Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Quan điểm macxit về con người và việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.77 KB, 42 trang )

ĐỀ TÀI
Quan điểm macxit về con người và việc nâng cao
chất lượng đội ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của việc xây dựng đề án.
Những năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nỗ lực đổi mới, kiện toàn
hệ thống tổ chức, chuẩn hóa nhân sự; đặc biệt là nâng cao đạo đức công vụ,
nghề nghiệp và thực hiện chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính thụ
động sang phục vụ. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển của Ngành và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ về cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ. Hoạt động
nghiệp vụ của Ngành vừa có yếu tố quản lý nhà nước, vừa mang tính sự
nghiệp công lập, thực hiện chế độ chính sách BHXH – BHYT - BHTN cho
hơn 12,14 triệu người tham gia BHXH và hơn 67 triệu người tham gia BHYT;
gắn với công tác quản lý tài chính, thu- chi, quản lý và sử dụng quỹ BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp… Để thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, NLĐ,
đòi hỏi ngành BHXH phải có đội ngũ công chức viên chức đủ về số lượng,
nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức
trách nhiệm và tinh thần phục vụ cao. Điều đó đặt ra công tác xây dựng, phát
triển nguồn nhân lực cũng như công tác cán bộ phải đặc biệt được coi trọng…
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi quyết định lựa chọn đề tài :
“Quan điểm macxit về con người và việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức Bảo hiểm xã hội tỉnh giai đoạn 2017-2020”, với mong muốn góp phần

1


nhỏ vào công tác xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức vững mạnh tại đơn
vị tôi công tác trong thời gian tới.
2- Mục tiêu của đề án :


2.1- Mục tiêu chung.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn
đề cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức để
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đa số các bài viết, các công
trình nghiên cứu đều nói về nguồn nhân lực, cán bộ công chức nói chung hoặc
chủ yếu là đi sâu vào việc nghiên cứu năng lực thực thi công vụ hoặc hiệu quả
quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn tại
các địa phương chứ chưa có bài viết nào nói về việc nâng cao chất lượng đội
ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội tại tỉnh .
Bản thân tôi luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức của ngành Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) mà cả tại địa phương nơi tôi công
tác. Tôi thấy việc làm này là yêu cầu cấp thiết, rồi sao đó có thể áp dụng ở các
đơn vị khác trong tương lai.
2.2- Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Đề án sẽ
tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận chung về con người và chất lượng đội ngũ viên
chức Bảo hiểm xã hội tỉnh .
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức Bảo hiểm
xã hội tỉnh .
- Xác định phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh giai đoạn 2017-2020.
3- Giới hạn của đề án.
3.1- Đối tượng của đề án.
- Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh .

2


3.2- Không gian nghiên cứu
- Bảo hiểm xã hội tỉnh .

3.3- Thời gian nghiên cứu : Quí 1 năm 2016.
B- PHẦN NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
1- Cơ sở lý luận về con người.
1.1- Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người.
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất
của thế giới từ trước tới nay. Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học,
các nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Không những thế trong
nhiều đề tài khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con người là một trung
tâm được các nhà nghiên cứu cổ đại đặc biệt chú ý. Các lĩnh vực tâm lý học,
sinh học, y học, triết học, xã hội học.v.v...Từ rất sớm trong lịch sử đã quan
tâm đến con người và không ngừng nghiên cứu về nó. Mỗi lĩnh vực nghiên
cứu đó đều có ý nghĩa riêng đối vưói sự hiểu biết và làm lợi cho con người.
Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu
thuẫn trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh không biết
khi nào dừng. Những lập trường chính trị trình độ nhận thức và tâm lý của
những người nghiên cứu khác nhau và do đó đã đưa ra những tư tưởng hướng
giải quyết khác nhau.
Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học để tự hỏi: Thực chất
con người là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu
thuẫn troch chính con người. Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con
người là một tiểu vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản
chất con người là bản chất vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời
đất, là chúa tể của muôn loài. Chỉ đứng sau thần linh. Con người được chia
làm hai phần là phần xác và phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thì cho

