Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VIỆT HÀ

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ ÚT SÁU

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh


đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham
gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Út Sáu, người
đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân
em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ ................................................................................................................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam................................................................................ 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ..................................................................... 11
1.2.1. Quản lý .............................................................................................................. 11
1.2.2. Hoạt động giáo dục ........................................................................................... 12
1.2.3. Bạo lực học đường, phòng tránh bạo lực học đường........................................ 12
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ........................... 14
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường
trung học cơ sở ................................................................................................. 14
1.3.1. Vai trò, sự cần thiết của giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ......................... 15
1.3.2. Mục tiêu giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở .......... 16

iii


1.3.2. Nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở..... 16
1.3.3. Phương pháp giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung
học cơ sở .......................................................................................................... 18
1.3.4. Con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung
học cơ sở .......................................................................................................... 19
1.3.5. Đánh giá kết quả giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường
trung học cơ sở ................................................................................................. 20
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các

trường trung học cơ sở ..................................................................................... 21
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung
học cơ sở .......................................................................................................... 21
1.4.2. Tổ chức giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở ......... 23
1.4.3. Chỉ đạo giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở ............ 24
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở
các trường trung học cơ sở ............................................................................... 25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực
học đường ở các trường trung học cơ sở ......................................................... 26
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 26
1.5.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 28
Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG
TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ........................................................................ 32
2.1. Vài nét về các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .......................... 32
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................. 34
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................. 34
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 34
2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát ............................................................ 34
2.2.4. Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 34
2.3. Thực trạng hoạt động phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học
cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................ 35

iv


2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục tiêu giáo dục phòng
tránh bạo lực học đường cho HS trong nhà trường trung học cơ sở ..................... 35
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường

trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .......................................................... 38
2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .............................................. 42
2.3.4. Thực trạng con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .............................................. 45
2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .............................................. 48
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học
đường cho học sinh .......................................................................................... 52
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường
trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .......................................................... 53
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .............................................. 53
2.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường
trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .......................................................... 57
2.4.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường
trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .......................................................... 63
2.4.4. Đánh giá hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường
trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .......................................................... 68
2.4.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
cho học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ........................... 71
2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục phòng
tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố
Thái Nguyên..................................................................................................... 73
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 76
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG,
TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ....................................... 77
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................................. 77
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 77


v


3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 77
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 77
3.1.4. Nguyên tắc đòi hỏi tính hiệu quả ...................................................................... 77
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên .............................................. 78
3.2.1. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện
hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh .................. 78
3.2.2. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo
lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ............ 84
3.2.3. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học
đường cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ........................ 93
3.2.4. Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực
hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ........................... 98
3.2.5. Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng tránh bạo
lực học đường cho học sinh ........................................................................... 100
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 103
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ..................................................... 104
3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm ............................................................ 104
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ....................................................................... 105
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 109
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 114
PHỤ LỤC.......................................................................................................................

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

GD & ĐT

Giáo dục & Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.

Tổng số lớp, số HS trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ............... 33


Bảng 2.2.

Kết quả hạnh kiểm, học lực của HS trung học cơ sở thành phố Thái
Nguyên năm học 2018 -2019 ................................................................ 33

Bảng 2.3.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan
trọng của giáo dục phòng tránh bạo lực học đường trong nhà trường
trung học cơ sở ...................................................................................... 35

Bảng 2.4.

Thực trạng nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................... 38

Bảng 2.5.

Thực trạng phương pháp giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.......................... 43

Bảng 2.6.

Thực trạng nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................... 46

Bảng 2.7.

Thực trạng đánh giá giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................... 49


Bảng 2.8.

Thực trạng lập kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở
các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ............................. 54

Bảng 2.9.

Tổ chức thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................... 59

Bảng 2.10.

Chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................... 64

Bảng 2.11.

Đánh giá hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................... 69

Bảng 2.12.

Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục
phòng, tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ
sở thành phố Thái Nguyên .................................................................... 73

Bảng 3.1.

Mức độ cần thiết của các biện pháp .................................................... 105


Bảng 3.2.

