Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.59 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Đối tượng HS: Lớp 12
Số tiết: 04
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật; sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật,
tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật
- Hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức thực hiện pháp luật
- Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí, vi phạm hình sự, vi
phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỉ luật
- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Về kĩ năng
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
- Lựa chọn được những hình thức thực hiện pháp luật cơ bản
- Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và
trách nhiệm pháp lí
3. Về thái độ
- Có thái độ tôn trọng pháp luật ,
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm
trái quy định pháp luật .
4. Những năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở HS
- NL tìm và xử lí thông tin về thực hiện và vi phạm pháp luật
- NL hợp tác để tìm hiểu vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- NL giải quyết vấn đềra quyết định trong việc xử lí tình huống pháp luật
- NL tư duy phê phán hành vi vi phạm pháp luật.
5. Phương pháp ôn tập
- Nêu vấn đề
- Công não, thảo luận cặp đôi
II. Bảng mô tả các mức độ nhận thức



Nội dung
Khái niệm và
các hình thức
thực hiện PL

Nhận biết
- Nêu được
KN thực hiện
PL và bốn
hình thức thực
hiện PL

Vi phạm PL - Nêu được

trách KN vi phạm
nhiệm pháp lí pháp luật và
trách nhiệm
pháp lí

Các loại vi
phạm PL và
trách nhiệm
pháp lí

- Nêu được
KN vi phạm
hình sự, vi
phạm
hành

chính,
vi
phạm dân sự,
vi phạm kỉ
luật

Thông hiểu
- Hiểu được
chủ thể, phạm
vi, yêu cầu đối
với chủ thể
của bốn hình
thức thực hiện
PL
- Hiểu được
các dấu hiệu
của vi phạm
pháp luật

- Phân biệt
được các loại
vi phạm pháp
luật và trách
nhiệm pháp lí

Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Ủng hộ các
hành vi thực
hiện đúng PL


- Phê phán - Nhận xét,
những hành vi đánh giá, lựa
vi phạm PL
chọn
được
những cách xử
sự đúng hoặc
không đúng
liên quan đến
hành vi vi
phạm PL
- Ủng hộ các - Lựa chọn
hành vi thực được các cách
hiện đúng PL xử sự đúng
- Phê phán khi thực hiện
những hành vi PL
vi phạm PL

III. Hệ thống kiến thức ôn tập trong chuyên đề
1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật
a. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy
định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá
nhân, tổ chức.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật. (Gồm 4 hình thức)
- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình,
làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
VD: Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn ngành
nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện khả năng của mình và tổ chức
việc kinh doanh theo đúng pháp luật.



+ Dấu hiệu nhận biết: sử dụng pháp luật liên quan đến các quyền hoặc những việc
được làm
- Thi hành pháp luật: Các cá nhân tổ chứ thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ
động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
VD: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, chấp hành tốt pháp luật về bảo
vệ môi trường
+ Dấu hiệu nhận biết: Thi hành pháp luật liên quan đến nghĩa vụ hoặc những việc
phải làm
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật
cấm.
VD: Người kinh doanh không kinh doanh những mặt hàng, nghành nghề bị cấm
kinh doanh, không vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Dấu hiệu nhận biết: Tuân thủ pháp luật liên quan đến những điều cấm
- Áp dụng pháp luật: Cơ quan, công chức nhàn nước có thẩm quyền căn cứ vào các
quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân tổ chức. Đó là các trường hơp:
+ Thứ nhất: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định
trong quản lí và điều hành.
VD: Ra quyết định điều chuyển cán bộ từ Sở Tài chính sang Sở Giáo dục và Đào
tạo
+ Thứ hai: Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải
quyết tranh chấp giữa các cá nhân tổ chức.
VD: Công an kinh tế ra quyết định xử phạt một cá nhân buôn bán hàng giả.
+ Dấu hiệu nhận biết: người áp dụng pháp luật là những cán bộ, công chức nhà
nước có thẩm quyền
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
* Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.
- Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp

luật bảo vệ. Biểu hiện:
+ Hành vi trái pháp luật thể hiện bằng hành động: Cá nhân, tổ chức làm những việc
không được làm theo quy định của pháp luật.
VD: Đi xe máy vào đường ngược chiều; đánh người gây thương tích…
+ Hành vi trái pháp luật thể hiện bằng không hành động: Cá nhân, tổ chức không
làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
VD: Không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không nộp thuế…
- Thứ hai: Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Năng lực trách
nhiệm pháp lí là :