3


rằng: Phần hồn là do thượng đế sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạt động của

phần xác, linh hồn con người tồn tại mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại
họ cho rằng phần xác quyết định và chi phối phần hồn, không có linh hồn nào
là bất tử cả, và quá trình nhận thức đó không ngừng được phát hiện. Càng
ngày các nhà triết học tìm ra được bản chất của con người và không ngừng
khắc phục lý luận trước đó.
Triết học thế kỷ XV - XVIII phát triển quan điểm triết học về con người
trên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển. Chủ nghĩa
duy vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật
cổ. Học chủ nghĩa duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một mặt coi cái
tôi và cảm giác của cái tôi là trung tâm sáng tạo ra cái không tôi, mặt khả cho
rằng cái tôi không có khả năng vượt quá cảm giác của mình nên về bản chất là
nhỏ bé yếu ớt, phụ thuộc đấng tới cao. Các nhà triết học thuộc một mặt đề cao
vai trò sáng tạo của lý tính người, mặt khác coi con người, mặt khác coi con
người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh.
Các nhà triết học cổ điển Đức, từ Cartơ đến Heghen đã phát triển quan
điểm triêt học về con người theo hướng của chủ nghĩa duy tâm. Đặc biệt
Heghen quan niệm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con người ý
thức và do đó đời sống con người chỉ được xem xét vè mặt tinh thần Song
Heghen cũng là người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của
đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh
thần cá nhân. Đồng thời Heghen cũng đã nghiên cứu bản chất quá trình tư duy
khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó.
Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Heghen, phơ bách đã phê
phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệm triết học Heghen, ông
quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con
người sinh học trực quan, phụ thuộc vào hoàn cảnh, ông đã sử dụng thành tựu

4



của khoa học tự nhiên để chứng minh mối liên hệ không thể chia cắt của tư
duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người, song khi giải
thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì phơ bách lại rơi vào lập
trường của chủ nghĩa duy tâm.
Tóm lại: Các quan niệm triết học nói trên đã đi đến những các thức lý
luận xem xét người một cách trừu tượng. Đó là kết quả của việc tuyệt đối hoá
phần hồn thành con người trừu tượng. Tự ý thức còn chủ nghĩa duy vật trực
quan thì tuyệt đối hoá phần xác thành con người trừu tượng. Sinh học, tuy
nhiên họ vẫn còn nhiều hạn chế, các quan niệm nói trên đều chưa chú ý đầy
đủ đến bản chất con người.
Sau này chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế đó,
đồng thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong các học thuyết
triết học trước đây để đi tới quan niệm về con người thiện thực, con người
thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội với tư cách là con người hiện thực. Con
người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa là chủ thể cải tạo
tự nhiên.
1.2- Quan điểm chủ nghĩa Mác về con người.
1.2.1- Bản chất của con người.
Chủ nghĩa xã hội do con người và vì con người. Do vậy, hình thành mới
quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã
hội nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu
được của thế giới quan Mác - Lênin. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người
là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất
giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người là sản phẩm của sự tiến
hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy nhiều quy luật sinh vật
học cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại với tư cách là một con
người trước hết con người cũng phải ăn, phải uống... Điều đó giải thích vì sao

5



Mác cho rằng co người trước hết phải ăn, mặc ở rồi mới làm chính trị. Nhưng
chỉ dừng lại ở một số thuộc tỉnh sinh học của con người thì không thể giải
thích được bản chất của con người. Không chỉ có “con người là tổng hoà các
quan hệ xã hội” mà thực ra quan điểm của Mác là một quan điểm toàn diện.
Mác và Anghen nhiều lần khẳng định lại quan điểm của những nhà triết học
đi trước rằng.
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật xã hội,
nhưng khác với họ, Mác, Anghen; xem xét mặt tự nhiên của con người, như
ăn, ngủ, đi lại, yêu thích... Không còn hoàn mang tính tự nhiên như ở con vật
mà đã được xã hội hoá. Mác viết: “Bản chất của con người không phải là một
cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản
chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” con người là
sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con
người với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần
giống với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó Mác đã chỉ ra sự khác biệt
ở nhiều chỗ như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con
người biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của
vạn vật, con người sản xuất ra công cụ sản xuất...
Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất
được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người. Luận điểm
của Mác coi “Bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” Mác
hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học
của con người, ông chỉ đối lập luận điểm coi con người đơn thuần như một
phần của giới tự nhiên còn bỏ qua, không nói gì đến mặt xã hội của con
người. Khi xác định bản chất của con người trước hết Mác nêu bật cái chung,
cái không thể thiếu và có tính chất quyết định làm cho con người trở thành
một con người. Sau, thì khi nói đến “Sự định hướng hợp lý về mặt sinh học”

