Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐỀ ÁN Xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên vững mạnh ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện BC, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.53 KB, 29 trang )

ĐỀ ÁN
Xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên vững mạnh ở các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện BC, tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2016-2020
A.

MỞ ĐẦU

1. Lý do xây dựng đề án
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn quan tâm đến thanh niên (TN) và công tác TN, coi vận động, tập hợp TN
là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của Đảng. Đảng luôn xác định TN
là một lực lượng xã hội hùng hậu, là đội quân xung kích cách mạng, lớp
người kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, lực lượng quyết định sự phát
triển tương lai của đất nước, tiền đồ của dân tộc.
Khi đất nước tiến hành đổi mới, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số
lượng lẫn chất lượng, thu hút ngày càng nhiều lao động trẻ, alo động nông
thôn vào làm việc. Điều này đã và đang đặt ra cho tổ chức Đoàn, Hội phải có
những giải pháp cụ thể để tập hợp, đoàn kết TN, qua đó bảo vệ các quyền, lợi
ích hợp pháp (về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội) cho TN trong các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN trong thời gian tới.
Không nằm ngoài tình hình chung đó, là một huyện biên giới phía nam của
tỉnh Tây Ninh, huyện BC trong những năm gần đây có sự thay đổi và phát
triển rõ nét. Với chính sách kêu gọi các doanh ngiệp trong và ngoài nước đầu
tư về địa phương, bộ mặt kinh tế- xã hội địa phương không ngừng phát triển,
các công ty, xí nghiệp được hình thành, nhất là từ khi khu kinh tế cửa khẩu
Mộc Bài đi vào hoạt động đã thu hút một số lượng lớn doanh nghiệp có vốn
ĐTNN hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa
phương.


Thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện BC lần thứ XI, nhiệm kỳ 20152020 về xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trong tình hình mới, phát
huy vai trò của Đoàn TN trong công tác vận động, tập hợp, đoàn kết TN vào
tổ chức để tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chủ trương, của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng lí tưởng chính trị cho TN, là cầu
nối giữa Đảng với TN; bản thân chọn đề tài: “Xây dựng tổ chức Đoàn thanh
niên vững mạnh ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn

1


huyện Bến Cấu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020” để làm đề án tốt nghiệp
Cao cấp Lý luận Chính trị. Qua đó, đề xuất, đưa ra những giải pháp và áp
dụng vào thực tiễn trong việc phát triển tổ chức Đoàn Thanh niên (ĐTN)
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm cơ sở cho việc chuyển
hướng và phát triển công tác đoàn kết, tập hợp TN trong tình hình mới.

2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Đề án hướng đến mục tiêu chung là xây dựng tổ chức ĐTN vững mạnh, tập
hợp được đông đảo thanh niên, đáp ứng nhu cầu phát triển TN trong các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn huyện BC, tỉnh Tây Ninh trong thời
gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thông qua công tác xây dựng tổ chức và các hoạt động của Thanh niên công
nhân (TNCN) trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhằm nâng cao ý thức
pháp luật, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh và học tập cho TNCN.
- Tăng cường công tác đoàn kết tập hợp thanh niên (ĐKTHTN) khu vực
doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhằm giáo dục, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh
của TN; tạo điều kiện cho TN lao động, rèn luyện, đóng góp vào sự phát triển
của doanh nghiệp và quê hương, góp phần tạo môi trường tốt thu hút đầu tư

và lao động đến với huyện BC, Tây Ninh.
- Mở rộng các hoạt động và phát triển tổ chức đoàn trong TNCN thông qua
các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, phấn đấu đạt chỉ tiêu đề ra của Kế hoạch số
38-KH/TU ngày 29/11/2011 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Tây Ninh về
công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (NQD) và doanh nghiệp có ĐTNN.
- Qua việc xây dựng tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giúp
phát triển đoàn viên, hội viên để tạo nguồn TN ưu tú giới thiệu cho tổ chức
Đảng, giúp cấp ủy Đảng các cấp tiến hành xây dựng tổ chức Đảng trong các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

3. Giới hạn đề án
3.1. Đối tượng
Tổ chức và hoạt động của ĐTN trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên
đại bàn huyện BC, tỉnh Tây Ninh.
3.2. Phạm vi
Trên địa bàn huyện huyện BC, tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là ở Khu kinh tế cửa
khẩu Mộc Bài.
3.3. Thời gian

2


Đề án được xây dựng và thực hiện cho giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Cơ sở xây dựng Đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan


- Khái niệm Thanh niên: là một khái niệm xã hội học dùng để chỉ một nhóm
nhân khẩu trong xã hội với một độ tuổi xác định (16 đến 30 tuổi) với những
đặc điểm tâm sinh lý đặc thù và có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
- Khái niệm công nhân: Là những người lao động chân tay, lao động trí óc
làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ
công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
- Khái niệm khu kinh tế: là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi
trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới
địa lí xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Khái niệm khu công nghiệp: là khu vực dành cho phát triển công nghiệp
theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng
tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu coo6ng nghiệp
(KCN) thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
và pháp lý riêng.
- Khái niệm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Là tổ chức chính trị xã hội của TN Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm TN tiên tiến phấn đấu vì
mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Khái niệm tổ chức cơ sở Đoàn: Là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo
địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi
cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức cơ sở Đoàn
có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn, hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tuỳ

3


thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của Ban Thường vụ
(BTV) Trung ương Đoàn.

- Khái niệm Chi đoàn: là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn
kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Đơn vị có ít nhất ba đoàn viên trở lên được thành
lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh
hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một
tháng một lần, đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của BTV
Trung ương Đoàn.
- Khái niệm về tập hợp Thanh niên công nhân: là sự quy tụ, mời gọi TNCN
tham gia hoạt động phong trào, là quá trình tiếp cận, định hướng các đối
tượng TNCN vào tồ chức Đoàn, Hội. Tập hợp TNCN tạo điều kiện cho
TNCN hướng ứng, tham gia thực hiện các chương trình công tác, các hoạt
động do Đoàn, Hội tổ chức.
- Phương thức tập hợp: là cách thức tổ chức, tập hợp TNCN vào các đội,
nhóm, câu lạc bộ, tổ, chi hội, chi đoàn:
+ Tập hợp theo nhu cầu, sở thích và đặc thù nghề nghiệp của TNCN.
+ Tập hợp theo từng địa bàn, đối tượng TNCN.
+ Tập hợp thông qua những gương thủ lĩnh, những điển hình tiên tiến.
+ Thông qua hệ thống thông tin đại chúng.
+ Thông qua việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao trong và ngoài
doanh nghiệp.
+ Thông qua việc tổ chức cho TNCN giao lưu với các ca sỹ, nghệ sỹ, diễn giả
lớn.
+ Thông qua các phong trào, chương trình hành động, phong trào tình nguyện
của Đoàn.
+ Tổ chức các hoạt động gây dấu ấn xã hội nhằm thu hút TNCN tham gia.
1.1.2. Quy trình thành lập tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp có vốn đ ầu
tư nước ngoài

Nguyên tắc vận động thành lập:
- Vận động, thành lập tổ chức Đoàn trên cơ sở xây dựng mối quan hệ lao
động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Kết hợp tổ chức phong trào với vận động thành lập tổ chức Đoàn. Những
đơn vị có điều kiện thuận lợi thì vừa tổ chức phong trào, vừa tiến hành các thủ
tục thành lập tổ chức Đoàn. Những đơn vị chưa thuận lợi thành lập thì kiên
trì, thường xuyên tổ chức các hoạt động, các phong trào.
- Luôn kết hợp chặt chẽ với công đoàn cùng cấp và tổ chức công đoàn tại
doanh nghiệp trong quá trình tổ chức hoạt động và vận động thành lập tổ chức
Đoàn.
- Linh hoạt về mô hình, phương thức tổ chức; không nhất thiết phải thành lập
tổ chức Đoàn trước rồi mới thành lập tổ chức Hội; không nhất thiết phải chờ

