó, phương pháp
định tính được thực hiện bằng phương thức phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia để
xác định các tiêu chí, điều chỉnh thang đo, lập bảng câu hỏi; phương pháp định lượng
được thực hiện bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để thu thập các dữ liệu cần thiết. Sau
đó, sử dụng phương pháp định lượng quá trình phân tích thứ bậc mờ (FUZZY AHP)
và TOPSIS và công cụ thống kê là SPSS để xác định, phân tích, kiểm định các tiêu
chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng cho một công trình xây
dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả thu được từ nghiên cứu và các kiến nghị có thể trở thành tài liệu tham
khảo cho các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh và trên cả nước trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây
dựng phục vụ cho công trình, và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương tự
trong tương lai.

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


iv
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

ABSTRACT
This study aims to identify important standards for analyzing and selecting
suppliers of construction materials for construction works in Ho Chi Minh City.
Previous research projects and articles of domestic and foreign researchers
focus on analyzing necessary standards such as: quality, product/service prices,
warranty regime, maintenance, return product unsatisfactory, inspection, testing and

testing goods quality, labor safety and environmental sanitation policies, etc.
This study employs two main methods which are quantitative research methods
and qualitative research methods. In particular, the qualitative method is conducted
by direct interviews with experts to determine the standards, adjust the scale, make a
questionnaire while the quantitative methods are conducted using questionnaires to
collect the necessary data. Then, using the method of fuzzy hierarchical analysis
(FUZZY AHP) and TOPSIS and the statistical tool SPSS 16.0 to identify, analyze,
test standards to assess and select material suppliers construction for construction
works in Ho Chi Minh City.
The results and recommendations obtained from the study can become a
reference for investors operating in the construction sector in Ho Chi Minh City and
across the country in the process of selecting suppliers to provide construction
materials for the project, and serve as a reference for similar studies in the future.

.

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


v
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................................iii

MỤC LỤC

.............................................................................................................. v

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.4. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 4
1.4.1. Về mặt học thuật ................................................................................... 4
1.4.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................... 5
1.5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
1.5.1. Chi tiết cấu trúc luận văn ...................................................................... 6
Cấu trúc luận văn được chia thành 5 chương như sau: .................................... 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... 8
2.1. Giới thiệu ......................................................................................................... 8
2.2. Tóm tắt chương ................................................................................................ 8
2.3. Các định nghĩa ................................................................................................. 9
2.4. Tổng quan các nghiên cứu về xác định các tiêu chí lựa chọn NCC .............. 11
2.4.1. Nghiên cứu trên thế giới...................................................................... 11
2.4.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 16
2.5. Kết luận .......................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 23
3.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 23
3.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 24
3.2.1. Tóm tắt quy trình nghiên cứu .............................................................. 24

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI


MSSV: 1685802080009


vi
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

3.2.2. Trình tự thực hiện................................................................................ 25
3.3. Giới thiệu bảng câu hỏi, sơ đồ nghiên cứu bằng bảng câu hỏi, các công cụ
hỗ trợ dùng trong nghiên cứu ......................................................................... 25
3.3.1. Giới thiệu bảng câu hỏi ....................................................................... 25
3.3.2. Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi ............................................ 26
3.4. Các công cụ nghiên cứu ................................................................................. 30
3.4.1. Phương pháp trị trung bình ................................................................. 30
3.4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo (Hệ số Cronbach’s Alpha) ................... 30
3.4.3. Phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu ..................................................... 32
3.5. Quá trình thu thập dữ liệu .............................................................................. 32
3.5.1. Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................... 32
3.5.2. Khảo sát thử nghiệm ........................................................................... 33
3.5.3. Khảo sát chính thức............................................................................. 33
3.5.4. Kết luận ............................................................................................... 34
3.6. Phương pháp quy trình thứ bậc phân tích (phương pháp AHP) .................... 35
3.6.1. Giới thiệu về phương pháp AHP......................................................... 35
3.6.2. Các nguyên tắc của phương pháp AHP .............................................. 35
3.6.3. Tóm tắt các bước thực hiện trong phương pháp AHP ........................ 41
3.6.4. Ưu điểm của phương pháp AHP ......................................................... 42
3.7. Phương pháp FUZZY AHP ........................................................................... 44
3.8. Phương pháp TOPSIS .................................................................................... 48