6



Lênin cũng chỉ bác bỏ các yếu tố xã hội thường xuyên tác động và ảnh hưởng
to lớn đối với bản chất và sự phát triển của con người.
Chính Lênin cũng đã không tán thành quan điểm cho rằng mọ người đều
ngang nhau về mặt sinh học. Ông viết “thực hiện một sự bình đẳng về sức lực
và tài năng con người thì đó là một điều ngu xuẩn... Nói tới bình đẳng thì đó
luôn luôn là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị chỉ không phải là sự
bình đẳng về thể lực và trí lực của cá nhân”. Để khẳng định cho tiến trình phát
triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái
kinh tế - xã hội, Mác đã nói tới việc lấy sự phát triển toàn diện của con người
làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội, Mác cho rằng xu hướng chung
của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội bao gồm con người và những công cụ lao động do con người
tạo ra, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, tự nó đã nói lên trình độ
phát triển của xã hội qua việc con người đã chiếm lĩnh xã hội và sử dụng ngày
càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động
sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong
sản xuất. Sản xuất ngày càng phát triển tính chất xã hội hoá ngày càng tăng.
Việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển
mới của nền sản xuất do nó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn
mới.
Những con người có năng lực phát triển toàn diện và đến lượt nó, nền
sản xuất sẽ tạo nên những con người mới, sẽ làm nên những thành viên trong
xã hội có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình
theo Mác "phát triển sản xuất vì sự phồn vinh của xã hội, vì cuộc sống tốt đẹp
hơn cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội và phát triển con người toàn
diện là một quá trình thống nhất để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội" để sản
xuất ra những con người phát triển toàn diện hơn nữa, Mác coi sự kết hợp


7


chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là một trong những
biện pháp mạnh mẽ để cải biến xã hội.
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất là yếu tố
hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội
mà hơn nữa, con người còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình
lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chật con người sáng tạo ra lịch sử
của mình, lịch sử của xã hội loài ngoài. Từ đó quan niệm đó của Mác khẳng
định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội có ý nghĩa là sự phát triển
phong phú bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân.
Bởi vậy theo Mác, ý nghĩa lịch sử mục đích cao cả của sự phát triển xã
hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con
người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người để con
người được sống với cuộc sống đích thực. Và bước quan trọng nhất trên con
đường đó là giải phóng con người về mặt xã hội. Điều đó cho thấy trong quan
niệm của Mác thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì
con người, vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho con người, phát triển con
người toàn diện và giải phóng con người, nói theo Anghen là đưa con người
từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do, con người cuối cùng
cũng là người tồn tại của xã hội của chính mình, đồng thời cũng trở thành
người chủ của tự nhiên, người chủ bản thân mình. Đó là quá trình mà nhân
loại đã tự tạo ra cho mình những điều kiện, những khả năng cho chính mình
nhằm đem lại sự phát triển toàn diện, tự do và hài hoà cho mỗi con người
trong cộng đồng nhân loại tạo cho con người năng lực làm chủ tiến trình lịch
sử của chính mình.
Quan niệm của Mác về định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của
con người làm thước đo chung càng được khẳng định trong bối cảnh lịch sử
của xã hội loài người. Ngày nay loài người đang sống trong bối cảnh quốc tế