Mức độ khả thi của các biện pháp ...................................................... 107

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ trong
xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự mở cửa hội nhập,
giao thoa văn hóa đã có những tác động làm biến đổi lối sống của đại bộ phận dân cư
theo cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực. Đặc biệt trong giới trẻ hiện nay, với những điều
kiện mới và môi trường mới làm biến đổi nhận thức của họ một cách sâu sắc, rõ nét.
Một mặt, họ có bản lĩnh cũng như lối sống hiện đại, bắt kịp với xu thế trên toàn thế
giới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội công nghiệp. Mặt khác, lối sống thực dụng
và sự mai một các giá trị chuẩn mực xã hội cũng theo đó mà gia tăng.
Hiện nay, lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân
cách, đây là thời kì quá độ từ trẻ em sang người lớn, là giai đoạn hình thành những giá
trị nhân cách, giàu mơ ước, thích tìm tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã
hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo và dễ bị kích động… Đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường cùng với sự bùng nổ thông tin, thế hệ trẻ
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được
đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,
thử thách, những áp lực tiêu cực, làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch
lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, có thể bị lôi cuốn vào các hành vi
tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân
cách. Số lượng trẻ em chưa thành niên tham gia vào tệ nạn xã hội cũng như làm trái
pháp luật ngày càng gia tăng đáng báo động. Nghiêm trọng hơn là những chuẩn mực

của xã hội, đạo đức con người ngày càng bị vi phạm. Gần đây, liên tục xuất hiện các
trường hợp bạo lực học đường gây chấn động dư luận xã hội. Ban đầu chỉ là những
xích mích nhỏ trong lớp học nhưng do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề,
mâu thuẫn nhỏ trở thành nguyên nhân của các vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết lẫn nhau
trong học sinh.
Bạo lực học đường ngày càng diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau.
Bên cạnh tình trạng các nam sinh đánh chém nhau được coi là rất phổ biến thì việc nữ
sinh xúc phạm, xỉ nhục, đánh nhau không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Cũng
như vậy, hàng loạt vụ học sinh bị thầy cô bạo lực xuất hiện trên các diễn đàn, mạng xã
hội, báo chí, youtube...gây xôn xao dư luận về nhân phẩm và đạo đức nghề giáo. Nhưng
không chỉ thầy cô đối xử thô bạo với học sinh mà ngược lại có những học sinh bạo lực
1


với chính thầy cô của mình chỉ do những hiểu nhầm, mâu thuẫn nhỏ trong quá trình
tiếp xúc, học tập.
Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của các bậc cha mẹ học sinh, của
ngành giáo dục và toàn xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông
tin, điện thoại thông minh trở lên phổ biến, khi có bạo lực học đường xảy ra các em
thường quay hình bằng các video, đứng xem, cổ vũ sau đó phát tán trên mạng xã hội
để tung hô, câu like, ... tạo ra những luồng dư luận trái chiều. Bạo lực học đường cũng
trở thành những chủ đề nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết,
báo mạng, đài phát thanh, đài truyền hình. Bạo lực học đường đang là một trong những
lực cản lớn với thực tiễn giáo dục, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường học đường và
mất an toàn trong trường học. Khi bạo lực học đường xảy ra cùng với sự phát triển
công nghệ thông tin như hiện nay dễ dẫn đến những hiệu ứng xấu trong học sinh, gây
hoang mang lo lắng cho các bậc PHHS, lòng tin vào môi trường giáo dục đạo đức đạo
đức của các nhà trường đối với xã hội mất đi rất nhiều không những thế nó còn gây ra
sự ám ảnh cho người chứng kiến, người trong cuộc và nỗi đau về sự suy thoái của một
bộ phận thế hệ trẻ còn đang trong độ tuổi cắp sách đến trường. Những nhà nghiên cứu

về bạo lực học đường đưa ra dự báo nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì bạo
lực học đường còn gia tăng hơn nữa. Nhận thức được điều đó nên hầu hết các cấp quản
lý giáo dục đặc biệt là trưởng các nhà trường trong thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên đã và đang triển khai rất tích cực các giải pháp nhằm phòng ngừa hiện tượng
bạo lực học đường diễn ra và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên đây là
vấn đề phức tạp có liên quan tới nhiều người, nhiều thành phần, nhiều tổ chức trong xã
hội nên các giải pháp mà các nhà quản lý đưa chưa có sự đồng bộ, hiệu quả của các
giải pháp chưa cao mới chỉ dừng lại ở mức độ xảy ra sự vụ mới giải quyết, chưa đi sâu
tìm hiểu các biện pháp phòng, tránh bạo lực học đường xảy ra. Xuất phát từ những lý
do trên, tôi lựa chọn đề tài:“Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học
đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên” làm luận
văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về quản lý hoạt động phòng tránh bạo lực
học đường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên, đề tài đề
xuất biện pháp quản lý giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh các trường

