Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

tác động tính thanh khoản của cổ phiếu đến quyết địnhchính sách cổ tức nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ THANH TRÚC

TÁC ĐỘNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU ĐẾN
QUYẾT ĐỊNHCHÍNH SÁCH CỔ TỨC - NGHIÊN CỨU TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ..................................................................... 1
1.1.

Lý do nghiên cứu ................................................................................................ 1

1.2.

Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.3.



Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 4

1.3.1.

Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4

1.3.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5

1.6.

Ý nghĩa đề tài..................................................................................................... 5

1.7.

Kết cấu luận văn ................................................................................................. 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................................................... 7
2.1.


Tính thanh khoản của cổ phiếu ........................................................................... 7

2.2.

Chính sách cổ tức ............................................................................................. 10

2.2.1.

Khái niệm cổ tức ........................................................................................ 10

2.2.2.

Khái niệm chính sách cổ tức ...................................................................... 10


2.3.

Bất cân xứng thông tin...................................................................................... 12

2.4.

Xung đột cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số ............................................. 13

2.5.

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và chính sách cổ tức ........... 13

2.5.1.

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cố phiếu và chính sách cổ tức .... 13


2.5.2.

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và chính sách cổ tức trong

môi trường bất cân xứng thông tin. ......................................................................... 15
2.5.3.

Mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và chính sách cổ tức trong môi

trường xung đột cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số. ........................................ 16
2.6.

Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức ....................................................... 16

2.7.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây ............................................................... 23

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............... 3216
3.1.

Các giả thuyết nghiên cứu và mô tả mẫu nghiên cứu....................................... 30

3.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 30
3.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 31
3.2.

Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ........................................... 32


3.3.

Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 34

3.3.1.

Mô hình ...................................................................................................... 34

3.3.2.

Biến phụ thuộc (Payout) ............................................................................ 34

3.3.3.

Biến độc lập (Liquidity)............................................................................. 35

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 41
4.1.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu và thống kê mô tả .................................................. 41

4.2.

Phân tích mối tương quan giữa các biến: ......................................................... 44


4.3. Phân tích đơn biến ............................................................................................... 48
4.3.

Phân tích kết quả hồi quy đa biến ..................................................................... 49


4.3.1.

Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................... 49

4.3.2.

Phân tích tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức

trong môi trường bất cân xứng thông tin................................................................. 53
4.4.3. Phân tích tác động của vấn đề đại diện lên mối tương quan giữa thanh khoản
cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức................................................................................. 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 59
5.1.

Kết luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 59

5.2.

Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 60

5.3.

Khuyến nghị ..................................................................................................... 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 61


LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động tính thanh khoản của cổ phiếu đến quyết

định chính sách cổ tức – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy cô khoa Tài
Chính – Ngân hàng đã hướng dẫn, dạy dỗ và tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn “Tác động tính thanh
khoản của cổ phiếu đến quyết định chính sách cổ tức – Nghiên cứu tại các công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Khoa Nguyên đã dành nhiều thời gian và hết
lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Dù đã rất cố gắng tuy nhiên do năng lực còn hạn chế luận văn vẫn không tránh khỏi
còn nhiều điểm thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp
ý kiến của quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
Ngô Thị Thanh Trúc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Big4

Kiểm toán từ Big4

Cash

Tiền mặt nắm giữ

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DN

Doanh nghiệp

DVE

Tỷ lệ chi trả cổ tức

DVC

Tỷ lệ cổ tức trên dòng tiền kinh doanh

DVP

Khuynh hướng chi trả cổ tức

GMM


Generalized method of moments

HOSE

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Lev

Đòn bấy tài chính

Liquidity

Thanh khoản chứng khoán theo Amihud

M&M

Miller và Modigliani

Q

Cơ hội tăng trưởng

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Size

Quy mô công ty


SOE
Top1

Doanh nghiệp nhà nước
Cổ đông lớn nhất


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

1

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt mô tả các biến

2

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến

3

Bảng 4.2:Ma trận tương quan Pearson giữa các biến

4

Bảng 4.3: Kết quả phân tích đơn biến


5

Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy đa biến

6
7
8

Bảng 4.5:Kết quả hồi quy kiểm tra mối trương quan trong môi trường bất
cân xứng thông tin
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy kiểm tra mối tương quan khi có xung đột giữa cổ
đông kiểm soát và cổ đông thiểu số
Bảng 4.7: Bảng đánh giá kết quả so với kì vọng dấu ban đầu


TÓM TẮT
Thông qua dữ liệu 205 doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết tại Sàn giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, bài
nghiên cứu đã phát hiện ra mối tương quan cùng chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu
và quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu được đưa ra dựa
trên việc thực hiện hồi quy theo phương pháp Generalized method of moments (GMM)
để kiểm tra tác động.
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn mở rộng kiểm tra mối tương quan này với các mức độ bất
cân xứng thông tin và vấn đề đại diện khác nhau. Theo giả thuyết rằng thanh khoản cổ
phiếu cung cấp thông tin và hạn chế hành vi trục lợi, khuyến khích các cổ đông kiểm
soát chi trả cổ tức nhiều hơn, kết quả cho thấy mối tương quan dương giữa thanh khoản
cổ phiếu và quyết định chi trả cổ tức càng rõ rệt trong môi trường bất cân xứng thông
tin. Tuy nhiên, mối quan hệ cùng chiều này không bị tác động bởi xung đột giữa cổ đông
kiểm soát và nhà đầu tư thiểu số trong môi trường các công ty tại Việt Nam.
Từ khóa: tính thanh khoản cổ phiếu, chi trả cổ tức, môi trường bất cân xứng thông tin,

vấn đề đại diện, Việt Nam.