8


đầy những biến động, cộng đồng thế giới đang thể hiện hết sức rõ ràng tính đa
dạng trong các hình thức phát triển của nó xã hội loài người kể từ thời tiền sử
cho đến nay bao giờ cũng là một hệ thống thống nhất tuy nhiên cũng là một
hệ thống hết sức phức tạp và chính vì sự phức tạp đó đã tạo nên tính không
đồng đều trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước, các khu vực khác
nhau. Đến lượt mình, tính không đồng đều của sự phát triển này lại hình thành
nên một bức tranh nhiều màu sắc về định hướng nào, thì mọi định hướng phát
triển vẫn phải hướng tới giá trị nhân văn của nó - tới sự phát triển con người.
Xã hội bao giờ cũng tồn tại nhiều giai cấp đó điều quan trọng là giai cấp đó có
phục tùng được lòng dân hay không.
Trải qua thời kỳ phát triển của xã hội loại người chỉ có giai cấp vô sản là
giai cấp đáp ứng đầy đủ mọi quy luật của cuộc sống và đó chính là lý do tại
sao mác lại lấy giai cấp vô sản để nghiên cứu trong đó Mác tập trung nghiên
cứu con người vô sản là chủ yếu. Theo Mác, người vô sản là người sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội hiện đại, nhưng lao động của họ lại bị tha hoá, lao
động từ chỗ gắn bó với họ nay trở nên xa lạ nghiêm trọng hơn nữa chính nó
đã thống trị họ, tình trạng bất hợp lý này cần phải được giải quyết. Với Mác,
người vô sản là người tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới, có sứ mệnh và
hoàn toàn có khả năng giải phóng mình, giải phóng xã hội để xây dựng xã hội
mới tốt đẹp hơn.
Theo Mác "đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người không còn thất
nghiệp, không còn bị ràng buộc vào một nghề nghiệp nhất định họ có thể làm
bất kỳ một nghề nào nếu có khả năng và thích thú, họ có quyền làm theo năng
lực, hướng theo nhu cầu tuy nhiên những ý muốn đó không xảy ra bởi vì cách
mạng cộng sản chủ nghĩa không diễn ra theo ý của họ. Nó không diễn ra đồng
loạt tren tất cả các nước tư bản, ít ra là ở các nước tư bản tiên tiến, trái lại nó

lại diễn ra ở những nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là nước Nga (Liên Xô cũ)

9


… Một nước công nghiệp chưa phát triển, nông dân chiếm số đông trong dân
số. Vì vậy quan niệm của ông về con người khó có điều kiện được chứng
minh.
1.2.2- Con người là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, là
một thực thể sinh vật - xã hội.
Sự “sinh động” ở đây có nghĩa là con người có thể chinh phục tự nhiên,
cỉa tạo tự nhiên. Tuy rằng con người đã bỏ xa giới động vật trong quá trình
tiến hoá nhưng như thế không có nghĩa là con người đã lột bỏ tất cả những cái
tự nhiên để không còn một sự liên hệ nào với tổ tiên của mình. Con người là
sản phẩm tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh,
đã là con người thì phải trải qua giai đoạn sinh trưởng, tử vong, mỗi con
người đều có nhu cầu ăn, mặc ở, sinh hoạt... Song con người khong phải là
động vật thuần tuý như các động vật khác mà xét trên khía cạnh xã hội thì con
người là động vật có tính xã hội, con người là sản phẩm của xã hội, mang bản
tính xã hội. Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất
hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những quy định về
mặt xã hội toạ nên con người. Con người chỉ có thể tồn tịa được khi tiến hành
lao động sản xuất của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu mình và chính lao
động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động
là nguồn gốc duy nhất của vật chất, vật chất quyết định tinh thần theo logic thì
lao động là nguồn gốc của văn hoá vật chất và tinh thần.
Mặt khác trong lao động con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản
xuất, đó là những quan hệ nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội
khác trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần.
Chính vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội cho nên con

người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật
biến đổi của chúng. Các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp giữa cơ

10


thể và môi trường, quy luật về quá trình trao đổi chất... tác động tạo nên
phương diện sinh học của con người. Các quy luật tâm lý, ý thức hình thành
và hoạt động trên nền tảng sinh học của con người hình thành tư tưởng tình
cảm khát vọng niềm tin, ý chí. Các quy luật xã hội quy định mối quan hệ giữa
người với người, điều chỉnh hành vi của con người. Hệ thống các quy luật
trên cũng tác động lên con người, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh giữa sinh
học cái xã hội trong con người.
Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn con
người sản xuất và của cải vật chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên,
con người là chủ thể cải tạo tự nhiên. Như vậy con người vừa do tự nhiên sinh
ra, bị phụ thuộc vào tự nhiên vừa tác động vào tự nhiên. Tình cảm thống trị tự
nhiên chỉ có con người mới khắc phục được tự nhiên bằng cách tạo ra những
vật chất, hiện tượng không như tự nhiên bằng cách toạ ra những vật chất, hiện
tượng không như tự nhiên vốn có bằng cách đó con người đã biến đổi bộ mặt
của tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ con người. Tuy nó là sản phẩm của tự
nhiên. Một điều chắc chắn rằng có con người chỉ có thể thống trị tự nhiên nếu
biết tuân theo và nắm bắt các quy luật của chính bản thân đó. Quá trình cải
biến tự nhiên, con người cũng tạo ra lịch sử cho mình. Con người không
những là sản phẩm của xã hội mà con người còn là chủ thể cải tạo chúng.
Bằng mọi hoạt động lao động sản xuất con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn
hoá vật chất, tinh thần. Bằng hoạt động cách mạng. Con người đánh dấu thêm
các trang sử mới cho chính mình mặc dù tự nhiên và xã hội đều vận động theo
những quy luật khách quan song quá trình vận động của con người luôn xuất
phát từ nhu cầu, động cơ và hứng thú, theo đuổi những mục đích nhất định và