2


trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên; từ đó nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng
tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung
học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học
sinh ở các nhà trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu, đề xuất các biện pháp
quản lý giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh của hiệu trưởng các
trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở
trong 2 năm học: 2017 - 2018; 2018 - 2019.
Giới hạn về khách thể điều tra: Đề tài khảo sát 35 CBQL gồm Hiệu trưởng, Phó
hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái
Nguyên; 100 GV các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
5. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên đã có nhiều biện pháp quản lý phòng tránh bạo lực học đường và đạt được
những kết quả nhất định. Song trên thực tế công tác quản lý hoạt động phòng tránh bạo
lực học đường vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định ở các khâu: lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, đánh giá hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh. Nếu
đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh bạo lực học đường cho học
sinh ở các trường trung học cơ sở một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn
của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo
dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh trong các trường trung học cơ sở.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực
học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở.
3


6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực
học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa... để xây
dựng các cơ sở lý luận cho đề tài.
Thực hiện nghiên cứu các tài liệu, văn bản, sách báo có liên quan đến đề tài. Từ
kết quả nghiên cứu đó tổng hợp, khái quát hóa tìm ra những vấn đề chung nhất làm cơ
sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động phòng tránh bạo lực học
đường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường của giáo viên thông
qua thực hiện lồng ghép ở một số môn học chiếm ưu thế; quan sát hoạt động trải nghiệm
của học sinh ở các trường trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên để làm rõ thực trạng
hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Chúng tôi xây dựng phiếu hỏi dành cho CBQL, GV, học sinh các trường trung
học cơ sở trong thành phố Thái Nguyên để tìm hiểu thực trạng hoạt động phòng tránh
bạo lực học đường ở các trường và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh
bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu CBQL, GV, học sinh các trường trung học cơ
sở trong thành phố Thái Nguyên để tìm hiểu thực trạng hoạt động phòng tránh bạo lực
học đường ở các trường và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực
học đường ở các trường trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý nhà trường, phòng giáo dục,
sở giáo dục để tìm hiểu tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

4



7.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê trong toán học: Sử dụng phương pháp thống kê trong toán
học để xử lí và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận
văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học
đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Thành phố Thái Nguyên.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có những nghiên cứu và đánh giá về thực trạng bạo lực học đường
diễn ra, cụ thể: Theo báo cáo của tổ chức UNICEF với tiêu đề Bài học mỗi ngày: chấm
dứt bao lực trong nhà trường thì một nửa số học sinh từ 13 đến 15 trên toàn thế giới
(khoảng 150 triệu học sinh) đã chịu ảnh hưởng của bạo lực học đường và đã từng bị
bạo lực học đường, cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong
nhà trường và ở các khu vực xung quanh trường học. Trong báo cáo đã chỉ ra bạo lực
học đường giữa những học sinh cùng tuổi ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh,
điều này xảy ra ở các những quốc gia phát triển và những nước nghèo khó.

Theo báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc, số liệu trong báo
cáo cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2016 có 2.337 học sinh bị kết tội vì gây bạo lực
học đường. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Đào tạo tại Nhật Bản, năm 2016 số vụ bắt
nạt ở cấp tiểu học và trung học tăng lên mức kỷ lục là 224.540 trường hợp, tăng hơn
36.400 trường hợp so với năm 2015. Quỹ Phòng, chống bạo lực thanh thiếu niên Hàn
Quốc khi thực hiện khảo sát vào tháng 11 và 12 năm 2009 có đến 22% học sinh tiểu
học và trung học cơ sở bị bắt nạt ở trường. Cho đến năm 2016, số lượng học sinh Tiểu
học bị bạo lực học đường chiếm đến 67% số vụ bạo lực học đường... [7].
Để phòng chống bạo lực học đường, các nước như Hàn Quốc, Thụy Điển,
Philipin.... đã ban hành luật và đạo luật, đơn cử như Australia có Khung chuẩn quốc
gia về trường học an toàn (2004), Hàn Quốc đã ban hành luật chống bạo lực và bắt nạt
học đường vào năm 2004, Thụy Điển có Luật chống phân biệt (2009) và Luật Giáo dục
sửa đổi (2010) cấm tất cả các hình thức phân biệt và bắt nạt ở trường học hay
Philippines cũng ban hành Đạo luật chống bắt nạt (2016) đề cập đến cả bắt nạt truyền
thống và bắt nạt trực tuyến;... Ở Mỹ không có riêng một điều luật về phòng, chống bạo
lực và bắt nạt, nhưng tất cả nội dung này đều được quy định trong các điều luật về nhà
trường, luật về môi trường trường học an toàn và không có chất gây nghiện; đạo luật
về môi trường cộng đồng an toàn thân thiện....

