ĐỀ ÁN:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN,GIAI ĐOẠN 2016-2020
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1. BQL
VIẾT TẮT
NGHĨA
Ban quản lý
2. BQLDA
Ban quản lý dự án
3. BOT
Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao
4. BTO
Xây dựng - Chuyển giao - Khai thác
5. BT
Xây dựng - Chuyển giao
6. PMI
Viện nghiên cứu quốc tế
7. CNXH Chủ nghĩa xã hội.
8. WBS
Cấu trúc phân chia công việc
9. CBKT Cán bộ kỹ thuật
10.CNH - HĐH
11.CNH
Công nghiệp hóa
12.ĐT XDCB
13.FDI
Công hiệp hóa – Hiện đại hóa
Đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
14.HĐND Hội đồng nhân dân
15.KT - XH
Kinh tế - Xã hội
16.NSNN Ngân sách nhà nước
17.NSTW Ngân sách Trung ương
18.NTXL Nhà thầu xây lắp
19.NTTKDT
Nhà thầu thiết kế dự toán
20.NTTC Nhà thầu thi công
21.ODA
Nguồn vốn hổ trợ chính thức
22.QLDA Quản lý dự án
23.UBND Uỷ ban nhân dân
24.UBMTTQVN
25.VĐT
Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
Vốn đầu tư
26.XDCB Xây dựng cơ bản
MỤC LỤC
2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................2
B NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN............................................................................4
1. Căn cứ xây dựng đề án................................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học xây dựng đề án.....................................4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của ngân sách nhà
nước ( NSNN)......................................................................4
1.1.2 Khái niệm quản lý.....................................................6
1.1.3 Khái niệm đầu tư xây dựng.......................................6
1.1.4. Khái niệm quản lý Nhà nước về đầu xây dựng.......7
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án......................................17
2.2. Thực trạng sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản huyện giai đoạn 2011 – 2015..................19
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện.............19
2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
nhà nước trên đia bàn huyện giai đoạn 2011-2015.........24
2.3. Thành tựu và hạn chế của vốn NSNN vào đầu tư XDCB
............................................................................................28
2.5.2 Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư......36
2.5.3. Tăng cường công tác quản lý dự án và lựa chọn nhà
thầu thi công xây dựng....................................................37
2.5.4. Tăng cường công tác quyết toán dự án đầu tư hoàn
thành................................................................................37
2.5.5. Khai thác tốt các nguồn thu để tăng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản.....................................................................37
2.5.6. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.......38
2.5.7. Thu hút đầu tư của khu vực tư vào kết cấu hạ tầng
.........................................................................................39
2.5.8. Kêu gọi hỗ trợ ODA, hỗ trợ của các tổ chức phi
Chính phủ.........................................................................39
3. Tổ chức thực hiện......................................................................................40
3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án......................40
3.2. Tiến độ thực hiện đề án...............................................41
3.3 Kinh phí thực hiện đề án...............................................41
4. Dự kiến hiệu quả của đề án......................................................................42
4.1 Ý nghĩa thực tiển của đề án..........................................42
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án.....................................42
4.3. Tồn tại của đề án.........................................................43
1. Kết luận...........................................................................43
2. Kiến nghị........................................................................44
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Năm 2016 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị nổi bật là cả nước
tiến hành tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt
là bầu cử Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ năm 2016 – 2021 và đây củng là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi kết hoạch năm 2016 góp phần làm
tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2016 – 2021.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội, công việc đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt
được sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), các tổ chức
quốc tế và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của huyện , công tác đầu tư
xây dựng cơ bản (XDCB) ở huyện thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp
phần làm cho diện mạo của huyện ngày một đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ
thuật từng bước hiện đại hoá và hệ thống "điện, đường, trường, trạm" ngày
càng được đồng bộ hoá, gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đã
tạo tiền đề cho KT-XH huyện không ngừng tăng trưởng, hoà nhập chung
vào sự phát triển của tỉnh và cả nước.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ NSNN, còn có những tồn đọng và hạn chế như: đầu tư
manh mún, chưa tập trung, dàn trải...dẫn đến kém hiệu quả và làm thất thoát
nguồn vốn của Nhà nước. là một huyện có nền kinh tế với xuất phát điểm
thấp, việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn
hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, tỉnh và
1
khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư (VĐT)
nói chung và đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nói riêng càng mang
tính cấp thiết.
Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu, cần phải phát huy sử dụng vốn
đầu tư XDCB từ NSNN có hiệu quả, đây là vấn đề hết sức phức tạp và
khó khăn không thể giải quyết triệt để cùng một lúc. Từ các nhận định
trên, tôi chọn đề án:" Nâng cao hiệu quả Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
NSNN trên địa bàn huyện , , giai đoạn 2016-2020”
2. Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm ra nguyên nhân tồn tại, hạn chế yếu kém việc sử dụng, phân bổ
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện. Từ
đó, đề xuất biện pháp quản lý sao cho hoạt động ngày càng hiệu quả.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước.
Đánh giá thực trạng về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Góp phần đánh giá đúng thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản rên địa
bàn huyện trong thời gian qua. Tham mưu cho lãnh đạo huyện tham khảo
trong quá trình hoạch định chính sách và phân bổ vốn đầu tư xây dựng có
hiệu quả hơn.
Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để chính sách đầu tư xây dựng cơ
bản có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2
3. Giới hạn đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nâng cao hiệu quả Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện .
Phạm vi: Đề án nghiên cứu trên địa bàn huyện
Về thời gian: Giai đoạn 2016 – 2020
3
B NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học xây dựng đề án
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của ngân sách nhà nước ( NSNN)
* Khái niệm
NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính của Nhà nước nhằm thực
hành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước.
NSNN là toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo các nhiệm vụ của hệ thống tổ chức.
Như vậy, quản lý sử dụng NSNN là tổ chức, điều hành, theo dõi và
thực hiện các khoản thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn
nhất định với mục tiêu thực hiện tốt các khoảng thu và phân bổ dự toán các
khoản chi có hiệu quả.
* Đặc điểm cơ bản của NSNN
NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân
sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa phương bao
gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND)
và Ủy ban nhân dân ( UBND).
Theo khoản 2, điều 55 Hiến pháp năm 2013 NSNN gồm ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách Trung ưng giữ vai
trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu – chi ngân
sách nhà nước phải được dự toán và do luật định.
4
Dựa vào các khái niệm về NSNN ở phần trên, có thể rút ra đặc điểm cơ
bản của NSNN như sau:
NSNN là một bộ Luật tài chính đặc biệt ( yếu tố pháp lý), bởi lẽ trong
NSNN, các thể chế của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có
liên quan ( Hiến pháp, Luật thuế..). Nhưng mặt khác, bản thân NSNN cũng
là Bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hàng năm, mang tính chất áp
đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế xã hội có liên quan phải tuân thủ;
NSNN là một bản dự toán thu chi ( yếu tố vật chất). Các cơ quan , đơn
vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan
đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo.
Thu – chi ngân sách là cơ sở thực hiện chính sách của Chính Phủ. Chính
sách nào mà không được dự kiến trong ngân sách thì sẽ không được thực
hiện. Chính vì lẽ đó, việc thông qua NSNN là một vấn đề quan trọng, nó
biểu hiện nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước. Ngược lại,
Quốc hội không thông qua NSNN có nghĩa rằng Chính phủ chưa đưa ra giải
pháp hợp lý;
NSNN là công cụ quản lý, NSNN đưa ra danh mục các khoản thu mà
Chính phủ chỉ được phép thu và danh mục các khoản chi trong khuôn khổ
NSNN được Quốc hội phê duyệt. Đặc điểm này cho thấy NSNN là công cụ
giúp cho Quốc hội quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, thu của
Chính Phủ trong mỗi năm tài khóa.
* Vai trò của ngân sách Nhà nước.
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của
NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo từng giai đoạn nhất định.
Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với
5
toàn bộ nền kinh tế, xã hội. NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã
hội, định hướng và phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
điều chỉnh đời sống xã hội.
1.1.2 Khái niệm quản lý
Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện công việc của một
Nhà nước, một tập thể, một tổ chức.
Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định.
Như vậy, quản lý được hiểu là bao gồm các hoạt động có phối hợp để
định hướng và kiểm soát một tổ chức theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ.
1.1.3 Khái niệm đầu tư xây dựng
Đầu tư nói chung là sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai. Nguồn
lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết
quả có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ
và nguồn nhân lực.
Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc
tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, chuyển giao
tài sản, phân phối lại... không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Đầu tư trên
giác độ nền kinh tế là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là
chìa khóa của sự tăng trưởng.
Đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các
hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tao ra những tài sản vật chất (nhà xưởng,
thiết bị...) và tài sản trí tuệ (kỹ năng, tri thức...) gia tăng năng lực sản xuất, tạo
thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
6
Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, nội dung đầu tư phát triển bao
gồm: đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
chung của nền kinh tế, đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và dịch vụ xã
hội khác, đầu tư phát tiển khoa học – kỹ thuật và những nội dung khác.
Theo khái niệm, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư phát triển
những tài sản vật chất, đầu tư phát triển những tài sản vô hình. Đầu tư phát
triển những tài sản vật chất bao gồm: đầu tư tài sản cố định và đầu tư vào
hàng tồn trữ. Như vậy, đầu tư xây dựng cơ bản là một nội dung của đầu tư
phát triển, là hoạt động nhằm tái tạo tài sản cố định.
Từ những phân tích nêu trên, có thể rút ra khái niệm về đầu tư xây
dựng cơ bản như sau: đầu tư xây dựng cơ bản được hiểu là việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong một thời hạn nhất định.
Như vậy, sử dụng NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là việc bỏ vốn
từ ngân sách Nhà nước để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công
trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định
1.1.4. Khái niệm quản lý Nhà nước về đầu xây dựng
* Quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước là một nội dung trong quản lý xã hội, là quản lý xã
hội mang quyền lực Nhà nước, do cơ quản Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các
lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối
nội và đối ngoại của Nhà nước.
7
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước là hoạt động được thực hiện chủ yếu
bởi các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm bảo đảm chấp hành pháp luật và
các nghị quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước để tổ chức, quản lý mọi mặt
đời sống xã hội, nói cách khác, quản lý Nhà nước là hoạt động chấp hành và
điều hành của Nhà nước.
Quản lý Nhà nước được hiểu là phương thức hoạt động của Nhà nước,
đại diện cho giai cấp thống trị xã hội, tiến hành bằng công cụ pháp luật để tác
động lên các quá trình xã hội, nhằm thiết lập, duy trì trật tự xã hội có lợi cho
giai cấp thống trị.
* Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng
Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng là hoạt động quản lý Nhà nước
đối với một lĩnh vực cụ thể, đó là đầu tư xây dựng. Do đó, có thể hiểu quản lý
Nhà nước về đầu tư xây dựng là phương thức hoạt động của các tổ chức, cá
nhân mang quyền lực Nhà nước điều chỉnh quá trình đầu tư xây dựng nhằm
đạt được mục tiêu mà Nhà nước đặt ra.
* Đặc điểm quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng
Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng có những đặc điểm của quản lý
Nhà nước nói chung, song cũng có những đặc điểm riêng, do tính chất đặc
thù của lĩnh vực đầu tư xây dựng. Quản lý một dự án đầu tư xây dựng rất
khác với quản lý một tổ chức có trạng thái ổn định. Một dự án có thời điểm
bắt đầu và kết thúc rất rõ ràng, có nhiều biến đổi khi không nhìn thấy trước
mà nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án trong khi một tổ chức ổn định,
vận hành liên tục. Do vậy quản lý nhà nước về đầu tư xây dụng có những
đặc điểm sau đây:
Một là, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng dự trên cơ sở hệ thống
quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng.
8
Pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước, không có
pháp luật nhà nước không thể quản lý được xã hội có hiệu quả. Do vậy, quản
lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng phải dựa trên cơ sở hệ thống
quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng.
Pháp luật về đầu tư xây dựng là hệ thống quy phạm pháp luật về điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, do cơ quan nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện, hướng tới mục đích bảo đảm ổn định,
trật tự trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bao gồm:
Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng về đầu tư
xây dựng như: Luật xây dựng, Luật đầu tư công, Luật đấu thầu...
Nghị quyết của Quốc được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng; thông qua chủ trương
đầu tư xây dựng dự án quan trọng quốc gia và giải quyết các vấn đề liên quan
đến xây dựng thuộc thẩm quyền của quốc hội.
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải
thích các vấn đề có liên quan đến đầu tư xây dựng được quy định trong Hiến
pháp, Luật, Pháp lệnh và quyết định những vấn đề khác có liên quan đến đầu
tư xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, Luật quy định. Trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng, Lệnh của Chủ tịch nước chủ yếu để công bố Luật
về xây dựng, đầu tư...