do đó đã tìm cách hạn chế hoặc mở rộng phạm vi tác dụng cuả quy luật cho
phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình. Nếu không có con người với tư

11


cách là chủ thể sinh động nhất của xã hội thì không thể có xã hội, không thể
có sự vận động của xã hội mà vượt lên tất cả chính là của cải vật chất.
1.2.3- Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng
hòa những mối quan hệ xã hội.
Xuất phát từ con người hiện thực, Mác đã nhận thấy con người đóng vai
trò quyết định trong việc phân chia ranh giới giữa con người và động vật. Vì
lao động là hoạt động xã hội nên mọi sự khác biệt giữa con người và động vật
đều là kết quả của cuộc sống con người trong xã hội. Cá nhân là thực thể xã
hội và bản chất con người có tính lịch sử cụ thể. Điều đó quy định sự khác
nhau của con người trong các thời đại khác nhau, sự khác nhau này tùy thuộc
vào sự phát triển của xã hội, sự thay đổi các quan hệ xã hội và giao tiếp. Vì
vậy, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, không chỉ tổng
hòa các mối quan hệ trong hiện tại mà cả trong quá khứ.
Tóm lại, bản chất chung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng hòa các
mối quan hệ giữa người và người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và cả
trong quá khứ. Bản thân của con người không phải là cố định, bất biến mà có
tính lịch sử cụ thể. Chúng t không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối
quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
1.3- Cơ sở chính trị của đề án.
1.3.1- Quan điểm của Đảng ta về phát triển con người và phát triển
nguồn nhân lực.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay, luôn chăm lo phát triển
nguồn nhân lực, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng ta xác

định rất rõ rằng: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Bởi vì, mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước suy cho cùng
là phải hướng tới phục vụ con người, vì con người và giải phóng con người.

12


Chính vì lẽ đó, trước khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH thông qua tại Đại hội lần thứ VII (tháng 6-1991) Đảng ta khẳng định:
“phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã
hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu
trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng
xã hội”.
Vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng: “Nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Đảng cũng đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực trong đó
có liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển
giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến
năm 2000 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực. Nghị
quyết nêu: “Lấy việc phát huy nhân tố con người là yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững”.
Đại hội X cũng chỉ ra: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con
người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đại hội XI (2011) kế thừa và phát triển quan điểm phát triển nguồn
nhân lực từ các đại hội trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để

13


đạt được mục tiêu đó Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong
đó “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao” được khẳng định là khâu đột phá thứ hai. Đây được xem là khâu đột
phá phù hợp với hoàn cảnh nguồn nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập
kinh tế quốc tế, với sự cạnh tranh diễn ra vô cùng quyết liệt và cuộc cách
mạng khoa học, công nghệ. Đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đòi
hỏi chúng ta buộc phải nâng cao chất lượng nhân tố con người. Đại hội XI
của Đảng đồng thời cũng xác định rõ phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát
triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Và
để thực hiện chiến lược này, Đại hội XI cũng nêu rõ những giải pháp trực
tiếp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó là: “xây dựng và hoàn
thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam”; “đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt ”;
“Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm
vóc con người Việt Nam”.
Tầm quan trọng của nhân tố con người ngày càng được thể hiện rõ, đặc biệt
trong nền kinh tế tri thức như hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, với quan điểm chỉ đạo rằng : “Giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư

cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Một lần nữa, gần đây nhất Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội
nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước lại tiếp tục được Đảng