6


Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một mô hình phòng chống bạo lực dựa vào trường
học trong đó có những thành tố sau: Xem xét khung pháp lý, điều chỉnh chính sách có
liên quan; Định kỳ thu thập dữ liệu về bạo lực và theo dõi sự thay đổi theo thời gian;
Triển khai các chương trình phòng ngừa bạo lực phù hợp với lứa tuổi; Phản ứng nhanh
với bạo lực khi nó xảy ra. Bên cạnh đó, để phòng chống bạo lực học đường hiệu quả
cần thực hiện các chính sách và đào tạo GV phù hợp; Xem xét và điều chỉnh môi trường
an toàn cho HS; Kết nối, thu hút phụ huynh tham gia vào hoạt động phòng chống bạo
lực; Kết nối, thu hút cộng động tham gia vào hoạt động phòng chống bạo lực; Định kỳ

đánh giá hoạt động phòng chống bạo lực học đường.
Lane, Kalberg và Menzies (2009) đã đưa ra mô hình phòng chống bạo lực học
đường như sau: 1) Xây dựng mục tiêu phòng ngừa bạo lực học đường và được triển
khai trong toàn trường cho tất cả HS, GV và nhân viên. 2) Đảo ngược khả năng gây hại
tập trung vào hệ thống một nhóm HS có nguy cơ bạo lực ở mức thấp (cụ thể là hệ thống
hòa giải). 3) Giảm thiểu khả năng gây hại tập trung vào những HS có nguy cơ bạo lực
cao (bao gồm cả chương trình theo dõi, cam kết hành vi và chuyển tuyến chăm chữa
về sức khỏe tâm thần...). Lane, Kalberg và Menzies nhấn mạnh để thực hiện mô hình
hiệu quả đòi hỏi khả năng lãnh đạo của cán bộ quản lý, xây dựng môi trường học hòa
nhập và an toàn, đối với HS phải phát triển kiến thức, thái độ và kỹ năng; mối quan hệ
hợp tác hiệu quả. Các tác giả đã đưa ra các biện pháp như: Tuyên truyền về quy tắc
ứng xử trong nhà trường; Xây dựng môi trường học tập toàn diện và an toàn cho HS,
cung cấp các chương trình giảng dạy và tài liệu học tập có liên quan đến phòng chống
bạo lực, thay đổi văn hóa các trường học….
Năm 2005, Glew GM và các cộng sự ở Khoa Tâm thần và khoa học hành vi, Đại
học Washington School of Medicine, Mỹ đã tiến hành trên 3.530 học sinh lớp ba, lớp
bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở
trường tiểu học”, các tác giả đã xác định tỷ lệ bắt nạt trong trường tiểu học, kết quả
22,0% trẻ em được khảo sát đã tham gia vào việc bắt nạt hoặc như là một nạn nhân, bị
bắt nạt, hoặc cả hai, các tác giả nhận định bắt nạt học đường đã ảnh hưởng tới nhà
trường và các thành tích học tập của HS, gây ảnh hưởng tâm lý tới HS khi một số em
có cảm giác buồn, không an toàn. Tác giả cho rằng: sự phổ biến của hành vi bắt nạt
thường xuyên ở trẻ em trường tiểu học là rất đáng kể. Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt
và các vấn đề trong trường học cho thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các
trường tiểu học nơi đây [dẫn theo 9].
7


Năm 2012, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ vào năm
2012 một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của “Hiểu biết về bạo lực học đường”

