Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bộ đề thi chon đội tuyển HSG quốc gia môn tin học các năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 10 trang )







SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH
GIỎI CẤP QUỐC GIA
Khóa ngày 20-10-2017
Môn thi: TIN HỌC
Ngày thi thứ nhất: 20-10-2017
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề)

TỔNG QUAN NGÀY THI THỨ NHẤT
Tên bài
Bài 1 Lộc phát
Bài 2 Số cặp
Bài 3 Đếm hình

File chương trình
BAI1.PAS
BAI2.PAS
BAI3.PAS

File dữ liệu vào
BAI1.INP


BAI2.INP
BAI3.INP

File kết quả
BAI1.OUT
BAI2.OUT
BAI3.OUT

Bài 1: (6 điểm) Lộc phát
Giả sử chữ số 6 và 8 là các chữ số lộc phát, trong khi các chữ số còn lại thì không
được coi là lộc phát. Một số nguyên là số lộc phát nếu các chữ số của nó chỉ bao gồm chữ số
6 và 8. Có thể liệt kê một số số lộc phát đầu tiên là: 6, 8, 66, 68, 86, 88, 666, ...
Viết chương trình in ra số lộc phát ở vị trí thứ K.
Input cho trong tập tin BAI1.INP gồm một dòng ghi số nguyên K (0 < K < 10 9).
Output ghi vào tập tin BAI1.OUT giá trị của số lộc phát ở vị trí thứ K.
Ví dụ:
Lần thử
Lần thử 1
Lần thử 2

BAI1.INP
1
6

BAI1.OUT
6
88

Bài 2: (6 điểm) Số cặp
Cho một dãy số gồm n số tự nhiên a1 , a2, a3, ... an. Hỏi có bao nhiêu cặp số bằng nhau

(ai = aj) thỏa mãn 02 điều kiện sau:
- Điều kiện 1: i ≠ j;
- Điều kiện 2: (ai, aj) và (aj, ai) chỉ được tính là 1 cặp số.
Viết chương trình tìm số cặp số bằng nhau theo các điều kiện nêu trên.
Input cho trong tập tin BAI2.INP gồm 02 (hai) dòng, cụ thể như sau:
- Dòng thứ nhất là số tự nhiên n (với 2 <= n <= 10 5).
- Dòng thứ hai gồm n số tự nhiên a1, a2, a3, ... an (với 0 < ai < 10 5), mỗi số cách nhau ít
nhất một khoảng trắng.
Output ghi vào tập tin BAI2.OUT gồm một dòng duy nhất ghi giá trị là số lượng các
cặp số bằng nhau.

Trang 1


Ví dụ :
Lần thử
Lần thử 1
Lần thử 2

BAI2.INP

BAI2.OUT

5
5 8 4 8 3
7
5 8 3 8 3 2 3

1
4


Bài 3: (8 điểm) Đếm hình
Giả sử ta có bảng vuông chứa n x n ô vuông con, mỗi ô vuông con chứa một trong hai
giá trị 0 hoặc 1.
Viết chương trình tìm số hình vuông có diện tích khác nhau sao cho 4 đỉnh của mỗi
hình vuông đều thuộc ô có giá trị 1.
Input cho trong tập tin BAI3.INP cụ thể như sau:
- Dòng thứ nhất là số nguyên n (1 < n < 100).
- Trong n dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm n cột, mỗi cột ghi một trong hai giá trị 0 hoặc
1; mỗi giá trị cách nhau ít nhất một khoảng trắng.
Output ghi vào tập tin BAI3.OUT gồm một dòng duy nhất là tổng số hình vuông có
diện tích khác nhau tìm được theo yêu cầu.
Ví dụ :
Lần thử
Lần thử 1

Lần thử 2

BAI3.INP
3
1
1
1
4
1
0
0
1

BAI3.OUT

1

0 1
0 1
0 1
3
0
1
0
1

0
0
1
1

1
1
1
1

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
------- Hết -------

Trang 2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 02 trang)

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH
GIỎI CẤP QUỐC GIA
Khóa ngày 20-10-2017
Môn thi: TIN HỌC
Ngày thi thứ hai: 21-10-2017
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề)

TỔNG QUAN NGÀY THI THỨ HAI
Tên bài
Bài 4 Số nguyên tố
Bài 5 Bảng giá trị
Bài 6 Bảng xếp hạng