SUMARY

This paper uses data of 205 Vietnamese enterprises listed on the Ho Chi Minh
Stock Exchange (HOSE) from 2010 to 2017, the study found a correlation with
The direction between the stock liquidity and the dividend payment decision of
the enterprise. The results of the study are based on the implementation of the
Tobit and Logit regression methods to test the impact.
In addition, this research paper examines this correlation with different levels of
information asymmetry and representation. Under the assumption that stock
liquidity provides information and restricts profiteering behavior, encouraging
controlling shareholders to pay more dividends, the results show a positive
correlation between stock liquidity and decisions. Dividend payments are more
evident in an information asymmetric environment. However, this positive
relationship is not affected by the conflict between controlling shareholders and
minority investors in the environment of companies in Vietnam.
Keywords: Stock liquidity, Dividend payment, Information asymmetry
environment, Representative issues, Vietnam.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chương giới thiệu tổng quan sẽ trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa đề tài.
1.1.

Lý do nghiên cứu


Trong nhiều thập kỷ qua, chính sách cổ tức vẫn luôn là đề tài tranh luận của rất nhiều
nhà nghiên cứu và là một chính sách quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp dù là ở Việt
Nam hay trên thế giới đều phải lưu tâm vì nó yêu cầu các nhà quản lý làm sao vừa có thể
làm hài lòng cổ đông bằng việc trả cổ tức theo định kỳ, vừa phải đảm bảo có lợi nhuận
giữ lại cho mục đích dự phòng và tái đầu tư phát triển doanh nghiệp lâu dài. “Chính sách
cổ tức được xem là một trong những quyết định “đau đầu” nhất trong quản trị tài chính
của công ty. Chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu của công ty, là nguồn tiền
công ty có thể sử dụng để tái đầu tư và có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của các cổ
đông hiện hành.” theo Nguyễn Đăng Nam (2011). Chính sách cổ tức được sử dụng hợp
lý sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Lintner (1956)
đã phát biểu “cổ tức là phần thưởng cho nhà đầu tư vì những rủi ro mà họ phải chấp nhận
khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh của công ty”. Do vậy, chính sách cổ tức luôn là đề
tài thu hút các nhà nghiên cứu trong khía cạnh học thuật cũng như thực nghiệm. Thời
gian qua ở cả Việt Nam và thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức, về tác
động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, về những yếu tố tác động đến chính
sách cổ tức....
Giải thưởng Nobel kinh tế cho nghiên cứu Miller và Modigliani (1961) là một trong
những nghiên cứu nổi tiếng về chính sách cổ tức đã đưa ra đề xuất rằng trong một thị
trường hoàn hảo, chính sách chi trả cổ tức không tác động đến giá trị của doanh nghiệp,
tài sản cổ đông được quyết định duy nhất bởi các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp và độc
lập với chính sách chi trả cổ tức, bởi vì trong thị trường này các nhà đầu tư có thể ngay


2

lập tức mua bán, chuyển đổi chứng khoán một cách dễ dàng mà không phải gánh chịu
bất cứ chi phí giao dịch trực tiếp hay gián tiếp nào nên giá chứng khoán sẽ không đổi.
Tuy nhiên, trong thực tế thị trường là không hoàn hảo, nghiên cứu của Miller và
Modigliani từ đó gặp phải nhiều tranh cãi và mở ra con đường mới cho những nhà nghiên