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................... 51
4.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 51
4.2. Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................. 51
4.2.1. Kinh nghiệm công tác ......................................................................... 52
4.2.2. Lĩnh vực hành nghề của Công ty/ đơn vị khảo sát.............................. 52
4.2.3. Loại hình hoạt động của công ty ......................................................... 53
4.2.4. Tổng mức đầu tư công trình đang tham gia thực hiện ........................ 53
4.2.5. Chức vụ/ Nghề nghiệp trong công ty hay đơn vị ................................ 54
4.2.6. Loại công trình thực hiện .................................................................... 54
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


vii
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................................ 55
4.3.1. Kết quả trị trung bình các tiêu chí ....................................................... 56
4.3.2. Phân tích .............................................................................................. 58
4.4. Tình huống đánh giá và lựa chọn NCC tiêu tư xây dựng sử dụng FUZZY
AHP và phương pháp TOPSIS ...................................................................... 61
4.4.1. Sơ lược về công trình ứng dụng phương pháp .................................... 61
4.4.2. Tính toán trọng số các tiêu chí lựa chọn NCC sơn nội thất cho dự án
Chung cư Linden Residences bằng phương pháp FUZZY AHP............................ 61
4.4.3. Tính toán TOPSIS ............................................................................... 65
4.4.4. Kết quả đánh giá trung bình của 4 chuyên gia .................................... 69
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 70

5.1. Kết luận .......................................................................................................... 70
5.2. Kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 72
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM .............................................................................................. 74
PHỤ LỤC

............................................................................................................ 75

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


viii
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Cấu trúc luận văn .......................................................................................6
Hình 2. 1. Bố cục Chương 2........................................................................................8
Hình 2. 2. Quy trình lựa chọn NCC (Đoàn Thị Hồng Vân, 2012)............................19
Hình 3. 1. Cấu trúc Chương 3 ...................................................................................23
Hình 3. 2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................24
Hình 3. 3. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ................................................................26
Hình 3. 4. Các bước thực hiện theo phương pháp AHP ...........................................42
Hình 3. 5. Ưu điểm của phương pháp AHP ..............................................................44
Hình 3. 6. Một số mờ tam giác..................................................................................46

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI


MSSV: 1685802080009


ix
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của Dickson và Weber ...................12
Bảng 2. 2. Các tiêu chí lựa chọn NCC vật liệu (Lương Đức Long, 2010) ..............16
Bảng 2. 3. Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn NCC vật liệu xây dựng ở Việt Nam (Bùi
Thị Yến Thư, 2012) ...............................................................................20
Bảng 2. 4. Các tiêu chí lựa chọn NCC vật liệu XD ở Iran (Eshtehardian, 2012) .....77
Bảng 3. 1. Bảng tổng hợp 27 tiêu chí khảo sát .........................................................28
Bảng 3. 2. Thang đo mức độ quan trọng ...................................................................29
Bảng 3. 3. Thang đo đánh giá 9 mức so sánh của phương pháp AHP ......................38
Bảng 3. 4. Chỉ số ngẫu nhiên RI ...............................................................................40
Bảng 4. 1. Kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực xây dựng của đối tượng khảo sát .52
Bảng 4. 2. Vai trò tham gia trong dự án xây dựng ....................................................52
Bảng 4. 3. Loại hình hoạt động của công ty đang công tác ......................................53
Bảng 4. 4. Tổng mức đầu tư công trình đang tham gia thực hiện.............................53
Bảng 4. 5. Chức vụ/ Nghề nghiệp trong công ty.......................................................54
Bảng 4. 6. Loại công trình thực hiện .........................................................................54
Bảng 4. 7. Kết quả kiểm định thang đo 4 nhóm tiêu chí đánh giá NCC ...................55
Bảng 4. 8. Kết quả giá trị trung bình 27 tiêu chí đánh giá NCC ...............................56
Bảng 4. 9. Ma trận các tiêu chí đánh giá của 3 NCC sơn .........................................64
Bảng 4. 10. Ma trận chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá của 3 NCC sơn ......................66
Bảng 4. 11. Ma trận ra quyết định chuẩn hóa có trọng số ........................................67