+ Người đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật (Người đủ 16 tuổi trở
lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự)
+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết đinh cách xử sự
của mình (không bị tâm thần, thần kinh có vấn đề...)
- Thứ ba: Người vi phạm phải có lỗi.
+ Thể hiện thái độ của người biết về hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn
cố ý hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
+ Lỗi thể hiện dưới hai hình thức: Lỗi cố ý và lỗi vô ý
* Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu
quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
VD: Ông A điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt 200.000 nghìn
đồng.
- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm: (Ý nghĩa)
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật
+ Giáo dục răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái

pháp luật.
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Vi phạm pháp luật chia làm 4 loại và tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là
một loại trách nhiệm pháp lí
*. Vi phạm hình sự: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm
được quy định tai Bộ luật hình sự. Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu
trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc chấp hành hình phạt theo quy định của tòa án.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người
từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do
cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng
- Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) được
áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục làm chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm…
VD: Tội giết người, buôn bán ma túy, cướp tài sản lớn…
* Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã
hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Người vi phạm
hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính như: Bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi


phục tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm,
trục xuất…
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm pháp
luật do mình gây ra; Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do cố
ý.
*. Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân. Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự
như bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần.
- Theo quy định của pháp luật: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi tham gia
giao dịch dân sự phải có người địa diện.

*. Vi phạm kỉ luật: Là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỉ luật lao động và
công vụ nhà nước trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp. Người vi phạm kỉ
luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, chuyển công tác khác hoặc buộc thôi việc.
VD: Công chức nhà nước sử dụng tài sản công trái pháp luật; gây mất đoàn kết
trong cơ quan, đơn vị; tự ý nghỉ việc…
IV. Hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận thức
1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
a. Mức độ nhận biết
* Câu hỏi tự luận
Câu 1. Em hãy nêu khái niệm thực hiện pháp luật?
Gợi ý trả lời:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân,
tổ chức.
Câu 2. Trình bày khái niệm của các hình thức thực hiện pháp luật?
Gợi ý trả lời:
Sử dụng pháp luật :
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp
luật cho phép làm.
Thi hành pháp luật :


Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà
pháp luật quy định phải làm.
Tuân thủ pháp luật :
Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.
Áp dụng pháp luật :
Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các
quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa

vụ cụ thể củacá nhân, tổ chức.
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của
mình, làm những gì pháp luật
A. cho phép.

B. quy định. c. bắt buộc. D. khuyến khích.

Câu 2. Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ làm
những gì mà pháp luật
A. quy định phải làm.
C. cho phép làm.

B. khuyến khích làm.
D. không bắt buộc làm.

Câu 3. Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống,
trở hành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là
A. thực hiện pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.

B. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 4. Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
cho phép là
A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.


C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 5. Các tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp
luật quy định phải làm là
A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 6. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là


A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 7. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp
luật để đưa ra quyết định phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ
thể của cá nhân, tổ chức là
A. sử dụng pháp luật.


B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 8. Cá nhân tổ chức áp dụng pháp luật là các cán bộ công chức nhà nước có
thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát sinh
chấm dứt hoặc thay đổi các
A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. ý thức công dân.

D. nghĩa vị công dân.

b. Mức độ thông hiểu
* Câu hỏi tự luận
Câu 1. Lập bảng phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực
hiện PL?
Gợi ý trả lời
Sử dụng PL
Chủ thể Cá nhân,
chức

Thi hành PL

Tuân thủ PL


tổ Cá nhân, tổ Cá nhân,
chức
chức

Áp dụng PL
tổ Cơ quan, công chức nhà
nước có thẩm quyền

Phạm
vi

Làm những gì Làm những gì Không
làm Căn cứ vào thẩm quyền và
pháp luật cho pháp luật quy những gì pháp quy định của pháp luật ban
phép
định phải làm luật cấm
hành các quyết định cụ thể
hoặc ra quyết định xử lí
người vi phạm pháp luật
hoặc giải quyết tranh chấp
giữa các cá nhân, tổ chức

Yêu
cầu đối
với chủ
thể

Có thể làm
hoặc
không

làm, không bị
ép buộc

Phải làm, nếu
không sẽ bị
xử lí theo quy
định của pháp
luật.

Không
được Bắt buộc tuân theo các thủ
làm, nếu không tục, trình tự chặt chẽ do
sẽ bị xử lí theo pháp luật quy định
quy định của
pháp luật.


