Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tài liệu nhập môn lịch sử triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 20 trang )


Tài liệu nhập môn lịch sử triết học
Phần 1
"Nhập môn lịch sử triết học" của nhà nghiên cứu lịch sử triết học nổi tiếng, Giáo
sư, Tiến sĩ Khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên
M.V.Lômônôxốp - V V. Xôcôlốp - đã được sử dụng như một giáo trình cho sinh
viên khoa triết học của các trường đại học tổng hợp thuộc Liên bang Nga. Trong
cuốn sách này, Giáo sư, Tiến sĩ V. V. Xôcôlốp đã đưa ra một quan niệm mới về
triết học với tư cách lịch sử triết học mà có ý kiến cho là còn xuất sắc hơn cả quan
niệm của Cantơ và Hêghen. Không chỉ thế, trong cuốn sách này, ông còn đưa ra
quan điểm coi lịch sử triết học như là triết học trong quá trình phát triển lịch sử
của nó và nhiều tư tưởng độc đáo liên quan đến tính đặc thù của tri thức triết học,
đến nhận thức triết học và lịch sử của nó.
Ngay sau khi ra mắt độc giả, cuốn sách này đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá,
nhận xét phê bình của các học giả có tên tuổi. Tạp chí
"Những vấn đề triết học"
(Nga) đã tổ chức một Hội thảo khoa học với tiêu đề
"Triết học với tư cách lịch sử
triết học".
Nội dung của Hội thảo này đã được đăng tải trên một loạt số Tạp chí
Triết học
trong năm 2007. Ban biên tập Tạp chí Triết học đã nhận được nhiều ý
kiến hoan nghênh và đề nghị cho đăng toàn văn nội dung cuốn sách của Giáo sư,
Tiến sĩ V. V.Xôcôlôp -
"Nhập môn lịch sử triết học". Đáp ứng nguyện vọng này
của đông đảo độc giả Việt Nam, bắt đầu từ số này,
Tạp chí Triết học sẽ cho đăng
tải bản dịch toàn văn cuốn sách của Phó giáo sư, Tiên sĩ Trần Nguyên Việt Phó
giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hữu Toàn (hiệu đính) như một tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học, nhất là lịch sử triết học ở nước ta.
Toà soạn Tạp chí Triết học hy vọng nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đông đảo


độc giả để có được bản dịch hoàn hảo và những ý kiến trao đổi về các vấn đề đặt
ra trong cuốn sách này.
Thế giới quan và triết học với tư cách những hiện tượng chung nhất của văn
hóa tinh thần
Triết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ là trí tuệ của loài
người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt kết học trước
hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học. Tính đa nghĩa
của phần lớn các khái niệm ấy luôn gây khó cho sự hiểu biết về nội dung của
chúng, về mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau và giữa chúng với các khái
niệm triết học khác, cũng như vai trò của chúng đối với đời sống con người.
Phương pháp quan trọng nhất, nếu không nói đó là phương pháp cơ bản về hiệu
quả của việc nghiên cứu các khái niệm triết học, chính là việc nghiên cứu lịch sử
triết học từ khi nó mới phát sinh. Một khoa học càng chính xác bao nhiêu và thêm
nữa, nó lại được toán học hóa, thì đòi hỏi phải tìm hiểu sự phát triển trước đó của
nó càng nhẹ hơn. Ngược lại, việc nghiên cứu các khoa học xã hội - nhân văn lại
không thể thiếu những am hiểu căn bản về lịch sử trước đó của chúng. Việc làm rõ
chính các hệ vấn đề triết học trên thực tế đã cho thấy, hoàn toàn không thể thiếu tri
thức về toàn bộ lịch sử trước đây của nó.
Chúng ta đã có rất nhiều định nghĩa về triết học. Đó là những định nghĩa chung, cụ
thể và mang tính ẩn dụ. Các định nghĩa ấy đã định hình được sự đa dạng về việc
giải thích triết học mà các học giả đưa ra, trong đó có một số học giả sẽ được
chúng tôi dẫn ra trong cuốn sách này tùy theo văn cảnh trình bày. Trước hết,
chúng tôi xin nhắc lại rằng, triết học hoàn toàn mang tính khái quát, kể cả trong
trường hợp nó tác động qua lại với các thành tố khác của văn hóa tinh thần - trí
tuệ, tức là với tôn giáo và thần luận với tư cách phương diện "lý luận" của nó, xuất
hiện khi triết học còn chưa ra đời, với nghệ thuật và sự suy ngẫm về nghệ thuật
(xuất hiện trong chính triết học), với khoa học và những thành tố khác. Sự tương
đồng của các hình thái thế giới quan
thể hiện tính đa diện của đời sống con người
đã gây khó khăn lớn cho việc định nghĩa triết học. Sự tương đồng ấy có thể và cần