Nghị quyết của Chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ
thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến
cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản về đầu
tư xây dựng của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiến pháp và
9
pháp luật về đầu tư xây dựng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn
vị vũ trang nhân dân và công dân; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôn
giáo, các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt
động đầu tư xây dựng; các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng, đầu tư xây
dựng lãng phí, thất thoát, dàn trải trong hoạt động đầu tư xây dựng; phê duyệt
các điều ước Quốc tế về đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành
Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp cụ thể để thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về đầu tư xây dựng.
Nghị định của Chính phủ còn để quy định những vấn đề về đầu tư xây
dựng hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành Luật hoặc
Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã
hội. Việc ban hành Nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường
vụ Quốc hội.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quyết định các
chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ; quyết
định các vấn đề về đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính
phù đã được quy định trong các Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh,
Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Nghi quyết, Nghị định của
Chính phủ.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp chỉ đạo,
phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; đôn đốc và kiểm tra hoạt
động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật
về đầu tư xây dựng của Chính phủ
10
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn
xây dựng; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý về xây
dựng và những vấn đề được Chính phủ giao.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định các biện pháp để chỉ đạo,
đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong việc
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng của cơ quan nhà
nước cấp trên và của mình.
Thông tư của các Bộ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy
định được Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao thuộc
phạm vi quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng.
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ở Trung ương thì các địa phương cũng ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về đầu tư xây dựng để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên
phạm vi lãnh thổ địa phương mình, cụ thể:
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp được ban hành để quyết định
kế hoạch những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội..., trong đó có
lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp được ban hành để thi
hành Hiến pháp, các Luật liên quan đến xây dựng đầu tư, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng ở địa phương.
Trải qua các giai đoạn, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện, bao gồm Luật, các văn bản hướng dẫn
của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương.
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư xây dựng bao gồm: các
11
quan hệ xã hội phát sinh trong việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, kháo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi
công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Hai là, quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng phức tạp,
đa dạng, cần có sự phối hợp của nhiều chủ thể
Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều lĩnh vực như: quy
hoạch kiến trúc, xây dựng, đầu tư, đất đai, môi trường, an ninh, quốc phòng,
phòng cháy, chữa cháy... Do vậy, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu
tư xây dựng liên quan đến nhiều ngành, gồm nhiều cơ quan tham gia quản lý
như: cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch kiến trúc, xây dựng, kế hoạch
đầu tư, tài nguyên môi trường... Các cơ quan này có sự độc lập tương đối nên
khi giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cần có sự
phối hợp của các cơ quan này. Nếu thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến sự chồng
chéo, đùn đẩy trách nhiệm, phát sinh thủ tục, quản lý đầu tư xây dựng kém
hiệu quả. Đe cho sự phối hợp giữa các cơ quan này có hiệu quả thì cần có sự
chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Việc phối hợp này được
điều tiết bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ luật, nghị định,
thông tư, văn bản của địa phương... Ngoài ra, để phối hợp có hiệu quả, cần
quy định trách nhiệm chính trong từng lĩnh vực cho một cơ quan chịu trách
nhiệm, các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp giải quyết
Ba là, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng gắn với đặc thù về tự nhiên,
kinh tế, xã hội như; vùng miền, thời kỳ, trình độ phát triển, điều kiện tự nhiên,
văn hoá, phong tục, tập quán, môi trường...ví dụ như công trình xây dựng quy
mô nhỏ ở vùng sâu, vùng xa thì được miễn Giấy phép xây dựng...
12
1.1.5. Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trong
đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.5.1. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Quản lý đầu tư xây dựng là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng,
mục tiêu vào quá trình đầu tư xây dựng bằng một hệ thống đồng bộ các biện
pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được
kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất.