Ví dụ

Cá nhân, tổ
chức có quyền
lựa chọn những
hình thức, loại
hình
kinh
doanh phù hợp
với khả năng,
điều kiện

Cá nhân, tổ

chức
kinh
doanh
thì
phải nộp thuế

Cá nhân, tổ
chức
kinh
doanh không
được buôn bán
những
mặt
hàng mà pháp
luật cấm

Cơ quan có thẩm quyền áp
dụng xử phạt đúng quy
trình, thủ tục,… với những
cá nhân, tổ chức kinh
doanh vi phạm pháp luật

* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật?
A. Công chức nhà nước có thẩm quyền xử phạt người vi phạm.
B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
D. Công chức nhà nước không làm những việc pháp luật cấm.
Câu 2. Hành vi không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy trên đường của người
điều khiển phương tiện giao thông là biểu hiện hình thức thực hiện pháp luật nào

dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây là công dân đang thi hành pháp luật?
A. Thanh toán hóa đơn tiền điện hàng tháng.
B. Điều khiển xe đi dàn hàng 3, hàng 4 trên đường.
C. Cảnh sát lập biên bản xử phạt người điều khiển xe ô tô uống rựu, bia.
D. Tiến hành hoạt động đăng kí kinh doanh.
Câu 4. Cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quyền của mình, làm
những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo
hình thức nào sau đây?
A. sử dụng pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thi hành pháp luật.


Câu 5. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động
làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp
luật theo hình thức nào sau đây?
A. sử dụng pháp luật.


B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 6. Cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là thực hiện
pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. sử dụng pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

c. Mức độ vận dụng thấp
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đến hạn nộp tiền điện mà X vẫn không nộp. Vậy X không thực hiện hình
thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 2. Anh B săn bắt động vật quý hiếm. Trong trường hợp này, anh B đã không

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 3. Trong lúc kiểm tra, A cho B nhìn bài của mình. Vậy cả A và B không thực
hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4. Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp
này, chị C đã không
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5. Anh A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma tuý.
Trong trường hợp này, anh A đã



A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 6. Chị C là trưởng phòng. Chị vừa ra quyết định kỉ luật một nhân viên dưới
quyền. Vậy chị C đang
A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 7. Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày
hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K
ra toà. chị H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.


Câu 8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện đã
A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 9. Ông A vượt đèn đỏ. Vậy ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp
luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 10. Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường
xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A là hình thức
thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11. Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh A ban hành quyết định điều chuyển

cán bộ từ phòng C sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức
nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Làm theo pháp luật.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a. Mức độ nhận biết


* Câu hỏi tự luận
Câu 1. Trình bày khái niệm vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí?
Gợi ý trả lời
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,có lỗi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả
bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình
Câu 2. Trình bày các dấu hiệu của vi phạm pháp luật?
Gợi ý trả lời
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật :
- Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động:
+ Hành vi đó có thể là hành động: cá nhân, tổ chức làm những việc không được
làm theo quy định của pháp luật
+ Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động: cá nhân, tổ chức không làm
những việc phải làm theo quy định của pháp luật
- Hành vi trái pháp luật đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng
sức khỏe – tâm lý. Người có năng lực trách nhiệm pháp lý phải là:

+ Người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật. Ví dụ: Theo quy định của
pháp luật, người đủ từ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và
hình sự.
+ Người có thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của
mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của
mình).
Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với
hành vi trái pháp luật của mình đối với hậu quả của hành vi đó.
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý
Câu 3. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích gì?


Gợi ý trả lời:
+ Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật .
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm
trái pháp luật
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
A. xâm phạm pháp luật.
C. vi phạm pháp luật.

B. trái pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.

Câu 2. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước.
hệ nhân thân.
C. các quan hệ lao động.


B. các quan hệ tài sản và quan
D. Các quan hệ công vụ nhà nước.

Câu 3. Hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm
A. hành chính.

B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật.

Câu 4. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân
hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm
A. hành chính.

B. hình sự. C. dân sự.

D. kỷ luật.

Câu 5. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là vi phạm
A. hành chính.

B. hình sự. C. dân sự.

D. kỷ luật.

Câu 6. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi
phạm
A. hành chính.

B. hình sự. C. dân sự.


D. kỷ luật.

Câu 7. Người tham gia giao thông bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm
thì thuộc hình thức vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật.