Bảng 4. 12. So sánh từng hành động ảo của lý tưởng và phi lý tưởng .....................68
Bảng 4. 13. Khoảng cách d i cho mỗi hành động lý tưởng và phi lý tưởng .............68
Bảng 4. 14. Khoảng cách d i cho mỗi hành động lý tưởng và phi lý tưởng .............69
Bảng 4. 15. Hệ số độ gần gũi ....................................................................................69

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


x
Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS.NGUYỄN THANH PHONG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP

Quá trình phân tích thứ bậc

ATLĐ

An toàn lao động

DD&CN

Dân dụng và công nghiệp

XD


Xây dựng

HTKT

HTKT

NCC

Nhà cung cấp

TOPSIS

Technique of Order Preference Similarity to the Ideal Solution

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VSMT

Vệ sinh môi trường

FAHP

Quá trình phân tích thứ bậc mờ

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009



Luận Văn Thạc Sĩ

2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn góp phần phát triển
nền kinh tế cho một đất nước. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến năm 2018
tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành xây dựng đạt 9,2% (theo kế hoạch từ
8,46 đến 9,21%).
Tính đến 20 tháng 12 năm 2018, giá trị tồn kho của ngành xây dựng khoảng
22.825 tỷ giảm 2.557 tỷ tương đương 10,07 % so với cùng kỳ năm trước. Trong năm
2018, tổng diện tích sàn xây dựng đạt khoảng 58 triệu m2.
Nguồn tiêu tư xây dựng đa dạng từ chủng loại đến nhà cung cấp trong và ngoài
nước. số liệu thống kê toàn ngành đã sản xuất và tiêu thụ: xi măng đạt 95 triệu tấn,
gạch ốp lát đạt 705 triệu m2, sứ vệ sinh đạt khoảng 16 triệu sản phẩm; đá ốp lát trên
16 triệu m2.
Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập vào thị trường kinh tế quốc tế, tham gia các tổ
chức như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (11 tháng 01 năm 2007), Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) (05 tháng 5 năm 2015), Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (FTA) (29 tháng 5 năm
2015), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) (05 tháng
10 năm 2015); từ đó mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư trong
nước. Đặc biệt các công ty xây dựng vừa, nhỏ trong nước vừa phải cạnh tranh với các
công ty lớn trong nước và các công ty nước ngoài. Vì vậy, việc cải thiện hiệu quả
đánh giá và chọn nhà thầu (nhà cung ứng vật liệu) nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
ngành xây dựng và nâng tằm vị thế cạnh tranh trong nền kinh tế của các công ty xây
dựng là rất cấp thiết.
Mặt khác, ngành xây dựng là một ngành rộng lớn bao gồm nhiều loại công trình

khác nhau như: công trình DD&CN, công trình giao thông, công trình nông nghiệp
và phát triển nông thôn, công trình HTKT và công trình quốc phòng, an ninh. Do đó,