cứu về sau như của Fama và French (2001), Banerjee và ctg (2007), Brockman (2009),
Brunzel (2014),.. tuy nhiên chủ yếu vẫn là tập trung vào mối quan hệ chính sách chi trả
cổ tức với giá trị của doanh nghiệp, theo Lintner (1956) và Jensen (1986) chính sách cổ
tức được xem là yếu tố mà nhà đầu tư có thể dựa vào để đánh giá giá trị doanh nghiệp.
Theo Lang (2012) nghiên cứu về thị trường cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp trên 46 quốc
gia từ 1994 - 2009 thì “thanh khoản là một yếu tố quan trọng mà qua đó tính minh bạch
có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp”, mức độ minh bạch càng cao, nhà đầu tư nắm
nhiều thông tin giá trị hơn, chi phí cơ hội giảm thiểu, qua đó sẽ làm tăng tính thanh khoản
của cổ phiếu và mang lại giá trị doanh nghiệp cao hơn. Hay William và ctg (2015) khi
nghiên cứu mẫu từ 1992 - 2008 của 207 công ty thuộc danh mục đầu tư của quỹ đầu tư
bất động sản trên các sàn chừng khoán NYSE, AMEX và NSADAQ đã cho thấy tính
thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng cao. Nguyễn Ngọc
Thuyết (2017) với mẫu nghiên cứu là 635 công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ 2007
- 2015 cũng có đồng quan điểm trên “tính thanh khoản đóng vai trò tích cực trong việc
cải thiện quản trị công ty, từ đó góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp”.
Từ những nghiên cứu nổi tiếng về chính sách cổ tức với giá trị doanh nghiệp và tính
thanh khoản cổ phiếu với giá trị doanh nghiệp, sau đó mở rộng ra đã có nhiều nghiên
cứu trên thế giới về tác động của tính thanh khoản đến quyết định chi trả cổ tức. Tiêu
biểu như Banerjee et al. (2007), La Porta et al. (2000), Jing Ming Kuo et al. (2011),
Griffin (2010) đều cho rằng tính thanh khoản của chứng khoán sẽ có tương quan âm với
quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty, tuy nhiên vẫn còn khá ít các nghiên


3

cứu định lượng về các giao dịch trên thị trường chứng khoán với chính sách chi trả cổ
tức của công ty. Để bổ sung nguồn nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tính
thanh khoản và quyết định chi trả cổ tức của công ty, tác giả đã quyết định tiến hành
nghiên cứu liệu có mối tương quan cùng chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và quyết

định chính sách cổ tức của các doanh nghiệp tại Việt Nam hay không.
Mặc khác trong bối cảnh giao dịch ảm đạm trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam các
nhà đầu tư ngày càng quan tâm nhiều hơn đến cổ tức tiền mặt, nên một câu hỏi đặt ra là
để thu hút đầu tư các doanh nghiệp có nên tăng lượng chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay
không? Mà để có được lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu này thì việc thanh khoản cao của
chứng khoán công ty là cần thiết. Vậy thanh khoản cổ phiếu có ảnh hưởng như thế nào
đến quyết định chính sách cổ tức tiền mặt chi trả cho cổ đông?
Đồng thời những nghiên cứu này đã bỏ qua những ảnh hưởng thông tin của thanh khoản
chứng khoán đến chính sách chi trả cổ tức, chưa kiểm chứng được liệu các cổ đông kiểm
soát, hay các nhà quản lý điều hành có thực hiện hành vi chiếm đoạt bằng cách phân phối
lượng tiền mặt dư thừa theo hướng có lợi cho mình hay không? Fuxiu Jiang và cộng sự
(2016) là những người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản của chứng
khoán với chính sách cổ tức có xem xét đến những yếu tố này. Hơn nữa dường như chính
sách chi trả cổ tức ở Việt Nam không như phương Tây, ví dụ như ở Mỹ chính sách chi
trả thường ổn định, và các doanh nghiệp ở Mỹ thường ít thay đổi. Các nhà đầu tư Mỹ
cũng thường kì vọng vào một chính sách chi trả ổn định hơn của công ty, đồng thời, nhờ
vào hiệu quả từ việc thành lập tốt pháp luật và các quy định, vấn đề quản trị doanh nghiệp
cũng tốt hơn, nên chính sách chi trả trở nên hợp lý. Tuy nhiên, các vấn đề này ở Việt
Nam lại tương đối yếu, và chính sách chia cổ tức chịu nhiều ảnh hưởng từ ý chí của
người trong cuộc. Dựa theo phương pháp nghiên cứu của Fuxiu Jiang và cộng sự (2016)
tại thị trường Trung Quốc, bài luận này sẽ tiến hành kiểm chứng thực nghiệm tại Việt
Nam để tiếp tục bổ sung cho các nghiên cứu trước đây. Vậy nên bài luận văn sẽ tập trung


4

nghiên cứu về các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2010 - 2017 với đề
tài “Tác động tính thanh khoản của cổ phiếu đến quyết định chính sách cổ tức - Nghiên
cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2.


Vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của đề tài là tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến chính
sách cổ tức - Nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017.
1.3.

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để có thể nắm bắt và theo dõi bài nghiên cứu hơn, nhiệm vụ quan trọng của đề tài
nghiên cứu này sẽ là lần lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
-

Thanh khoản cổ phiếu có tác động thế nào đến quyết định chính sách cổ tức của
doanh nghiệp và mức độ tác động ra sao?

-

Trong môi trường bất cân xứng thông tin, tác động tính thanh khoản cổ phiếu
đến quyết định chính sách cổ tức của doanh nghiệp thay đổi như thế nào?

-

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và chính sách cổ tức ra sao trong
trường hợp xảy ra những mức xung đột khác nhau giữa cổ đông kiểm soát và cổ
đông thiểu số?