Quản lý đầu tư xây dựng bao gồm: quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng và quản lý đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Quản lý nhà nước và quản lý
của chủ đầu tư có sự khác nhau cơ bản. về thể chế quản lý, Nhà nước là chủ
thể quản lý chung nhất hoạt động đầu tư xây dựng của đất nước còn chủ đầu
tư là chủ thể quản lý hoạt động đầu tư xây dựng ở đơn vị mình, về phạm vi và
quy mô quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng của nhà nước là
hoạt động ở tầm vĩ mô, bao quát chung còn quản lý đầu tư xây dựng của chủ
đầu tư chỉ bó hẹp ở phạm vi từng tổ chức, cá nhân riêng lẻ. Quản lý nhà nước
tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua pháp luật, các
chiến lược, kế hoạch, định hướng..., còn chủ đầu tư được hoạt động trong môi
trường và khuôn khổ pháp luật do nhà nước đặt ra. về mục tiêu quản lý, quản
lý nhà nước về đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu chủ yếu là bảo vệ các quyền
lợi quốc gia, bảo vệ những lợi ích chung nhất cho mọi thành viên trong cộng
đồng còn quản lý của chủ đầu tư thì xuất phát chủ yếu từ lợi ích trực tiếp của
mình, về phương pháp quản lý, nhà nước quản lý vừa bằng quyền lực thông
qua pháp luật vừa bằng các biện pháp kinh tế thông qua chính sách đầu tư còn
chủ đầu tư quản lý bằng phương pháp kinh tế và nghệ thuật đầu tư. Quản lý
nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát và kiểm tra còn chủ đầu tư
là người bị quản lý và bị kiểm tra.
13
Chính bởi sự khác biệt nêu trên nên bằng công cụ pháp luật, nhà nước
cũng định ra phạm vi quản lý nhà nước và phạm vi quản lý của chủ đầu tư đối
với hoạt động đầu tư xây dựng.
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng,
Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư công và các văn bản khác.
1.1.5.2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật về đầu tư xây dựng.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, từng bước
xây dừng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
làm cơ sở nền tảng cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Điều này đã
được khẳng định rõ tại khoản 1 điều 8, Hiến pháp 2013 như sau: “ Nhà nước
được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng
Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Trên cơ sở đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từ luật, pháp lệnh đến các văn
bản dưới luật, nhằm thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng thành pháp
luật, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật
đã thu được nhiều kết quả thiết thực. Sự phát triển của hệ thống pháp luật đã
từng bước tạo cơ sở cho việc Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng và củng cố Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tăng cường công tác giáo dục cán bộ, công chức, các cá nhân tổ chức
tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng.
Pháp luật được ban hành tự thân nó không thể đi vào cuộc sống mà
14
phải thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế đời sống xã hội.
Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng là giai đoạn nối
tiếp của hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư
xây dựng. Tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng rất rộng và phức
tạp, được tiến hành bởi nhiều chủ thể trong xã hội. Nội dung thực hiện pháp
luật về đầu tư xây dựng bao gồm:
Một là, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý quy hoạch xây
dựng. Việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng là vấn đề cốt lõi
nhất của công tác quản lý quy hoạch xây dựng. Trong việc thực hiện nhiệm vụ
này, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phải giữ vai trò chính. Chính
phủ chỉ quyết định những quy hoạch chung của các đô thị lớn, quy hoạch tổng
thể xây dựng các vùng trọng điểm có tính liên vùng và liên ngành, còn quy
hoạch chung xây dựng các đô thị còn lại, quy hoạch chi tiết xây dựng phải do
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các địa phương xem xét quyết định.
Trên cơ sở quy hoạch xây dựng được duyệt, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố phải lập kế hoạch thực hiện tổ chức công bố quy hoạch xây
dựng đưa mốc giới, chỉ giới quy hoạch xây dựng ra ngoài thực địa, huy
động các nguồn đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và giám sát kiểm tra việc
thực hiện đảm bảo việc xây dựng có kỷ cương trật tự.
Hai là, thực hiện quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.
Việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu
tư xây dựng xuyên suốt trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự án
đầu tư xây dựng có điểm đầu và kết thúc, việc triển khai thực hiện dự án
thông qua các giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự
án, giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng.
15
Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị dự án
bao gồm các nội dung: nghiên cứu, khảo sát, lập dự án; thẩm định dự án; phê
duyệt dự án. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong giai đoạn thực
hiện dự án bao gồm các nội dung: khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình; lựa
chọn nhà thầu; tổ chức thi công xây dựng; quản lý dự án; nghiệm thu; bàn
giao; quyết toán. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong giai đoạn
đưa dự án vào khai thác sử dụng bao gồm: bảo hành; bảo trì; khai thác, sử
dụng; hoàn vốn (nếu có).