4


có tổ chức Đảng mới vận động thành lập tổ chức Đoàn. Có thể thành lập tổ
chức ở ngoài doanh nghiệp (khu nhà trọ, khu lưu trú) và trong doanh nghiệp
trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Điều lệ Hội
Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam.
- Tích cực, thường xuyên vận động thành lập tổ chức Đoàn; nhất là ở các
doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thành lập tổ chức và duy trì hoạt động.
Những nội dung cần thực hiện trước khi tiếp cận vận động, thành lập tổ chức
Đoàn:
- Công tác tham mưu, chỉ đạo:
Các cấp bộ Đoàn làm việc với cấp ủy, chính quyền, Ban quản lý khu kinh tế
báo cáo chủ trương thành lập tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài; Đề nghị cấp ủy, chính quyền có ý kiến để doanh nghiệp đóng trên
địa bàn quan tâm ủng hộ và hỗ trợ thực hiện.
Tham mưu cấp ủy, chính quyền lập ban chỉ đạo vận động thành lập tổ chức
Đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành lập tổ công tác tham mưu vận động xây dựng tổ chức Đoàn trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần tổ công tác gồm:

Thường trực cấp bộ Đoàn, đại diện các ban chuyên môn, cán bộ đoàn chủ
chốt các đơn vị trực thuộc, cán bộ Đoàn, Hội trực tiếp được phân công phụ
trách.
- Trang bị tài liệu, kiến thức:
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác vận động thành lập tổ
chức Đoàn trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Nội dung gồm:
+ Các kiến thức cơ bản về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về
khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung
ương Đoàn: Nghị quyết số 03-NQ/TWĐTN-BTC, ngày 05/3/2014 của Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn về phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh
nghiệp ngoài nhà nước, kế hoạch củng cố và phát triển tổ chức Đoàn, Hội
trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính
quyền và Đoàn cấp tỉnh.
+ Quy trình vận động thành lập tổ chức Đoàn.
+ Nghiệp vụ công tác tổ chức của Đoàn trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
+ Nội dung và các mô hình, hình thức hoạt động của tổ chức Đoàn trong
doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
+ Kỹ năng tuyên truyền, vận động, tập hợp và đoàn kết TN.
+ Kỹ năng vận động, tuyên truyền, thuyết phục để lãnh đạo doanh nghiệp
thấy những mặt tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và quan tâm
tới lao động trẻ để ủng hộ, đồng ý chủ trương thành lập tổ chức Đoàn, Hội
trong doanh nghiệp.
- Nắm thông tin, phân loại, xác định hướng vận động:

5


+ Nắm thông tin, phân loại: Thông qua Liên đoàn lao động, cơ quan thuế, Văn
phòng Ủy ban nhân dân, Ban quản lý khu kinh tế để nắm số lượng, đặc điểm
tình hình các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn. Tổ

chức phân loại cụ thể: Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài; các doanh nghiệp đã có tổ chức Đảng, Công đoàn; các doanh
nghiệp trước đây đã có tổ chức Đoàn, Hội; doanh nghiệp trong khu, cụm công
nghiệp, khu chế xuất.
+ Xác định hướng vận động: Ưu tiên phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các
doanh nghiệp đã có tổ chức Đảng, công đoàn, các doanh nghiệp có điều kiện
thuận lợi (có đông đoàn viên TN; lãnh đạo doanh nghiệp ủng hộ việc thành
lập tổ chức Đoàn, Hội; doanh nghiệp đã tổ chức hoặc tham gia nhiều hoạt
động, phong trào của địa phương) để thành lập tổ chức và duy trì hoạt động.
- Phân cấp vận động thành lập:
Đoàn Thanh niên (ĐTN) cấp huyện tập trung vận động xây dựng tổ chức tại
các doanh nghiệp có quy mô lớn, KCN, KKTCK, doanh nghiệp có 100% vốn
nước ngoài, những nơi khó khăn trong việc thành lập tổ chức Đoàn.
Đoàn cơ sở tập trung vận động xây dựng tổ chức tại các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất còn lại trên địa bàn.
Vận động thành lập tổ chức Đoàn:
Quy trình cơ bản: Gồm các bước sau:
- Bước 1: Khảo sát (cần linh hoạt để có thông tin chi tiết về tình hình đoàn
viên, TN đang lao động tại các doanh nghiệp, KCN, KKTCK: số lượng, nơi
cư trú, nơi sinh hoạt đoàn gốc, mong muốn thành lập tổ chức Đoàn, Hội, nhu
cầu và nguyện vọng của đoàn viên TN…).
- Bước 2: Tiếp cận TNCN và chủ doanh nghiệp.
- Bước 3: Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thu hút.
- Bước 4: Xây dựng lực lượng nòng cốt; kết nạp đoàn viên, hội viên.
- Bước 5: Thành lập tổ chức (công bố quyết định, ra mắt).
Các cấp bộ Đoàn căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và đặc điểm
của từng doanh nghiệp để thực hiện quá trình vận động, thành lập tổ chức
Đoàn. Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, Hội cấp trên
cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp để phối hợp với doanh nghiệp thành lập tổ chức Đoàn, Hội. Đối

với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, căn cứ vào quy định của pháp luật,
Luật Thanh niên và Điều lệ của tổ chức, TNCN có nhu cầu hoặc mong muốn
thành lập tổ chức thì Đoàn, Hội cấp trên chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng
cùng cấp và phối hợp với doanh nghiệp xem xét, quyết định thành lập tổ chức
Đoàn, Hội phù hợp với từng doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp chưa có sự đồng thuận cần kiên trì tuyên truyền,
vận động, thuyết phục, hướng dẫn thành lập câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích

6


(văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, kỹ năng xã hội…) tại doanh nghiệp. Đối
với những doanh nghiệp khó, chưa thể tiếp cận, vận động, trước mắt thực hiện
thành lập tổ chức tại các khu nhà trọ, khu lưu trú của TN đang lao động tại
doanh nghiệp.
Một số điểm lưu ý trong tiếp cận, vận động thành lập tổ chức Đoàn:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp từ
các cơ quan quản lý nhà nước, công đoàn trong doanh nghiệp. Tiếp cận doanh
nghiệp và TNCN bằng cách gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua các hoạt động
cộng đồng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã có tổ chức Đảng, công
đoàn cần bám sát để có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ.
- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Đối với các doanh nghiệp trước
khi liên doanh đã có tổ chức Đảng, Đoàn, Hội, khi xây dựng điều lệ công ty
liên doanh cần phối hợp tham mưu xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của đoàn thể trong điều lệ doanh nghiệp. Nếu trước khi liên doanh chưa có
tổ chức Đoàn, Hội, cần xây dựng phương án tiếp cận, vận động phù hợp trên
cơ sở phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và công đoàn trong doanh nghiệp.
1.2. Cơ sở chính trị và pháp lý
1.2.1. Quan điểm của Đảng về Thanh niên, Đoàn Thanh niên và công tác
vận động, tập hợp thanh niên nói chung, ở các doanh nghi ệp có vốn đ ầu

tư nước ngoài nói riêng

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành (BCH) Trung
ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
TN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” nhấn mạnh: TN là
rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự
thành đạt của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. TN được đặt ở vị trí trung tâm trong
chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo,
phát triển,TN vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và
phát triển vững bền của đất nước.
Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục TN thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên”
theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, gia
đình, nhà trường và xã hội.
Đoàn TN là đội dự bị tin cậy của Đảng, bổ sung đảng viên, cán bộ cho Đảng,
Nhà nước và các ngành. Luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực
tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng
vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ.