B. Dân sự.

C. Hành chính.

D. Hình sự.

Câu 8. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì


A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm hình sự.

C. vi phạm dân sự.

D. vi phạm kỉ luật.

Câu 9. Hình thức xử phạt nào sau đây không đúng khi cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính
A. cải tạo không giam giữ
C. phạt tiền

B. tịch thu tang vật vi phạm

D. cảnh cáo

Câu 10. Khi nhà hàng không đáp ứng đủ thức ăn theo hợp đồng thuộc loại vi phạm
nào?
A. hành chính.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

b. Mức độ thông hiểu
* Câu hỏi tự luận
Câu 1. Lập bảng so sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?
Loại
vi
phạm

Chủ
Hành vi
thể vi
phạm

Hình
sự


nhân


Hành
chính


Xâm phạm các Hành
nhân,
quy tắc quản lí của chính
tổ chức nhà nước

Phạt tiền, cảnh cáo, Cơ quan quản
khôi phục hiện lí nhà nước
trạng ban đầu, thu
giữ
tang
vật,
phương tiện …
dùng để vi phạm

Dân
sự


Xâm phạm tới các Dân sự
nhân,
quan hệ tài sản và
tổ chức quan hệ nhân thân

Bồi thường thiệt Tòa án
hại, thực hiện nghĩa
vụ dân sự theo đúng

thỏa thuận giữa các
bên tham gia

Kỉ luật Cá
nhân,
tập thể

Trách
nhiệm

Gây nguy hiểm Hình sự
cho xã hội

Xâm phạm các Kỉ luật
quy tắc kỉ luật lao
động trong các cơ

Chế tài trách nhiệm

Chủ thể áp
dụng pháp luật

Nghiêm khắc nhất

Tòa án

Khiển trách, cảnh Thủ trưởng cơ
cáo, chuyển công quan, đơn vị
tác khác, cách chức, hoặc
người



quan, trường học,
doanh nghiệp, các
quy định đối với
cán bộ, công chức
nhà nước

hạ bậc lương, đuổi đứng đầu các
việc
doanh nghiệp

* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Chủ thể vi phạm thường bị phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban
đầu, thu giữ tang vật, phương tiện dùng để vi phạm là vi phạm nào sau đây?
A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Kỉ luật.

D. Hành chính.

Câu 2. Độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ
yếu để họ sửa chữa sai lầm, thành công dân có ích?
A. Đủ 12 - dưới 14.
C. Đủ 16- dưới 18.

B. Đủ 14 - dưới 16.
D. Đủ 14 - dưới 18.


Câu 3. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 12 - dưới 14.

B. Đủ 14 - dưới 16.

C. Đủ 16 - dưới 18.

D. Đủ 14 - dưới 18.

Câu 4. Đạt độ tuổi nhất định để có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi
của mình là
A. năng lực trách nhiệm pháp lí.

B. năng lực hình sự.

C. năng lực dân sự.

D. hành vi hợp pháp.

Câu 5. Độ tuổi nào khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện
đồng ý, có quyền nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự do người đại diện xác lập và thực
hiện
A. đủ 6 - dưới 18.

B. đủ 8 - dưới 18.

C. đủ 14 - dưới 18.


D. đủ 16 - dưới 18.

Câu 6. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về những vi
phạm hành chính do cố ý?


A. Từ 12 đến dưới 16. B. Từ 14 đến dưới 16.
đến dưới 18.

C Từ 12 đến dưới 18. D. Từ 14

Câu 7. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?
A. Không thích hợp. B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 8. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc
nào dưới đây?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Câu 9. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. trật tự xã hội.
D. quan hệ kinh tế.
Câu 10. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?
A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

C. Xác định được người tốt và người xấu.
D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Tội giết người, tội cố ý gây thương tích. B. Bên mua không trả tiền đầy đủ cho
bên bán.
C. Vi phạm nghiêm trọng kỉ luật lao động.
cho bên bán.

D. Bên mua không trả tiền đúng hạn

Câu 12. Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật?
A. Đi làm trễ giờ.

B. Sản xuất hàng giả

C. Chạy xe vượt đèn đỏ.

D.Tội lây HIV cho người khác

Câu 13. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?
A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.
B. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
C. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người.
D. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.
Câu 14. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải
chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm dân sự.