1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu sau:
- Kiểm định tác động tính thanh khoản cổ phiếu đến quyết định chính sách cổ tức của
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2017.
1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, và câu hỏi nghiên cứu được đưa ra đề tài tập
trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu sau: để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã


5

lựa chọn những công ty ngoài lĩnh vực phi tài chính, được niêm yết trên thị trường chứng
khoán và có đầy đủ thông tin để thu thập dữ liệu. Những dữ liệu được đảm bảo có từ
nguồn đáng tin cậy và báo cáo tài chính đã được kiểm toán công bố chính thức của 205
công ty tại Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn
nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2017.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Fuxiu Jiang và cộng sự (2016) để kiểm tra ảnh
hưởng của thanh khoản chứng khoán đến chi trả cổ tức. Dữ liệu bài nghiên cứu được thu
thập từ báo cáo tài chính và các thông tin trên website như: ,
, . Bộ dữ liệu bao
gồm 205 công ty niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2010 - 2017. Để tiến hành
phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Generalized method of moments
(GMM), tác giả tiến hành hồi quy đơn biến, sau đó lần lượt xét đến các biến kiểm soát

đặc điểm công ty, sau đó là các biến kiểm soát liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Tiếp
theo tác giả tiến hành kiểm tra ý nghĩa có xét đến bất cân xứng thông tin với biến đại
diện là big4, sau đó kiểm tra vấn đề cơ quan xung đột giữa cổ đông kiểm soát và thiểu
số bằng biến giả SOE đại diện cho doanh nghiệp nhà nước. Mô hình giữ nguyên không
đổi với việc sử dụng phương pháp hồi quy GMM cho cả ba biến phụ thuộc là DVE, DVC
và DVP.
1.6.

Ý nghĩa của đề tài

Dựa trên bộ dữ liệu của 205 công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2010 - 2017, đề
tài đi sâu nghiên cứu tác động của thanh khoản trên thị trường chứng khoán đến chính
sách chi trả cổ tức.
Về mặt lý luận: đề tài xem xét quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu với chính sách cổ tức,
đồng thời bổ sung thêm yếu tố bất cân xứng thông tin và các vấn đề liên quan trong mối
quan hệ này.


6

Về mặt thực tiễn : Bài nghiên cứu thực nghiệm với bộ dữ liệu Việt Nam được cập nhật
mới nhất (đến năm 2017), đề tài đưa ra được bằng chứng thực nghiệm, giúp các chủ sở
hữu bao gồm cổ đông chi phối, cổ đông thiểu số, các nhà quản lý, điều hành doanh
nghiệp Việt Nam có cái nhìn cụ thể hơn về ảnh hưởng của thanh khoản cổ phiếu đến
chính sách chi trả cổ tức của công ty, để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhằm mục đích
cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
1.7.

Kết cấu luận văn


Với các nội dung được trình bày ở trên, đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan. Phần này tác giả trình bày lý do chọn đề tài nghiên
cứu, trình bày mục tiêu nghiên cứu và đưa ra ý nghĩa của đề tài, cuối cùng là tổng quan
về bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chương này bao gồm 2 nội dung chính. Đầu
tiên, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài, bao gồm lý thuyết về cổ tức, thanh khoản
chứng khoán, bất cân xứng thông tin, các vấn đề cơ quan bao gồm xung đột lợi ích cổ
đông kiểm soát và cổ đông thiểu số, cổ đông và nhà quản lý điều hành. Sau đó tác giả
tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức
với thanh khoản chứng khoán và các bài nghiên cứu liên quan giúp giải thích mối quan
hệ chính của tác giả.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Ở chương 3 tác giả trình bày
một cách cụ thể về phương pháp nghiên cứu bao gồm nguồn dữ liệu, cách lựa chọn dữ
liệu, mô hình nghiên cứu, phương pháp hồi quy.
Chương4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày kết quả kiểm định
từ 205 công ty trên sàn HOSE trong giai đoạn 2010 - 2017 về mối quan hệ giữa chính
sách cổ tức và thanh khoản chứng khoán. So sánh kết quả thu được với các nghiên cứu
thực nghiệm trước đó.
Chương 5: Kết luận đề tài nghiên cứu. Chương này tổng kết các kết quả thu được, rút
ra kết luận và đưa ra các hạn chế, khuyến nghị của đề tài.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Với mục đích làm nền tảng để giải quyết những vấn đề đã nêu ở chương 1, chương 2 sẽ
trình bày về khái niệm, lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về
mối quan hệ giữa chính sách cổ tức với thanh khoản chứng khoán và các bài nghiên cứu
liên quan, từ đó làm căn cứ đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài.

2.1.