(Underdtanding school vilolence) đã thống kê có 5,9% học sinh mang theo một loại vũ
khí (như súng, dao) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Trong 12
tháng trước cuộc điều tra, 7,8% học sinh trung học được thông báo bị đe dọa hay bị
thương tích bằng một loại vũ khí trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ nam cao
gấp hai lần nữ, 12,4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất
một lần. Tỷ lệ này ở nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trước cuộc điều tra,
5,5% học sinh được cảnh báo những nguy cơ không an toàn nên họ đã không tới trường
ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau [dẫn theo 9].
Ngoài ra, các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay như: Lý
thuyết sinh thái gắn liền với Bronfenbrenner (1979), mặc dù nó xuất phát từ lý thuyết
của Lewin (1935), các tác giả xem xét sự tương tác giữa các yếu tố khách quan như
hoàn cảnh gia đình, môi trường học đường, môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
trường học với các yếu tố thuộc cá nhân học sinh như gen, hệ thần kinh, giới tính, các
quá trình tâm lý cá nhân, các sự kiện xảy ra trong quá khứ của trẻ [3].
Nghiên cứu hành vi bạo lực của học sinh trong và ngoài trường học theo lý thuyết
căng thẳng, các nhà nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa hành vi bạo lực
học đường và trạng thái cảm xúc của học sinh trong các tình huống: bị giáo viên trừng
phạt, chứng kiến bạn khác bị bắt nạt hoặc bị trừng phạt; chứng kiến cảnh cha mẹ mắng
chửi, đánh nhau, chứng kiến cảnh bạo lực trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, hành vi bạo lực gắn với trạng thái căng thẳng của học sinh ở trường học. Những
cơn tức giận, lo âu, trầm cảm của học sinh liên quan đến sự ứng xử của giáo viên đối
với học sinh, kể cả đối với học sinh cá biệt (Brezina, 1996). Các yếu tố gây stress ở
trường học tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng hành vi bắt nạt học đường (Natvig, 2001).
Việc chứng kiến bạo lực hoặc là nạn nhân của hành vi bạo lực tại cộng đồng có mối
quan hệ với hành vi chống đối xã hội của trẻ ở trường học [dẫn theo 3].
Lý thuyết về học tập xã hội gắn liền với Albert Bandura (1977) và Ronald Akers
(1983). Theo lý thuyết học tập xã hội nhiều hành vi của con người, trong đó có cả
những hành vi gây hấn và bạo lực được học bằng cách quan sát, tập nhiễu từ sự quan
sát hành vi của người khác. Lý giải hành vi bạo lực trong và ngoài trường học của học
sinh theo lý thuyết học tập xã hội, các nhà nghiên cứu tập trung phân tích việc học sinh

chứng kiến và trải nghiệm qua các tình huống bạo lực trong gia đình và cộng đồng từ
8


đó dự báo hành vi bạo lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ bị cha
mẹ trừng phạt thân thể có xu hướng ứng xử bạo lực với bạn nhiều hơn những trẻ không
bị cha mẹ trừng phạt. Những học sinh có khả năng kiểm soát bản thân thấp nếu chơi
với nhóm bạn xấu, sẽ tập nhiễm hành vi của nhóm bạn này và có xu hướng sử dụng
bạo lực trong các tình huống hẫng hụt [3].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu về bạo lực học đường
Tác giả Trần Thị Mỵ Lương đã đưa ra những đánh giá hành vi hung tính trong bài
viết Nhìn nhận vấn đề bạo lực học đường và hành vi hung tính dưới tiếp cận tâm lý
học, hung tính được xác định là hành vi kiểu tấn công, gây tổn hại thương tích cho
người khác một cách có chủ ý, vi phạm các chuẩn mực xã hội. Tác giả đưa ra các biện
pháp để cải thiện hành vi hung tính như: Một số chương trình ngăn chặn hướng tới cải
thiện các mối quan hệ gia đình, một số chương trình ngăn chặn và can thiệp tập trung
vào các chiến lược cấp độ cá nhân…[16].
Tác giả Nguyễn Bá Đạt đã nghiên cứu các lý thuyết về bạo lực học đường trong
bài viết Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay đã khẳng định
có năm lý thuyết căn bản: sinh thái, căng thẳng, kiểm soát, học tập xã hội, xử lý thông
tin được các nhà nghiên cứu sử dụng trong việc lý giải nguyên nhân, nguồn gốc dẫn
đến hành vi bạo lực học đường. Trong công tác phòng ngừa và can thiệp bạo lực học
đường, việc hiểu và vận dụng các lý thuyết này mang đến nhiều ích lợi [3].
Tác giả Nguyễn Thị Thảo trong bài viết Một số biện pháp giáo dục nhận thức về
vấn đề “bạo lực học đường” cho HS tại trường trung học phổ thông Tân Kỳ 3, huyện
Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã đưa ra những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường như:
nguyên nhân từ gia đình, nguyên nhân từ phía HS, nguyên nhân từ phía nhà trường. Từ
đó tác giả đưa ra các biện pháp, trong đó chú trọng biện pháp tổ chức nhiều sân chơi
lành mạnh, tạo sự tương tác giữa các nhóm nhỏ HS, tăng cường công tác quản lí