7


Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của TN; tạo môi trường đưa TN vào các
hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao
động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Đoàn là người đại diện,
chăm lo và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ
chức Đoàn là tổ chức của TN, vì TN.
Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến

pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Trong hệ thống này,
Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên. Cụ thể mối
quan hệ giữa Đoàn với các tổ chức trong hệ thống chính trị như sau:
- Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội
dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính
trị của Đảng;
- Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn
phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo
giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi;
- Đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người
phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài
chính cho hoạt động của Đội.
Công tác vận động thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức
Đoàn trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị, của các cấp, các ngành. Trong đó, vai trò chủ động tham mưu, đề xuất,
phối hợp thực hiện của bộ phân chuyên trách, của mỗi công chức, viên chức,
đảng viên, đoàn viên trong đó, chú ý vai trò chủ động của đảng viên, đoàn
viên đang làm tại các doanh nghiệp.
Xây dựng Đoàn khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một nội dung công
tác xây dựng Đoàn, là xây dựng Đảng trước một bước; là trách nhiệm của tất
cả mọi người, phải xem đây không phải là kiêm nhiệm, là thêm việc mà thực
tế nó là một trong các công việc chính của mình.
Hoạt động của tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp phải định hướng sao cho
doanh nghiệp (gồm chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo; các tổ chức trong
doanh nghiệp; người lao động; tập thể, cá nhân liên quan) hoạt động theo
đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy
chế hợp pháp của doanh nghiệp, vì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp;
vì lợi ích chính đáng của người lao động. Hoạt động của tổ chức đoàn trong

doanh nghiệp phải đảm bảo hài hòa giữa 03 lợi ích chính đáng, hợp pháp, cụ
thể:
- Lợi ích của Nhà nước: không chỉ vấn đề thu ngân sách (thuế, phí,…) mà còn
giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế

8


- văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phòng chống cháy nổ, ổn
định xã hội.
- Lợi ích của doanh nghiệp: không chỉ là doanh thu, lợi nhuận mà còn là sự ổn
định, an toàn, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm, uy tín thương hiệu, năng
lực cạnh tranh, sự phát triển toàn diện, ổn định, lâu dài…
- Lợi ích của người lao động: không chỉ lương, thưởng mà còn phải đảm bảo
các chế độ phúc lợi, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động văn thể mỹ, trình độ, kiến
thức, tay nghề, việc làm, học tập…
Cả 03 lợi ích đều quan trọng, cần thiết, đan xen và hỗ trợ cho nhau cùng phát
triển; khi 03 lợi ích đó được đảm bảo, hài hòa thì vai trò của tổ chức sẽ được
nâng lên, góp phần thực hiện công tác xây dựng Đoàn tại doanh nghiệp.
1.2.2. Cơ sở pháp lý

- Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị về tăng cường công
tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN;
- Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công
tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến
bộ trong doanh nghiệp;
- Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị

(khóa VIII) trong tình hình mới;
- Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ Quy định
việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Nghị quyết số 03-NQ/TWĐTN-BTC, ngày 05/3/2014 của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn về phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước, kế hoạch củng cố và phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nước.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 09 KCN được đăng ký với Chính
phủ, với tổng diện tích đất tự nhiên được quy hoạch là 3.958 ha. Tính đến
ngày 31/12/2015, toàn tỉnh có 5 KCN đã được cấp phép thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên 3.384,4ha.
Trong các KCN, KKTCK, hiện có 188 dự án đầu tư có hiệu lực (143 dự án
FDI và 45 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư đã thực hiện là 995 triệu
USD, đạt 45,06% so với vốn đăng ký (1.888 triệu USD và 4.660,15 tỷ đồng),
số dự án FDI chiếm 67,8% tổng số dự án và 76,1% tổng số vốn đầu tư đăng
ký. Với những đóng góp của mình, những giá trị mà các KCN mang lại đóng

9


góp một phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội chung của
tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích các ngành công nghiệp
phụ trợ và dịch vụ phát triển. Số lao động TN tham gia lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 100.000 lao động. Trong đó, có
khoảng 46.300 lao động TN đang làm việc trong các doanh nghiệp tại các
khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
TN làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vốn ĐTNN trong các
KCN phần đông là những TNCN (độ tuổi từ 18 đến 30), sinh sống chủ yếu ở

gần các các khu, cụm công nghiệp, một bộ phận ở các địa phương lân cận và
từ các tỉnh khác đến làm việc, sinh sống.
Dự báo, với việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, cùng với
nhiều chủ trương, chính sách thông thoáng của địa phương và kêu gọi, thu hút
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại các khu, cụm công
nghiệp trong tỉnh. Nhu cầu sử dụng lao động trong độ tuổi TN sẽ ngày càng
tăng cao từ 2-3 lần so với nhu cầu sử dụng lao động hiện tại.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề tồn tại đối với phần lớn là lao động công
nhân trong tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện BC nói riêng là: lao động phổ
thông, có nhận thức pháp luật và tác phong công nghiệp chưa cao, thời gian
lao động hiện nay trong TNCN từ 8 giờ - 12 giờ /ngày, việc làm cũng còn
thiếu ổn định, điều kiện sống còn gặp khó khăn. Vấn đề việc làm, thu nhập,
chổ ở ổn định, được học tập nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề và phát triển
cá nhân; được tham gia tổ chức Đoàn, Hội; được hỗ trợ, bảo vệ các quyền lợi
hợp pháp và chính đáng; được vui chơi giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và giao lưu, kết bạn nhiều thiếu
thốn. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các ngành, đoàn thể đối với công tác chăm lo, hỗ trợ cho người lao
động là rất cần thiết và quan trọng.

2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Trong thời gian qua, công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên tiếp tục
nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Tổ chức
đoàn không ngừng được củng cố và lớn mạnh. Mặt trận đoàn kết tập hợp
thanh niên không ngừng được mở rộng với sự phát triển mạnh mẽ của Hội
LHTN Việt Nam và các tổ chức thành viên tập thể. Quan hệ hợp tác giữa
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với tổ chức thanh niên các nước và các tổ chức
quốc tế được củng cố và mở rộng, tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết
lẫn nhau giữa TN Việt Nam với TN và nhân dân các nước; tạo điều kiện nâng

cao nhận thức về hội nhập quốc tế cho đoàn viên thanh niên; góp phần tích

10


cực vào thành công của công tác đối ngoại nhân dân; nâng cao uy tín và vị thế
của thanh niên Việt Nam trên trường quốc tế. Sự trưởng thành của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên trong thời gian qua đã được các
cấp ủy đảng, chính quyền và xã hội ghi nhận.
Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên thời gian qua còn
một số hạn chế, yếu kém. Bên cạnh bộ phận thanh niên tiên tiến vẫn có những
thanh niên có biểu hiện mờ nhạt lý tưởng, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã
hội. Phong trào thanh, thiếu niên phát triển chưa đồng đều, chưa khơi dậy
mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp thanh niên. Nội dung,
phương thức giáo dục của Đoàn chậm được đổi mới, chất lượng cơ sở Đoàn
còn nhiều bất cập; lý luận về công tác thanh vận lạc hậu so với chuyển biến
nhanh chóng của thực tiễn. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng
và duy trì hoạt động của Đoàn trong khu vực ngoài quốc doanh, KCN, khu
chế xuất còn nhiều hạn chế; công tác quản lý đoàn viên còn nhiều bất cập; tổ
chức và hoạt động của Đoàn ở cơ sở còn yếu; nội dung và hình thức sinh hoạt
chi đoàn chậm đổi mới; công tác cán bộ đoàn chưa được đầu tư đúng mức;
Cán bộ đoàn cơ sở thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về kỹ năng, nghiệp vụ
và phương pháp công tác. Việc ban hành nghị quyết, chủ trương công tác của
Đoàn chưa thực sự đổi mới, nhiều nghị quyết chưa sát tình hình thực tế, tính
khả thi không cao; công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết chưa quyết
liệt; nhiều nghị quyết, chủ trương công tác không được sơ kết, tổng kết kịp
thời; vẫn còn tình trạng hành chính, hình thức trong hoạt động của Đoàn.
Thực trạng về công tác phát triển tổ chức Đoàn, hoạt động phong trào Đoàn
trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở huyện BC, tỉnh Tây Ninh hiện nay
đang yếu cả về số lượng lẫn chất lượng hoạt động. Trên địa bàn huyện mới có