Tính thanh khoản của cổ phiếu

Tính thanh khoản là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài chính, vì đây là
yếu tố tác động đến các nhà đầu tư, các sàn giao dịch chứng khoán và các công ty niêm
yết. Bakaert (2007) đã cho rằng “thanh khoản ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu
cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể kì vọng cao hơn đối với tài sản có lợi tức nhạy cảm
với thanh khoản”. Như vậy định nghĩa về tính thanh khoản là như thế nào?
Khái niệm về tính thanh khoản đã xuất hiện ở nhiều lý thuyết tài chính nhưng tới nay
vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa. Tuy vậy, đa số đều cho thấy tính thanh khoản
của thị trường là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng có thể nhanh chóng mua hoặc bán
hàng hoá trên thị trường mà không bị ảnh hưởng của yếu tố giá cả và khoảng thời gian
để mua và bán hàng hoá thường là ngắn hạn. Tài sản có tính thanh khoản cao thì sẽ được
bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng
giao dịch lớn. Một trong những khái niệm đầu tiên được đưa ra bởi Kaynes (1930), ông
cho rằng “ một tài sản có tính thanh khoản cao khi tài sản đó dễ dàng được giao dịch mà
không phải chịu sự thua lỗ nào”. Còn Amihud và Mendelson (2006) thì nói rằng một tài
sản có thể được giao dịch ở mức giá hiện hành một cách nhanh chóng với chi phi thấp
được xem là có tính thanh khoản. Wuyts (2007) đã đưa ra định nghĩa về tính thanh khoản
như sau: “một thị trường được xem là có tính thanh khoản cao nếu nhà đầu tư có thể
nhanh chóng mua hoặc bán số lượng lớn cổ phiếu mà không chịu ảnh hưởng của yếu tố
giá cả”.


8

Theo đó, tính thanh khoản của cổ phiếu là mức độ cổ phiếu có thể được mua hoặc bán
tại cùng một mức giá hay khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền mặt sang cổ phiếu và
ngược lại. Trước khi lựa chọn tham gia một cổ phiếu nào đó thì thanh khoản là một trong

những tiêu chí các nhà đầu tư cân nhắc hàng đầu. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao là
cổ phiếu mà ở đó thị trường có sẵn với nhiều người mua và người bán, có giao dịch
thường xuyên với khối lượng lớn và đồng thời có nhu cầu lớn để muốn bán là bán được
dễ dàng, chính vì vậy rủi ro cũng được giảm đi. Nếu chứng khoán khó tìm được người
mua hoặc giá cả không ổn định, dễ bán mất giá thì nhà đầu tư có thể gánh chịu tổn thất
tài chính, hay còn gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán, nên họ sẽ phải đòi
hỏi một sự bù đắp về lãi suất cho rủi ro này theo Amihud và Mendelson (1986). Nhà đầu
tư thường thích đầu tư vào cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn cổ phiếu có tính thanh
khoản thấp cũng bởi khả năng chuyển đổi dễ dàng từ cổ phiếu sang tiền mặt.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu:
+ Thứ nhất, tính thanh khoản của cổ phiếu thường phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp niêm yết (Sedeaq Nassar, 2016). Nếu doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh hiệu quả, chính sách cổ tức hấp dẫn và thông tin công bố minh bạch rõ
ràng thì doanh nghiệp này sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư hơn, qua đó cổ phiếu của
doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng mua bán trên thị trường. Ngược lại, với những doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, thông tin không minh bạch thì
cổ phiếu doanh nghiệp sẽ kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, dẫn đến tính thanh khoản
cổ phiếu thấp.
+ Thứ hai, tâm lý nhà đầu tư đôi cũng làm cho thị trường khi sôi động, khi ảm đạm.
Nguyễn Duy Hưng (2018) cho rằng khi thị trường bi quan, các nhà đầu tư có sự e dè khi
tham gia thị trường thì thanh khoản cổ phiếu giảm. Và ngược lại khi thị trường lạc quan


9

thì thanh khoản cổ phiếu sẽ tăng.
+ Thứ ba, vì cổ phiếu chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, giá cổ phiếu phụ thuộc
vào nhu cầu của nhà đầu tư, trường hợp có một loại cổ phiếu chất lượng cao nhưng thị
trường đang dư nguồn cung thì vẫn khó khăn để bán ra trong khi vào lúc thị trường khan
hiếm, những cổ phiếu dù kém chất lượng hơn vẫn có thể dễ dàng bán ra.

+ Thứ tư, theo quy định của chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế về việc
mua số lượng các cổ phiếu đã niêm yết nên khi đầu tư, họ cần phải tính toán kĩ lưỡng
xem nên mua bao nhiêu cổ phiếu từ những công ty tiềm năng, từ đó cũng làm hạn chế
tính thanh khoản của cổ phiếu hơn.
+ Thứ năm, thanh khoản cổ phiếu cũng phụ thuộc vào hai yếu tố là giá trị giao dịch cổ
phiếu và chênh lệch giá cổ phiếu. Amihud và Mendelson (1986) đã tiến hành bài nghiên
cứu nhằm kiểm tra vai trò của tính thanh khoản trong vấn đề định giá tài sản. Họ đã sử
dụng chệnh lệch bid-ask như là một biến đại diện cho tính không thanh khoản và tìm ra
mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi kì vọng và tính thanh khoản. Tiếp nối thành công
của nghiên cứu, Amihud (2002) cũng đưa ra kết quả rằng thanh khoản cổ phiếu phụ
thuộc vào hai yếu tố là giá trị giao dịch cổ phiếu và chênh lệch giá cổ phiếu. Trong đó,
giá trị giao dịch cổ phiếu là lượng tiền mà các nhà đầu tư phải bỏ ra khi đầu tư cổ phiếu,
là lượng tiền đang hiện diện trên thị trường. Chênh lệch giá cổ phiếu là mức chênh lệch
giữa giá mua và giá bán, yếu tố này thể hiện rõ sự thay đổi giá cổ phiếu của doanh nghiệp
trong từng phiên giao dịch. Một cổ phiếu được xem là có tính thanh khoản nếu khối
lượng và giá trị giao dịch của cổ phiếu đó tương xứng với nhau. Bên cạnh đó, sự thay
đổi trong giá cổ phiếu cho thấy chất lượng hoạt động của doanh nghiệp cũng như đánh
giá và nhu cầu của nhà đầu tư đối với cổ phiếu này. Điều này cũng phù hợp với những
yếu tố tác động đến tính thanh khoản tác giả đã đề cập ở trên.