phải hiểu với tư cách một
khoa học phức tạp nhất về con người (điều được đề cập
tới bằng chính thuật ngữ Hy Lạp cổ là "yêu mến sự thông thái"), với tư cách con
người hành động và tư duy, còn khi xét trong vô vàn các phương diện khác nhau
thì đó là sinh thể có tinh thần và thể xác.

Xuất phát từ điều nói trên, hoàn toàn có thể hiểu đối tượng của triết học như là
tổng hòa các mối quan hệ chủ - khách thể. Các thuật ngữ "chủ thể" và "khách thể"
bằng tiếng La tinh đã xuất hiện trong Triết học Kinh viện Tây Âu thời kỳ Trung cổ
và hiện nay, nghĩa của chúng đã được thừa nhận một cách phổ biến - tối đa như
các quan hệ nhận thức - thực tế của con người trong tính hiện thực đối lập với nó
là tự nhiên và xã hội, thể hiện những nhu cầu và hoạt động của trí óc, của trái
tim
và của thân xác con người. Dĩ nhiên, một định nghĩa như vậy về triết học có thể
được coi là hoàn toàn thích hợp cho cả thế giới quan vốn không thể tách rời triết
học, bởi nó quá chung, quá rộng, song, như chúng ta đã thấy, ngay từ khi xuất hiện
các mối quan hệ nói trên thì những ý niệm của các nhà triết học và thậm chí, của
nhiều nhà tư tưởng vốn không cho mình là những nhà triết học, về nguyên tắc, vẫn
được hàm chứa trong công thức đó.
Chúng tôi không muốn đặt ra một góc nhìn cho trước đối với việc nghiên cứu tiếp
theo về hệ vấn đề triết học mà các nhà triết học đã trình bày. Ở đây, chúng tôi
muốn chỉ ra rằng, trong triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII - XIX, hệ vấn đề đó đã
được nghiên cứu với quy mô đặc biệt sâu rộng. Một trong, những nhà sáng lập nền
triết học đó là Iôganơ Phích tơ, người đã chú trọng đến việc suy xét hệ vấn đề đạo
đức xã hội và luôn đặt đối lập chủ thể người "cái Tôi" (và cả "cái Tôi") với tổng
hòa các khách thể mâu thuẫn với nó - "cái Không- tôi". Khi chứng minh cho sự
khẳng định dứt khoát của mình về xuất phát điểm là "cái Tôi" và cũng là để hiểu
cho đúng mọi "cái Không - tôi", Phích tơ đã xác định lập trường của mình đứng về
phía "chủ nghĩa duy tâm", đối lập với lập trường của "chủ nghĩa giáo điều" (hay là
"chủ nghĩa duy vật"). C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi Phíchtơ là một trong những