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

3

vật liệu sử dụng cho các công trình xây dựng cũng phong phú và đa dạng để đáp ứng
các yêu cầu đặc thù khác nhau của từng công trình.
Vật liệu xây dựng (Material) là một trong năm chữ M quan trọng của công tác
tổ chức thi công xây dựng, cụ thể như: Quản lý máy móc thiết bị (Machine), nhân lực
(Man), tiền vốn (Money) và sự quản trị (Management).
Việc đánh giá và lựa chọn NCC vật liệu hiệu quả sẽ góp phần tạo nên sự thành
công của dự án. Nhưng nếu chỉ chọn NCC bỏ giá rẻ nhất thì chưa chắc họ cung cấp
được vật liệu có chất lượng tốt cho công trình. Vì vậy, cần có một phương pháp để
đánh giá và lựa chọn một cách tổng quan và khoa học nhất. Đề tài này hướng đến
phân tích các tiêu chí để đánh giá và lựa chọn NCC vật liệu cho các công trình xây
dựng tại TP.HCM; sử dụng phương pháp quá trình phân tích thứ bậc mờ (FAHP) và
phương pháp TOPSIS (Technique of Order Preference Similarity to the Ideal
Solution) để xác định các tiêu chí cần thiết hỗ trợ người ra quyết định khi lựa chọn
NCC vật liệu. Mô hình này được kỳ vọng sẽ mang tính chính xác và hiệu quả trong
việc đánh giá và lựa chọn NCC vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng tại
TP.HCM.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có 2 mục tiêu nghiên cứu như sau:

(i) Khảo sát các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng vật liệu trên thế
giới và trong điều kiện ở TP.HCM nước ta hiện nay.
(ii) Áp dụng phương pháp định lượng quá trình phân tích thứ bậc mờ (FUZZY
AHP) và TOPSIS (Technique of Order Preference Similarity to the Ideal Solution) để
đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng vật liệu xây dựng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi của nghiên cứu: Xác định các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn NCC
vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng chủ yếu trên địa bàn TP.HCM. 
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05 năm 2018 đến
tháng 05 năm 2019.
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

4

- Đối tượng nghiên cứu: Các công trình xây dựng DD&CN, công trình HTKT,
thủy lợi, công trình giao thông.
- Đối tượng thu thập dữ liệu: Những người có kinh nghiệm và kiến thức về
công tác tư vấn đánh giá và lựa chọn NCC vật liệu xây dựng cho các công trình xây
dựng, đang tham gia hoạt động trong các công trình xây dựng với các vai trò:
 Chủ đầu tư
 Tư vấn
 Quản lý dự án
 Nhà thầu thi công
 Quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng
1.4. Đóng góp của nghiên cứu

Trên thế giới việc nghiên cứu các tiêu chí để lựa chọn một NCC vật liệu xây
dựng đã được nhiều tổ chức và cá nhân thực hiện với những cách tiếp cận khác nhau
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc ra quyết định lựa chọn NCC. Tuy nhiên,
việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam,
việc lựa chọn NCC vật liệu tại các công trình xây dựng cũng chưa được chú trọng,
thường phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người quyết định đầu tư (chủ đầu tư), chưa
có hệ thống quản lý và phương pháp đánh giá sự thực hiện một cách chuyên sâu. Do
đó, đề tài nghiên cứu này hướng tới đóng góp thêm một cách nhận thức và đánh giá
đầy đủ, tích cực hơn cả về mặt học thuật lẫn thực tiễn về công tác đánh giá và lựa
chọn NCC vật liệu tại các công trình xây dựng.
1.4.1. Về mặt học thuật
Xác định và phân tích các tiêu chí đánh giá và lựa chọn NCC vật liệu cho các
công trình xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất việc
ứng dụng phương pháp định lượng quá trình phân tích thứ bậc mờ (FUZZY AHP) và
TOPSIS (Technique of Order Preference Similarity to the Ideal Solution) để đánh giá
và lựa chọn NCC vật liệu xây dựng.
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

5

Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu cho các vấn đề liên
quan đến việc ra quyết định lựa chọn nhà thầu, NCC vật liệu trong hoạt động xây
dựng, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này trong tương lai tại Việt
Nam.
1.4.2. Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công
trình; kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho người ra quyết định có cơ sở để đánh giá
và lựa chọn NCC vật liệu xây dựng, tăng hiệu quả đầu tư của các công trình xây
dựng trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, kết quả nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa
như sau:
 Cung cấp thông tin thực tế khảo sát về các tiêu chí đánh giá và lựa chọn NCC
vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố.
 Làm cơ sở nền tảng cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia trong
hoạt động xây dựng thực hiện hiệu quả hơn trong công tác đánh giá và chọn lựa đối
tác cung cấp vật liệu xây dựng trước khi ký kết hợp đồng. Góp phần tăng hiệu quả,
giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư.
1.5. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Đóng góp của nghiên cứu
- Cấu trúc luận văn