14


quan tâm nhấn mạnh với mục tiêu lớn lao “Xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Như vậy, với những chiến lược về phát huy nhân tố con người của Đảng
ta trong suốt chặng đường phát triển đất nước rõ ràng đã phát huy hiệu quả và
đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trình độ dân trí ngày càng cao,
kinh tế cũng ngày càng khởi sắc và trên đà phát triển ổn định, đời sống của
người dân được cải biến rõ nét, con người được tạo điều kiện phát triển toàn
diện, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều này một
lần nữa khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và chủ trương chính sách
của Nhà nước hợp lý, đồng thời thể hiện sự quan tâm, chăm lo phát triển nhân
tố con người của Đảng và Nhà nước ta.
1.3.2- Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án.
Đề án được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý sau đây :
- Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI;
- Quy định 55-QĐ/TW ngày 10/01/2012 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức của cán bộ, đảng viên. ;

- Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các cấp”.
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước.

15


- Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công
chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
- Căn cứ Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
- Quyết định sổ 133/QĐ-BHXH ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Tống
Giám đốc Bảo hiếm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
giai đoạn 2011 - 2015;
- Căn cứ Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
- Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ
về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày

25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
18/2010/NĐ-CP;
- Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
1.4- Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng đề án.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có vị trí rường cột trong tổ chức,
hoạt động của các cơ quan hành chính, có vai trò quyết định đến sự phát triển

16


của đất nước, là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi
luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch
định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các đường lối,
chính sách.
Việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải
cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện
nhiều hoạt động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cơ cấu, chất lượng của đội
ngũ công chức, viên chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
Một trong các nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế trên là do công tác
quản lý công chức, viên chức còn nhiều bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được
yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
Do đó, tiếp tục đổi mới công tác quản lý đội ngũ công chức, viên chức
trong nền công vụ là một yêu cầu có tính tất yếu khách quan, vừa mang tính
cấp thiết và vừa mang tính kế thừa, thường xuyên, liên tục và lâu dài trong
các giai đoạn phát triển của đất nước.
Công tác quản lý đội ngũ công chức, viên chức bao gồm nhiều nội dung,

công việc với các khâu: tuyển dụng, sử dụng, bố trí, giám sát, đánh giá, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách chế độ
đối với cán bộ, công chức, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và
trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, thu hút nhân tài vào nền công vụ. Đặc biệt là đội
ngũ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh .
2- Nội dung thực hiện đề án.
2.1- Bối cảnh thực hiện đề án.
2.1.1- Nhiệm vụ chung Bảo hiểm xã hội đặt ra cho việc xây dựng đề

17


án.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm
tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ viên chức
ngành Bảo hiểm xã hội nói riêng. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm
vụ trọng tâm là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực
hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng
nông thôn mới, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà
nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu: "Xây
dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống
lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật
cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân,
dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ công chức, viên chức phải
đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý". Chương

trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020 cũng xác định,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong bảy chương trình
hành động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội
ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng
lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành
chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.

18


2.1.2- Thực tiễn nhận thức và khả năng hoạt động chính trị của đội
ngũ cán bộ, viên chức Bảo hiểm xã hội đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng
đề án.
Hiện nay trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tỉnh nói chung
và và đội ngũ cán bộ, viên chức Bảo hiểm xã hội hầu hết đều là những
người có trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, song
bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận cán bộ, công viên chức có trình độ
chuyên môn còn hạn chế, khả năng ứng phó với diễn biến xã hội chậm,
hiệu quả công tác chưa cao, sự hiểu biết chính trị và khả năng hoạt động
chính trị chưa tốt,…Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi phải nâng cao chất
lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tiến bộ,
văn minh, hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ
cương, dân chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa
quyền xây dựng môi trường văn hóa chính trị tốt đẹp tạo được niềm tin của
của cán bộ, công chức đối với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động Bảo hiểm xã hội tỉnh .
2.1.3- Vấn đề ý thức tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ của đội

ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Một trong những vấn đề còn tồn tại tại Bảo hiểm xã hội tỉnh hiện nay là
một bộ phận cán bộ, viên chức về tính tự giác cũng chưa cao, vẫn còn đó
những tư tưởng an phận thủ thường, an phận với những gì đang có, miễn sao
giữ được công việc, không có ý chí vươn lên. Điều là một trong những
nguyên nhân làm cho quá trình phát triển của Ngành gặp nhiều khó khăn,
thừa người nhưng công việc được giải quyết ở đơn vị chưa đạt được hiệu quả
cao.
2.1.4- Vấn đề lập trường chính trị của một số cán bộ, công chức
ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng đề án.