1.1.6. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
Ngân sách nhà nước sử dụng trong đầu tư xây dựng bắt buộc thực hiện
theo các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng. Khi sử dụng sai phạm không
đúng qui định của pháp luật cũng bị xử lý nghiêm minh, công bằng các hành
vi vi phạm, bảo đảm hiệu lực quản lý, bảo đảm trật tự, kỷ cương.
Ta biết rằng xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng là hoạt động của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành bằng các biện pháp cưỡng chế đối
vói các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng. Tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và
pháp luật có liên quan bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự. Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các dự án sử dụng ngân
sách nhà nước là nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về
đầu tư xây dựng tránh thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó qua kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán trong đầu tư xây dựng còn nhằm phát hiện những sơ hở, yếu
kém trong công tác đầu tư xây dựng để kịp thời hoàn thiện cơ chế chính sách,
góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu từ ngân sách nhà nước, đưa hoạt
động đầu tư xây dựng đi vào nề nếp, có trật tự, có kỷ cương, tuân thủ các quy
định của pháp luật
16
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án
Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án, căn cứu vào
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội
Luật đấu thầu xây dựng số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về qui định chi tiết một
số điều của luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng như: Lập thẩm định phê duyệt dự án; thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình; Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt
động xây dựng.
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của chính phủ về quản
lý chất lượng xây dựng công trình; Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng;
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng; Quản lý chất lượng thi công xây dựng;
Bảo hành công trình xây dựng; Sự cố thi công và khai thác sử dụng; Quản lý
nhà nước về chất lượng xây dựng công trình.
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng.
Căn cứ quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 15/7/2009 của UBND
về việc phân cấp quản lý trong dự án đầu tư xây dựng.
Căn cứ quyết định số: 1501/2001/QĐ.UB ngày 28/11/2001 của
UBND huyện về việc thành lập Ban quản lý dự án chuyên trách huyện .
Căn cứ quyết định số: 50/2010/QĐ-UBND ngày 18/02/2010 của
UBND huyện Ban hành quy chế hoạt động của ban quản lý dự án chuyên
trách huyện .
17
1.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng đề án
Trong những năm vừa qua, chủ đầu tư xây thực hiện mô hình tổ chức
quản lý dự án đầu tư bằng vốn NSNN dựa vào chức năng, mối quan hệ trách
nhiệm quyền hạn ghi trong quyết định về chức trách nhiệm vụ, chủ đầu tư dựa
vào trên thực tiễn hệ thống tổ chức sẵn có của mình, cùng với quá trình phát
triển trong từng thời kỳ có sự điều chỉnh phù hợp. Trong thực tiễn hiện nay dự
án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện theo mô hình trên.
Hiện nay vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước rất lớn
trong đầu tư xây dựng nông thôn mới nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cho các xã thuộc diện điểm xây dựng nông thôn mới đôi khi chưa thống nhất
giao chủ đầu tư, từ đó dẫn đến việc sử dụng vốn còn chậm.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi,
nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hình thành hoàn chỉnh, nên các
điều kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo chưa thể đáp ứng được. Mặt
khác, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ rất thấp, chủ yếu là nền kinh tế nông
nghiệp, trình độ cư dân thấp… đòi hỏi phải có vai trò chủ động của nhà nước
trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những
tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực…để thúc đẩy phát
triển kinh tế.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 xã được công nhận đạt chuẩn xây
dựng nông thôn mới ( xã Bến Củi và xã Chà Là); xã Phước Ninh đang tiến
hành xây dựng nông thôn mới và hiện nay 7 xã còn lại của huyện về kết cấu
hạ tầng còn hạn chế, chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa
18
phương cho nên việc đầu tư vốn xây dựng các công trình là cần thiết, cấp
bánh để từng bước các xã đạt chuẩn nông thôn mới.
2.2. Thực trạng sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
cơ bản huyện giai đoạn 2011 – 2015
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện
2.2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện
Vị trí địa lý: nằm ở phía Đông Bắc . Tọa độ địa lý của huyện nằm
trong khoảng 1060 08’- 1060 26’ kinh độ Đông và 110 11’- 110 33’ vĩ độ Bắc.
Có diện tích tự nhiên 45.312,65 ha, Bắc giáp huyện Tân Châu, Đông giáp tỉnh
Bình Dương, Nam giáp huyện huyện Gò Dầu, tây giáp Thành phố Tây Ninh.
Tính đến tháng 12 năm 2015 dân số khoảng 124.031 người.