C. Trách nhiệm xã hội.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
c. Mức độ vận dụng thấp
* Câu hỏi tự luận
Câu 1. Em Tý ( 5 tuổi), cầm diêm chơi và không may làm cháy đống rơm của nhà
hàng xóm, dẫn tới hậu quả là nhà bị cháy. Đây có phải là hành vi vi phạm pháp luật
không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Hành vi của em Tý không phải là vi phạm PL
- Vì: thiếu một dấu hiệu của vi phạm pháp luật, đó là do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người đủ 16 tuổi
trở lên là người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Em Tý mới 5 tuổi nên chưa đủ
năng lực trách nhiệm pháp lí
Câu 2. Anh H (20 tuổi) điều khiển xe ô tô trên đường đi chơi, đến đèn đỏ và dừng
lại đúng quy định, người đằng sau điều khiển xe máy do đi nhanh nên tông phải xe
anh H và ngã, bị thương. Anh H thấy nhưng không cứu giúp và bỏ đi. Vậy anh H
có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Anh H có vi phạm pháp luật
- Vì: hành vi của anh H có đủ 3 dấu hiệu của vi phạm pháp luật
+ Hành vi trái pháp luật: thấy người bị nạn mà không cứu giúp (hành vi này là
không hành động)
+ Lỗi: thái độ tiêu cực của anh H, không cứu giúp người bị nạn khiến người bị nạn
không được cứu chữa kịp thời
+ Năng lực trách nhiệm pháp lí: anh H 20 tuổi do đó đã đủ tuổi chịu trách nhiệm
pháp lí
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách
nhiệm
A. hành chính.


B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật.

Câu 2. Anh M thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí
do. Trong trường hợp này, anh M đã vi phạm
A. kỉ luật.
C. hành chính.

B. dân sự.
D. hình sự.

Câu 3. Khi thuê nhà của ông A, ông B đã tự ý sữa chữa mà không hỏi ý kiến của
ông A. Vậy ông B đã vi phạm
A. kỉ luật.

B. dân sự.


C. hành chính.

D. hình sự.

Câu 4. Ông A kiện bà B lấn chiếm 10 mét vuông đất của nhà mình. Vậy tòa án
phải sử dụng luật gì để giải quyết?
A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Kỉ luật.


D. Hành chính.

Câu 5. Anh A đánh người gây thương tích 11%. Vậy anh A phải chịu trách nhiệm
gì?
A. Dân sự.

B. Hình sự.

C. Hành chính.

D. Kỉ luật.

Câu 6. Ông N thuê nhà của ông L nhưng không đóng tiền thuê nhà đầy đủ và
đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi
A. vi phạm hình sự.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm kỷ luật.
d. Mức độ vận dụng cao
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Do cần vốn để đầu tư sang mảng kinh doanh khác, anh T giám đốc công ti
X đã chỉ đạo kế toán trưởng là chị M không đóng bảo hiểm cho công nhân trong
một thời gian dài. Phát hiện sự việc, chị V nhân viên của công ti đã kể với anh trai
mình là anh P làm nghề tự do. Bức xúc anh P đã rủ bạn mình là anh Q đến công ti
gây rối và đe dọa giám đốc T. Trong lúc hai bên tranh cãi, sợ bị liên lụy nên ông Y
bảo vệ đã rời khỏi phòng làm việc tìm cách tránh mặt. Những ai dưới đây không
phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Anh T, chị M, chị V, anh P và anh Q. B. Chị V, chị M, anh P, anh Q và ông
Y.
C. Anh P, anh Q, ông Y và chị V.

D. Ông Y, chị M, anh P và anh Q.
Câu 2. Trong giờ làm việc, anh Q và anh H đi ăn sáng. Anh Q và anh H cùng điều
khiển xe máy đi ngược đường một chiều và va chạm với xe đạp của chị N làm chị
bị ngã. Thấy anh H và anh Q không dựng xe cho chị N mà còn quát nạt chị, ông P
là xe ôm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H không dừng lại mà còn xúc
phạm ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa
vi phạm kỉ luật, vừa vi phạm hành chính?
A. Anh Q và anh H.
B. Anh Q, anh H và ông P.
C. Chị N và ông P.
D. Anh Q, anh H và chị N.
Câu 3. Gia đình bà H xây nhà và để nguyên vật liệu lấn chiếm lòng lề đường. Thấy
vậy bà T đã làm đơn tố cáo bà H lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường. Biết bà T
là người đứng đơn tố cáo mình, bà H cùng con trai là anh K tự ý xông vào nhà bà T


đập phá đồ đạc. Thấy nhà mình bị đập phá, con trai bà T là anh G cầm tuýp sắt
đánh bà H trấn thương sọ não. Anh K giật được tuýp sắt và đánh anh G gãy tay.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Bà H, anh K và anh G.
B. Bà H, bà T và anh G.
C. Anh K và bà T.
D. Anh K, anh G và bà T.
Câu 4. Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh
H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã
gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến
giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai
dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Bà S và ông K.
B. Anh H, bà S và chị M.