01/14 doanh nghiệp có vốn ĐTNN có tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp,
chiếm tỷ lệ 7,14%. Tuy nhiên, có tổ chức Đoàn thì hoạt động cũng không phát
huy được hết hiệu quả, nhiều lúc, nhiều nơi mang tính hình thức.
Điều đáng nói, đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đã có đủ
các điều kiện để thành lập tổ chức Đoàn bởi công nhân làm việc ở nơi này
trung bình có 50% đang trong độ tuổi Đoàn.
KKTTCK Mộc Bài có quy mô diện tích tương đối lớn so với mặt bằng chung
của tỉnh Tây Ninh hiện nay, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý ưu tiên thành
lập từ tháng 9/2009. Năm 2010, dự án bắt đầu triển khai công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, kêu gọi đầu tư.
Theo đồ án quy hoạch chung, KKTCK Mộc Bài có tổng diện tích hơn 21.283
ha, bao gồm 2 khu chính là: khu thương mại - đô thị Mộc Bài 1.003 ha và khu
công nghiệp có diện tích khoảng 20.281 ha.
Tọa lạc đường Xuyên Á, Xã Lợi Thuận, huyện BC, tỉnh Tây Ninh, cách
Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70 km, cách Sân bay Tân Sơn nhất 55

11


km, cách Cảng Sài Gòn 50 km, cách trung tâm thành phố Tây Ninh 32 km,
cách thủ đô PnongPenh - Campuchia 170 km và cách Cửa khẩu Quốc tế Xa
Mát 80 km.
Hiện nay, ở huyện BC (tháng 8/2015) có 40 nhà đầu tư đăng ký hoạt động với
51 dự án đầu tư đã và đang triển khai (7 dự án đầu tư nước ngoài, 44 dự án
trong nước), diện tích đất đăng ký sử dụng là 1.936,4 ha, tổng vốn đăng ký
đầu tư là 6.765,34 tỷ đồng và 122,13 triệu USD (tương đương 497,98 triệu
USD), có 17 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với tình hình kinh tế có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn gần đây,
đặc biệt là việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), chủ đầu tư KCN tiếp tục triển khai các hạng mục kết cấu hạ tầng, nhất

là đơn vị chủ đầu tư tiến hành phân khu: dệt may và công nghiệp hỗ trợ (năm
2015) với mục tiêu phát triển ngành dệt may và công nghiệp theo hướng hiện
đại, hiệu quả và bền vững. Việc đầu tư các dự án trong KCN trong thời gian
tới sẽ tiếp tục tăng lên, từ đó dẫn đến nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động
tăng cao.
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên trong các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN thời gian qua ở huyện BC, tỉnh Tây Ninh
2.2.1. Công tác triển khai

Tiếp thu Kế hoạch số 75-KH/HU, ngày 02/3/2011 của BTV Huyện uỷ BC về
thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khoá X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ
Chính trị (khóa VIII) về công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các
DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN và Kế hoạch 63 KH/ĐTN, ngày
30/3/2011 của BTV Tỉnh đoàn Tây Ninh về tổ chức thành lập tổ chức Đoàn,
Hội trong các doanh nghiệp NQD, Hướng dẫn số 22 HD/ĐTN, ngày
26/10/2011 để hướng dẫn mô hình hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nước.
BTV Huyện đoàn BC cụ thể hóa nội dung chỉ đạo bằng kế hoạch số 05
-KH/ĐTN, ngày 04/5/2011 về việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh
nghiệp NQD. Trong đó, chọn công ty Cổ phần Việt Nam Mộc Bài (100% vốn
nước ngoài) là điểm để thực hiện.
BTV phân công một đồng chí Bí thư Huyện đoàn trực tiếp phụ trách công tác
xây dựng Đoàn và đã thực hiện được các bước công việc cụ thể:
- Khảo sát đoàn viên trong doanh nghiệp (có 25 đoàn viên);
- Gặp gỡ, tiếp xúc đoàn viên trong doanh nghiệp;
- Tuyên truyền về tầm quan trọng xây dựng tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp;
- Cùng với Công đoàn cơ sở lựa chọn nhân sự lãnh đạo chi đoàn;
- Thống nhất thời điểm ra mắt Chi đoàn.


12


Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị điều kiện để thành lập, ra mắt chi đoàn của
doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài đầu tiên của huyện. BTV Huyện đoàn
báo cáo kết quả công việc cho BTV Huyện ủy, Trưởng ban dân vận Huyện ủy
và xin chủ trương thành lập, ra mắt Chi đoàn và được sự thống nhất của lãnh
đạo về chủ trương thành lập, ra mắt Chi đoàn.
Song song với việc tiến hành thành lập Chi đoàn điểm trực thuộc Huyện đoàn,
BTV Huyện đoàn tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn Đoàn trong huyện tiến hành
khảo sát, rà soát theo tinh thần hướng dẫn số 22 HD/ĐTN của BTV Tỉnh
đoàn, nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành ra mắt Chi đoàn hoặc chi hội NQD đối
với các doanh nghiệp, khu nhà trọ, khu lưu trú của công nhân đóng trên địa
bàn xã, thị trấn trực thuộc Xã, Thị trấn đoàn.
Qua kết quả triển khai, đã có 100% cơ sở Đoàn trong huyện tham gia thực
hiện. Tuy bước đầu chỉ ra mắt được tổ chức Đoàn trong Công ty Cổ phần Việt
Nam Mộc Bài nhưng thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, Chi hội hàng
tháng, tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu với chủ doanh nghiệp, với lãnh đạo
công đoàn doanh nghiệp có vồn ĐTNN đã giúp lãnh đạo doanh nghiệp ngày
càng quan tâm hơn đến nhu cầu cũng như lợi ích chính đáng của TN, công
nhân lao động.
2.2.2. Thuận lợi và những kết quả đạt được

Tính đến tháng 12/2015, Đoàn TN huyện BC đã tiến hành thành lập, ra mắt
được 1 chi đoàn trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đó là Chi đoàn Công ty
cổ phần Việt Nam Mộc Bài (thuộc KKTCK Mộc Bài) với 355 đoàn viên.
Sau khi được thành lập, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, phối hợp
của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, Liên đoàn lao động huyện, BTV huyện
Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
TNCN.

Xác định văn hóa văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) chính là cầu
nối giúp tổ chức Đoàn các cấp tiếp cận với TNCN; đồng thời nhằm tạo sân
chơi lành mạnh cho TNCN. BTV Huyện đoàn phối hợp với Liên đoàn lao
động huyện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, như:
hội thi tiếng hát TNCN, hội thi TNCN thanh lịch, hội thao TNCN, với các
môn thể thao: bóng đá mini, chạy việt dã, kéo co, nhảy bao bố với sự tham
gia, cổ vũ hơn 10.000 lượt TNCN tham gia, cổ vũ.
Nhân dịp Tết Nguyên đán âm lịch hàng năm, Phối hợp cùng Ban Thanh niên
công nhân đô thị nông thôn Tỉnh đoàn, Liên đoàn lao động huyện, Công đoàn
cơ sở Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài tổ chức chương trình “Xuân ấm áp,
chia sẽ yêu thương”, kết hợp tặng 500 phần quà cho TNCN xa quê không có
điều kiện về quê ăn tết, 550 phần quà cho TNCN có hoàn cảnh khó khăn, với
tổng số tiền là 382,5 triệu đồng.