Chương 2: Tổng quan
- Các định nghĩa, khái niệm và kiến thức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu trước đây về để đánh giá và lựa chọn NCC
- Kết luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009



Luận Văn Thạc Sĩ

6

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

- Qui trình nghiên cứu
- Giới thiệu bảng câu hỏi và các công cụ nghiên cứu
- Quá trình thu thập dữ liệu

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả của nghiên cứu
- Thống kê mô tả dữ liệu
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo
- Phân tích các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất
- Ứng dụng FUZZY AHP và TOPSIS để đánh giá và lựa

chọn nhà cung ứng vật liệu xây dựng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
- Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Hình 1. 1. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Chi tiết cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu; câu hỏi; đối tượng và phạm
vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài;
cấu trúc luận văn.

Chương 2: Tổng quan
Trình bày các định nghĩa, khái niệm và kiến thức trong nghiên cứu; tổng
quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
kết luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

7

Trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định tính,
nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên
cứu, xây dựng thang đo.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả của nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu, mô tả thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định độ
tin cậy của thang đo, phân tích đánh giá các kết quả thu được.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận về kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác lựa chọn NCC vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng tại
TP.HCM. Đồng thời, nêu lên các mặt hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo.

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009



Luận Văn Thạc Sĩ

8

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu
Chương này trình bày các định nghĩa, khái niệm về vấn đề nghiên cứu, giới
thiệu một số nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu đã được công bố để tìm hiểu
về các kiến thức, phạm vi và phương pháp nghiên cứu; tổng hợp các tiêu chí cần thiết
cho việc đánh giá và lựa chọn NCC tiêu tư xây dựng tại các công trình xây dựng.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đề ra bước phát triển tiếp theo để chọn lọc, xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá NCC hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện phát triển của TP.HCM.
2.2. Tóm tắt chương

Hình 2. 1. Bố cục Chương 2

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

9

2.3. Các định nghĩa
- Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ được sử dụng để
tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ (Chính

phủ, 2007).
- Vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng.
Nhiều chất hiện diện trong tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, và gỗ, thậm chí
cành cây và lá, đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà. Ngoài các vật liệu tự nhiên,
nhiều sản phẩm nhân tạo được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều. Sản xuất các
vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp được thiết lập ở nhiều nước và việc sử
dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể,
chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái.
Chúng cung cấp thành phần của nơi sinh hoạt và các cấu trúc bao gồm cả nhà.
Vật liệu xây dựng được phân ra 3 loại chính sau đây:
(1) Vật liệu vô cơ bao gồm các loại vật liệu đá thiên nhiên, các loại vật liệu
nung, các chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa và các loại vật liệu đá nhân tạo
không nung khác.
(2) Vật liệu hữu cơ: bao gồm các loại vật liệu gỗ, tre, các loại nhựa bitum và
guđrông, các loại chất dẻo, sơn, vecni v.v...
(3) Vật liệu kim loại: bao gồm các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép,
kim loại màu và hợp kim.
Theo nguồn gốc vật liệu xây dựng được phân ra 2 nhóm chính: vật liệu đá nhân
tạo và vật liệu đá thiên nhiên. Theo tính toán, vật liệu sử dụng trong các công trình
xây dựng có tới hơn 90% là vật liệu đá nhân tạo và gần 10% là vật liệu khác. Vật liệu
đá nhân tạo là một nhóm vật liệu rất phong phú và đa dạng, chúng được phân thành 2
nhóm phụ: vật liệu đá nhân tạo không nung và vật liệu đá nhân tạo nung.
+ Vật liệu đá nhân tạo không nung: nhóm vật liệu mà sự rắn chắc của chúng
xảy ra ở nhiệt độ không cao lắm và sự hình thành cấu trúc là kết quả của sự biến đổi
hóa học và hóa lý của chất kết dính, ở trạng thái dung dịch (phân tử, keo, lỏng và rắn,
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009