C. Anh H, bà S và ông K.
D. Anh H và ông K.
V. Hệ thống câu hỏi tự giải
Câu 1: Anh X cùng người dân xã T không trồng cây thuốc phiện.
Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Câu 2: Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên
tăng cường cho những trường tiểu học thuộc các xã khó khăn
trong huyện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào
dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 3: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định thuận tình li hôn
cho vợ chồng anh N. Tòa án nhân dân huyện X đã thực hiện pháp
luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.


B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Câu 4: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm
là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. tuân thủ pháp luật.

B. sử dụng pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.


Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm
tới các quan hệ nhân thân và quan hệ
A. tài sản.

B. công vụ.

C. kỉ luật.

D. quản lí.

Câu 6: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm
các quan hệ lao động và
A. công vụ nhà nước.


B. chuyển nhượng tài sản.

C. giao dịch dân sự.

D. trao đổi hàng hóa.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật
hành chính?
A. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép.
B. Buôn bán động vật trong danh mục cấm.
C. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người.
D. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô.
Câu 8: Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi
nào dưới đây?
A. Cải chính thông tin cá nhân.
tính.
C. Giao hàng không đúng hợp đồng.

B. Chủ động thay đổi giới
D. Từ chối di sản thừa kế.

Câu 9: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người
có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
xã hội được pháp luật
A. điều tiết.

B. bảo vệ.

C. điều phối.


D. bảo mật.

Câu 10: Công dân vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi
nào
dưới
đây?
A. Tự ý nghỉ việc dài ngày.
B. Vận chuyển ma túy trái
phép.
C. Tranh chấp tài sản thừa kế.
định.

D. Đi sai làn đường quy


Câu 11: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà
pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 12: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết
định xử phạt người vi phạm pháp luật là thực hiện pháp luật theo
hình thức
A. tuân thủ pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.


D. phổ biến pháp luật.

Câu 13: Cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quyền của mình,
làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật
theo hình thức
A. sử dụng pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải
A. hủy bỏ đơn tố cáo.
C. chịu khiếu nại vượt cấp.

B. chịu trách nhiệm hình sự.
D. hủy bỏ mọi thông tin.

Câu 15: Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô
do anh K điều khiển đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới
do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông M đã
đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi
phạm pháp luật hành chính?
A. Anh K và anh P.
C. Vợ chồng anh K, ông M và anh P.


B. Anh K, ông M và anh P.
D. Anh K và ông M.

Câu 16: Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây:
A. Lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ.
C. Vay tiền không trả đúng thời hạn hợp đồng.
B. Khai thác tài nguyên trái phép.
D. Tổ chức gây rối phiên tòa.


Câu 17: Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch
thu toàn bộ số mỹ phẩm giả mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật
theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Phổ biến pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 18: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào
nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu
đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan
đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim
mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ
việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật
hình sự?
A. Anh N, anh T và anh H.
C. Anh N, anh T và anh K.

B. Anh T và anh H.
D. Anh H và anh K.


Câu 19: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung
hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh
toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn.
Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị
V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã
phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh
S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu
trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông M và anh S.
C. Ông K, ông M và anh S.

B. Ông K và ông M.
D. Ông K, bà N và anh S.

Câu 20: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời
giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn
thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ
quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để
nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất.
Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Bà S, ông M và chị T.
B. Bà S, chị T và bà N.
C. Bà S, bà N và ông M.
D. Bà S, ông M, chị T và bà N.
Câu 21: Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả
bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao
bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người


làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ

luật?
A. Anh K và anh N.
B. Anh P, anh N và ông H.
C. Ông H và anh P.
D. Ông H, anh P và anh K.
Câu 22: Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để
mất xe đạp của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi
thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A nên bị anh
Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ
chạy và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa
phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân
sự?
A. Anh M và chị N.

B. Ông A, anh M và chị N.

C. Ông A và anh M.

D. Ông A, anh M và anh Q.



×