HS…[22].
Tác giả Nguyễn Thanh Huyền trong bài viết Giáo dục phòng, chống bắt nạt học
đường cho học sinh các trường trung học cơ sở đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao
nhận thức về trách nhiệm của các em về bắt nạt học đường, về hành vi bắt nạt học
đường, giáo dục kĩ năng nhận diện các biểu hiện bắt nạt học đường, giáo dục kĩ năng
giao tiếp và xử lí các mối quan hệ, ngăn chặn kịp thời khi thấy các biểu hiện bắt nạt,
giải quyết tình huống các mâu thuẫn các mối quan hệ trong trường, lớp và xã hội; Có
9


kĩ năng giao tiếp, xưng hô, trao đổi, cư xử đúng mực trong nhà trường, gia đình và xã
hội; kĩ năng xử lí, các cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi bắt nạt học đường
trong nhà trường cũng như trong cuộc sống [13].
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu như:
Tác giả Nguyễn Văn Tường (2019) với luận án Ứng phó với hành vi bạo lực học
đường của học sinh trung học cơ sở [24]; Nguyễn Thị Loan, Phan Tường Yên, Hoàng
Anh Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2016), Thực trạng bạo lực học đường trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp khuyến nghị; Đặng Thị Mỹ Phương (2016), Bạo
lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại thành phố Hồ Chí Minh…Các
nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng bạo lực học đường của học sinh từ đó đề xuất
các giải pháp khuyến nghị phòng tránh bạo lực học đường.
Các nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
cho học sinh
Trong luận văn Quản lí giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh
ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương của tác giả Nguyễn
Trọng Thắng (2016) đã đề cập đến mục tiêu, nội dung, các phương pháp và hình thức
phòng, chống bạo lực học đường; nhấn mạnh đến lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ
đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng, tác giả đưa ra các biện pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản
lý, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường; Bồi

dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý học sinh cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên bộ môn và cho đội ngũ những người làm công tác Đội trong nhà trường trung học
cơ sở; Tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung phòng, chống bạo lực học
đường cho học sinh; Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh….[20].
Tác giả Nguyễn Phương Linh (2017) trong luận văn Quản lí hoạt động phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã đưa ra các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch
phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông phù hợp
với chương trình giáo dục chung; Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động phòng chống
bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông; Chỉ đạo triển khai kế
hoạch phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ
thông…[14].

10


Tác giả Nông Thị Thu Hà (2018) trong luận văn Quản lí hoạt động giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên đã nhấn
mạnh vai trò của Hiệu trưởng đối với quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực
học đường, tác giả đã đưa ra các biện pháp cụ thể sau: Tổ chức tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh về giáo dục phòng ngừa bạo lực học
đường; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo
lực học đường; Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức giáo dục phòng ngừa
bạo lực học đường; Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chức hiệu quả
các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường [5].
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Bế Văn Chúc (2018), Quản
lý phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THPT huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn; Phạm Mạnh Hà với luận văn Giáo dục kỹ năng, phòng chống bạo lực
học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở…
Như vậy, bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường và quản lí phòng

chống bạo lực học đường cho HS đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam
đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đã tìm hiểu và khám phá
nhiều phương diện của vấn đề như: Thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng, hậu quả và
các biện pháp can thiệp. Trong đó, nghiên cứu về phòng chống bạo lực học đường và
quản lí phòng chống bạo lực học đường được đặc biệt quan tâm và có nhiều nghiên
cứu tiêu biểu. Tuy nhiên, vấn đề quản lí hoạt động phòng tránh bạo lực học đường cho
HS ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên cần phải tiếp tục nghiên cứu,
đánh giá thực trạng để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí của hoạt động
này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý

Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo đã định nghĩa:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [8].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra lại cụ thể hóa quy trình và mối quan hệ
trong quản lý hơn so với các khái niệm trên. Ông cho rằng: Quản lý là những tác động
có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ
chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định [18].