13


Nhân dịp Tháng công nhân, phối hợp công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Việt
nam Mộc Bài vận đông đoàn viên, công nhân công ty, trích kinh phí công
đoàn xây tặng 01 căn nhà “mái ấm công đoàn” cho một vợ chồng TNCN
trong công ty gặp khó khăn về nhà ở, trị giá 47 triệu đồng.
Ngoài ra, cũng đã phối hợp tốt với Công đoàn các công ty tổ chức chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần cho TN trên địa bàn với nhiều phần việc, hoạt
động thiết thực như tổ chức giao lưu bóng đá, bóng chuyền, giao lưu văn
nghệ, tổ chức dã ngoại về nguồn, tổ chức hội thi nét đẹp TNCN và các diễn
đàn cho đoàn viên, TNCN với chủ đề “Vai trò của TNCN trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước” bước đầu thu hút đông đảo TN tham gia.
Nhìn chung, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tương đối chặt
chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan, các cấp bộ Đoàn đã tích cực, chủ
động trong việc xây dựng kế hoạch thành lập, tổ chức khảo sát, rà soát, nắm

bắt tâm tư nguyện vọng của TNCN. Nhiều hoạt động do Đoàn TN tổ chức đã
phần nào thu hút đông đảo lực lượng TN, công nhân tham gia.
Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, đồng hành với TNCN
được tổ chức hằng năm đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp TNCN, chủ
doanh nghiệp tiếp cận và hiểu hơn về tổ chức Đoàn, Hội, cũng như sự cần
thiết của tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp.
2.2.3. Khó khăn và những hạn chế
- Tổ chức Đoàn, Hội rất khó khăn trong việc tiếp xúc, vận động chủ doanh
nghiệp để thành lập Chi đoàn, Chi hội trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
vì doanh nghiệp lo ngại ảnh hưởng đến thời gian làm việc của công nhân và
hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Các Chi đoàn trong các doanh nghiệp đã thành lập thì chưa được sự quan
tâm đúng mức của các chủ doanh nghiệp; TNCN thường thay đổi chỗ ở, nơi
làm việc, tăng ca, đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
số lượng cũng như chất lượng hoạt động của các Chi đoàn.
- Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở và
thu hút nguồn lực xã hội chăm lo cho TNCN. Một số địa phương còn lúng
túng trong việc chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn; còn xem nhẹ việc chăm lo
quyền lợi, nhu cầu VHVN, TDTT của TNCN trong các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN là của tổ chức Đoàn và khoán trắng cho tổ chức Đoàn.
- Lực lượng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác đoàn kết, tập hợp TNCN
tại huyện, cơ sở ít, chưa có kinh nghiệm, nhất là ở các xã có doanh nghiệp
đóng trên địa bàn có đông TNCN ở trọ. Bên cạnh đó, phần lớn lực lượng nòng
cốt là đội ngũ BCH Chi đoàn, Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ, đội nhóm trong
các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp chưa qua các lớp tập huấn về
chuyên môn, nghiệp vụ, chưa có chế độ.

14



- Ngân sách đầu tư cho các chương trình, công trình phúc lợi xã hội phục vụ
cho TNCN chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản của TN, đặc biệt là nhu cầu về chỗ
ở, học tập, chuyên môn, nghiệp vụ, vui chơi, giải trí; nhu cầu về trường học
cho con em TNCN.
- Kinh phí cho các chi hội, Câu lạc bộ hoạt động hiện nay là tự túc, trong khi
đó thiếu các địa điểm để tổ chức sinh hoạt. Do vậy có một số Chi đoàn, Chi
hội lúc mới thành lập thì hoạt động rất sôi nổi, tuy nhiên về sau là cầm chừng
và dần tan rã.
Những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu là do: Một là, việc tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận về công tác thanh vận của Đoàn chưa đáp ứng yêu
cầu đặt ra. Một số bất cập trong công tác đoàn, nhất là về mô hình tổ chức
hoạt động ở một số lĩnh vực được chỉ ra nhưng chậm nghiên cứu, giải quyết.
Hai là, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội, tác phong, lề
lối công tác, tư duy đổi mới của một bộ phận cán bộ đoàn còn yếu; chế độ,
chính sách động viên, thu hút cán bộ đoàn chưa phù hợp. Ba là, công tác tham
mưu, phối hợp của một số cấp bộ đoàn thiếu chủ động và chưa hiệu quả. Bốn
là, cấp ủy đảng, chính quyền một số nơi chưa quan tâm đúng mức và thường
xuyên đối với công tác thanh niên. Năm là, đời sống kinh tế khó khăn đã ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp làm cản trở những nỗ lực của tổ chức đoàn
trong công tác thu hút, tập hợp, vận động và giáo dục thanh niên.
2.3. Nội dung cụ thể cần thực hiện
2.3.1. Xác định các chỉ tiêu

- Phấn đấu duy trì và xây dựng mới ít nhất 100% tổ chức Đoàn trong các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã hoạt động ổn định 02 năm trở lên trong
KKTCK Mộc Bài.
- Xây dựng được ít nhất 15-20 đội nhóm hoặc câu lạc bộ theo sở thích tại các
địa phương có lực lượng TNCN đông đảo.
- Tập hợp được nhất từ 30% - 40% số đoàn viên TNCN trong các doanh
nghiệp hoạt động ổn định vào tổ chức Đoàn, Hội.

- Hàng năm Huyện đoàn tổ chức ít nhất 3 hoạt động dành cho đối tượng là
TNCN trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
- Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm, giới thiệu và tạo việc làm cho ít
nhất 500 ĐVTN, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 10.000 lượt
TNCN.
- Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và nghiệp vụ công tác đoàn cho
các đồng chí là bí thư, phó bí thư, ủy viên BCH các chi đoàn trong các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN đã được thành lập.
2.3.2. Nội dung cụ thể cần thực hiện

15


Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn tâm huyết, gắn bó với thanh niên, có
trình độ, kỹ năng, phương pháp công tác, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm, dám
chịu trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận việc mới, việc khó.
Thứ hai, luôn quán triệt kịp thời và sâu sắc các chủ trương, nghị quyết và sự
lãnh đạo của Đảng; kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ
đi trước, không ngừng đổi mới để xây dựng Đoàn thực sự vững mạnh, thống
nhất về nhận thức, tổ chức và hành động.
Thứ ba, xác định nội dung phong trào hành động cách mạng bám sát đòi hỏi
của thực tiễn cuộc sống, phù hợp với lợi ích của thanh niên và yêu cầu giáo
dục thanh niên qua thực tiễn hành động.
Thứ tư, chủ động tham mưu cho Đảng về công tác thanh niên; tích cực phối
hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, phát huy vai trò tham gia của toàn xã
hội đối với công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu niên.
Thứ năm, nhạy bén, linh hoạt, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, sự
phát triển của thanh niên để ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương công
tác phù hợp với thực tiễn; chỉ đạo, điều hành quyết liệt, tập trung cho cơ sở;
thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, có điểm nhấn các nội dung, phong trào

hành động, tạo hiệu ứng xã hội rộng lớn thông qua các hoạt động đồng loạt;
kịp thời sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chương trình công tác.
Thứ sáu, phấn đấu để thanh niên gắn bó với tổ chức đoàn, để Đoàn thực sự là
người bạn đồng hành đáng tin cậy của thanh niên. Muốn như vậy, các hoạt
động, các phong trào của Đoàn phải xuất phát từ thanh niên, vì thanh niên,
đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp, chăm lo những nhu
cầu và lợi ích chính đáng của thanh niên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tổ
chức có hiệu quả phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
góp phần hỗ trợ thanh niên học tập, làm việc, vui chơi giải trí, chuẩn bị những
kỹ năng xã hội cần thiết; góp phần hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án
2.4.1. Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, lối sống lành mạnh cho TNCN

Tuyên truyền giáo dục cho TNCN về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, của Đoàn, Hội, các vấn đề liên quan đến lợi ích,
vai trò, vị trí của TNCN trong thời hội nhập quốc tế, nhằm giáo dục lối sống
lành mạnh cho TNCN ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Cụ thể:
- Thiết kế các tờ rơi, tờ bướm có nội dung cơ bản cần nắm về tổ chức Đoàn,
Hội để tuyên truyền rộng rãi trong các doanh nghiệp. Kết hợp tuyên truyền,
vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận trong việc thành lập, triển khai
hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội.