Luận Văn Thạc Sĩ

10

pha loãng và đậm đặc).
+ Vật liệu đá nhân tạo nung: nhóm vật liệu mà sự rắn chắc của nó xảy ra chủ
yếu là quá trình làm nguội dung dịch nóng chảy. Dung dịch đó đóng vai trò là chất
kết dính. Đối với vật liệu đá nhân tạo khi thay đổi thành phần hạt của cốt liệu, thành
phần khoáng hóa của chất kết dính, các phương pháp công nghệ và các loại phụ gia
đặc biệt thì có thể làm thay đổi và điều chỉnh cấu trúc cũng như tính chất của vật liệu.
- NCC là các Công ty chuyên sản xuất, cung cấp, phân phối sản phẩm, dịch vụ.
Thông thường, NCC được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như tiêu tư
thô, các chi tiết của sản phẩm, bán sản phẩm. Các Công ty cung cấp dịch vụ cho sản
xuất, kinh doanh được gọi là NCC dịch vụ.
- NCC vật liệu cho các dự án xây dựng: là những Công ty/tổ chức chuyên sản
xuất hoặc phân phối vật liệu. NCC được lựa chọn bởi nhà thầu chính hoặc bởi nhà
thầu chính thông qua yêu cầu của chủ đầu tư. Ngành xây dựng là một ngành lớn bao
gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: công trình dân dụng, cầu đường, công trình thủy
…Chính vì vậy, những NCC vật liệu trong xây dựng rất phong phú, đa dạng để có
thể đáp ứng được các đặc thù khác nhau của từng lĩnh vực. Công trình muốn bền
vững, đạt chất lượng tốt đòi hỏi nhà thầu chính phải hợp tác với những NCC uy tín
để có được vật liệu tốt nhất.
Lựa chọn NCC thích hợp nhất được coi là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất trong chiến lược phát triển của công ty, góp phần giúp công ty đạt được lợi
nhuận cao nhất trong quá trình đầu tư. Bởi vì chi phí vật liệu cho một công trình xây
dựng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng mức đầu tư. Tiêu tư xây dựng (Material)
là một trong năm chữ M quan trọng của công tác tổ chức thi công xây dựng, cụ thể
như: Quản lý máy móc thiết bị (Machine), nhân lực (Man), tiền vốn (Money) và sự
quản trị (Management).
Lựa chọn NCC vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến sự phối hợp của các dịch vụ

khác nhau của công ty, như: sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, hoặc mua bán, cũng như
vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Do đó, quyết định liên quan đến lựa
chọn NCC phải phù hợp với chiến lược mà công ty đang lên kế hoạch để đạt được
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

11

mục tiêu. Một trong những bước quan trọng để lựa chọn NCC vật liệu hiệu quả là
phải xác định các tiêu chí (tiêu chí) quan trọng trong lựa chọn NCC.
Phần lớn người ra quyết định lựa chọn thường chủ quan, do đó ra quyết định
phải được thực hiện bởi một nhóm người ra quyết định, điển hình, phản ánh các quan
điểm khác nhau. Tuy nhiên, các tiêu chí được cho là khách quan trên thực tế có thể
chứng minh là khó đánh giá được. Ví dụ, tiêu chí giá của sản phẩm thì dễ đo lường
và có thể thu được trực tiếp. Mặt khác, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ được coi
là một tiêu chí khó bởi vì chúng không thể đo trực tiếp. Từ thực tế, một vấn đề khác
là các tiêu chí thường mâu thuẫn, chẳng hạn như chất lượng của một thành phần cấu
tạo hoặc sản phẩm với chi phí của thành phần.
Công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp có uy tin, chất lượng là một bước tiến
trong tổ chức xây dựng, đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của dự án
xây dựng, phù hợp với quy luật của nền kinh tế hiện nay. Nhưng nếu chỉ chọn NCC
bỏ giá rẻ nhất thì chưa chắc họ cung cấp được vật liệu có chất lượng tốt cho công
trình xây dựng. Vì vậy, cần có một phương pháp để đánh giá lựa chọn một cách tổng
quan và khoa học nhất. Đề tài nghiên cứu phần nào đó sẽ giải quyết các khó khăn nêu
trên, giúp người quyết định ra một quyết định lựa chọn NCC hiệu quả nhất.
2.4. Tổng quan các nghiên cứu về xác định các tiêu chí lựa chọn NCC

