Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phần 11B: Bắt đầu việc kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.69 KB, 9 trang )

Phần 11B: Bắt đầu việc kinh doanh

Tiếp thị
Cần làm gì để tăng doanh số
Mọi doanh nghiệp đều có một chiến lược tiếp thị cụ thể có hiệu quả nhất
và được những đối thủ thành công nhất chứng thực. Bạn có thể học hỏi được nhiều
từ kinh nghiệm của họ qua việc sao chép các chương trình tiếp thị thành công bao
gồm cả phương pháp bán hàng, cách tính giá và thực hiện quảng cáo. Lên danh
sách những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực mà bạn quan tâm rồi nghiên
cứu về chúng (và thậm chí có thể là xin vào làm việc trong các doanh nghiệp này).
Đến thăm những doanh nghiệp này và chuẩn bị để hỏi họ những câu hỏi mà theo
bạn là quan trọng.
Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nhu cầu của khách hàng và cách để thu
được những phản hồi từ họ. Ví dụ, nếu bạn mở một nhà hàng, một khách hàng
quen thuộc không hài lòng có lẽ sẽ không than phiền bởi vì điều đó chẳng có gì dễ
chịu cả. Thay vào đó anh ta/cô ta sẽ không quay trở lại. (Vì vậy, bạn phải chú ý
đến những đĩa thức ăn mang vào bếp sau khi khách dùng.)
Có phải khách hàng của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm và/hay dịch vụ
thuận tiện với giá hợp lý và có chất lượng? Thật khó để có thể đưa ra các quyết
định hợp lý về khuyến mãi và tiếp thị nếu như không biết được nhu cầu và mong
muốn của khách hàng. Nếu thị trường của bạn là một khu vực địa lý cụ thể nào đó
thì bạn có thể kiếm các bản báo cáo nhân chủng học với giá thành thấp được rút ra
từ cuộc điều tra dân số với các thông tin về dân số theo chủng tộc, thu nhập và
quyền sở hữu nhà. Để tìm những nguồn cung cấp thông tin dạng này, hãy tìm cụm
từ “thông số nhân chủng học” trên Internet.

Hãy dành thời gian để tuyển và đào tạo nhân viên của bạn một cách kỹ
lưỡng về các kỹ năng tiếp thị.
Tìm kiếm những nhân viên giỏi. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đồng ý
rằng: cái khó nhất của người sử dụng lao động là tìm được và giữ những nhân viên
giỏi. Hãy bắt đầu tìm kiếm những nhân viên giỏi ngay khi bạn quyết định trở


thành một doanh nhân.

Xác định những gì bạn cần ở một nhân viên.


Lên danh mục những yêu cầu.


Các mối quan hệ: hãy nói ra nếu bạn đang cần được giúp đỡ.


Phát triển và duy trì những nguồn lực để xây dựng đội ngũ
nhân viên.


Hãy xem xét cả những thành viên trong gia đinh, những
người về hưu và sinh viên.
Khách hàng của bạn cần được đảm bảo rằng họ đang làm việc với những
người có đủ kiến thức và sẵn sàng giúp đỡ. Năm đặc điểm mà khách hàng thích
nhất khi làm việc với một nhân viên bán hàng hoặc một người phục vụ là:
1. Có kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ

2. Ăn mặc chỉnh tề

3. Lịch sự

4. Trung thực

5. Chân thành


Để đạt được những phẩm chất này, cần tìm kiếm những nhân viên tiếp
thị với các đặc điểm sau :


Yêu thích những gì họ làm


Khả năng học hỏi nhanh với tính tìm tòi để mở mang kiến
thức


Tạo ra một hình ảnh thân thiện và tích cực


Thích làm việc với con người cũng như có mối quan hệ tốt
với mọi người


Sẵn sàng giúp đỡ khách hàng cũng như các đồng nghiệp


Có tham vọng và có suy nghĩ rằng một ngày nào đó họ sẽ có
được vị trí như bạn
Dưới đây là danh sách những việc cần làm để tuyển dụng và đào tạo
đội ngũ nhân viên tiếp thị của bạn:

Biết bạn cần tuyển ai.


Có chính sách tuyển dụng với cơ cấu lương, chế độ thưởng và

đặc quyền.

Xây dựng bản mô tả công việc cho mọi người (cả bản thân
bạn) bao gồm các kỹ năng cụ thể mà mỗi người cần có.


Duy trì lịch họp với nhân viên để thảo luận về thông tin sản
phẩm, kỹ thuật bán hàng và dịch vụ khách hàng.


Xây dựng các chính sách và quy trình xử lý khiếu nại và mối
quan tâm của khách hàng. Nên nhớ rằng có thể bạn sẽ có được phản hồi tốt
nhất về tiếp thị từ một khách hàng không hài lòng.


Xây dựng các quy định rõ ràng để giải quyết các vấn đề với
khách hàng quan điện thoại, fax hoặc thư điện tử.


×