11


Như vậy, khi đề cập đến khái niệm quản lý, các tác giả đều có điểm thống nhất
chúng: đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý để đạt mục tiêu nhất định.
Từ các khái niệm trên, theo chúng tôi: Quản lý là một quá trình tác động có
chủ định của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua thực hiện các chức
năng quản lý để đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.2.2. Hoạt động giáo dục

Giáo dục (Theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một
cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà
giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh
những kinh nghiệm xã hội của loài người (dẫn theo 3, tr.15).
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá
trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động
cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn
trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực. Chức năng trội của quá
trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừa tác động đến ý
thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi (dẫn theo 3, tr.15).
Như vậy, Hoạt động giáo dục học sinh là hoạt động dưới tác động có mục
đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo
dục, nhà sư phạm, học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện
nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người
công dân tương lai.
1.2.3. Bạo lực học đường, phòng tránh bạo lực học đường
- Bạo lực:
Theo tổ chức Y tế thế giới (2002), “Bạo lực là việc đe doạ sử dụng hoặc sử
dụng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với một người khác/ một nhóm người/
một cộng đồng, gây ra/ làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về
tâm lí, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát” [dẫn theo 10].
Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, “Bạo lực là
việc cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực nhằm chống lại người khác bằng những
hành vi có khả năng hây thiệt hại về thể chất hoặc tâm lý” [dẫn theo 10].

12


Từ những quan điểm nêu trên, theo chúng tôi: Bạo lực là hành vi của một
cá nhân hay một nhóm hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức

khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi
có ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần đến cá nhân hay tập thể khác
- Bạo lực học đường:
Tác giả Bùi Thị Hồng dưới góc độ giao dục học đưa ra quan điểm “Bạo lực
học đường là những hành vi sai lệch vừa có tính chủ động vừa có tính thụ động
của HS trong môi trường học đường. Nó bao gồm một loạt các hành vi bạo lực
giữa giáo viên với học sinh và ngược lại, giữa học sinh với nhau gây tổn hại
nghiêm trọng tới tính mạng, danh dự và nhân phẩm của người bị hại” [11, tr.345374].
Tác giả Phan Thị Mai Hương dưới góc độ tâm lí học đưa ra quan điểm “Bạo
lực học đường là một thuật ngữ để chỉ ra những hành vi bạo lực trong môi trường
học đường, hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường. Bao gồm trong
thuật ngữ này là hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ
không lời đến lời nói, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây
hấn, phá phách, gây tổn thương thậm chí tổn hạn đến người khác” [12, tr.28,
tr.34].
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “Bạo lực học đường là một thuật ngữ dùng
để chỉ các hành động làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người
khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường” [19,
tr.60-65].
Theo tác giả Nguyễn Văn Tường: “Bạo lực học đường là hệ thống xâu
chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác” [24,
tr. 568].
Từ khái niệm bạo lực và những quan điểm về giáo dục học, tâm lí học, theo
chúng tôi: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại
thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và
các hành vi có ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của lứa tuổi học đường.
- Hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường

13



Theo tác giả Nguyễn Thị Hoa: Phòng tránh BLHĐ là quá trình tác động đến
nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo
dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực
học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học
đường; ngăn ngừa trước, không để hành vi BLHĐ xảy ra [10].
Hoạt động giáo dục (trong nhà trường) là quá trình hình thành thế giới quan,
nhân sinh quan và những phẩm chất đạo đức cần thiết cho học sinh. Quá trình
này bao gồm các thành tố cơ bản như: mục đích giáo dục, nhiệm vụ giáo dục;
nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục; chủ thể giáo
dục, đối tượng giáo dục…
Theo đó, có thể hiểu: Hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ là quá trình
tác động của nhà giáo dục (giáo viên) đến học sinh, giúp học sinh nhận thức rõ
về bản chất, nguyên nhân và tác hại của BLHĐ, những biện pháp, kỹ năng cần
thiết để không để hành vi bạo lực học đường xảy ra.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường là quá trình
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra nhằm tác động có định
hướng của CBQL đến hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường nhằm
phòng tránh và đẩy lùi bạo lực học đường.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lý hoạt
động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra nhằm tác động có định hướng của Hiệu trưởng đến
hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường (là quá trình tác động của
giáo viên đến học sinh, giúp học sinh nhận thức rõ về bản chất, nguyên nhân và
tác hại của BLHĐ, những biện pháp, kỹ năng cần thiết để không để hành vi bạo
lực học đường xảy ra) nhằm phòng tránh và đẩy lùi bạo lực học đường.
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các
trường trung học cơ sở