16


- Hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tổ chức các hoạt động
nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật trong TN khu vực doanh nghiệp có
vốn ĐTNN, những điều luật cơ bản gắn với quyền lợi, trách nhiệm của lực
lượng lao động trẻ như: Luật Lao động; Luật Thanh niên; Luật Hôn nhân và

Gia đình; Luật giao thông đường bộ, pháp luật về phòng chống ma túy và tệ
nạn xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp....
- Xây dựng các tủ sách “TN khu nhà trọ”, các điểm truy cập internet, wifi
miễn phí cho TNCN, tạo điều kiện để TN có thể tiếp cận, kịp thời nắm bắt
thông tin. Phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức bán hàng với giá ưu đãi
cho TN tại các khu, cụm công nghiệp.
- Định kỳ hàng năm phối hợp với công đoàn, chủ doanh nghiệp có tổ chức
khen thưởng, tuyên dương, bình chọn TNCN tiêu biểu, sản xuất giỏi, có nhiều
thành tích trong hoạt động tình nguyện. Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, nắm
bắt tâm tư tình cảm của TN trong doanh nghiệp, nhằm kịp thời động viên, hỗ
trợ TN trong cuộc sống.
2.4.2. Củng cố bộ máy tổ chức Đoàn, Hội tại cơ sở, phát triển đoàn viên
và hội viên

Tham mưu cấp ủy, Đoàn cấp trên củng cố tổ chức bộ máy làm công tác
ĐKTHTN từ huyện đến xã và khu phố, ấp, nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ
tiêu tập hợp, phát triển tổ chức Đoàn của Đề án.
Đa dạng hóa các phương thức tập hợp TN; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi
cho TN tham gia sinh hoạt, qua đó thu hút TN tham gia hoạt động và phát
triển tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cộng tác viên, xây dựng lực
lượng cán bộ nòng cốt có kiến thức, kỹ năng trong việc tuyên truyền, tổ chức
hoạt động phong trào đối với đối tượng là TNCN.
Vận động, bồi dưỡng, kết nạp TNCN ưu tú vào Đoàn, Hội, làm cơ sở để tiến
hành thành lập tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp.
Muốn vậy, cần phải:
- Làm tốt công tác kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội trực tiếp
làm công tác vận động đoàn kết, tập hợp TNCN. Phân công cán bộ Đoàn, Hội
phụ trách, hướng dẫn việc củng cố tổ chức hoạt động và vận động phát triển
tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp có ĐTNN.

- Định kỳ hàng năm có lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn và
phong trào TN cho đội ngũ BCH các chi Đoàn, cán bộ chuyên trách, lực
lượng nòng cốt ở cơ sở; tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt
động của các tổ chức Đoàn, Hội đã được thành lập tại các doanh nghiệp để
xây dựng giải pháp củng cố. Đối với các chi đoàn trong các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN đã được thành lập, cần thường xuyên phối hợp cấp ủy làm tốt
công tác nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế thừa.

17


- Định kỳ tổ chức gặp gỡ, tuyên dương các mô hình, điển hình tiên tiến trong
công tác đoàn kết, tập hợp TN trong các doanh nghiệp có ĐTNN.
- Việc tập hợp đoàn kết TN nói chung và TNCN phải được cụ thể hóa thành
chỉ tiêu cụ thể trong chương trình công tác năm của tổ chức Đoàn các cấp.
- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn, Hội trong công tác vận động
TN các doanh nghiệp có ĐTNN.
2.4.3. Tổ chức các hoạt động chăm lo lợi ích và nhu cầu chính đáng c ủa
TNCN

Phát huy mạnh mẽ và huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở
cơ sở, của cộng đồng xã hội trong các hoạt động chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần của TNCN. Cụ thể:
- Vận động các chủ doanh nghiệp, chủ nhà trọ có công nhân ở trọ; huy động
TN tình nguyện địa phương; tài trợ của các mạnh thường quân… tổ chức các
hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho TNCN.
- Hàng năm, các cấp bộ Đoàn phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức
tiếp cận với TN bằng nhiều hình thức: tổ chức tư vấn nhóm về tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng của TN, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của TN.
- Thường xuyên tổ chức và mời tham gia hoạt động VHVN- TDTT, như: hội

thi tiếng hát TNCN, hội thi nữ TNCN duyên dáng, ngày hội TNCN, tuần lễ
TNCN, tháng công nhân với nhiều nội dung phong phú, thiết thực cho TNCN;
Tổ chức hoạt động giao lưu giữa TNCN và TN địa phương, để TNCN có điều
kiện tham gia sinh hoạt, giao lưu kết bạn.
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động tư vấn sức khỏe sinh sản; truyền thông
về dinh dưỡng, cách phòng chống các loại dịch bệnh, phòng tránh tai nạn lao
động; khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho TNCN.
- Vận động các nguồn lực xã hội tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ, thăm
hỏi, tặng quà, vé xe cho TNCN khó khăn trong các đợt hoạt động cao điểm.
Đa dạng hóa phương thức hỗ trợ tổ chức lễ cưới văn minh, tiết kiệm, tổ chức
các chuyến du lịch giá rẻ, các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội
cho TNCN. Tổ chức trại rèn luyện kỹ năng, các lớp sinh hoạt hè, ôn tập và
củng cố kiến thức cho con em TNCN.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua, phong trào “4 nhất”, “sáng tạo trẻ”, “3
trách nhiệm” trong đoàn viên, TNCN, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức cho TN đăng ký, đảm nhận và thực
hiện các công trình, phần việc TN cụ thể gắn với nhiệm vụ chuyên môn tại
công ty, doanh nghiệp.
- Hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ theo sở thích do câu lạc
bộ kỹ năng cấp huyện quản lý như: câu lạc bộ tiếng Anh, Hàn, dân vũ… Tạo
điều kiện cho ĐVTN phát triển kỹ năng, năng khiếu, học tập nâng cao trình
độ và kiến thức cho bản thân.

18


2.4.4. Đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và nâng cao
tay nghề, trình độ chuyên môn cho TNCN

Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, cộng đồng trong việc bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của TNCN. Phối hợp với chủ doanh
nghiệp trong việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
TNCN, tạo điều kiện cho TNCN có cơ hội phát triển mọi mặt đời sống xã hội.
Cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc ký kết liên tịch với Công đoàn các KCN
tỉnh, Liên đoàn lao động huyện BC trong việc tổ chức các hoạt động chăm lo
đời sống vật chất, sức khỏe và tinh thần, kỹ năng thực hành xã hội, nâng cao
trình độ, tay nghề cho TNCN.
- Thường xuyên nắm bắt và phát hiện những khó khăn, vướng mắc của
TNCN, trên cơ sở đó tư vấn, tham mưu với lãnh đạo doanh nghiệp để có
hướng giải quyết kịp thời.
- Tham mưu cho chính quyền các cấp đầu tư ngân sách thực hiện các chương
trình, đề án, công trình phúc lợi xã hội chăm lo TNCN; phối hợp các doanh
nghiệp có vốn ĐTNNxây dựng các chương trình, đề án chủ yếu đáp ứng nhu
cầu học nghề, học tập, chăm sóc sức khỏe của TNCN; tuyên truyền giáo dục
sức khỏe sinh sản; nâng cao khả năng tiếp cận cộng đồng của TN khu vực
doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình khu lưu trú, khu nhà trọ văn hóa, mô
hình “Căn phòng mơ ước” cho TNCN. Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, cải
thiện và nâng cao điều kiện sống cho TNCN tại các khu lưu trú, khu nhà trọ
văn hóa: tổ chức duy tu, sửa chữa khu lưu trú, nhà trọ; sửa chữa, kiểm tra an
toàn điện; vận động các chủ nhà trọ cam kết không tăng giá nhà trọ, điện,
nước; tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy; xây dựng tủ sách TN, trao
tặng các thiết bị nghe nhìn, sách báo, tạp chí, máy vi tính… Hỗ trợ TNCN tiếp
cận với các chính sách về nhà ở xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục…
- Hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên,
TN thông qua tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tư vấn về Luật lao động, Luật
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Phối hợp giám sát việc
thực hiện Bộ Luật lao động tại doanh nghiệp.
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm cho TNCN.