Địa hình: Nhìn chung, huyện có địa hình khá bằng phẳng, trên tầm tích
phù sa cổ (Pleistocen), hình thể của huyện chạy dài theo hướng Bắc Nam,
chiều dài 31 km từ cực Đông sáng cực Tây, chiều rộng 25 km, nằm trên vùng
đất cao của đồng bắng Nam Bộ các dạng địa hình của huyện: Địa hình sườn
đồi phân bố ở các xã Suối Đá, Cầu khởi, Phước Ninh, Phước Minh, Bến Củi,
Lộc Ninh; địa hình đồi lượn sống phân bố ở các xã Phan, Phước Ninh, Suối
Đá. Ngoài ra huyện còn có diện tích đất bán ngập trong hồ Dầu Tiếng Phước Hòa, diện tích này thay đổi theo mùa, phần diện tích ngập theo mùa
khoảng 4.560 ha.
Khí hậu, khí tượng: Có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa
mưa và khô rõ rệt, không có gió bão và không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ
bình quân 25 – 280 C, nhiệt độ tối cao trung bình 320 C vào tháng 3 và tháng 4,
nhiệt độ tối thấp trung bình 230 C vào tháng 1.
19
Lượng mưa trên địa bàn huyện tương đối lớn từ 1.900 – 2.000
mm/năm, phân bố theo mùa nên đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông
nghiệp.
+ Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15 % lượng mưa cả năm. Trong
khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm 64 – 67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
+ Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập
trung, lượng mưa 6 tháng mùa mưa chiếm 90% tổng số lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.
Độ ẩm không khí trung bình tương đối ổn định giao động từ 75,3% đến
81,45%, trung bình hàng năm là 81,45%.
Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm
canh, đặc biệt là cây mía, lúa, ngô, rau đậu thực phẩm...
2.2.1.2. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội
Tổ chức hành chính
Huyện là một đơn vị hành chính cấp huyện của , gồm 01 thị trấn và 10
xã.
20
TT
TÊN ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH
1
Thị trấn
2
Xã Suối Đá
3
Xã Pha
4
Xã Bàu Năng
5
Xã Chà Là
6
Xã Cấu Khởi
7
Xã Truông Mít
8
Xã Lộc Ninh
9
Xã Bến Củi
10 Xã Phước Minh
11
Xã Phước Ninh
Bản đồ hành chính và mối quan
hệ vùng huyện
Dân số và lao động
Dân số: Dân số trung
bình năm 2015 của huyện là 124.031 người, mật độ dân số 189 người/km2,
chỉ bằng khoảng 50% mức trung bình mật độ dân số của (309 người/km2)
nên được xem là vùng đất rộng người thưa; đặc biệt dân số khu vực thành
thị chỉ có 11.250 người, chiếm 9,07 % tổng dân số, dân số nông thôn
112.781 người (chiếm 90,92%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,14%/năm.
Dân cư phân bố kgho6ng đồng đều cần bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất, đẩy
nhanh phát triển kinh tế đối với các xã có mật độ dân cư thấp là nhiệm vụ
quan trong đặt ra cho các ngành các cấp, nhất là việc khai thác sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, đầu tư xây dựng các cụm dân cư, khu dân cư, nhà máy,
xí nghiệp để phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
21
Lao động: Tổng lao động toàn huyện năm 2013 là 71.389 người;
trong đó, lao động nông – lâm - ngư nghiệp 33.344 người chiếm 46.70%,
lao động công nghiệp – xây dựng 23.374 người chiếm 32,74% và lao động
thương mại - dịch vụ 9.970 người chiếm 13,96%, lao động khác 6.58%.
Như vậy, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế có sự chuyển
dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông – Lâm –
Ngư nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây
dựng và dịch vụ - thương mại ( huyện có khu công nghiệp Chà Là, và công
ty Canspost đi vào hoạt động thu hút khoảng 20.000 người).
Nguồn nhân lực ở huyện có chất lượng lao động vẫn còn thấp, tỷ lệ
lao động qua đào tạo chưa cao. Đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng
sản xuất. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các
ngành là 9.030 người (chiếm 7,50% lao động xã hội); trong đó, trình độ đại
học 469 người, cao đẳng 575 người, trung cấp 7.525 người, dưới trung cấp
461 người.
Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải đào tạo, nâng cao mặt
bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, để họ có khả năng
tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất (với chỉ tiêu là 1 5 25% số lao động được đào tạo).
22