19


Hiện nay tại Bảo hiểm xã hội tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều bộ phận cán
bộ, công chức, viên chức chưa có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng,
vẫn còn đó những trường hợp có tư tưởng giao động, thiếu niềm tin vào sự
nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay. Đứng trước những khó khăn thách thức
của thực tiễn xây dựng đất nước và sự cám dỗ của các yếu tố bên ngoài một
số bộ phận cán bộ, viên chức còn có biểu hiện lung lay, thiếu quyết tâm và
bản lĩnh trong việc giải quyết các vấn đề tư tưởng. Thực trạng đó cần phải có
những chính sách cụ thể để củng cố niềm tin, lý tưởng của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức vào sự nghiệp phát triển ngành Bảo hiểm xã hội và sự
nghiệp chung của đất nước.
2.2- Thực trạng.
2.2.1- Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội.
là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. nằm ở vị trí cầu nối
giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia
và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tỉnh có thành phố nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km theo

đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc.
nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa
mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng
bằng, tọa độ của tỉnh từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ
105048’43" đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương
và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 3 tỉnh Vương quốc Campuchia Svay
Riêng, pray veng và Tbong Khmum (Kampong Cham trước năm 2013) với 02
Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc,
Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.

20


Tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn
diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Địa hình vừa mang đặc điểm của
một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Khí hậu
tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường
kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ tương đối ổn định, với nhiệt độ trung bình
năm là 26 – 270C và ít thay đổi, Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 –
2200 mm. Mặt khác, nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy
Trường Sơn, chính vì vậy ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận
lợi khác. Với lợi thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông
nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược
liệu và chăn nuôi gia súc.
có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển
cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài
ngày, cây ăn quả các loại. Đất đai có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15
loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm trên 84%, đồng thời là tài

nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất
phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm
0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm
hơn 10% diện tích tự nhiên.
có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông
nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản
xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm ở phân bố rộng khắp trên địa bàn, bảo
đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân.
Tỉnh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan
trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan…Đồng thời tỉnh có vị trí quan

21


trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của ngày càng phát triển
vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông
sản tại các vùng chuyên canh như các nhà máy đường, các nhà máy chế biến
bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công
nghiệp trong tỉnh.
Trong năm 2015, phát triển ở mức tương đối, lĩnh vực nông nghiệp vẫn
tiếp tục là thế mạnh, một số lĩnh vực đạt kết quả khả quan như thu ngân sách
đạt dự toán, đảm bảo tiến độ thực hiện và đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự
toán được giao, chỉ số giá tiêu dùng được kéo giảm, đầu tư phát triển trên địa
bàn do được tập trung chỉ đạo nên thực hiện có hiệu quả, các dự án được cấp
giấy chứng nhận đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai. Thu ngân sách nhà nước
đạt trên 1.133 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng ước
trên 21.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, Tổng kim ngạch xuất khẩu ước
thực hiện 287 triệu USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng

bình quân GDP của hàng năm đạt 14%, GDP bình quân đầu người đạt năm
2015 đạt 1.390 USD.
2.2.2- Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội .
2.2.2.1- Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ viên
chức Bảo hiểm xã hội và những thành tựu đạt được.
Trong quá trình phát triển của mình ngành Bảo hiểm xã hội đã đạt được
một số thành tựu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức. Có thể khái
quát một số thành tựu nổi bật trong giai đoạn 2015 và quý đầu của năm 2016
như sau:
* Về xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức:
Căn cứ Quyết định sổ 133/QĐ-BHXH ngày 07 tháng 02 năm 2013 của

22


Tống Giám đốc Bảo hiếm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy chế đào tạo,
bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tiễn trong từng năm, Ngành đều
ban hành Kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,
viên chức tập trung vào các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, nâng
cao trình độ lý luận chính trị.
Quí 1 Năm 2016, căn cứ Quyết định sổ 133/QĐ-BHXH ngày 07 tháng
02 năm 2013 của Tống Giám đốc Bảo hiếm xã hội Việt Nam về việc ban hành
quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã
hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội không chủ trì tổ chức các lớp đào tạo, bồi
dưỡng đối với công chức viên chức; nhưng căn cứ nhu cầu đào tạo của các
phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc được rà soát hàng năm để đề ra các chỉ
tiêu và chủ động xét chọn, cử công chức, viên chức Ngành tham dự các lớp
đào tạo, bồi dưỡng do Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan, đơn
vị liên quan tổ chức.