File chương trình
BAI4.PAS
BAI5.PAS
BAI6.PAS

File dữ liệu vào
BAI4.INP
BAI5.INP
BAI6.INP

File kết quả
BAI4.OUT
BAI5.OUT
BAI6.OUT


Bài 4: (6 điểm) Số nguyên tố
Số nguyên tố là số nguyên dương chia hết cho 1 và chính nó (số 1 không được xem là
số nguyên tố). Có thể liệt kê một số số nguyên tố đầu tiên là: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17 …
Viết chương trình in ra số nguyên tố ở vị trí thứ K.
Input cho trong tập tin BAI4.INP gồm một dòng ghi số nguyên K (0 < K < 105).
Output ghi vào tập tin BAI4.OUT giá trị của số nguyên tố ở vị trí thứ K.
Ví dụ:
Lần thử
Lần thử 1
Lần thử 2

BAI4.INP
1
4

BAI4.OUT
2
7

Bài 5: (6 điểm) Bảng giá trị
Giả sử ta có bảng vuông chứa n x n ô vuông con được đánh số các dòng từ 1 đến n
theo chiều từ trên xuống dưới, các cột từ 1 đến n theo chiều từ trái qua phải. Tại mỗi ô
vuông con ở vị trí dòng i cột j có giá trị là a (i,j).
Viết chương trình theo yêu cầu sau:
Hãy chọn bảng vuông chứa k x k ô vuông (với k < n) có tổng giá trị các ô vuông con
sao cho giá trị này là lớn nhất.
Input cho trong tập tin BAI5.INP cụ thể như sau:
- Dòng thứ nhất là 2 số nguyên n, k (0 < k < n < 1000).
- Trong n dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm n số ghi giá trị a(i,j) tại ô vuông con ở vị trí
dòng i cột j (0 < a(i,j) <1000), mỗi giá trị cách nhau ít nhất một khoảng trắng.

Output ghi vào tập tin BAI5.OUT gồm một dòng duy nhất là giá trị lớn nhất tìm được.

Trang 1


Ví dụ:
BAI5.INP
4
1
2
2
1

2
2
3
4
2

BAI5.OUT
14

2
4
3
2

1
2
2

1

Diễn giải
Bảng vuông 2x2 ô vuông được chọn có
giá trị lớn nhất là 14=3+4+4+3

Bài 6: (8 điểm) Bảng xếp hạng
Trong kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp Quốc gia có n thí sinh (2 < n <
1000) tham gia được đánh số báo danh từ 1 đến n. Tất cả các thí sinh đều phải tham gia 3
vòng thi và trong mỗi vòng thi không có 2 thí sinh nào có kết quả trùng nhau.
Một thí sinh có kết quả tốt hơn thí sinh khác nếu thứ hạng cả ba vòng thi đều cao hơn
(hạng cao nhất là 1, hạng thấp nhất là n). Thí sinh được danh hiệu xuất sắc nếu không có thí
sinh khác có kết quả tốt hơn mình.
Viết chương trình đếm số thí sinh được coi là xuất sắc trong kỳ thi nêu trên khi đã biết
thứ hạng cả 3 vòng thi của n thí sinh tham gia.
Input cho trong tập tin BAI6.INP gồm 04 (bốn) dòng, cụ thể như sau:
- Dòng 1: số nguyên n (2 < n < 1000) là số thí sinh tham gia dự thi.
- Ba dòng tiếp theo: mỗi dòng là bảng xếp hạng tại một vòng thi; tính từ trái sang phải
là hạng 1, hạng 2… hạng n; tại mỗi vị trí thứ hạng người ta ghi số báo danh của thí sinh đã
đạt thứ hạng tương ứng trong vòng thi đó (mỗi giá trị cách nhau ít nhất một khoảng trắng).
Output ghi vào tập tin BAI6.OUT gồm 02 (hai) dòng, cụ thể như sau:
- Dòng thứ nhất: ghi giá trị là số thí sinh xuất sắc.
- Dòng thứ hai: ghi số báo danh các thí sinh xuất sắc (mỗi giá trị cách nhau ít nhất một
khoảng trắng).
Ví dụ :
Lần thử
Lần thử 1

Lần thử 2


BAI6.INP
3
2 3
3 1
1 2
10
2 5
1 2
3 8

1
2
3
3 8 10 7 1 6 9 4
3 4 5 6 7 8 9 10
7 10 5 4 1 2 6 9

BAI6.OUT
3
1 2 3

4
1 2 3 5

Không có thí sinh nào có
thành tích tốt hơn thí sinh
khác nên cả 3 thí sinh đều
xuất sắc
Các thí sinh xuất sắc là
các thí sinh có só báo

danh 1,2,3 và 5

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
------- Hết -------

Trang 2



×