2.4.1. Nghiên cứu trên thế giới
 Khoảng 50% vấn đề về chất lượng liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn NCC
và quản lý chuỗi cung ứng không đúng (Monczka, 1998). Lý do là vì sự quan trọng của
chất lượng không giống giữa các công ty cũng như với các lĩnh vực khác nhau. Để
nhận biết và chọn được một loại vật liệu phù hợp, nhà quản lý xây dựng không chỉ
phải có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn biết cách đánh giá và lựa chọn được
một NCC uy tín và có khả năng tốt nhất. Chính vì vậy, công tác đấu thầu để lựa chọn
NCC có năng lực và hiệu quả nhất đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công
của dự án xây dựng. Thuật ngữ NCC vật liệu hiệu quả đề cập đến những đơn vị
chuyên sản xuất hoặc phân phối tiêu tư xây dựng đúng số lượng, vào đúng thời điểm
cần, với giá cả hợp lý, và đúng chất lượng. Một trong những bước quan trọng để lựa
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

12

chọn NCC vật liệu hiệu quả là phải xác định các tiêu chí quan trọng trong lựa chọn
NCC. Do đó, nghiên cứu này trình bày tổng quan các tiêu chí để lựa chọn nhà cung
ứng vật liệu trong ngành xây dựng.
Trên thế giới, một trong những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến tầm quan
trọng của các tiêu chí lựa chọn NCC đã được trình bày bởi tác giả Dickson (1966).
Trên cơ sở của một bảng câu hỏi đã được gửi đến 273 đáp viên ở Hoa Kỳ và Canada,
tác giả đã nêu rõ tầm quan trọng của 23 tiêu chí. Theo kết quả nghiên của tác giả
Dickson (1966), chỉ tiêu giá cả chỉ xuất hiện ở vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng. Có
thể nói rằng 23 tiêu chí được trình bày bởi Dickson (1966) vẫn còn bao gồm phần
lớn các tiêu chí thể hiện trong khảo lược nghiên cứu của chúng ta cho đến ngày hôm

nay. Tuy nhiên, việc đánh giá trong các môi trường ngành công nghiệp khác nhau sẽ
sửa đổi mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chí.
 Weber (1991): cũng thực hiện nghiên cứu tương tự. Tác giả đã xếp hạng
những tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng chung
cho các ngành và so sánh với kết quả trước đây của Dickson (1966) (xem bảng 2.1).
Bảng 2. 1. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của Dickson và Weber
Xếp hạng các tiêu chí

Dickson (1966)

Weber (1991)