bậc tiền bối của mình, nhưng các ông lại thay đổi thái độ đó, đồng thời khẳng định
rằng, một lập trường đúng đắn duy nhất, phù hợp với toàn bộ lịch sử thực tiễn và
phát triển của loài người về triết học và khoa học là chủ nghĩa duy vật, bởi nó giải
thích tinh thần con người như một hiện tượng phái sinh và thứ phát so với vật chất.
Do vậy, toàn bộ lịch sử triết học được chủ nghĩa Mác diễn tả như là sự đối lập và
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Thế nhưng, sự gián đoạn
mang tính nhị nguyên hóa đã quá nhấn mạnh "con người đang sống như một sinh
thể tinh thần - thể xác và thể xác tinh thần. Khác với tính phổ biến đến tối đa của
vật chất và tinh thần, được đặt đối lập với nhau trong "tính thứ nhất" và "tính thứ
hai", mối quan hệ chủ - khách thể là sự thừa nhận sự thống nhất giữa hai mặt của
con người - tinh thần và thể xác như một sinh thể hiện thực có nhận thức. Thật
vậy, khi chú ý đến vai trò to lớn của các khoa học, đến sự tác động qua lại của
chúng với triết học để tạo nên yếu tố cấu thành quan trọng về đối tượng nghiên
cứu, chúng ta cần phải lưu ý rằng, để phân tích vai trò đó trong nghiên cứu chuyên
sâu của các khoa học về tự nhiên, trong việc nghiên cứu theo lối quy giản về tự
nhiên thì dường như, lại cần phải phân tách chủ thể ra khỏi khách thể để không
những nắm bắt được chúng trong sự thống nhất, mà cả trong sự phân chia nữa.
Đồng thời, khách thể tự nhiên cũng trở nên rõ ràng hơn đối với con người, mở ra
cho con người khả năng sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố cấu thành hiện
thực khách quan tồn tại không phụ
thuộc vào con người.
Trên trục đường chính ấy luôn xuất hiện và phát triển một
hiện tượng đặc biệt của nền văn minh - đó là cái trung gian
giữa chủ thể và khách thể tự nhiên, là khách thể mới và
phức tạp hơn nhiều, là hiện thực chủ - khách thể. Cùng với
sự phát triển của nền văn minh, lĩnh vực tinh thần của chính
con người và nền văn hóa của nó cũng được phát triển,
trong đó nhiều yếu tố cấu thành và bộ phận hợp thành của nó có thể được luận giải
như là những khía cạnh của triết học.
Để cụ thể hóa tính chủ - khách thể của lĩnh vực tinh thần, về nguyên tắc, cần phải

nhấn mạnh rằng, triết học là một hệ thống khá phức tạp của tri tín (tín ngưỡng và
tri thức), luôn thể hiện bản chất nhận thức - chân thực của đời sống con người mà
ở đó, thường có sự đan xen giữa các yếu tố cấu thành tín ngưỡng và tri thức trong
các mối quan hệ qua lại khác nhau. Dĩ nhiên, ở đây không đề cập đến riêng niềm
tin tôn giáo - tín ngưỡng mà tính nhất quyết tuyệt đối trong các giáo điều của niềm
tin ấy đã đạt tới đỉnh điểm trong nguồn gốc thần luận về thuyết đơn thần của Thiên
Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và các tôn giáo khác. Với nội dung đầy đủ và
được suy ra từ các kinh thánh, những giáo điều ấy đã có trước mọi "tri thức", trước
hết là đối với "tri thức" tôn giáo. Béctơrăng Rátxen đã rất thành công khi xác định
bản chất của triết học như là tri tín trong phần
Nhập môn "Lịch sử triết học
phương Tây",
đồng thời giải thích lĩnh vực trung gian như là "vùng đất hoang”
nằm giữa thần học và khoa học mà cả hai đều tấn công "mảnh đất ấy" từ hai phía
đối lập nhau, nhưng không bao giờ đụng độ nhau. Chỉ có niềm tin thế giới quan
triết học mới được đặc trưng bởi tính đầy đủ về mặt nhận thức luận, nhận thức lý
luận, song nếu thiếu trình độ nhất định về tri thức, niềm tin đó cũng sẽ bị mất ý
nghĩa về mặt chức năng. Phương diện nhận thức khoa học của triết học lại đòi hỏi
một định nghĩa khác cho nó, đó là định nghĩa bổ sung chứ không phải là loại bỏ
định nghĩa trước đó.
Định nghĩa đó, theo tín niệm của tác giả, phải được coi là một định nghĩa về
thế
giới quan đã được hệ thống hóa ở mức độ cao nhất, được duy lý hóa đến tối đa
trong thời đại của nó.
Trong tổ hợp tri tín, chính khoa học lại quy định nội dung
của yếu tố cấu thành thứ hai. Ngoài ra, để làm rõ một định nghĩa đã được hình
thành, cần phải vạch ra ý nghĩa của cụm từ "thế giới quan" vốn đa nghĩa và rất
rộng trong tiếng Đức và tiếng Nga. Trong các tài liệu triết học Đức thuật ngữ "thế
giới quan" (Weltanschauung) xuất hiện vào thế kỷ XVIII (còn trong ngôn ngữ
Nga, nó xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX). Trên phương diện triết học, thế giới