Phối hợp tổ chức và vận động chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho TNCN
tham gia các lớp bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học, các hội thi tay nghề nhằm
nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng, tay nghề, kiến thức ngành nghề. Vận
động và trao các học bổng khuyến tài, khuyến học cho TNCN; phối hợp chọn
TNCN tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho
việc nâng cao chất lượng lao động sản xuất tại đơn vị.

19


2.4.5. Phát huy vai trò xung kích của TNCN vì sự phát tri ển của doanh
nghiệp

Phát động, triển khai các hoạt động xung kích, đồng hành đến đoàn viên,
TNCN trên cơ sở gắn bó quyền lợi của đoàn viên, TNCN với sự phát triển của
doanh nghiệp. Cụ thể:
- Phát động thực hiện phong trào thi đua trong đoàn viên, TNCN để góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Triển khai có hiệu
quả phong trào “4 nhất” (Chất lượng cao nhất, Sáng tạo nhất, Tiết kiệm nhất,
An toàn nhất), phong trào “Sáng tạo trẻ”; phát triển các loại hình Câu lạc bộ,
đội nhóm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm phát huy sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu, nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học
của TNCN.
- Đẩy mạnh việc đăng ký thực hiện các công trình, phần việc TN gắn với phát
huy tính năng động, sáng tạo của TNCN, phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Phát động các đợt cao điểm thi đua hoàn thành vượt mức
chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; các phong trào góp phần cải tiến kỹ thuật, tăng
năng suất lao động, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
của đơn vị, quảng bá, giới thiệu thương hiệu và hình ảnh đơn vị. Vận động
TN cùng tham gia ủng hộ những chủ trương của lãnh đạo doanh nghiệp khi

điều kiện sản xuất kinh doanh không thuận lợi hoặc khi doanh nghiệp thực
hiện các chiến lược đầu tư mới.
- Phát huy vai trò của TN trong chấp hành kỷ luật lao động; bảo đảm vệ sinh,
an toàn công nghiệp, an toàn lao động và xây dựng văn hóa Doanh nghiệp. Tổ
chức cho TN đăng ký đảm nhận và thực hiện các công trình, phần việc TN cụ
thể gắn với nhiệm vụ chuyên môn tại doanh nghiệp.
- Tổ chức cho đoàn viên TNCN gặp gỡ lãnh đạo doanh nghiệp để lắng nghe
và giải quyết những vấn đề trong TNCN tại đơn vị, tham gia hiến kế, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động phong trào
TN nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.
- Thường xuyên tôn vinh và biểu dương các điển hình TNCN tiêu biểu. Nhân
rộng mô hình, định kỳ tổ chức tuyên dương gương “TN tiên tiến làm theo lời
Bác”, gương điển hình “Tuổi trẻ lao động sáng tạo”, “bàn tay vàng”…
2.4.6. Tham mưu các cơ chế, chính sách tạo điều ki ện thuận l ợi cho quá
trình xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Đẩy mạnh công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phát huy sức mạnh
tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở, thu hút nguồn lực xã hội chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho TNCN. Cụ thể:

20


- Tham mưu cho UBND các cấp có kế hoạch sử dụng hiệu quả các thiết chế
văn hóa có sẵn tại địa bàn, nhà văn hóa khu phố/ấp, sân trường, điểm bưu
điện văn hóa xã, cụm văn hóa liên xã… hỗ trợ cho các hoạt động của TNCN.
- Kiến nghị BTV Tỉnh đoàn Tây Ninh về chính sách, phụ cấp hỗ trợ cho Bí
thư Chi đoàn đối với các Chi đoàn có ĐTNN.
- Tham mưu cho cấp ủy, UBND các cấp trong việc xây dựng kế hoạch,
chương trình, bố trí hợp lý nguồn kinh phí cho các hoạt động phong trào cho

TN. Đoàn, Hội có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị- xã
hội các cấp trong việc tiếp cận, vận động chủ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
để thành lập, tạo điều kiện về cơ sở vật chất tổ chức có hiệu quả các hoạt
động ĐKTHTN trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
- Tổ chức gặp mặt, đối thoại giữa cấp ủy Đảng, chính quyền tại địa phương
với các chủ doanh nghiệp, góp phần động viên, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp.
- Tham mưu công tác khen thưởng các cá nhân, các gương tiêu biểu là TNCN
có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, các chủ nhà trọ, các chủ doanh
nghiệp có nhiều đóng góp cho quá trình tập hợp, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội
tại địa phương, đơn vị.
- Phát triển các nguồn quỹ xã hội chăm lo cho TNCN có hoàn cảnh khó khăn.
2.4.7. Duy trì các tổ chức Đoàn đã thành lập, phát triển các c ơ s ở Đoàn
mới

Củng cố hoạt động các Chi đoàn, chi hội đã được thành lập, phát triển mới đối
với những doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập, góp phần hoàn thiện hệ
thống tổ chức Đoàn, Hội trong KCN. Cụ thể:
- Phát huy sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong
công tác chăm lo tổ chức Đoàn trong TNCN.
- Hàng năm, BTV Huyện đoàn xây dựng kế hoạch công tác Đoàn, Hội và
phong trào TNCN phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù của từng đơn vị.
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của
Đoàn, hội trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; Phân công cán bộ phụ trách
hỗ trợ, hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ để duy trì hoạt động phong
trào, lôi kéo TNCN tham gia, tạo hiệu ứng lan rộng trong cộng đồng TNCN
doanh nghiệp.
- Làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đoàn viên mới đối với các Chi đoàn
đã được thành lập, để tạo sức sống mới cho Chi đoàn và làm nguồn kế thừa
phát triển.

- BTV Huyện đoàn phải dành thời gian, quan tâm đúng mức và đầu tư nhiều
hơn cho công tác khảo sát, tiếp cận và tổ chức thực hiện phong trào cho
TNCN, để tuyên truyền vận động, thuyết phục TNCN tham gia vào tổ chức
Đoàn, Hội.

21


- Phối hợp tốt với Công đoàn huyện trong việc tiếp xúc, gặp gỡ chủ doanh
nghiệp, công đoàn cơ sở doanh nghiệp tạo sự đồng thuận, từ đó tiến đến phát
triền Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp đã sản xuất, kinh doanh ổn định trong
KKTCK Mộc Bài.

3. Tổ chức thực hiện Đề án
3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án
- Huyện đoàn:
Tham mưu Huyện ủy thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án gồm: đồng chí
Trưởng ban Dân vận, Phó chủ tịch UBND huyện, Bí thư Huyện đoàn, Chủ
tịch Liên đoàn lao động huyện, Trưởng phòng tài chính - kế hoạch huyện,
BTV Huyện đoàn, BTV xã đoàn Lợi Thuận (địa phương có KKTCK Mộc
Bài).
Căn cứ vào đề án, hàng năm BTV Huyện đoàn xây dựng kế hoạch tổ chức
thực hiện, phân công giao trách nhiệm từng thành viên để thực hiện hiệu quả.
Dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm trình BTV Huyện ủy cho ý kiến,
trình Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt.
Giao đồng chí BTV Huyện đoàn, phụ trách công tác xây dựng tổ chức Đoàn
chịu trách nhiệm chính, tham mưu ban chỉ đạo xây dựng, soạn thảo, tham
mưu đề án của huyện và thực hiện nội dung.
Chỉ đạo các xã có các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động mà có nhiều
TNCN tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng kinh phí, cán bộ

cho công tác đoàn kết, tập hợp TN trong các doanh nghiệp có ĐTNN.
Ban Thường vụ các Huyện đoàn có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo Huyện ủy
chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện Đề án.
Căn cứ nội dung được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện giao BTV Huyện
đoàn chủ động phối hợp với các ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân
các xã, thị trấn triển khai, thực hiện Đề án đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Hằng
năm, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kết quả thực hiện và tổng kết khi kết
thúc Đề án.
- Phòng Tài chính - kế hoạch:
Chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ Huyện đoàn và các ban, ngành có liên
quan bố trí kinh phí để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án.
- Các phòng, ban của huyện:
Ban Quản lý Khu kinh tế, Đài truyền thanh và các cơ quan, đơn vị có liên
quan căn cứ chức năng của ngành cùng phối hợp, hỗ trợ Huyện đoàn trong
việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.
- Các xã, thị trấn Đoàn và Đoàn trực thuộc có KCN, cụm công nghiệp trên địa
bàn:

