Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN đại hội 20, NHIỆM kỳ 2020 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.41 KB, 5 trang )

BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XX, NHIỆM KỲ 2020-2025

Kính thưa đoàn chủ tịch!
Kính thưa các quý vị đại biểu về dự Đại hội!
Kính thưa Đại hội!
Được đoàn Chủ tịch cho phép tham gia ý kiến tại Đại hội, tôi xin
gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến các đại biểu dự Đại hội, chúc Đại
hội thành công tốt đẹp.
Trước hết tôi đồng tình nhất trí cao với báo cáo và các phát biểu của
các đại biểu tại đại hội. Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu, định hướng
phát triển về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới được nêu trong
Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XX (nhiệm kỳ 2020-2025). Tôi
xin tham gia một số vấn đề về sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng
NTM trong thời gian tới như sau.
Thiệu Hóa là huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn với
trên 10.000ha; trong đó: đất sản xuất lúa hơn 8.500ha, đất trồng cây hàng
năm khác hơn 1000ha; trong những năm qua thực hiện chủ trương tái cơ
cấu ngành nông nghiệp; Phòng Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều giải
pháp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu,
tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao giá trị và thu nhập cho người nông
dân; giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng
năm đạt từ 4,5 đến 5%/năm; tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn
chịu nhiều rủi ro, bất lợi do thiên tai, dịch bệnh; ảnh hưởng của thời tiết
cực đoan và dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường trong những năm
gần đây, vật tư đầu vào cho sản xuất và giá cả thị trường nông sản không
ổn định, tình trạng thiếu lao động trong nông thôn do đi làm ăn xa, làm


nhà máy ở các khu, cụm công nghiệp dẫn đến tình hình nhân dân bỏ
ruộng ngày càng nhiều, đó là những yếu tố ảnh hướng không nhỏ đến tâm


lý đầu tư, phát triển sản xuất của người nông dân và thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp.
Vì vậy, trong nhiệm kỳ vừa qua trên địa bàn huyện ta tuy đã có
nhiều mô hình sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu
quả, như: Chuỗi sản xuất lúa, gạo thương phẩm chất lượng cao; liên kết
sản xuất bao tiêu các sản phẩm rau, màu; sản xuất rau an toàn tập trung;
sản xuất ngô sinh khối trên đất bãi; liên kết sản xuất gà lông màu; thành
lập hợp tác xã liên kết sản xuất theo chuỗi sản xuất dâu tằm tơ; đặc biệt là
mô hình sản xuất rau, quả ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng 3,2
ha (cho thu nhập 3 tỷ đồng/ha/năm); song, các mô hình sản xuất có hiệu
quả phát triển chưa đồng đều ở các địa phương và chưa được nhân rộng
mạnh mẽ.
Về xây dựng nông thôn mới: Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các
cấp, các ngành và BCĐ từ huyện đến cơ sở, sự tham gia của toàn xã hội,
đặc biệt là được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân
dân, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã mang lại hiệu quả thiết
thực: Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới theo hướng
đồng bộ và hiện đại. Diện mạo của làng quê nông thôn ngày càng khang
trang, đẹp hơn. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, sản xuất nông nghiệp
được quan tâm đầu tư phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Hệ thống chính trị ở cơ sở
ngày càng được củng cố, vững mạnh; tình hình an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững và ổn định. Đến nay


toàn huyện đã có 19/24 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới,
thêm 2 xã (Thiệu Hòa, Thiệu Phúc) đã hoàn chỉnh hồ sơ chờ tỉnh thẩm
định công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng
nông thôn mới còn một số tồn tại đó là: Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng
nông thôn mới chủ yếu dựa vào nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất,

chưa kêu gọi được các nguồn lực khác để xây dựng hạ tầng thiết yếu, nên
tiến độ XD NTM phụ thuộc nhiều vào tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất.
Các văn bản, hướng dẫn của Trung ương vừa thực hiện vừa điều chỉnh,
cơ chế, chính sách để hỗ trợ xây dựng NTM chưa đồng bộ, dẫn đến trong
quá trình triển khai còn khó khăn và lúng túng.
Kính thưa Đại hội!
Để thực hiện Chương trình trọng tâm số 1 trong nhiệm kỳ 20202025; Về phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng
công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng
NTM nâng cao. Tôi xin tham gia một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục làm tốt quy hoạch, xây dựng kế hoạch, phương
án phát triển sản xuất nông nghiệp sát, đúng với tình hình thực tiễn để
đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
tập trung vào công tác tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi ruộng đất
theo nhóm hộ theo tinh thần NQ số 13 của Tỉnh ủy và số 06 của BCH
đảng bộ huyện khóa 19 để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy
mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh đưa cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ
KHKT, các giống mới có năng suất, giá trị và thị trường tiêu thụ cao vào
sản xuất. Tập trung chuyển đổi một số diện tích lúa kém hiệu quả sang


trồng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, kết hợp nuôi trồng thủy
sản, thủy cầm; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp hữu cơ; chú trọng phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại tập
trung quy mô lớn, an toàn sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thứ ba: Chỉ đạo tăng cường liên kết sản xuất giữa nông dân với
nông dân, nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã; phát triển, củng cố,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX để HTX thực sự là bà đỡ, là
chỗ dựa cho nông dân trong thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản
phẩm. Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá

trị từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ nông sản để thay thế cho
mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, hiệu quả thấp…
(báo cáo các đại biểu: Thiệu Hóa hiện nay có một số Công ty và
Trung tâm chế biến nông sản đang xây dựng và hoạt động như: Trung
tâm chế biến nông sản công nghệ cao Tâm Phú Hưng tại xã Thiệu Phú
có công suất chế biến 25.000 tấn lúa gạo/năm; Công ty chế biến lúa gạo
Thuần Dũng xã Thiệu Phúc có công suất chế biến 3.000 tấn/năm. Để
đảm bảo lúa cho các công ty này chế biến thì huyện chúng ta phải có
những quan điểm chỉ đạo và cách tổ chức thực hiện để liên kết các công
ty - HTX DVNN-nông dân, đồng thời quy hoạch vùng nguyên liệu đáp
ứng cho dây truyền vận hành. Vấn đề này là lợi thế cho huyện trong thực
hiện sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao
theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao, đồng thời các HTX mới thể
hiện vai trò là bà đỡ, là chỗ dựa cho nông dân).
Thứ tư: Cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, đề nghị huyện
tiếp tục ban hành cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông


nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện
các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng NTM và NTM
nâng cao (đặc biệt quan tâm hỗ trợ riêng hỗ trợ cho các xã khó khăn
của huyện để các xã đó có điều kiện phát triển).
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để huy động cao các
nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường xúc
tiến đầu tư, xác định thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp nông
nghiệp là khâu then chốt trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thứ năm: Tiếp tục huy động có hiệu quả các nguồn lực trong xây
dựng NTM: Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình
dự án, đặc biệt tập trung nguồn lực từ ngân sách địa phương và từ nguồn
nhân dân đóng góp để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, trước mắt

tập trung cao để 5 xã còn lại hoàn thành 19/19 tiêu chí và đạt xã NTM, và
xây dựng hoàn thành 9/9 tieu chí huyện NTM. Đồng thời, tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo để xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu xây
dựng nông thôn Thiệu Hóa thực sự trở thành vùng quê “Yên bình đẹp đẽ,
trù phú, văn minh”.
Một lần nữa, xin kính chúc đoàn chủ tịch, quý vị đại biểu tham dự
đại hội sức khỏe, hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!



×