10

2.2.

Chính sách cổ tức

2.2.1. Khái niệm cổ tức
Cổ tức được xác định bởi Ross et al (2007) là khoản thanh toán cho các cổ đông được
tạo ra từ thu nhập của công ty dưới hình thức tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Theo Ebenezer “Chính sách cổ tức đã trở thành một quyết định quan trọng trong tài
chính doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Cổ tức là phân phối hoặc trích lập lợi nhuận
cho cổ đông”.
Vậy cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần dùng để chi trả cho các
cổ đông dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt hoặc cổ phần.
2.2.2. Khái niệm chính sách cổ tức
Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với 3 quyết định quan trọng là: quyết định đầu tư, quyết
định tài trợ và quyết định về chính sách chi trả cổ tức, các quyết định này chi phối lẫn
nhau nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị cổ đông.
Các lý thuyết về chính sách cổ tức có nguồn gốc từ Miller và Modigliani

(M&M).

Trong bài hội thảo năm 1961, M&M lập luận rằng trong một thế giới không có thuế,
không có chi phí giao dịch và bất hoàn hảo thị trường, tài sản của cổ đông được quyết
định dựa trên các cơ hội đầu tư và hoàn toàn không liên quan đến chính sách cổ tức. Kết
luận này gây nhiều tranh cãi vì thị trường khó có thể đáp ứng được các giả định M&M,
như ở phía bên kia Bird-in-the Hand (lý thuyết về việc nhà đầu tư thích cổ tức tiền mặt
hơn lợi nhuận từ vốn), lý thuyết mạnh mẽ đề nghị trả cổ tức Linter (1956), Gordon
(1956), Fisher (1961) và Gordon và Brigham (1968).
Brealey và Myers (2005) cho rằng chính sách cổ tức là một trong mười vấn đề khó khăn
nhất chưa được giải quyết trong kinh tế tài chính. Lease et al (2000) đã phát biểu “chính
sách cổ tức là công việc mà nhà quản lý phải đưa ra quyết định về mức chi trả cổ tức
cũng như hình thức phân phối lợi nhuận cho cổ đông”.


11

Vậy chính sách cổ tức là quyết định phân phối mức lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại
để tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại sẽ được tái đầu tư vào các

dự án tốt nhằm kích thích tăng trưởng để đạt lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
 Theo Nguyễn Tuấn Dương (2015) những vấn đề các nhà quản lý phải đặt ra để
quyết định chính sách cổ tức là:
+ Phải chi trả cổ tức ở mức nào? ( Nhiều hay ít)
+ Hình thức chi trả? (Tiền mặt, cổ phiếu)
+ Có nên chi trả cổ tức thường xuyên hay không thường xuyên
Linner (1956) đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên trên các công ty ở Mỹ đã nhận
thấy quyết định chi trả cổ tức dựa vào lợi nhuận hiện tại và lịch sử chi trả cổ tức của năm
trước, hầu hết các cổ đông đều thích nhận được một mức cổ tức ổn định, vì cổ tức ổn
định phần nào đó thể hiện công ty đang hoạt động ổn định và hiệu quả. Farma và Babiak
(1968) cho rằng các công ty sẽ tăng cổ tức chỉ khi duy trì được mức cổ tức trong tương
lai. “Thông thường, những công ty trưởng thành và có lợi nhuận sẽ chia cổ tức. Tuy
nhiên, những công ty không thanh toán cổ tức không phải vì không có lợi nhuận. Nếu
công ty nghĩ rằng cơ hội tăng trưởng của công ty tốt hơn cơ hội đầu tư có sẵn của các
nhà đầu tư, thì công ty nên giữ lại lợi nhuận và tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh.
Công ty quản lý dòng tiền một cách hiệu quả có xu hướng bền vững và tăng trưởng chi
trả cổ tức qua thời gian. Những sự tăng trưởng trong lợi nhuận sẽ bù đắp cho các nhà
đầu tư khi giá chứng khoán tăng lên” theo Ibrahin (2013).
Nguyên lý của việc chi trả cổ tức đó là, nếu công ty không có đủ các dự án tốt tạo ra tỷ
suất lợi nhuận lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì công ty nên chi trả lượng cổ tức dư thừa
cho cổ đông. Chính vì vậy, nếu một công ty chi trả cổ tức cao cho cổ đông trong điều
kiện công ty đang không có nhiều dự án đầu tư sinh lời tốt là hoàn toàn bình thường và
hợp về lý. Những công ty không có nhu cầu đầu tư mới nhưng vẫn duy trì số dư tiền
mặt lớn mới là những công ty đặt ra những điều khó lý giải và cần phải xem xét nguyên
nhân.