22


Căn cứ đề án, kế hoạch của huyện, nghiên cứu xây dựng kế hoạch trình cấp
ủy cơ sở cho ý kiến, triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị của từng
địa phương, đơn vị hàng năm.
Tổ chức hoạt động cho TNCN tại các công ty, xí nghiệp; thành lập tổ chức
Đoàn, Hội ở các doanh nghiệp trong công ty, xí nghiệp.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nơi triển khai Đề án, có trách nhiệm phối
hợp với Ban Thường vụ Huyện đoàn (cơ quan Thường trực Đề án) hướng
dẫn, hỗ trợ bố trí kinh phí để tổ chức đoàn cấp huyện triển khai thực hiện Đề
án đạt hiệu quả; chỉ đạo BTV Đoàn cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt

Đề án.
3.2. Tiến độ triển khai đề án
3.2.1. Giai đoạn 1: Từ 2016 - 2017

- Tháng 7/2016: Khảo sát, xây dựng Đề án.
- Tháng 8/2016: Trình BTV Huyện đoàn, BCH Huyện đoàn xem xét phê
duyệt Đề án.
- Tháng 9/2016: Triển khai thực hiện Đề án. Tham mưu thành lập tổ công tác
khảo sát việc tổ chức thực hiện đề án.
- Tháng 12/2017: Tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm đề án trong giai
đoạn 1 và triển khai phương hướng thực hiện giai đoạn 2.
3.2.2. Giai đoạn 2: Từ 2018 - 2020

- Tháng 9/2018: Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 02 năm thực hiện đề
án cấp huyện.
- Tháng 6/2019: Thành lập Đoàn khảo sát, nắm bắt tình hình triển khai thực
hiện đề án trong các doanh nghiệp có ĐTNN; việc triển khai thực hiện đề án
của huyện.
- Tháng 12/2020: tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án.
3.3. Kinh phí thực hiện đề án
Sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước các cấp để thực hiện Đề án trên địa
bàn toàn huyện. BTV Huyện đoàn lập dự trù kinh phí chi tiết thực hiện đề án
theo từng nội dung, giai đoạn, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt. Trong đó, có sự phân cấp về kinh phí thực hiện đề án.
Ngoài kinh phí được cấp, cơ quan, đơn vị có thể vận động thêm tổ chức, cá
nhân hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho TNCN.
BTV Huyện đoàn phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, đề xuất, BTV
Huyện ủy, UBND huyện và các ngành có liên quan hỗ trợ kinh phí định mức
cho một số nội dung chính trong công tác xây dựng tổ chức và cán bộ tham
gia thực hiện Đề án, cụ thể:


23


- Đối với cấp huyện:
Sau khi Đề án được phê duyệt BTV Huyện đoàn tham mưu BTV Huyện ủy
thuận chủ trương hỗ trợ kinh phí để BTV Huyện đoàn hợp đồng 01 cán bộ
đoàn tham gia thực hiện Đề án (Kinh phí trả cho cán bộ tham gia thực hiện Đề
án được trả bằng định mức kinh phí khoán cho công chức hàng năm của Đảng
và Nhà nước). Để các Chi đoàn, Chi hội, CLB, đội nhóm sở thích TN có thể
duy trì được hoạt động, được hỗ trợ 1 phần kinh phí phù hợp để ra mắt và duy
trì hoạt động. Đồng thời, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh đồng ý hỗ trợ cho việc
thành lập mỗi Chi đoàn, Chi hội, câu lạc bộ trong các KCN, KKTCK là
2.000.000 đồng/1 đơn vị được thành lập; mỗi tháng hỗ trợ 300.000 đồng/1
đơn vị/ trong năm đầu mới thành lập để chi đoàn, Chi hội duy trì hoạt động.
- Đối với cấp cơ sở:
Các Chi đoàn, Chi hội, câu lạc bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được
thành lập ngoài KCN thì do ngân sách huyện, địa phương hỗ trợ. Mức hỗ trợ
áp dụng việc thành lập mới các Chi đoàn, Chi hội, câu lạc bộ trong các khu,
cụm công nghiệp (Hỗ trợ cho việc ra mắt là 2.000.000 đồng/01 đơn vị được
thành lập và duy trì hoạt động 300.000 đồng/01 đơn vị/1 tháng trong 1 năm;
thời gian hỗ trợ đề xuất 01 năm).
Ngoài ra, nếu xây dựng và phát triển được tổ chức đoàn, hội (Đề nghị sử dụng
nguồn kinh phí thực hiện chiến lược phát triển TN).

4. Dự kiến hiệu quả của đề án
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án
Đề án nhằm phát triển tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện BC nói riêng.
Đề án góp phần làm rõ thêm nhận thức về công tác đoàn kết tập hợp TNCN

trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua việc xây dựng đề án để giải quyết vấn đề tồn tại trong thời gian
qua là phát triển đoàn viên và tổ chức Đoàn, khắc phục tình trạng “đoàn viên,
hội viên ảo” đối với TN khu vực nông thôn, tồn tại trong thời gian dài qua.
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án
- Đối với tổ chức Đoàn:
Xây dựng được hệ thống “chân rết” cơ sở trong công tác ĐKTHTN trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để phát triển thêm về số lượng, chất lượng cơ sở Đoàn và đoàn viên, giải
quyết những khó khăn trong công tác ĐKTHTN trên địa bàn dân cư trong giai
đoạn hiện nay.

24


Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong
KKTCK mộc Bài thành công thể hiện vai trò, tư duy đổi mới của tổ chức
Đoàn trong công tác ĐKTHTN trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng một lực lượng đoàn viên TN mới, có tri thức, có sức khỏe, kỹ năng
nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, lực lượng lao động chủ yếu đóng góp
công sức trực tiếp vào sự phát triển của quê hương.
- Đối với doanh nghiệp:
Góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giới chủ doanh nghiệp với
người lao động trong độ tuổi TN.
Khai thác hiệu quả tính tích cực sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động của
TNCN, tính gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp.
- Đối với TNCN:
Xây dựng thêm một tổ chức chính trị - xã hội (bên cạnh Công đoàn) để bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động.
Được bày tỏ nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của mình, được tạo điều kiện

tham gia các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần.
4.3. Khó khăn khi thực hiện đề án
Công tác phát triển Đoàn trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một vấn đề
khó khăn, bởi nhiều lý do:
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đến Việt Nam sản xuất,
kinh doanh vấn đề quan tâm hàng đầu là lợi nhuận, các doanh nghiệp không
quan tâm đến vấn đề xây dựng tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp
của mình.
Thứ hai, chưa có nhưng quy định pháp luật nào của Nhà nước về việc buộc
các doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải thành lập các tổ chức TN.
Thứ ba, khi tổ chức Đoàn, Hội đến tiếp xúc, vận động chủ doanh nghiệp để
thành lập Chi đoàn, Chi hội trong các doanh nghiệp có ĐTNN, các doanh
nghiệp thường né tránh cán bộ Đoàn, lo ngại việc thành lập tổ chức Đoàn, Hội
sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc của công nhân và hiệu quả sản xuất, kinh
doanh.
Thư tư, các chi đoàn sau khi thành lập, hoạt động kém hiệu quả. Do không
nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp, việc phải làm việc trực tiếp từ 812 giờ/ ngày ảnh hướng lớn đến thời gian sinh hoạt Đoàn, dẫn đến chất lượng
hoạt động kém hiệu quả.
Thứ năm, một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng
mức tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp có
vốn ĐTNN.
Thứ sáu, lực lượng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác đoàn kết, tập hợp
TNCN vừa ít, vừa thiếu kinh nghiệm trong công tác vận động, kinh phí hỗ trợ

25


×