* Kết quả đào tạo, bồi dưỡng năm 2015 và quí 1 năm 2016:
- Về đào tạo lý luận chính trị: hiện Bảo hiểm xã hội có 84 cán bộ, công
chức, viên chức đã học lớp trung cấp lý luận chính trị. Đồng thời, trong quí
1/2016, Bảo hiểm xã hội phối hợp Trường Chính trị Thành phố tổ chức lớp
trung cấp lý luận chính trị- hành chính, đến nay có 3 viên chức vẫn tiếp tục
tham dự (kinh phí do học viên và đơn vị cử học viên chi trả). Về cao cấp lý
luận chính trị, Bảo hiểm xã hội có 32 công chức viên chức đã học lớp cao cấp
lý luận chính trị, hiện có 03 học viên tham dự các lớp hệ tập trung và 05 học
viên tham dự các lớp hệ không tập trung. Trong năm 2016, đơn vị cũng đã
giới thiệu 01 công chức, viên chức tham dự chương trình cử nhân chính trị,
đang chờ thông báo nhập học.
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: trong năm 2016 đã phối

23


hợp với Trường chính trị tỉnh mở lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch
chuyên viên với 68 viên chức nhập học, 4 công chức viên chức tham dự lớp
bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính.
- Về các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trong năm
qua Bảo hiểm xã hội đã cử trên 50 lượt viên chức tham dự các lớp bồi dưỡng
tại Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội tại Hà Tĩnh học lớp
bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ quản lý nhà nước, các nghiệp
vụ thu, chi BHXH – BHYT, công tác cải cách hành chính, công tác văn thư,
lưu trữ, v.v….
- Về tự học nâng cao trình độ, tính đến năm 2016 có 04 viên chức hoàn
thành chương trình thạc sĩ với kinh phí tự túc và 07 viên chức đang tự học
nâng cao trình độ thạc sĩ.
Bảng tổng hợp số lượng công chức, viên chức BHXH
STT

01
02
03
04

Chức vụ
Ban Giám đốc BHXH tỉnh
Phòng BHXH tỉnh
BHXH huyện
TỔNG

Tổng số
4
96
135
235

Nam
4
62
90

Nữ
34
45

Về độ tuổi:
STT
01
02

03
04

Độ tuổi
Dưới 30 tuổi
Từ 31 tuổi đến 45 tuổi
Từ 46 tuổi đến 60 tuổi
Trên 60 tuổi

Tỉ lệ
24,36%
69,84%
5,80%
0

Bảng tổng hợp về ngạch công chức, viên chức BHXH .
Số

Chuyên viên

Chuyên viên

Chuyên viên

Cán sự &

công chức,

cao cấp &


chính &

& tương

tương đương

24


viên chức
235

tương đương tương đương
0
26

đương
192

17

Bảng tổng hợp về trình độ chuyên môn.
Trình độ chuyên môn
Trên đại
STT

Chức vụ
Ban Giám đốc

Trung cấp


Cao đẳng

Đại học

học

01

BHXH tỉnh
Phòng BHXH

0

0

4

0

84
126

4
0

02
03

tỉnh

8
0
BHXH huyện
9
0
Bảng tổng hợp trình độ lý luận chính trị.

Trình độ chuyên môn
Trung cấp Cao cấp

STT

Chức vụ
Ban Giám đốc

Sơ cấp

Cử nhân

01

BHXH tỉnh
Phòng BHXH

0

0

4


0

02
03

tỉnh
BHXH huyện

74
120

48
36

17
11

0

Bảng tổng hợp trình độ ngoại ngữ.
Trình độ ngoại ngữ
Chưa
đào

Trung

Cao

Đại


STT

Chức vụ
Ban Giám đốc

tạo

A

B

C

cấp

đẳng

học

01
02
03

BHXH tỉnh
Phòng BHXH tỉnh
BHXH huyện

0
7
13


1
53
96

3
35
26

0
0
0

0
0
0

0
0
0

0
1
0

25


×