14


1.3.1. Vai trò, sự cần thiết của giáo dục phòng tránh bạo lực học đường
Học sinh THCS trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng
thái không ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến
cho các em dễ hưng phấn, dễ dàng manh động, và làm việc cũng như xử lí công việc
theo tình cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi gặp phải
những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những “cạm bẫy” tiêu cực. Từ đó dễ
nảy sinh những hành động quá khích, ví dụ như có những học sinh thành tích học tập
không tốt, các phương diện khác như ngoại hình, tài ăn nói cũng không tốt, nhưng
các em lại có khao khát được thể hiện bản thân, rất muốn thể hiện mình và gây sự
chú ý trước mặt người khác. Khi đó các em sẽ tìm cách thể hiện bản thân thông những
hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học, mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc
thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “Tôi” của bản thân.
Bên cạnh đó, xã hội ngày nay đã bắt đầu ủng hộ việc học sinh thể hiện cá tính
của bản thân, nhưng do cách chăm sóc, giáo dục của không ít gia đình hiện nay
thường quá thương con mà hình thành ở trẻ những tính cách như ích kỉ, cố chấp, chỉ
biết có bản thân mình mà thờ ơ, vô cảm với hoàn cảnh của người khác. Vì thế, khi
không được đáp ứng những nguyện vọng ích kỉ của bản thân, các em này thường tìm
cách phản ứng cực đoan, trong đó có hành vi bạo lực để trút bỏ đi những bực tức
trong lòng hoặc để thể hiện cá tính của bản thân. Bản thân học sinh chưa có nhận thức
đầy đủ về hành vi bạo lực học đường, hầu hết các em chỉ nghĩ rằng bạo lực học đường
là những hành vi bạo lực về thể chất, chứ không nghĩ rằng hành vi bạo lực học đường
còn bao gồm cả những hành vi bạo lực về tinh thần. Hơn nữa, các em cũng thiếu kiến
thức về quyền lợi của mình, thiếu cả kiến thức và kỹ năng về phòng tránh, ứng phó,
giải quyết và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.
Vì vậy, giáo dục phòng tránh bạo lực học đường là thực sự cần thiết, bởi khi
xây dựng các môi trường giáo dục nhà trường, môi trường gia đình và môi trường xã
hội lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, tâm hồn

và đạo đức. Bên cạnh đó, giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cần kết hợp với
giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống thông qua giảng dạy tích hợp các môn học,
tổ chức các hoạt động trải nghiệm, triển khai công tác tham vấn, tư vấn tâm lý học

15


đường để giúp học sinh có kiến thức và kỹ năng về phòng tránh, ứng phó, giải quyết
và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học
cơ sở
Giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở phải thực
hiện các mục tiêu sau:
- Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bạo lực học đường: khái niệm, biểu
hiện, nguyên nhân, hậu quả...
- Giúp học sinh biết tỏ thái độ đúng đắn với các hành vi bạo lực;
- Giúp học sinh hình thành kỹ năng phòng, tránh bạo lực học đường;
- Ngăn chặn những thái độ và hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh trung học
cơ sở, giữ môi trường an toàn, thân thiện trong nhà trường cho HS;
- Hình thành thái độ sống cho học sinh: biết lắng nghe, đồng cảm, tôn trọng,
yêu thương bản thân và yêu thương mọi người;
- Hỗ trợ HS giải quyết những vấn đề vướng mắc mà các em gặp phải và thúc
đẩy sự phát triển lành mạnh của các HS;
- Góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường;
- Giúp cho những HS có hành vi lệch chuẩn có ý thức tự giác điều chỉnh hành
vi, hình thành nhận thức, thái độ hợp chuẩn.
1.3.2. Nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học
cơ sở
- Giáo dục cho học sinh về các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường, giáo
dục khả năng học sinh có nhận ra được tình huống này có phải là một hành vi bạo lực

học đường hay không và nó là hành vi bạo lực liên quan đến thể xác, tinh thần hay
vật chất. Giáo dục cho học sinh về nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực học đường,
tức là khả năng học sinh nhận biết được điều gì dẫn đến hành vi bạo lực mà mình
đang gặp phải (lỗi do mình hay lỗi do các bạn...). Từ đó, giáo dục cho HS có hành vi
ứng xử văn hóa.
Các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường như: Cam chịu là những suy nghĩ
chủ quan của học sinh về tình huống bạo lực như: chấp nhận tình huống bạo lực như
một điều hiển nhiên, ai cũng gặp phải, rơi vào ai thì người đó phải chịu, không có ai
16


×