12

 Chính sách chi trả cổ tức là vô cùng quan trọng vì:

- Lợi ích của các cổ đông bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách của tức. Với các cổ đông,
cổ tức chính là nguồn lợi hữu hình thường xuyên và là nguồn thu nhập duy nhất ở hiện
tại khi đầu tư vào công ty. Vì vậy, việc công ty có chi trả cổ tức đều đặn hay không sẽ
tác động đến cái nhìn của nhà đầu tư về công ty, do đó có thể dẫn đến sự biến động về
giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Đa phần các nhà đầu tư cá nhân không phải
là cổ đông chiến lược của công ty mà mình đầu tư vào, và do đó không có được nhiều
tiếng nói có trọng lượng trong chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty. Vì vậy,
“việc được nhận cổ tức không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt lợi nhuận tài chính đơn thuần,
mà còn là một sự cam kết của công ty đại chúng đối với quyền lợi của các cổ đông nhỏ,
vốn cũng là những chủ sở hữu của công ty” (Thái Quang Trung, 2017).
- Thông qua việc quyết định chính sách cổ tức, công ty cũng đã phần nào đưa ra quyết
định tài trợ. Vì nguồn lợi nhuận giữ lại là nguồn đầu tư quan trọng cho việc tài trợ vốn
cổ phần thường trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
2.3.

Bất cân xứng thông tin

Ngày nay, vấn đề bất cân xứng thông tin xảy ra ở hầu hết các thị trường và là một trong
những nguyên nhân dẫn đến thị trường hoạt động không hiệu quả, khiến nhà đầu tư đưa
ra các quyết định đầu tư không chính xác. Vậy bất cân xứng thông tin là gì? Akerlof
(1970) đã lần đầu đưa ra lý thuyết về thông tin bất cân xứng trong nghiên cứu của mình
về thị trường mua bán ô tô cũ tại Mỹ và vinh dự nhận giải Nobel kinh tế năm 2001. Giả
thiết là trong thị trường này người bán và người mua sẽ không thể trao đổi thông tin cho
nhau, người bán sẽ biết rõ về tình trạng của chiếc xe mình muốn bán còn người mua thì
không. Người bán muốn bán với giá cao như xe có chất lượng tốt, nguời mua mua phải
những chiếc xe chất lượng thấp với giá cao. Dẫn đến việc những người mua sau có xu
hướng trả giá thấp, những người bán có xe cũ chất lượng tốt sẽ không bán được giá cao
nên rút khỏi thị trường, cuối cùng chỉ còn lại những chiếc xe có chất lượng kém nhất,
hàng tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi cho cả hai bên. Như vậy, hiện tượng lựa



13

chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Từ đó cho thấy
thông tin bất cân xứng mô tả tình huống xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin
còn bên còn lại thì không biết đích thực về thông tin ở mức độ nào.
Vậy bất cân xứng thông tin là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác, đầy
đủ về thị trường và diễn biến của nó hay nói cách khác là việc một bên giao dịch có các
thông tin liên quan trong khi bên kia không có hoặc có không đầy đủ.
2.4.

Xung đột cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số

Cổ đông là yếu tố không thể thiếu trong công ty cổ phần. Theo Luật các tổ chức tín dụng
2010 và Luật chứng khoán 2006 thì sự phân biệt giữa cổ đông kiểm soát (cổ đông lớn) và

cổ đông nhỏ (cổ đông thiểu số) được dựa trên tiêu chí về số lượng cổ phần có quyền biểu
quyết mà mỗi cổ đông sở hữu. Cổ đông kiểm soát (cổ đông lớn) là cổ đông sở hữu trực
tiếp hay gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.
Cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu dưới 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty,
là những người nắm giữ ít cổ phần, không ảnh hưởng đáng kể trong điều hành và quản
lý công ty.
Công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và chức năng quản lý điều hành. Vì
cổ đông nhỏ có ít quyền và tiếng nói ít trọng lượng trong hoạt động điều hành công ty;
dễ bị chèn ép và buộc phải cuốn theo những kế hoạch kinh doanh đã được sắp đặt trước
của các cổ đông lớn; lợi ích hợp pháp có thể bị chiếm đoạt bởi những người quản lý, cổ
đông kiểm soát, là những người có cơ hội để vun vén cho lợi ích cá nhân hoặc chiếm
đoạt một phần lợi ích chung của công ty mà không vì mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty.
Lúc này, sẽ nảy sinh xung đột về lợi ích giữa cổ đông thiểu số với cổ đông kiểm soát.
2.5.


Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và chính sách cổ tức

2.5.1. Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cố phiếu và chính sách cổ tức

Modigliani và Miller (1958) đề xuất giả định rằng không có sự liên quan giữa thanh
khoản giao dịch và chi trả cổ tức trong đó các nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu mà


14

không phát sinh chi phí giao dịch hoặc ảnh hưởng đến giá cả. Trong thực tế, thanh khoản
trong giao dịch có sức lan tỏa khắp thị trường tài chính và có khả năng ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức theo những cách đáng kể vì khi các đầu tư vào các tài sản có tính thanh
khoản cao thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng thu hồi vốn hơn, chi trả cổ tức là dòng tiền chi ra,
nên khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều
khả năng chi trả cổ tức.
Người nắm giữ cổ phiếu thanh khoản có thể thích cổ tức để đáp ứng nhu cầu tiền mặt
hơn là bán cổ phiếu và phát sinh chi phí giao dịch liên quan. Tương tự, thanh toán cổ tức
có thể cho phép các nhà đầu tư giảm chi phí giao dịch hiệu quả khi tái cân bằng danh
mục đầu tư của họ bằng cách giảm nhu cầu giao dịch tài sản thanh khoản. Trên thực tế,
Brav et al. (2005) đưa ra bằng chứng dựa trên khảo sát rằng các giám đốc tài chính coi
thanh khoản cổ phiếu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định xuất chi, trong
khi tài liệu của Dong et al. (2005) cho rằng các nhà đầu tư bán lẻ thích cổ tức một phần
bởi vì chúng liên quan đến chi phí thấp hơn so với bán cổ phiếu.
Tính thanh khoản của cổ phiếu có khả năng là một yếu tố quyết định quan trọng của
chính sách cổ tức, bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này vẫn còn ít. Để làm rõ
được vấn đề này là một thách thức lớn bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ: độ lớn
của dữ liệu nghiên cứu, sự đầy đủ của các biến (yếu tố) đại diện cho khả năng thanh
khoản của chứng khoán - điều này đại diện cho vấn đề bỏ sót biến, bên cạnh đó mô

hình hồi quy có khả năng xảy hiện tượng nội sinh dẫn đến kết quả phân tích không còn
giá trị nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, có một vài nghiên cứu trên thế giới đã đi tìm câu trả lời cho
mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và chính sách chi trả cổ tức của công ty
và đã có các ý kiến khác nhau về mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều của thanh
khoản và quyết định chính sách cổ tức. Griffin (2010) đã thực hiện nghiên cứu mối quan
hệ giữa tính thanh khoản của công ty và chính sách chia cổ tức của công ty tại các thị


15

trường chứng khoán Canada, UK, US, Argentina trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm
2006 trên Conpustat chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản của
cổ phiếu và quyết định chi cổ tức của công ty. Đồng quan điểm có các nghiên cứu của
Banerjee và ctg (2007); Brockman và ctg (2008); và Kuo và ctg (2013) cũng thấy rằng
quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt và tính thanh khoản của cổ phiếu có quan hệ
nghịch chiều nhau. Tức là cổ phiếu của một công ty có tính thanh khoản càng cao thì xác
suất công ty không tiến hành chi trả cổ tức càng cao hoặc trả cổ tức tiền mặt thấp và
ngược lại.
Tuy nhiên Krishnamoorthi (2016) sau khảo sát 72 công ty tại Ấn Độ trong khoảng thời
gian 10 năm lại cho ra kết quả là thanh khoản và chính sách cổ tức có quan hệ cùng chiều
hay nghiên cứu gần đây nhất của Jiang và ctg (2016) cũng cho kết quả thể hiện mối quan
hệ cùng chiều giữa chính sách chi trả cổ tức và tính thanh khoản của cổ phiếu.
Vì vậy, cả lý thuyết và bằng chứng khảo sát thực nghiệm đều cho thấy thanh khoản giao
dịch có thể là yếu tố quyết định quan trọng của chính sách cổ tức.
2.5.2. Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và chính sách cổ tức trong
môi trường bất cân xứng thông tin.
Theo Jain et al. (2008) (trích bởi Nguyễn Ngọc Thuyết, 2016) sau khi tiến hành kiểm
định ảnh hưởng của đạo luật SOX2 đến tính thanh khoản của thị trường đã cho ra kết
quả rằng thanh khoản thị trường có tương quan dương với chất lượng báo cáo tài chính,

hay nói cách khác là tương quan dương với mức độ công khai, minh bạch của báo cáo
tài chính. Nghĩa là bất cân xứng thông tin giảm thì tính thanh khoản sẽ tăng. Chen et al
(2007) sau khi tiến hành nghiên cứu tác động của việc công khai và minh bạch thông tin
tác động thế nào đến tính thanh khoản cổ phiếu, hay Lang et al (2012) nghiên cứu mối
quan hệ giữa mức độ minh bạch thông tin, thanh khoản của thị trường cổ phiếu và giá trị
doanh nghiệp trên 46 quốc gia thời kỳ 1994 – 2009 cũng đã cho thấy rằng khi các công
ty công khai và minh bạch thông tin càng nhiều thì các nhà đầu tư sẽ có được niềm tin


×