Chất lượng

1

3

Thời gian giao hàng

2

2

Danh tiếng NCC

3

10


Chính sách bảo hành

4

23

Năng lực sản xuất

5

4

Giá cả

6

1

Khả năng kỹ thuật

7

6

Tình hình tài chính

8

9


Tuân thủ quy trình đấu thầu

9

16

Hệ thống giao tiếp truyền thông

10

18

Uy tín và vị trị trong ngành

11

8

Khát vọng kinh doanh

12

21

Tổ chức và quản lý

13

7


HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


Luận Văn Thạc Sĩ

13

Kiểm soát vận hành

14

14

Dịch vụ sửa chữa

15

11

Thái độ

16

12

Ấn tượng

17


20

Khả năng đóng gói

18

13

Hồ sơ năng lực về nhân lực

19

17

Vị trí địa lý

20

5

Doanh thu trước đây

21

22

Hỗ trợ và đào tạo

22


15

Sự sắp xếp điều chỉnh lẫn nhau

23

19

 Chi phí, chất lượng và dịch vụ là các yếu tố quan trọng nhất trong quá trình
lựa chọn NCC; do đó, chi phí và chất lượng chiếm ưu thế trội hơn trong quá trình lựa
chọn NCC (Obrien and Ghodsypour, 1998).
 11 tiêu chí cần được sử dụng trong quá trình đánh giá NCC như khả năng
quản lý NCC; năng lực nhân sự tổng thể; chi phí; hệ thống quản lý chất lượng toàn
diện; quy trình và khả năng công nghệ; tuân thủ quy định môi trường; khả năng tài
chính; hệ thống lập tiến độ sản xuất và kiểm soát; khả năng hệ thống thông tin; chiến
lược, chính sách và kỹ thuật mua hàng của NCC; và tiềm năng mối quan hệ lâu dài
(Monzka vcs, 1998).
 Sử dụng phương pháp khảo sát bảng câu hỏi để nghiên cứu các tiêu chí lựa
chọn NCC (Tracey and Vodermebse, 1999).
 Nhìn chung họ tập trung vào ba mối quan hệ chính:
 Tiêu chí NCC và hiệu suất NCC
 Sự tham gia của NCC và hiệu suất NCC
 Hiệu suất NCC và hiệu suất sản xuất.
Tầm quan trọng của tiêu chí lựa chọn NCC đã được kiểm tra thông qua 06 tiêu
chí: Chất lượng sản phẩm, tính đa dạng của sản phẩm, độ tin cậy phân phối, hiệu suất
sản phẩm, giá thành sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng (dịch vụ ưu đãi).
HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009



Luận Văn Thạc Sĩ

14

 Tiêu chí chất lượng và thời gian giao hàng đúng thời hạn là các yếu tố quan
trọng nhất của việc đánh giá hiệu quả mua hàng (Stanley and Wisner, 2001).
 Ngoài tiêu chí chi phí tối ưu thì sự phát triển chung, văn hóa, kỹ thuật
chuyển tiếp, sự tin cậy, và quản lý chuỗi cung ứng, chất lượng và giao tiếp truyền
thông cũng là các tiêu chí rất quan trọng (Wang and Che, 2007). Ông cũng cho rằng
danh tiếng của các NCC, giá sản xuất, năng lực kỹ thuật, chi phí vận chuyển cũng
đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn NCC.
 Giá cả, việc giao hàng, chất lượng và năng lực sản xuất và vị trí thuộc về
các tiêu chí thường xuyên nhất được trình bày trong các bài báo (Weber vcs, 1991).
 Tiêu chí lựa chọn NCC phân thành 2 nhóm chính đó là năng lực của NCC
và chất lượng của sự cung cấp (Kozik vcs, 2013); Plebankiewicz vcs, 2014).
- Các tiêu chí liên quan đến năng lực của NCC bao gồm những tiêu chí sau
đây:
 Các hợp đồng và kinh nghiệm chung liên quan đến NCC cụ thể, và đánh giá
về NCC trên thị trường thương mại
 Kinh nghiệm thu được từ các hoạt động hỗ trợ trước đó
 Quá trình hình thành và tồn tại của công ty trên thị trường
 Vị trí địa lý, bao gồm cả nước sở tại của NCC, vị trí của nhà máy, v.v.
 Tình hình tài chính, thông tin về doanh thu hàng năm của họ và cơ cấu tài
chính dựa trên quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tình trạng kinh tế của
đất nước mà NCC đang tồn tại có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, các kiểm soát
giá cả địa phương, và v.v. (Mwikali, 2012)
 Ấn tượng, sự tiếp thị, quảng bá sản phẩm mà các NCC thực hiện trên các
phương tiện truyền thông trực tiếp

 Tính phức tạp của mạng lưới dịch vụ
 Khả năng đào tạo trong phạm vi của sản phẩm được cung cấp bởi NCC

HVTH: NGUYỄN VĂN LỢI

MSSV: 1685802080009


×