quan được đặc trưng bởi tính xác định và tính hệ thống ở mức độ thấp hơn, khi nó
được sử dụng trong các văn cảnh khác nhau. Người ta thường nói đến các thế giới
quan: tôn giáo nghệ thuật, đạo đức, khoa học tự nhiên theo nghĩa các thế giới quan
này, xét về mặt hệ thống, thể hiện các tín niệm ít được luận chứng (hoặc hoàn toàn
không được luận chứng) và còn lâu, mới dựa trên tính đầy đủ về sự kiện.
Ở đây, cả thuật ngữ "duy lý hóa" cũng cần phải được làm rõ. Trong những điều
kiện của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, triết học đã xuất hiện đồng thời với các
khoa học khác. Vào thời kỳ Trung cổ, triết học thường được đồng nhất với tổng
hòa các khoa học các nền nghệ thuật tự do"), mặc dù ở giai đoạn đê trong lịch sử
triết học Hy Lạp cổ đại, toán học, thiên văn học và thậm chí, cả những nhận thức
kinh nghiệm (vốn được xem là đặc thù của thời đó) về địa lý, văn học, nhất là y
học, đã phát triển ngoài văn cảnh triết học. Trong tư liệu triết học phương Tây và
của Nga, chúng ta cũng thường thấy những nhận định cho rằng, trong quá trình
phát triển của văn hóa trí tuệ đã có các khoa học cụ thể khác nhau được tách ra từ
triết học. Vả lại, triết học chưa bao giờ là cha đẻ của khoa học cả, nhưng nó đã
từng xuất hiện và được phát triển trong mối liên hệ mật thiết với các khoa học:
Triết học và các khoa học đã cùng nhau tạo nên những bộ phận cấu thành quan
trọng nhất của sự duy lý hóa.
Do vậy, cần phải nói rằng, về căn bản, chúng ta cần phải hiểu các khoa học trong
sự tác động qua lại của chúng với triết học thời cổ đại, kể cả các hình thức tác
động khác trong những thời đại tiếp theo, như toán học và các tri thức khoa học tự
nhiên. Vào thời cổ đại, các khoa học đã phát triển một cách riêng lẻ, sự liên kết
giữa chúng chúng chỉ diễn ra vào thời Cận đại, thời đại của Galilê, Đêcáctơ và
Niuton, khi mà các khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất. Trên cơ
sở đó, nhiều nhà nghiên cứu khoa học, thậm chí cả những nhà triết học, đã giải
thích thời đại đó như là sự khởi đầu của riêng tri thức khoa học. Song, đó là quan
niệm giản đơn, không thể chấp nhận được đối với nhà nghiên cứu lịch sử triết học.
Trên thực tế, cần phải định nghĩa khoa học vốn được hiểu trong tính chỉnh thể của
nó như một tri thức đã được
chuyên môn hóa mà trước hết, công dụng của nó về

mặt thực tiễn là sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của con người. Đồng thời, cần
phải kết nối khoa học với quá trình phát triển và tổ chức lao động trí óc trong sự
tác động qua lại của nó với lao động chân tay. Chỉ có trên cơ sở đó, mới có thể
phát huy được tính năng động của cả hai nhân tố này trong khoa học. Cùng với đó
là phương pháp kinh nghiệm thực tiễn - kinh nghiệm cảm tính mà chúng ta thường
sử dụng trong quá trình sáng tạo các tri thức thực tiễn hơn có và bền vững - các tri
thức đó được củng cố trong bộ nhớ của loài người. Nhân tố này là vốn có đối với
loài người ngay từ thời tiền sử, tiền văn minh, về nguyên tắc, nó vẫn là nhân tố
quy định ngay cả trong những điều kiện của các nền văn minh cổ đại Ai Cập và
Babilon, nơi mà toán học, thiên văn học và y học rất phát triển (đó là khoa học
kinh nghiệm cảm tính trong số các khoa học tự nhiên, và như chúng ta đã thấy,
hiện vẫn còn tiếp tục phát triển). Song, như chúng ta đều biết, chỉ có ở Hy Lạp cổ
đại mới có sự xuất hiện và phát triển lý thuyết - diễn dịch của từ thức khoa học

×